<![CDATA[Việt Tide - ĐỜI SỐNG - LIFE & SOCIETY]]>Thu, 26 Dec 2024 01:48:50 -0800Weebly<![CDATA[Hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của cựu Đại Sứ Bùi Diễm lần đầu tiên phát hành liên mạng]]>Mon, 25 Oct 2021 15:54:29 GMThttp://baoviettide.com/doisong/hoi-ky-gong-kim-lich-su-cua-cuu-dai-su-bui-diem-lan-dau-tien-phat-hanh-lien-mang
Một ngày sau khi cựu Đại Sứ VNCH Bùi Diễm qua đời tại nhà riêng ở Rockville, Maryland, hôm 24/10/2021, thọ 99 tuổi, cuốn hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử do ông ủy thác cho nhà xuất bản Việt Tide tái bản năm 2019, đã được đưa lên mạng điện toán, tạo điều kiện thuận tiện cho độc giả khắp thế giới thưởng thức và tham khảo.

Năm 2000, hi ký chính tr Gng Kìm Lch S ca tác gi Bùi Dim ln đu tiên ra mt đc gi ti Hoa K i dng sách bìa cng do cơ s Phm Quang Khai xut bn. Gng Kìm Lch S do chính tác gi viết li bng tiếng Vit theo sau n bn tiếng Anh In the Jaws of History năm 1987, ch không phi mt tác phm dch li t tiếng Anh.

Tuy nhiên, sau khi In the Jaws of History ra đi, đã có mt s phiên bn dch thut t tiếng Anh sang tiếng Vit lưu truyn trên liên mng đin toán. Nhng phiên bn này đu không có s đng ý ca tác gi. Do đó, trong ln tiếp xúc vi ch nhim Vit Tide, tiến sĩ Ông Thy Như Ngc, ti Nam California vào ngày 20 tháng 6 năm 2017, ông Bùi Dim đã cho phép nhà xut bn Vit Tide tái bn sách Gng Kìm Lch S đ bn gc đưc lưu truyn. Thêm vào đó, trong cuc đin đàm vào ngày 23 tháng 9 và lá thư đ ngày 1 tháng 10 năm 2019, tác gi Bùi Dim cho Vit Tide đưc phép đăng ti toàn b hi ký Gng Kìm Lch S lên trang mng baoviettide.com ca tòa son đ rng đưng dư lun.

Sinh ti Ph Lý tnh Hà Nam năm 1923, tác gi Bùi Dim là th nam ca hc gi Bùi K. Như đa s thanh niên thi đó, ông sm tham gia phong trào đc lp và ông va tt nghip Toán hc và Cơ Đng hc ti Đi Hc Hà Ni năm 1945 thì đt nưc có biến. Là cháu hc gi Trn Trng Kim, ông đưc quan sát chính ph Trn Trng Kim t khi hình thành và sau đó tham gia đàm phán vic Pháp trao tr đc lp cho Vit Nam. Cũng t đó, ông đã chng kiến 30 năm ni trôi lch s t nhiu v trí đc bit: theo dõi Hi Ngh Genève 1954, B Trưng Ph Th ng 1965, Đi S Vit Nam Cng Hòa ti Hoa K 1967-1972, Quan Sát Viên Đc Bit ti Hòa Đàm Paris 1968, Đi S Lưu Đng 1973-1975. T 1975, ông đnh cư gn th đô Washington DC ca Hoa K.

Do kinh nghim trc tiếp như vy, ông Bùi Dim là tiếng nói đưc các trung tâm nghiên cu Hoa K lng nghe v quan đim ca ngưi Vit: c vn cho t hp Rand Corporation, hc gi ti các trung tâm nghiên cu như Woodrow Wilson Center for International Scholars, American Enterprise Institute, hay Indochinese Institute ca Đi Hc George Mason, và Giám Đc Vin Nghiên Cu Pacific Basin Research Institute. Nhm trình bày vi dư lun M quan đim ngưi Vit ta v cuc chiến Vit Nam, năm 1987, ông viết cun In the Jaws of History, đưc công nhn là chng liu đáng k. Vi b cc tương t, Gng Kìm Lch S ca ông là hi ký chính tr ca mt ngưi Vit cùng chia s vi ngưi Vit kinh nghim bi thương ca dân tc v quá kh cn đi và nim tin vào vin tưng sáng sa hơn ca đt nưc trong tương lai không xa.

Trước sự ra đi của tác giả Bùi Diễm, nhà xut bn Vit Tide xin chân thành chia buồn cùng gia quyến.

Xin trân trng gii thiu cùng quý đc gi trên toàn thế gii n bn đin t Gng Kìm Lch S
:

GỌNG KÌM LỊCH SỬ - hồi ký chính trị của Bùi Diễm

Quý vị muốn có ấn phm tái bn, xin vui lòng vào cửa hàng Ấn Phẩm của Việt Tide:
baoviettide.com/store.html

]]>
<![CDATA[White supremacy is not your friend]]>Mon, 29 Mar 2021 20:12:32 GMThttp://baoviettide.com/doisong/white-supremacy-is-not-your-friend... white supremacy stands tall and seemingly confident; and just like the friend, Asian Americans and other non-Black people of color are offered close proximity or “friendship,” with white supremacy. All they have to do is keep their heads down, keep silent and stay small. But this doesn’t keep them from constantly being reminded of their place in the “friendship.”
~ Ness White ~
 
Sometime during early 2012, I was doing a review of a local restaurant in Orange County, California’s Little Saigon. I was chatting with the owner’s son and his friend, while waiting for the owner to arrive. To provide some context for what I’m about to write, I’ll mention that the owner’s son was white-American and his friend was Asian-American. I am African-American.
 
I don’t remember the conversation we were initially having but I do remember the dynamic between the owner’s son and his friend. Just by looking at the two of them together, it appeared obvious who was the leader, or the one in charge, in their friendship. The owner’s son was taller than his friend and carried himself with what some might describe as confidence. His friend appeared shy, didn’t say much and avoided eye contact. If I had any doubt at all about whether my summation was correct, that doubt was erased by something the owner’s son said.
 
“ … he’s kind of stupid, which makes no sense, because he’s Asian.”
 
I remember being shocked, then furious as I listened to the owner’s son laugh. My body began to heat up as I held back my anger. How could he say something like that? Why did he think that was funny? How could he talk about his friend like that? I wanted to respond but didn’t know how to. I was, after all, there for work and felt I had to maintain my professionalism.
 
I looked at the friend. His head was down. He said nothing. I wondered why he didn’t defend himself. I wondered why he just stood there and took it.
 
I’ve thought about this incident a few times over the past decade and have come to realize that it’s representative of a larger issue all Americans find ourselves entangled in. Just like the owner’s son, white supremacy stands tall and seemingly confident; and just like the friend, Asian Americans and other non-Black people of color are offered close proximity or “friendship,” with white supremacy. All they have to do is keep their heads down, keep silent and stay small. But this doesn’t keep them from constantly being reminded of their place in the “friendship.” As an African American, I look on at this relationship enraged, knowing I’ll never enjoy some of the perks that come with this proximity as I simultaneously see the cost of such a “friendship.” I don’t think I’d want it, even if I could have it. I don’t think the friend should either.
 
As I should have done then, I will condemn white supremacy and Asian hate, joining African Americans, Americans of color and white Americans nationwide who are fighting for change, fighting for human rights.
 
If I could go back, I would. I would speak up. I would say something. I would tell the owner’s son that only stupid people believe such a stereotype.
 
Then I would turn to the friend and say, “White supremacy is not your friend.”
 
]]>
<![CDATA[Truyện ngắn: Con Chó Vàng]]>Mon, 29 Mar 2021 20:01:41 GMThttp://baoviettide.com/doisong/truyen-ngan-con-cho-vangTôi nghĩ nếu xử sự như súc vật, bạ ai cũng cắn không phân biệt màu da còn cao hơn xử sự như người, chỉ nhằm màu da đen mà cắn bậy. Lòng kỳ thị làm người ta mù lý lẽ, mù trước công bằng, không phân biệt được giữa sự thật đen, và sự dối trá trắng bóng. Phần sự thật kia mà tôi đang đào tới là nếu tôi ở trong hoàn cảnh bất công thì tôi không thể trông vào những người này đem lại công lý cho tôi.
~ Phạm Thị Ngọc ~
 
Tôi không phải người yêu thích gia súc, chó mèo gì tôi cũng rất thờ ơ, đến nỗi con chó tôi nuôi thay cho kẻ khác chưa bao giờ chạy ra mừng khi tôi đi làm về. Những con chó mà con tôi đã để lại khi nó vắng nhà tôi phải cho ăn đã là quá lắm, đừng đòi hỏi tôi phải chăm sóc hơn.  Mỗi lần nghe ai đó nói chó của họ bị chứng separation anxiety, bồn chồn khi xa chủ, tôi nghĩ chó nhà tôi bị bồn chồn anxiety khi tôi về, xuất hiện từ một xó xỉnh nào đó và, không chờ tôi đuổi, tự động chạy tọt vào chuồng. Con chó đen thui được con tôi đem về từ lúc 6 tuần, ai ngờ trước được nó lớn xù, nặng cả trăm cân. Mỗi lần tôi mắng con vì nó không hỏi ý tôi trước, nó nói, “tội nghiệp con chó mà Muva, không ai muốn đem nó về vì nó đen.” Và tôi sẽ nói lại như mọi người mẹ sẽ nói lại, lúc nào nó cũng chỉ tội nghiệp chó mà không biết tội nghiệp mẹ. Vậy mà chỉ một lần duy nhất trong đời, mười mấy năm trước, tôi đi tìm mua một con chó nhỏ xíu, giống rat terrier, làm quà cho đứa con gái của một cặp vợ chồng tôi quen, chi vì cô bé khi đến nhà tôi chơi đã nựng nịu hoài lúc đó là một con chó đen khác nữa, cũng bị người khác phế thải, mà tôi cũng rất ghét. Tôi mua cho cô bé con chó con mới chỉ biết uống sữa, lông vàng để lấy hên, được cô chủ đặt tên ngay là Sky. Tên đặc biệt rõ ràng đâu ra đó, Sky chứ không phải lúc nào cũng ky ky như kiểu tôi. Chó vàng thì hên, người ta tin vậy. Chó đen thì xui, cái gì đen là xui, chẳng ai muốn.
 
Trải qua nhiều năm, mỗi khi tôi đến thăm vợ chồng này, lần nào tôi cũng ra sân sau xem thằng Sky lớn khôn tới đâu. Sky không được ở trong nhà, dù nó chỉ bằng một phần mười mối nợ của tôi. Thế mới biết nựng chó người thì thích. Làm chủ một con chó là cả một trách nhiệm, vì không ai muốn đi dọn bài tiết của chó trong nhà, đặc biệt là một căn nhà sang trọng. Rất có thể Sky, vì màu vàng, đã đem lại tài lộc cho chủ, vì càng lúc càng thấy họ phát đạt hơn. Nhưng lợi cho người mà hại cho chó, vì Sky dường như không hề được đặt chân vào trong căn nhà sang trọng ấy một ngày nào, nắng mưa nóng lạnh gì cũng ở xó sân sau. Rat terrier chỉ to bằng mèo nhưng dữ như… chó. Sky sủa không dứt khi thấy người lạ, gầm gừ hở hai hàm răng nanh tí hon. Có lúc tôi thấy hối vì đã đem Sky vào nhà này. Tôi định lúc nào tiện tôi sẽ xin lại con chó, đem về cho nó ở trong nhà, tránh được cho nó những ngày hè Texas, khi mặt sân xi-măng nóng đến phỏng chân những con chó hoang.
 
Tội nghiệp con chó nên tôi nghĩ thế thôi, biết rằng loài chó trung thành với chủ, về với tôi dù có được ở trong nhà, mở mang con đường sinh nhai, chưa chắc nó sẽ cho đó là một tiến bộ. Vì dù thân phận chó không được ở chung nhà với người, và dù cái đĩa đồ ăn chó góc sân vẫn nhắc nhở thân phận chó, Sky vẫn được chủ đem đi mỹ viện chó để cắt móng chân, hớt lông, và trị bọ. Lâu lâu, Sky được ông chủ dẫn đi bộ trong khu xóm, khu ngoại ô mới xây, gần thượng lưu hơn trung lưu, dân cư dù đa chủng nhưng nghiêng hơn về màu nhạt nhạt. Chính X cũng là một người Việt lai da trắng, sang đây theo diện con lai theo chương trình nhân đạo của Mỹ vào mấy thập niên trước. X nói với tôi, “em dọn về đây cho an toàn chị à, ít Mễ và đen.” Tôi nghe thì gật đầu ừ hử. An toàn mà hình như cũng không bớt được cường độ đề phòng. X dẫn chó đi bộ ngoài đường hay để ý những phần tử cho là đáng nghi, đứng khựng lại khi nhận ra một kẻ khả nghi. Tôi không rõ chó có khả năng phân biệt màu da bằng thị giác không, hay bằng khướu giác. Mỗi khi X đứng khựng lại, theo thói quen, và bằng khướu giác, con sky sky dần dần sẽ phân biệt được ai là kẻ khả nghi. Vì theo X nhận xét, người da đen tiết ra một mùi rất dị biệt.
 
Tôi nhắc về X là một người Việt lai trắng, để hy vọng thông cảm  lý do tại sao X rất bén nhạy phần tử đáng nghi, vì chính X đã phải tiếp nhận sự ngược đãi khắc nghiệt của xã hội Việt Nam đối với những đứa con lai, một sự kỳ thị bây giờ vẫn như ghẻ đóng vẩy. Qua Mỹ, X bắt đầu từ chỗ khiêm tốn, làm công bán hàng cho tiệm tạp hóa nhỏ trong khu nghèo. Bán thuốc lá lẻ, bia lẻ, rượu lẻ cho người ít tiền. Bán lẻ và bán chịu thì mau khá, nhưng lúc nào cũng phải đề phòng bọn Mỹ đen quỵt nợ và ăn cắp vặt. X than với tôi, ngày nào X cũng phải rượt đuổi bọn con nít da đen mỗi khi tan trường kéo vào tiệm ăn cắp kẹo. X than với tôi, bọn đen ăn hại, nhỏ bất lương nhỏ, lớn bất lương lớn. Để bù lại mất mát, X tính đắt gấp đôi những điếu thuốc bán lẻ, những ngụm rượu lẻ. Vậy mà cũng khá. X đã làm chủ tiệm.
 
Làm chủ tiệm, X đến tôi nhờ khai thuế.
 
“Chị làm thế nào khai dùm em lợi tức mười ngàn thôi nha, chị.”
 
Mối quan hệ giữa tôi và vợ chồng X bắt đầu từ đây. Vợ X là Th, người Việt chính cống. X luôn thấy may mắn lấy được người Việt chính cống, ngoan hiền. Không như đám con lai bị hất hủi ngày xưa X đã cùng lang bạt.
 
“Từ con số sáu nút xuống còn năm nút tối thiểu thôi?”  Tôi hỏi.
 
“Dạ, lợi tức thấp thì mấy đứa nhỏ nhà em đi học được ăn trưa miễn phí, chị ơi. Tội gì nuôi tụi da đen mà con mình lại không được quyền lợi gì hết.”
 
À thì trắng bất lương trắng, đen bất lương đen, vàng bất lương vàng. Những bất lương không ai biết thì đâu có gì là bất lương. Những bất lương nhân danh trẻ em lại càng phải được thông cảm. Nhưng nếu X không bất lương mà khai lợi tức thành thật, phần ăn trưa miễn phí cho con của X sẽ được dành lại cho một đứa trẻ nghèo hơn, để nó không bị đói mà đi ăn cắp kẹo. Lẩn quẩn mãi mà vẫn không cắt xén con số cho vừa ý thân chủ nên tôi từ chối hồ sơ khai thuế  của X. Bù lại tôi tặng con chó vàng cầu hên cho họ, để con ky thành con Sky.
 
Một ngày nọ, trong thời Covid, tôi thấy trên Facebook lời nhắn của K, cô con gái của X. “Sky, you are finally home where you belong.”
 
Home? Cuối cùng thì Sky đã được chủ nhân cho vô nhà? K dán vô số hình của Sky trên trang cá nhân làm tôi muốn lạc quan, nhưng tôi biết hình ảnh chỉ được chia xẻ nhiều như thế khi có sự mất mát.
 
Tôi điện thoại cho Th, vợ X, hỏi thăm giữa dịch Covid và tình hình xã hội bất ổn họ có bình yên chăng. Th nói gia đình họ thì bình yên, duy có K thì khổ tâm lắm, vì con chó cưng đã chết.
 
“Con gái em đang dẫn chó đi dạo ngoài đường thì có thằng Mỹ đen trong xóm chạy tới đá con chó rồi bỏ chạy. Đem đi bác sĩ nhưng không cứu nổi. Con chó có dây cột đàng hoàng!” Giọng Th cao, chát chúa phẫn nộ.
 
“Trời ơi, chị chưa bao giờ nghe một chuyện dã man như vậy. Em có báo cảnh sát không?” Tôi cũng bị lây giận dữ. “Gọi cảnh sát bắt nó đi, về tội dã man đả thương súc vật.”
 
“Không, không báo gì hết chị ơi. Thằng Mỹ đen đá rồi chạy mất. Con gái em thì hoảng và buồn quá nên em chỉ muốn cho nó dịu đi thôi.”
 
Tôi nghe câu chuyện không ổn. Một người ghét chó mèo như tôi cũng không nỡ nào mà đá chết một con chó, đừng nói gì phần đông người ta ai cũng quý chó. Tại sao lại không gọi cảnh sát trình một tội ác ôn như vậy? Tại sao chịu để người khác hại mình như vậy? “Thằng Mỹ đen trong xóm” chạy mất là chạy đi đâu? Th lập đi lập lại cụm từ “thằng Mỹ đen” hiển nhiên là điều đó đã có tác động mạnh như chính cái chết của con chó. Chắc chắn rằng phong trào biểu tình chống kỳ thị vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến quan điểm của tất cả mọi người. Tôi không hỏi dai, vì thấy Th quá xúc động.
 
Cùng lúc thì họ cũng hiếm hoi tổ chức gặp gỡ bạn bè nhân dịp không ai đi làm trong kỳ Covid. Họ gọi mời tôi và tôi nhận lời, nghĩ rằng con cái họ đã lớn, đã vào đại học, không còn ăn trưa miễn phí ở nhà trường nữa. Trong đám khách độ mười người đó ngoài X và Th ra tôi không quen ai, nhưng tất cả bọn họ đều quen nhau. Họ nói cười sống động, đàn bà hát karaoke, đàn ông nhâm nhi cốc rượu, hỏi nhau mấy vợ rồi. Tại bàn ăn, tay bếp khéo léo là X đã dọn ra ê hề. Rượu nào ly nấy, món nào đĩa nấy. Họ thân nhau vì đồng nghiệp, đồng khẩu vị, đồng chính trị. “Ê, ông bà có đọc tin cho biết số tử vong do Covid thật ra chỉ có 6% thôi không. 94% kia chết vì bịnh lý chính, Covid chỉ là phụ.”
 
Vợ chồng X bề ngoài xem như hưởng thụ hơn xưa. Chồng phệ bụng hơn, vợ ngăm ngăm màu da phơi nắng. Nhà đông khách, nhưng không thấy bóng dáng mấy đứa con. Một lúc, tôi thoáng thấy K, lẻn ra từ phòng của nó nãy giờ vẫn đóng kín cửa. Hình Sky treo trên tường làm tôi nhớ lại vấn đề. Tôi rời bàn ăn, gọi K lại, hỏi han. Trước sau gì tôi là người đã đem Sky đến cho nó mà.
 
“Sky bị gì vậy?”
 
“Ồ, nó chết rồi.”
 
“Biết rồi. Nhưng vì sao mà chết?”
 
“Cancer. Bác sĩ nói cancer. Hình như ovarian.”
 
Nói xong, K lại vội lủi vào một cái phòng khác.
 
Tôi hiểu cô bé không muốn thuật lại chuyện buồn. Ít nhất câu chuyện của K không đả động gì đến “thằng Mỹ đen”. Nhưng sự khác biệt quá xa giữa hai lời thuật về một câu chuyện làm tôi càng thêm thắc mắc. Ai nói thật?  Và tại sao nói dối?
 
Ở phía bàn ăn, những người đàn bà vẫn đanh thép nói về chính trị và phản chính trị Donald Trump. Rượu vào thì càng thêm hăng hái. Tạ ơn Trump vì những tấm check thất nghiệp còn nhiều hơn lương đi làm. Duy có Th, đằng nào cũng quay về đề tài con chó đã chết, sợ rằng tài lộc của họ cũng vì đó mà suy. Thế là cả bàn ăn lại xúm nhau hỏi.
 
“Con chó đẹp quá, khôn quá, mà cũng chưa già. Sao chết lạ vậy?”
 
“Nó bị thằng Mỹ đen đá nó chết.”
 
“Trời ơi. Đồ súc vật! Tự nhiên mà đá chó người ta chết?”
 
“Ờ. Con gái tôi dẫn chó đi dạo ngoài đường, tự nhiên có thằng Mỹ đen chạy tới đá cho chết rồi chạy mất.”
 
Tôi phải hỏi một câu mà không ai chịu hỏi. “Sao không báo cảnh sát?”
 
“Nó chạy mất rồi chị ơi.” Th hất mặt nói, rồi gạt tay như  trình báo là điều không thể.
 
Cho đến bây giờ thì tôi biết điều đã chạy mất trong câu chuyện không phải là thằng Mỹ đen mà là sự trung thực. Tôi nói thẳng với X, “đúng ra là phải trình cảnh sát.”
 
Nét mặt đang hào hứng của X vì khí thái chính trị đột nhiên xìu bớt. Mãi X mới nói, “trình gì được, chị biết Sky mà…”
 
“Không, chị không biết Sky…”
 
“Nó thấy người lạ là chạy tới chồm lên người ta…”
 
“À…” Tôi buông tiếng à. Đây là sự thật, hay chỉ là một phần của sự thật mà tôi đang đào tới. “Có nghĩa là Sky cắn người ta trước?”
 
X xác định nhận xét của tôi bằng sự thinh lặng. Nhưng rồi cố phân bua, “Nó thấy người lạ là xông tới. Nó là chó làm sao phân biệt người là trắng hay đen…”
 
Tôi nghĩ nếu xử sự như súc vật, bạ ai cũng cắn không phân biệt màu da còn cao hơn xử sự như người, chỉ nhằm màu da đen mà cắn bậy. Lòng kỳ thị làm người ta mù lý lẽ, mù trước công bằng, không phân biệt được giữa sự thật đen, và sự dối trá trắng bóng. Phần sự thật kia mà tôi đang đào tới là nếu tôi ở trong hoàn cảnh bất công thì tôi không thể trông vào những người này đem lại công lý cho tôi.
 
Tôi không hiểu vì sao họ ghét “thằng Mỹ đen” đến thế? Người ta làm tổn thương gì đến họ?
 
Tôi không còn muốn theo dõi câu chuyện dù vẫn loáng thoáng những lời phê phán bừa bãi, như bài tiết.
 
“Con chó nhỏ xíu nó có cắn thì cũng không ai nỡ mà đá nó chết như vậy.”
 
“Mọi rợ quá, thằng Mỹ đen mà.”
 
Tôi kiếu về trước mọi người, nhưng không quên quay lại dặn X, “coi chừng thằng Mỹ đen nó báo cảnh sát thưa đền mình, X ạ.”
 
10/2020
 
]]>
<![CDATA[Tuần Hành cho Phong Trào Black Lives Matter / Quyền Sống của Người Da Đen ở East Campus vào Juneteenth / Ngày Chấm Dứt Chế Độ Nô Lệ 19 Tháng 6 ~ Black Lives Matter March on East Campus on Juneteenth]]>Tue, 23 Jun 2020 21:35:44 GMThttp://baoviettide.com/doisong/black-lives-matter-march-on-east-campus-on-juneteenth
Trần Ngọc
 
I felt so happy that finally we had a Black Lives Matter March in our “sleepy” East Campus neighborhood [the housing area of California State University, Monterey Bay] on a very meaningful day: Juneteenth. But a bittersweet feeling overcame me when we (over 200 marchers strong) were marching down Schoonover Road chanting “Black Lives Matter”: while slavery was supposed to have been abolished 155 years ago, racial injustices and white supremacy are raging on nationwide. The Black Lives Matter movement needs to be sustained after this initial groundswell of protests as one after another black person has been brutalized by the police.

Trần Ngọc

Tôi đã cảm thấy rất vui vì cuối cùng chúng tôi cũng có được một buổi Tuần Hành cho Phong Trào Black Lives Matter trong khu phố Đông Khuôn Viên “im ắng” [khu vực nhà ở của đại học California State University, Monterey Bay] vào một ngày rất ý nghĩa: Juneteenth / Ngày Chấm Dứt Chế Độ Nô Lệ 19 Tháng 6. Tuy vui nhưng rồi lại không kiềm chế được một cảm giác vừa ngọt ngào vừa cay đắng khi chúng tôi (hơn 200 người tuần hành) đang xuống đường Schoonover, vừa đi vừa reo vang câu “Black Lives Matter / Quyền Sống của Người Da Đen”, dù chế độ nô lệ được cho là đã bị bãi bỏ cách đây 155 năm, những bất công chủng tộc và phong trào người da trắng thượng đẳng đang tiếp tục hoành hành trên toàn quốc. Phong trào Quyền Sống của Người Da Đen cần phải được duy trì sau làn sóng ủng hộ biểu tình ban đầu này vì người da đen vẫn tiếp tục bị cảnh sát đánh đập dã man.

Picture
The Black Lives Matter organizers (Photo: Joe Lubow)
I’ve been living in this community for over 20 years, but this is the first time that I have witnessed hundreds of people of different races and ethnic groups in the neighborhood, all wearing masks, coming out to join a march. At the Thomas Park, I saw all walks of life, all age groups, parents, children, people in wheelchairs, people in white coats (folks in the Physician Assistant program at CSUMB), and the LGBTQ community. It is simply beautiful: people came out to join a national movement for racial justice. 
 
The emotions ran high when we started to move the banner down Schoonover Road. Well, the instructions from the organizers were to stay on the sidewalk with the Black Lives Matter banner facing the street so that people and cars passing by can see our message. But when the three of us (carrying the banner) stepped on the empty road, we looked at each other and said “why not just march in the middle of the street.” So, we did exactly that! What an exhilarating feeling to march proudly in the middle of the street and did the call-and-response and united chants with our raw voices from the top of our lungs (well, we need drums next time!). There were no police, no tear gas, and no rubber bullets as confronted by other marchers elsewhere in the country. There were only organizers, marchers, and “crosswalk” volunteers (friends and neighbors) who set out orange cones to stop the traffic for the marchers to walk toward the CSUMB president’s house (we had a nice and respectful reception from the president). On the way, we saw people greeting us on both sides; some put out water bottles for us to drink (even a good-size gopher snake came out to greet us near a grassy area!). One may say that this is an “enlightened” community, but this is precisely what democracy and America should look like as neighbors volunteer and come out together peacefully to express our support for racial justice and denounce police brutality.

Tôi đã sống trong cộng đồng này hơn 20 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến ​​hàng trăm người từ nhiều chủng tộc và dân tộc khác nhau trong khu phố, tất cả đều đeo khẩu trang, ra đường tham gia biểu tình. Tại công viên Thomas, tôi thấy tất cả các tầng lớp, mọi lứa tuổi, cha mẹ, trẻ em, người ngồi xe lăn, người mặc áo khoác trắng (trong chương trình Phụ Tá Bác Sĩ tại CSUMB) và cộng đồng Người Đồng Tính.  Một nét đẹp đơn sơ: mọi người cùng đồng lòng tham gia một phong trào tranh đấu cho công lý chủng tộc trên toàn quốc.

Cảm xúc từ từ dâng trào khi chúng tôi bắt đầu đưa biểu ngữ xuống đường Schoonover. Đúng ra thì ban tổ chức hướng dẫn người tuần hành nên đứng trên lề đường với biểu ngữ Black Lives Matter hướng ra ngoài để mọi người và xe cộ qua lại có thể nhìn thấy thông điệp đó. Nhưng khi nhóm ba người chúng tôi (mang theo biểu ngữ) bước xuống con đường vắng vẻ, chúng tôi nhìn nhau và nói “tại sao ta không xuống đường luôn.” Và, chúng tôi đã làm như vậy! Thật là một cảm giác được giải thoát khi chúng tôi tuần hành ngạo nghễ ở giữa đường và gân phổi xướng đáp đến khàn giọng các lời kêu gọi trong hợp nhất (nhưng, chúng tôi nên có thêm nhịp trống vào lần tới!) Không phải đối phó với cảnh sát, hơi cay và đạn cao su như những người biểu tình đã gặp phải ở những nơi khác trong nước. Chỉ có những người tổ chức, người biểu tình và những tình nguyện viên an ninh đường phố (bạn bè và hàng xóm) đã đặt những cọc nón màu cam để chặn xe và dọn đường cho đoàn người tuần hành đi về phía nhà của thầy viện trưởng đại học CSUMB  (chúng tôi đã có được một buổi gặp gỡ tốt đẹp và trang trọng với thầy viện trưởng). Trong lúc đi biểu tình, tôi nhìn thấy mọi người chào đón đoàn biểu tình ở hai bên đường; có người mời chúng tôi uống nước (ngay cả một con rắn chuột cỡ to cũng ra mặt chào đón chúng tôi ở thảm cỏ gần đó!) Ai đó có thể nói rằng đây là một cộng đồng mới vừa được “giác ngộ”, nhưng định nghĩa của một nền dân chủ và của nước Mỹ nên là như vậy khi những người hàng xóm cùng tình nguyện ra mặt trong ôn hòa để bày tỏ sự ủng hộ của họ cho công lý chủng tộc và tố cáo sự tàn bạo của cảnh sát.

As I listened to all the wonderful speakers, demanding racial justice in more systemic and institutionalized ways on campus and in our everyday lives, I couldn’t help but reflect on my personal connection to Black Lives Matter. About two weeks ago, I was inspired by an article written by Nguyễn Võ Thu Hương about a Black Lives Matter March, organized and participated by the Vietnamese American second and third generations in the middle of Little Saigon in Orange County.[1] One of the protest signs caught my eyes: it is a copy of the New York Times article published in March 1978, about how the African American community called on the Carter administration and Congress to accept “Indochinese refugees.” The historical context took us back 42 years ago (or three years after the end of the bloody US-Vietnam war in 1975) when the African American community tried to convince the US government to accept refugees from Vietnam, Laos and Cambodia to the US on the grounds of human rights and freedom, in the same spirit of the US accepting refugees from Apartheid South Africa. Then, the African American community argued that they could not compartmentalize their own struggles for human rights, economic and political justice from the plights of these refugees in search of freedom.  As a boat person who was able to come to the U.S. in 1980, I’m one of the thousands of Vietnamese refugees who benefitted from this magnanimous gesture of the African American community. They took the Vietnamese plight as if it were their own. I am so moved by this newfound knowledge, humbled by the maturity of the young Vietnamese student organizers and marchers who are in solidarity with black and brown and other ethnic groups in many Black Lives Matter protests in southern California. 

That’s why I feel honored to be part of this movement in our very neighborhood, to be in solidarity for the long haul to demand racial justice, especially for African Americans. As one of the speakers said today, this is not a black-white problem, it is our problem in our everyday interactions with people around us. I cannot agree more. And I think that we need to sustain this beautiful grassroots movement not only until the US presidential election in November, but long after that, to secure justice for all.

June 19, 2020

[1] Nguyễn Võ Thu Hương, “Cộng Đồng Việt 2.5: Nối quá khứ vào tương lai trong cuộc tranh đấu Black Lives Matter và công bằng màu da tại Mỹ” (article and photos), baoviettide.com

Khi lắng nghe tất cả các diễn giả tuyệt vời, đòi hỏi công lý chủng tộc một cách có hệ thống và thể chế hơn trong khuôn viên trường đại học và trong cuộc sống hàng ngày, tôi cũng phải góp phần phản ảnh về chính mối liên kết cá nhân của mình với phong trào Black Lives Matter.  Khoảng hai tuần trước, tôi đã được truyền cảm hứng từ một bài báo của Nguyễn Võ Thu Hương viết về Cuộc Tuần Hành Cho Quyền Sống của Người Da Đen, được những người Mỹ gốc Việt trẻ thế hệ thứ hai và thứ ba tổ chức và tham gia ngay tại Little Saigon ở Quận Cam. Một trong những tấm bảng phản kháng đã thu hút sự chú ý của tôi: đó là bản sao của một bài báo New York Times xuất bản vào tháng 3 năm 1978, viết về cộng đồng người Mỹ gốc Phi kêu gọi chính quyền Carter và Quốc hội chấp nhận “người tị nạn Đông Dương”. Bối cảnh lịch sử đưa chúng ta trở về 42 năm trước (hoặc ba năm sau khi cuộc chiến tranh Mỹ-Việt đẫm máu kết thúc năm 1975) khi cộng đồng người Mỹ gốc Phi cố gắng thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho người tị nạn từ Việt Nam, Lào và Campuchia sang Mỹ dựa trên nền tảng vì nhân quyền và sự tự do, theo tinh thần tương tự khi Hoa Kỳ chấp nhận người tị nạn Chủ Nghĩa Phân Biệt Màu Da Nam Phi. Sau đó, cộng đồng người Mỹ gốc Phi còn lập luận rằng họ không thể phân loại các cuộc đấu tranh cho nhân quyền, công bằng kinh tế và chính trị của chính họ là khác với hoàn cảnh của những người tị nạn tìm kiếm tự do này. Là một thuyền nhân đến được Hoa Kỳ vào năm 1980, tôi là một trong số hàng ngàn người tị nạn Việt Nam đã hưởng lợi ích từ cử chỉ hào hiệp này của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Họ đã chấp nhận cảnh ngộ khốn khổ của người Việt Nam như thể đó là của riêng họ. Tôi rất cảm động với kiến ​​thức mới này, làm cho khiêm tốn trước sự trưởng thành của các em học sinh, sinh viên Việt Nam trẻ trong ban tổ chức và đoàn biểu tình, các em cùng có mặt để đoàn kết với nhóm người thiểu số da đen và da nâu và các nhóm thiểu số khác trong nhiều cuộc biểu tình cho phong trào Black Lives Matter ở miền nam California.

Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy thật vinh dự khi được tham gia vào phong trào này ngay trong chính khu phố của chúng tôi, để bày tỏ tình đoàn kết cho một đoạn đường dài đòi hỏi công lý chủng tộc, đặc biệt là cho người Mỹ gốc Phi. Như một trong những diễn giả đã nói hôm nay, đây không phải là vấn đề giữa người da trắng da đen, mà là vấn đề của tất cả chúng ta trong các tương tác hàng ngày với mọi người xung quanh. Tôi đồng ý hết mình. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải duy trì phong trào dân thường cơ bản tuyệt vời này không chỉ cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, mà rất lâu sau đó, để bảo đảm công lý cho tất cả mọi người.

Ngày 19 tháng 6 năm 2020

Picture
Say Their Names (Photo: Trần Ngọc, courtesy of neighbors’ artwork)
]]>
<![CDATA[Cộng Đồng Việt 2.5: Nối quá khứ vào tương lai trong cuộc tranh đấu Black Lives Matter và công bằng màu da tại Mỹ]]>Mon, 08 Jun 2020 20:03:32 GMThttp://baoviettide.com/doisong/cong-dong-viet-25-noi-qua-khu-vao-tuong-lai-trong-cuoc-tranh-dau-black-lives-matter-va-cong-bang-mau-da-tai-myBài & hình: nguyễn võ thu hương
Với một số hình ảnh của Minh Nguyễn-võ
 
Sau đây là vài hình ảnh thế hệ tới của cộng đồng Việt tại Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Westminster, Cali, vào ngày 6 tháng 6, 2020. Đây là một trong hằng ngàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đòi quyền sống của người da đen (Black Lives Matter) xảy ra mỗi ngày trong gần hai tuần nay từ khi video phổ biến cảnh ông George Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis chận nghẹt bằng đầu gối trong 8 phút 46 giây cho đến chết.

Ông Floyd không phải là người da đen đầu tiên gọi mẹ và kêu lên ‘Tôi không thở được.’ Ông chỉ là một trong không biết bao nhiêu người da đen tay không đã bị cảnh sát giết hay bị thường dân da trắng săn bắn như thú hoặc treo cổ lên cây như ‘trái lạ’ trong một lịch sử lập quốc triệt tiêu người bản địa, xử dụng lao động nô lệ da đen và cu li da vàng. Lịch sử này đã được định chế hoá trong hệ thống cảnh sát, toà án, và ngay cả luật lệ nhằm đàn áp những phần tử trông đe doạ vì họ nhắc nhở da trắng tội ác tổ tông, và vì họ ít giá trị có thể rút ra cho loại kinh tế tài chánh và kỹ thuật cao dành đặc quyền cho kẻ có tiền và có tài tổ chức. Trong lịch sử và định chế kinh tế-chính trị này, người gốc Á Châu đóng vai lao động trái độn ở thế kỷ 19, chỉ để bị loại trừ ra khỏi cộng đồng chính trị ở phần đầu thế kỷ 20 bằng luật lệ và bằng bạo lực của đám đông. Mãi sau, nhờ thành quả tranh đấu dân quyền của người da đen ở Luật Nhập Cư 1965 mà người Á Châu có thể vào Mỹ ở một con số không bị giới hạn quốc gia và màu da. Và ở giai đoạn này thì người gốc Á được định chế da trắng giao cho trọng trách và danh dự làm ‘thiểu số gương mẫu’ bảo kê cho ý thức hệ da trắng ưu việt trong câu chuyện quảng cáo bình đẳng màu da của một nước tự do đầy cơ hội thực thi giấc mơ Mỹ. Trong cương vị này, người gốc Á, và cả người tị nạn Việt Nam được quăng cho cái quyền kiêu hãnh về thành quả của mình so với người da đen, mà quên đi chúng ta vào được nước Mỹ, được bảo vệ khi đi làm, được sống được mướn hay mua nhà nơi mình chọn là phần lớn nhờ vào sự tranh đấu bền bĩ vừa bằng máu vừa bằng trí tuệ của những người da đen trong cả trăm năm. May thay, không phải người gốc Á nào cũng nhầm lẫn về thân phận mong manh của mình trên xứ sở này khi họ làm khán giả và chứng nhân cho giá trị sinh mạng ông Floyd.
 
Trong những ngày phẫn nộ và đau đớn nổ bùng, tôi đã lắng nghe rất nhiều sinh viên gốc Việt cùng mang vết thương màu da khi lớn lên ở Mỹ. Họ mong muốn đối thoại với thế hệ cha mẹ trong cộng đồng về lịch sử và định chế chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacy), vì nó đe doạ sinh mạng và phẩm giá của họ trong một xứ sở đang đứng trước chọn lựa đầy kịch tính giữa một ‘nước Mỹ vĩ đại’ củng cố địa vị chủ nhân ông của da trắng trong khẩu hiệu ‘Make America Great Again’ và một nước Mỹ của mọi người.
 
Họ thuộc thế hệ 2.5 của cộng đồng tị nạn từ tuổi trung học đến đại học. Họ giương những biểu ngữ bằng tất cả tiếng Việt mà họ có thể vận dụng kể cả google translate và nhờ vả những người giỏi tiếng, bằng những biểu tượng Việt Nam Cộng Hoà, và biểu hiện bằng thân thể trong những cuộc biểu tình cố gắng nối kết lịch sử của cộng đồng tị nạn với chính trị hiện tại đang quyết định thân phận của họ tại Mỹ. Mong thế hệ cha mẹ họ nhận ra cố gắng này của con em mình đang khẩn thiết tránh quay lưng lại với quá khứ để cứu lấy tương lai của chính họ.
Cô gái giơ cao phóng bản một phần bài báo Người Mỹ da đen thúc giục nhận người tị nạn Đông Dương” đăng trên New York Times số ngày 19 tháng 3, 1978 của cộng đồng da đen tại Mỹ kêu gọi nhận người tị nạn Đông Dương vào Mỹ trong lúc nhiều dư luận chống lại. Tạm dịch:

“Trong vùng Á Châu không cộng sản, những người tị nạn Việt Nam, Lào, và Campuchia đang lây lất trong những trại tị nạn tạm bợ. Đa số phải đối diện với viễn cảnh cô lập, thất nghiệp, hay tệ hơn nữa, gần như họ cầm chắc cái chết nếu bị trả về tổ quốc.

Là những công dân quan tâm trong cộng đồng da đen đang tiếp tục đối diện với thiếu thốn kinh tế, chúng tôi đồng cảm với những anh chị em Á Châu của chúng tôi đang trong những trại tị nạn. Nhưng sự quan tâm của chúng tôi phải vượt qua giới hạn của chỉ cảm xúc chia sẻ. Chúng tôi muốn có hành vi cụ thể.

Nhiều người Mỹ tốt ý đã cho rằng không có cách nào giúp người tị nạn vì cái giá kinh tế đắt đỏ và có thể dẫn đến tình huống rối loạn. Chúng tôi nhìn nhận hiện trạng kinh tế tệ hại ở Mỹ--nhất là với những hậu quả tàn hại trong cộng đồng da đen—và chúng tôi nhận rằng chương trình giúp người tị nạn sẽ có một giá kinh tế vừa phải. Nhưng, chúng tôi chống lại khuynh hướng tướt đi nhân phẩm khi gán giá tiền lên đầu người tị nạn Đông Dương.

Trong quá khứ, nước Mỹ đã từng cho thấy khả năng thích nghi trong những tình huống có vẻ bất khả. Chúng tôi tin rằng người Mỹ có thể cho họ, một thiểu số đang lâm trận, những người tị nạn này, một chốn bình an và hy vọng.

Cho nên, chúng tôi kêu gọi Tổng Thống Carter và Quốc Hội Hoa Kỳ tìm cách đưa vào Mỹ những người tị nạn với cùng tinh thần mà chúng ta nhận những nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt apatheid tại Nam Phi.

Qua cuộc tranh đấu nhọc nhằn của chúng tôi cho dân quyền và quyền kinh tế, chính trị tại Mỹ, chúng tôi đã học một bài học cơ bản: không thể khu biệt cuộc chiến chống sự thống khổ của con người. Cuộc tranh đấu cho tự do chính trị và kinh tế của chúng tôi không thể tách khỏi cuộc tranh đấu của những người tị nạn Đông Dương đang tìm tự do. Nếu nhà nước của chúng ta thiếu lòng tốt đối với những con người này đang bị tướt đoạt sự sống, thì nhà nước đó cũng không thể tốt bụng với người thiểu số da đen hay những người nghèo của nước Mỹ.”
Anh học sinh trung học giương lá cờ Việt Nam Cộng Hoà trong gần 4 tiếng đồng hồ không thuộc tổ chức cộng đồng nào. Anh chỉ muốn hậu duệ người tị nạn từ Miền Nam Việt Nam có mặt trong cuộc tranh đấu bảo vệ quyền sống của người da đen.
]]>
<![CDATA[Ngày Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong trong thời COVID-19 ~ Memorial Day in the time of COVID-19]]>Tue, 26 May 2020 04:15:22 GMThttp://baoviettide.com/doisong/ngay-le-tuong-niem-chien-si-tran-vong-trong-thoi-covid-19-memorial-day-in-the-time-of-covid-19
BS. TRẦN MAI KHANH
 
Vào Ngày Lễ Tưởng Niệm này, tôi muốn truy điệu một số người đã chết vì chăm sóc những người khác trong năm nay.
MAI KHANH TRAN, MD
 
On this Memorial Day, I would like to pay tribute to some of the men and women who died serving others this year.

Bác sĩ Frank Gabrin, 60 tuổi, là bác sĩ Khoa Cấp Cứu/ER đầu tiên tử vong vì COVID-19 ở Mỹ. Ông đã chết chỉ vài ngày sau khi bày tỏ sự sợ hãi và tức giận về tình trạng thiếu mặt nạ N95 cho các chuyên viên chăm sóc y tế tuyến đầu ở khu vực New York.

Bà Celia Marcos, 61 tuổi, một nữ y tá trưởng phòng, người di dân từ Phi Luật Tân, đã chết 14 ngày sau khi bà xông vào phòng để cấp cứu một bệnh nhân khi mã khẩn cấp báo động vang lên tại Bệnh viện Presbyterian Hollywood, lúc đó bà chỉ đeo mỗi loại mặt nạ phẫu thuật thường.  Còn loại mặt nạ bảo vệ N95 đang bị khóa trong nhà kho bệnh viện trong thành phố Los Angeles . Bà rất lo lắng đến nỗi tự gội đầu bằng thuốc khử trùng tay ngay sau đó. Bà hiểu rõ số phận của mình khi nhắn tin rằng lúc đó bà đã tiếp xúc rất gần với người bệnh nhân trong cơn nguy kịch.  Rồi bà chết trong cùng một bệnh viện đúng 2 tuần sau.

Bác sĩ James Mahoney, 62 tuổi, một bác sĩ chuyên khoa phổi và cấp cứu hồi sinh dời ngày nghỉ hưu để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân, đa số là người nghèo và thiểu số, tại phòng ICU ở thành phố Queens, NY, đã chết trong cùng phòng ICU mà ông đã từng làm việc và giảng dạy cho bao thế hệ bác sĩ.

Nữ bác sĩ Lorna Breen, 49 tuổi, giám đốc khoa cấp cứu tại Bệnh viện New York-Presbyterian Allen, giám sát lúc các ca bệnh và tử vong tăng vọt đột biến, nhiễm COVID-19, chiến đấu chống bệnh và hồi phục, quay trở lại làm việc, và sau đó tự tử.

Bác sĩ Đào Huy Hào, 44 ​​tuổi, một chuyên gia y tế cộng đồng, trước đó đã làm việc cho Viện Sức Khỏe Cộng Đồng Quốc Gia, là bác sĩ đầu tiên tử vong vì COVID-19 tại tỉnh Quebec. Ông là người gốc Việt.

Alfredo Pabatao, 68 tuổi, người Mỹ gốc Phi, một nhân viên bệnh viện chuyên vận chuyển bệnh nhân trong 20 năm, và bà Susana Pabatao, 64 tuổi, vợ ông là một trợ lý y tá tại một cơ sở chăm sóc dài hạn ở New Jersey, cả hai đều bị nhiễm COVID-19. Sau 44 năm kết hôn và có 5 người con, họ đã không thể chia lìa và chết cách nhau 4 ngày trong cùng một bệnh viện.

Đây chỉ là một vài người trong số nhiều người anh hùng dân sự đã cống hiến cuộc đời của họ để phục vụ những người khác trong đại dịch này. Mặc dù không phải là một phần của quân đội Hoa Kỳ, nhưng họ đã phục vụ dũng cảm như những người lính trong một cuộc chiến.

Vào Lễ Tưởng Niệm năm 2020, trong thời COVID-19, tôi sẽ tôn vinh họ. Tôi sẽ cảm ơn y đức làm việc dấn thân của họ, đặt để sự an toàn của người khác lên trên sự an toàn của chính mình. Tôi sẽ nói lời xin lỗi vì chúng ta đã thất bại khi không bảo vệ được họ. Tôi sẽ nhớ rằng chúng ta đã có lỗi với họ khi không đòi hỏi nhiều hơn từ chính phủ và người dân trong nước. Nước Mỹ phải tốt hơn thế, nhưng thực tế, nước Mỹ không được tốt như mong muốn. Chúng ta đã gửi những người lính của mình ra trận mà không có vũ khí hay kế hoạch đánh trận cho họ, một điều kiện chưa từng có trong lịch sử của đất nước này. Chúng ta đã sai như vậy trong vài tháng đầu năm 2020 và tiếp tục sai khi đại dịch này đang hoành hành. Nếu chúng ta không lên tiếng ngay bây giờ, và la làng to lên, đòi hỏi trách nhiệm từ các nhà lãnh đạo của chúng ta, thì Ngày Lễ Tưởng Niệm này sẽ vô cùng trống rỗng.

Những người anh hùng, những thiên thần, những chiến sĩ dân sự phản ảnh bản chất của đất nước này. Họ đại diện cho tất cả các chủng tộc, màu da và tín ngưỡng, tất cả đều hợp nhất để cống hiến chung cho nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, cũng phải nhắc đến các cộng đồng thiểu số: người nghèo, di dân, người da màu và đồng tính vì họ đã đóng góp rất nhiều, nhiều một cách không cân xứng trong cuộc chiến này. Họ, những anh hùng vị cộng đồng vong thân, đã làm tất cả những gì có thể để phục vụ những cộng đồng nhà bị ảnh hưởng nặng nề và bỏ quên của chính họ.

Cuối tuần Lễ Tưởng Niệm thường là khởi đầu của mùa hè, với tất cả những hy vọng và mong đợi khoảng thời gian vui chơi bên gia đình, và lòng biết ơn đối với những người đã và đang làm việc cho chúng ta có thể có được những khoảng thời gian như vậy. Các bãi biển như Newport Beach, Huntington Beach và Seal Beach sẽ mở cửa hoạt động gần như bình thường. Tuy nhiên, Lễ Tưởng Niệm cuối tuần này không bình thường chút nào. Quận Cam vừa có hai ngày với con số người chết vì COVID-19 cao kỷ lục, và mức ca nhiễm mới hàng ngày cũng tăng đột biến. Theo lời của một bác sĩ phòng cấp cứu trong khu vực, chúng ta “đã né được viên đạn,” nhưng có thể sẽ không được lâu.

Lễ Tưởng Niệm cuối tuần này sẽ khắc sâu trong tâm trí chúng ta như là một trong những khoảng thời gian đen tối nhất đối với giới y khoa trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Chúng ta sẽ luôn luôn ghi nhớ cái thất bại lịch sử của chính quyền Trump.

Và chúng ta sẽ luôn luôn ghi nhớ những người anh hùng đã tặng món quà vĩ đại nhất trong tất cả các món quà cho chúng ta—hy sinh mạng sống của họ cho những người khác. Và đó chính là Ngày Lễ Tưởng Niệm trong thời Dịch COVID-19.

Ngày 25 tháng 5 năm 2020
 
(Việt Tide chuyển ngữ)
Dr Frank Gabrin, 60, was the first ER doctor to die of COVID-19 in the US. He died only days after expressing fear and anger at the lack of N95 masks for frontline healthcare providers in the New York area.
 
Celia Marcos, 61, a charge nurse, an immigrant from the Philippines, died 14 days after rushing into the room of a coding patient at Hollywood Presbyterian Hospital, wearing only a surgical mask. N95 masks at that hospital in Los Angeles were locked away. She was so concerned that she doused her own hair with hand-sanitizer afterwards. She realized her fate when she texted that she was face-to-face with that crashing patient. She died in the same hospital exactly 2 weeks later.
 
Dr James Mahoney, 62, a pulmonologist and critical care specialist who delayed retirement to care for patients in the ICU in predominately poor and minority community of Queens, NY, died in the same ICU that he had worked and taught generations of physicians.
 
Dr Lorna Breen, 49, medical director of the emergency department at New York-Presbyterian Allen Hospital, oversaw the surge, contracted COVID-19, fought and recovered from it, went back to work, then committed suicide.
 
Dr Dao Huy Hao, 44, a community health expert who had earlier worked for the National Institute of Public Health, was the first doctor to die of COVID-19 in Quebec Province. He was of Vietnamese descent.
 
Alfredo Pabatao, 68, a Philippino-American hospital orderly who had been transporting patients for 20 years, and Susana Pabatao, 64, his wife and a nursing assistant in a long-term care facility in New Jersey, both contracted COVID-19. After 44 years of marriage and 5 children, they were inseparable and died in the same hospital 4 days apart.
 
These are just a few of the civilian heroes who gave their lives in the service of others during this pandemic. Though not part of the US military, they served valiantly as soldiers in this war.
 
On this Memorial Day of 2020, during COVID-19 time, I will honor them. I will thank them for their self-less acts, putting service to others before their own safety. I will apologize for our failure to protect them. I will remember that we failed them by not demanding more from our government and countrymen. America is better than that, but in reality, we are not. We sent our soldiers into battles without weapons or plan, as never before in the history of this country. We did exactly that in the first few months of 2020 and we continue to do so as this pandemic rages.  If we do not speak up now, and speak up loudly, demanding accountability from our leaders, then this Memorial Day will be resoundingly hollow.
 
The heroes, the angels, the civilian soldiers reflect the make-up of this country. They represent all races, colors, and creeds, all united by the common dedication to care for the sick. Yet they also disproportionately represent minority communities:  the poor, immigrants, people of colors, and the LGBTQs. They died doing everything they can for the under-served and hard-hit communities to which they belong. 
 
Memorial Weekend is usually the start of the summer, with all the hopes and anticipation of times with family and fun, and the gratitude for those who made such times possible. Beaches in cities like Newport Beach, Huntington Beach, and Seal Beach will be open almost like normal.   Yet this Memorial Weekend is anything but normal. Orange County just had two record days of deaths from COVID-19 and record daily spike of new cases. In the words of an ER doctor in the area, we “dodged the bullet,” maybe not for long.
 
This Memorial Weekend will be etched in our minds as one of the darkest time for the medical profession in modern American history. We will forever remember the epic failure of the Trump Administration.
 
And we will forever remember the heroes who gave the greatest gifts of all—their lives for others. That’s Memorial Day in the age of COVID-19.
 
May 25, 2020
]]>
<![CDATA[COVID-19: Một tình trạng khó xử ~ A rock and a hard place]]>Sun, 17 May 2020 20:27:51 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-mot-tinh-trang-kho-xu-a-rock-and-a-hard-place
BS TRẦN MAI KHANH
 
Trong cơn đại dịch này, tôi đã gặp phải nhiều tình trạng khó xử.
MAI KHANH TRAN, MD
 
During this pandemic, I find myself in a rock and a hard place multiple times.
Tuần trước, Thống Đốc Newsom nói trường hợp COVID-19 lan truyền trong cộng đồng đầu tiên ở California là từ một tiệm làm móng tay.  Điều này gây ra khá nhiều phản ứng náo động trong cộng đồng người Việt của chúng ta. Tám mươi phần trăm các tiệm nail có người Mỹ gốc Việt làm chủ và tình trạng đóng cửa hoạt động đã gần như tiêu diệt ngành thẩm mỹ móng tay này. Tuyên bố của ông, không có một giải thích rõ ràng, không công bằng nhắm vào một nhóm người và đổ thêm dầu vào ngọn lửa cảm tính chống người Á Châu đang càn quét cả nước.  Ước gì ông Thống Đốc đã không phát biểu kiểu đó, nhưng tôi đồng ý với mục tiêu khá cao của ông là không nên mở cửa lại nền kinh tế California quá sớm. Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi cảm thông cho tất cả các chủ tiệm nail, tôi cảm thông cho gia đình của họ. Tôi đã chứng kiến tận mắt sự rộng rãi của họ. Các chủ tiệm nail là một trong những người đầu tiên đóng góp tiền và nguồn khẩu trang y tế tồn kho cho tôi được giao tận tay đến các y tá tại một số bệnh viện địa phương. Và mặc dù tôi muốn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ 100% cho những người dân quan trọng này trong cộng đồng của chúng ta, tôi không muốn chúng ta bị phân tâm và lơ là với ưu tiên hàng đầu là giữ cho tất cả chúng ta, trong tất cả các ngành nghề, được an toàn và lành mạnh. Nếu chính chúng ta không được an toàn, nền kinh tế của chúng ta sẽ không thể nào hồi phục.

Là một bác sĩ nhi khoa, tôi lo âu đến quẫn trí về ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học đối với con cái chúng ta. Có những nghiên cứu cho rằng việc đóng cửa trường học có thể không phải là một cách hiệu quả để ngăn ngừa con coronavirus quái lạ, nó còn có ảnh hưởng bất lợi đối với các em có tình trạng kinh tế khó khăn và nó làm gia tăng sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe của các em da màu. Là mẹ của một đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học, giờ tôi càng thêm kính trọng cho các thầy cô, những người phải vừa tung vừa hứng nhiệm vụ kép của giáo viên và phụ huynh, và làm tất cả qua màn ảnh zoom. Vì lợi ích của tất cả chúng ta, các em chỉ cần quay trở lại trường học. Nhưng tôi biết rằng trẻ em thường là nguồn lây lan mầm bệnh của nhiều căn bệnh, nhẹ nhất thì là phiền toái, và tồi tệ nhất thì là chết người. Cũng như với bệnh cúm, chúng ta biết rằng trẻ em là người truyền bệnh cúm cho ông bà nên nhấn mạnh việc chích ngừa cho các em để bảo vệ chính các em và gia đình. Tồi tệ hơn, chúng ta đang chứng kiến ​​sự gia tăng của hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, tương tự như bệnh Kawasaki hay hội chứng sốc máu nhiễm độc, với hơn 200 trường hợp và 3 trẻ thiệt mạng trên toàn quốc. Vì lợi ích của tất cả chúng ta, đơn giản là chúng ta chưa sẵn sàng mở cửa lại các trường học khi chưa có đủ yếu tố an toàn phù hợp.

Là một bác sĩ nhi khoa, tôi đặt niềm tin tưởng vững chắc vào việc chích ngừa bệnh dịch. Phương pháp chích ngừa bệnh là biện pháp y tế công cộng phòng bệnh tốt nhất trong thời đại của chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, trong đại dịch này, vấn đề chích ngừa lại đặt tôi vào thế khó xử một lần nữa. Để chiến đấu với COVID-19, chúng ta phải có thuốc chích ngừa an toàn, càng sớm càng tốt. Nhưng việc phát triển thuốc ngừa cần nhiều thời gian và công sức từ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nếu chúng ta vội vàng, có thể gặp nguy cơ hậu quả thảm khốc. Hôm nay, Tổng Thống Trump đã nỗ lực chào hàng cho một Chiến Dịch Tốc Độ Méo Mó / Operation Warp Speed như  “chưa từng thấy ở đất nước ta kể từ Đề Án Vũ Khí Hạch Tâm Manhattan.” Cái tên và cách so sánh có gì đó làm cho tôi cảm thấy không yên tâm. Tại sao có sự thay đổi quyết liệt như thế? Mới ngày hôm qua, không phải chính ông là người nghi ngờ giá trị của sự xét nghiệm, rằng mọi người đánh giá nó quá cao, rằng đáng lẽ ra Hoa Kỳ sẽ có rất ít ca bệnh nếu không  phải làm xét nghiệm? Không phải chính cái logic sai sót và khinh khỉnh này là lý do tại sao Hoa Kỳ đã không có sự chuẩn bị để làm xét nghiệm đầy đủ trong những tháng đầu tiên của đại dịch này? Tôi đoán bây giờ ông ấy không muốn lãng phí chút thời gian nào. Với cái tốc độ méo mó, “chúng ta dự định sẽ tìm ra nó (thuốc ngừa) vào cuối năm nay nếu có thể, mà cũng có thể trước đó.” Thường thì phải mất vài năm mới tìm ra và phát triển được các loại thuốc chích ngừa bệnh. Thời gian ước tính trong 18 tháng đã là lạc quan. Nếu chúng ta có thể hoàn thành dự định trong 6 tháng, có lẽ rồi nó cũng sẽ bùng nổ tốt thôi như Đề Án Manhattan.

Với tất cả sự tôn trọng, Tổng Thống Trump không phải là một “thiên tài ổn định”. Ông là một nhân tai không ổn định.

Vâng, tôi đang bị kẹt giữa nhiều tình thế khó xử, chúng cứ lặp đi lặp lại. Thật gay go.

Tôi xin lỗi nhưng đất nước này hiện đang bị kẹt giữa một tình thế khó xử. Và thật chết người.


15/5/2020
 
(Việt Tide chuyển ngữ)
Last week, Governor Newsom said that the first community-spread case of COVID-19 in California was in a nail salon. This caused an up-roar in our Vietnamese community. Eighty percent of the nail salons are owned by Vietnamese Americans and this sector has been decimated by the shutdown. His statement, without explanation or clarification, unfairly targeted one group and added fuel to the anti-Asian sentiment that is sweeping the nation. Though I wish the Governor hadn’t said it the way he did, I agree with his over-arching objective of not re-opening the California economy too soon. As a small business owner, I feel for all the nail salon owners, I feel for their families. I also know from first-hand experience their generosity. The nail salon owners were among the first to donate their money and stock of masks that I have personally delivered to the nurses at several local hospitals. And though I want to show strong 100% support to this important group in our community, I don’t want us to be distracted and take our eyes off the top priority of keeping all of us, in all sectors, safe and healthy. If we are not safe, our economy will not rebound.
 
As a pediatrician, I am distraught by the impact of school closure on our children. There have been reports that school closure may not have been an effective way to contain the novel coronavirus, that it disproportionately affects children of low-economic status, and that it widens the health disparity of children of color. As a mother of a school-aged child, I have new-found greater respect for teachers who have to juggle the dual roles of teachers and parents, all played out on zoom.  For the sake of all of us, children simply need to go back to schools. But I know that children are often germ-spreaders of annoying illnesses, at best, and deadly diseases, at worst. As with the influenza illness, we know that children are the ones giving the flu to their grandparents so we emphasized vaccinating children to protect them and their families. Worse, we are seeing a spike in pediatric multi-system inflammatory syndrome, similar to Kawasaki’s Disease or toxic shock syndrome, with more than 200 cases and 3 deaths nationwide. For the sake of all of us, we are simply not ready to re-open schools without the right safety factors in place.
 
As a pediatrician, I am a firm believer of vaccines. Vaccination has been the greatest public health measure of our lifetime, no doubt. Yet, during this pandemic, the issue of vaccines has put me in a tough position once again. To fight COVID-19, we must have a safe vaccine, the sooner, the better. But development of vaccines takes time and hard work, from experts in the field. If we rush it, we risk dire consequences. Today, President Trump touted the endeavor of Operation Warp Speed as “unlike anything our country has seen since the Manhattan Project.” Somehow the name and the comparison make me feel very uneasy. Why the drastic change? Wasn’t he the one who questioned the value of testing just yesterday, that it’s overrated, that the US would have very few cases if there is no testing? Was this flawed and cavalier logic the reason why no preparation for adequate testing was made by the US through the first months of this pandemic? I guess he does not want to waste any time now. With warp speed, “we’re looking to get it (the vaccine) by the end of the year if we can, maybe before.” Most of the vaccines take years to develop. The estimate of 18 months is already optimistic. If we can get it done in 6 months, it would be as explosive as the Manhattan Project alright.
 
With all due respect, President Trump is not a “stable genius.” He is an unstable idiot.
 
Yes, I am stuck between a rock and a hard place, over and over again.   It’s tough.
 
I am sorry but this country right now is stuck between a rock and a hard place. And it’s deadly.
 
5/15/2020
]]>
<![CDATA[COVID-19: Chuyện Kể về Hai Thế Giới ~ The Tale of Two Worlds]]>Wed, 13 May 2020 04:26:04 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-chuyen-ke-ve-hai-the-gioi-the-tale-of-two-worlds
BS TRẦN MAI KHANH
 
Sáng nay, trên đường đến bệnh viện làm việc, tôi thấy bờ biển Huntington Beach và Newport Beach có đông người hơn một ngày hè bình thường. Tôi đang ngồi trong xe, đợi rẽ vào Bệnh Viện Hoag, vừa ngắm nhìn đoàn người đi biển, người đi xe đạp, người lướt sóng, người tụ tập để băng qua đại lộ biển Pacific Coast Highway. Phần tôi, sau khi đến bệnh viện, phải đi qua khu sàng lọc bệnh và mặc quần áo bảo vệ y tế để vào bên trong. Hai thế giới tuy gần mà lại rất xa nhau.
MAI KHANH TRAN, MD
 
This morning, on my way to the hospital, I saw more people out in Huntington Beach and Newport Beach than a normal summer day. I sat in my car, as I waited to turn into Hoag Hospital, watching the horde of beach-goers, bikers,  surfers, gathered together to cross Pacific Coast Highway. Then when I got to the hospital, I had to be screened and suited up to get in. The two worlds are so near yet so far apart.

Sự chia rẽ mênh mông giữa hai thế giới thậm chí còn thê thảm hơn khi chúng ta nhìn vào tác động của COVID-19 đối với cuộc sống của người Mỹ. Hoa Kỳ hiện có hơn 1.3 triệu trường hợp nhiễm bệnh với khoảng 30,000 ca mới mỗi ngày và hơn 77,000 người chết, với trung bình 2,000 ca tử vong mỗi ngày (2,700 vào 5/5, 3,200 vào 5/6 và 1,500 vào 5/7). Đó là hơn 30,000 người bệnh mới và 2,000 trường hợp tử vong trên toàn quốc mỗi ngày. Chúng ta có thể đã san phẳng đường cong một chút nhưng chắc chắn chưa đạt được hoặc duy trì nó ở mức giảm chấp nhận được. Dù vậy, mọi người đang nói về việc mở cửa xã hội trở lại bởi vì trong thế giới kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp hiện lên đến 14.7% và 20.5 triệu người mới thất nghiệp. Thế giới kinh doanh kêu gọi “hãy cho người dân sống tự do”, nhưng làm như vậy, thế giới y tế khuyến cáo, “sẽ khiến cho con virus lây lan” và “giết chết những người sống tự do.”

Bạn có còn nhớ ông chính trị gia đáng quên từ Texas từng nói rằng những người lớn tuổi  như ông sẵn sàng hy sinh để con cháu ông có thể sống cuộc sống bình thường của người Mỹ? Nhưng khoan đã, ông đã hấp tấp quá rồi. Khi bước vào tháng thứ tư của đại dịch, bây giờ chúng ta mới biết, con coronavirus quái lạ này thực sự có thể làm tổn thương thanh thiếu niên, trẻ nhỏ, bằng cách tồi tệ nhất có thể. Bây giờ chúng ta bắt đầu thấy các cụm bệnh bị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, tương tự như Bệnh Kawasaki, một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng thường đưa đến những biến chứng tim lâu dài. Hiện nay đã có ít nhất 85 trường hợp nhiễm bệnh và 2 ca tử vong, nhưng đây chỉ là mới khởi đầu.


Câu chuyện về hai thế giới, và sự chia rẽ sâu xa, không phải là giữa người đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ,  người cấp tiến hay bảo thủ, giàu hay nghèo, da trắng hay da màu, già hay trẻ. Con virus này chỉ nhìn thấy một thế giới—thế giới của những con người, làm vật chủ mồi. Đối với tôi, nó đưa đến hai thực tế, hai phái với những quan điểm và ưu tiên hoàn toàn khác nhau. Một là thế giới chứa đầy những người tin vào sự tự do cá nhân quan trọng hơn tất cả các quyền tự do khác—quyền sống, chết, làm bất cứ điều gì. Một thế giới khác có nhiều người tin rằng chúng ta chỉ có thể tận hưởng sự tự do nếu chúng ta còn sống, và sự sống còn của chúng ta ít nhất phụ thuộc vào hành động của tất cả chúng ta. Một thế giới tin vào sự tự do cá nhân để đeo đuổi cuộc sống, tự do và hạnh phúc bằng mọi giá. Một thế giới khác tin rằng chúng ta chỉ có thể đeo đuổi những mưu cầu đó nếu chúng ta còn sống sót. Và chúng ta chỉ có thể sống sót nếu chúng ta bảo vệ lẫn nhau và gạt bỏ những ham muốn cá nhân để bay nhảy tự do, chỉ tạm thời thôi, đến những bãi biển hoặc những nơi ưa thích khác.

Là một người di dân có cha mẹ đến đất nước này để tìm tự do, tin tôi đi, tôi rất coi trọng sự tự do đó. Nhưng là một bác sĩ chỉ muốn bệnh nhân của mình sống sót dịch COVID-19, tôi coi trọng mạng sống hơn. Và khi cách duy nhất để bảo vệ những người thân yêu của chúng ta là ngăn chặn sự lây lan của con virus, tôi sẵn sàng giảm bớt nhu cầu cảm thấy được sống tự do của mình. Tôi yêu chuộng sự đơn giản mộc mạc như thế này “tôi đang còn sống, vì vậy tôi đang có tự do.” “Bạn đang còn sống, bạn đang có tự do.” “Tất cả chúng ta, bạn và tôi, hãy cùng nhau sống sót cho tự do.”

Thật đáng ngạc nhiên, khi tôi không bị đơn độc trong niềm tin này, và một cộng đồng mới đã xuất hiện; sự chia rẽ sâu xa may ra đã được nhịp cầu hàn gắn. Trong Tuần Lễ Y Tá Quốc Gia, tôi có được may mắn góp một vai nhỏ trong một sự việc phi thường cảm động nhất. Bắt đầu như một nỗ lực của một vài cô bác người Việt lớn tuổi ao ước muốn cung cấp bữa ăn trưa cho các y tá để thể hiện lòng biết ơn của mình đã trở thành sự hợp tác của nhiều người. Chúng tôi có bà con hàng xóm, người đảng Cộng Hòa, người đảng Dân Chủ, già trẻ, đàn ông, đàn bà, tất cả đều cống hiến khả năng và công của để bảo đảm tất cả các y tá trong các Phòng Cấp Cứu, Phụ Sản, Đo Lường Từ Xa, và Chăm Sóc Hồi Sinh tại bệnh viện Orange Coast Memorial và Fountain Valley Regional Hospital nhận được những bữa cơm trưa bổ dưỡng, và họ hứa sẽ tiếp tục làm điều này cho đến khi đại dịch giảm. Họ cũng đã mở rộng hoạt động để cung cấp bữa ăn cho các cựu chiến binh vô gia cư cũng như giao thức ăn cho người cao niên không được ra khỏi nhà. Người Mỹ gốc Việt đã gây quỹ để cung cấp hàng ngàn mặt nạ KN95 và tấm che mặt cho cả hai bệnh viện. Những dụng cụ bảo vệ cá nhân PPE này sẽ được trao trực tiếp cho các chuyên viên chăm sóc y tế ở tuyến đầu. Tuy thế, rất ít người muốn nhận phần công quả. Họ cảm thấy hạnh phúc khi được chăm sóc những người đã từng chăm sóc chúng ta không biết mệt mỏi. Cộng đồng có một sự khao khát muốn làm một cái gì đó, để cảm thấy mình có thể làm chủ tình hình phần nào trong thời kỳ khủng hoảng này, và có được một cộng đồng đoàn kết trong lúc mọi người phải tự cách ly. Tôi thích cái thế giới cởi mở và chăm sóc cho nhau này.

Nhưng sau đó tôi nghe Tổng Thống Trump nói hôm nay ông nghĩ rằng có hay không có thuốc chích ngừa, con coronavirus sẽ tự biến mất. Thật không biết ông đang sống trong một thế giới ảo nào?

Thế là tôi lại bị nhắc nhở về hai thế giới tuy gần mà xa và sự chia rẽ sâu xa giữa chúng. Có lẽ đó là một thế giới thực và một ảo. Và bạn chắc chắn biết tôi đang sống ở thế giới nào.

5/8/2020
 
(Việt Tide chuyển ngữ)
The vast disconnect between the two worlds is even more dramatic when we look at the impact of COVID-19 on American lives. The US has now more than 1.3 million cases with about 30,000 new cases per day and more than 77,000 deaths, averaging 2,000 deaths per day (2,700 on 5/5, 3,200 on 5/6, and 1,500 on 5/7). That’s per day: over 30,000 new cases and 2,000 deaths nationwide. We may have flattened the curve slightly but we definitely have not reached or sustained an acceptable decline. Yet everyone is talking about opening up society because in the economic world, there loom the 14.7% unemployment rate and the 20.5 million newly unemployed. The business world calls to “free the people,” but doing so, the medical world cautions, would “spread the virus” and “kill the free people.”
 
Remember the forgettable politician from Texas who said that seniors like him are more than willing to sacrifice so that their grandchildren can live the normal American life? But wait, he spoke too soon. We now know, as we go into the fourth month of the pandemic, that this novel coronavirus can actually hurt children, little children, in the worst possible way. We are now beginning to see clusters of pediatric multi-system inflammatory syndrome, similar to Kawasaki Disease, a rare but grave condition that often has long-term cardiac complications.  There are now at least 85 cases and 2 deaths, but that is just the beginning.
 
The tale of two worlds, and the great divide, is not about Republicans and Democrats, liberals and conservatives, rich and poor, white and colors, young and old.  This virus only sees one world—the world of humans, as hosts. To me, it comes down to two realities, two camps with starkly different philosophies and priorities. One world is filled with people who believe in individual freedom above all—the freedom to live, to die, to do whatever. The other world is populated with people who believe that we can only enjoy freedom if we live, and the survival of the least of us depends on the actions of all of us. One world believes in individual freedom to pursue life, liberty, and happiness at all costs. The other world believes that those pursuits can only be possible if we survive. And we can only survive if we protect each other and put aside our individual urges to run free, for now, to the beaches or other favored destinations. 
 
As an immigrant whose parents came to this country for freedom, trust me, I value it. But as a doctor who wants my patients to survive COVID-19, I value lives more. And when the only way to protect our loved ones is to keep the virus from spreading, I am willing to curtail my need to feel free. I adore the simplicity of “I am alive, therefore I am free.” “You are alive, you are free.” “Let’s all stay alive to be free for you and me.”
 
Amazingly, I am not alone in this belief, and a new community of has emerged; the great divide has been bridged. During National Nurse’s Week, I was lucky enough to play a small role in the most touching of phenomenon. What started as an effort by a few Vietnamese elderly women to provide lunches to the nurses grew into a collaboration by many who yearn for an opportunity to show their gratitude. We have neighbors, Republicans, Democrats, young and old, men, women, all offering their talents and services to make sure that all the nurses in the Emergency Room, Labor and Delivery, Telemetry, and ICU at Orange Coast Memorial and Fountain Valley Regional Hospitals receive healthy lunches, with the promise to continue to do this until the pandemic abates. And they have already expanded to provide meals for homeless veterans as well as grocery deliveries for shut-in seniors. The Vietnamese Americans have fund-raised to give both hospitals thousands of KN95 masks and face-shields. These PPEs will be directly given to the frontline healthcare providers. Yet very few want to get credit. They are just happy to be of service to the people who have tirelessly served us. There is a hunger in the community to do something, to have a sense of control in this time of crisis, and to be united as a community in a time when we have to be apart. This is the one world of inclusion and service that I like.
 
And then I heard that President Trump said today that he thinks the coronavirus will disappear, with or without the vaccine. In what fantasy world does he live?
 
I am reminded again of the two worlds and the great divide. Maybe it is about the real and fantasy worlds. And you definitely know which one I live in.
 
5/8/2020
]]>
<![CDATA[COVID-19: Số thương vong của chiến tranh ~ Casualties of war]]>Tue, 05 May 2020 20:54:35 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-so-thuong-vong-cua-chien-tranh-casualties-of-war
BS TRẦN MAI KHANH

Tuần lễ mới của tôi bắt đầu với tin bác sĩ Lorna Breen tự tử. Là giám đốc y tế của khoa cấp cứu tại Bệnh Viện New York Presbyterian / Trung Tâm Y Tế Đại Học Columbia, bà đã từng giám sát đợt bệnh COVID-19 bùng phát tại thành phố New York, bị nhiễm bệnh, chiến đấu với bệnh và hồi phục, trở lại làm việc, sau đó tự kết liễu đời mình. Một trong những vị tướng chỉ huy của chúng ta đã tử trận và đó là một đòn thảm khốc đối với đội quân đang chiến đấu.

MAI KHANH TRAN, MD

I started my week with the news of Dr. Lorna Breen’s suicide. As medical director of the emergency department at New York Presbyterian Hospital/Columbia University Medical Center, she oversaw the COVID-19 surge in New York City, contracted the disease, fought and recovered, returned to work, then took her own life. One of our generals has fallen and it is a devastating blow to the troop.

Tôi thấy bản thân mình và các đồng nghiệp chăm sóc y tế, như là những người lính đánh trận trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 này, nên tôi rất quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mọi người. Trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, chúng tôi sẽ phải được điều trị chứng PTSD (hậu chấn tâm lý), giống như nhiều người lính đánh trận trở về sau chiến tranh. Tuy nhiên, ít nhất các binh sĩ trong lực lượng vũ trang đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện và vũ khí căn bản. Những người lính trong lực lượng y tế ngày nay đã không được chuẩn bị, về thể chất và tinh thần, và không được trang bị đầy đủ vũ khí để đánh trận này.

Là bác sĩ, tất nhiên chúng tôi đã được huấn luyện để đối đầu với các vấn đề sống chết.

Nhưng chúng tôi đã không được huấn luyện để chuẩn bị cho sự chấn thương tâm lý khi nhìn thấy những cái chết cô đơn, đáng sợ và đau đớn, của bệnh nhân COVID-19 của chúng tôi.

Chúng tôi đã không được huấn luyện để chuẩn bị cho sự đau lòng khi các đồng nghiệp của mình chết vì làm công việc của họ.

Chúng tôi đã không được huấn luyện để chuẩn bị cho sự lo lắng tự hỏi khi nào chính chúng tôi sẽ mắc bệnh hoặc sợ rằng chúng tôi sẽ truyền bệnh cho gia đình.

Chúng tôi đã không được huấn luyện để đối phó với những “người ngu xuẩn chống lệnh cách ly phòng ngừa dịch covid” trong khi cố gắng cứu mạng sống của họ hoặc mạng sống của những người thân yêu của họ.
 
Đơn giản là chúng tôi đã không được huấn luyện để giải quyết tình trạng bất lực và không thể làm được gì này. Khi không có được cách xét nghiệm đầy đủ, thuốc chữa bệnh, thuốc chích ngừa và trang thiết bị y tế bảo vệ/PPE, chúng tôi không thể làm được bất cứ gì.

Trong hai tháng qua, mỗi ngày tôi thức dậy với đầu óc và trái tim nặng nề. Đau ngực và khó thở: là triệu chứng COVID-19 của một số người, chắc chắn là dấu hiệu bị căng thẳng của tôi. Lúc đầu, tôi đã cố gắng gượng cười cho qua chuyện, nhưng khiếu hài hước của tôi ngày càng có chiều hướng đi xuống theo độ nhạy của khứu giác và vị giác của một số bệnh nhân COVID-19. Tôi không cười nổi nữa. Rồi sau đó, khi không phải khám bệnh, tôi đã thử dọn dẹp và khử trùng nhà cửa, nhưng hình ảnh các loại thuốc khử trùng khiến tôi muốn nôn mửa. Tôi thậm chí đã thử làm vườn, nhưng trời nắng nóng chỉ khiến tôi càng nóng nảy và tức giận hơn. Tôi không thể thoát khỏi cái ám ảnh của đại dịch COVID-19.  Lúc nào tôi cũng bị nhắc nhở về tình trạng điên rồ này.

Tại sao các chuyên viên chăm sóc y tế chúng tôi lại bị căng thẳng bất thường và quá mức như thế này? Chắc chắn chúng tôi đã bị dịch bệnh trước đây; chắc chắn chúng ta đã phải đối phó với những căn bệnh khó chữa và chết người trước đây. Nhưng lần này thì lại khác.

Chúng tôi đang đánh trận, nhưng với tư cách là những thường dân, không có sự lãnh đạo thực sự cho nên chúng tôi là những con số thương vong mới của chiến tranh. Chúng tôi làm sao có được kiến ​​thức, kinh nghiệm và tầm nhìn cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng này, để tiến hành cuộc chiến này, khi bộ chỉ huy là một guồng máy, là một đầm lầy đã được nạo vét, rồi lấp đầy với những người bất tài, tham nhũng và vô tâm? Từ khi nào mà sự việc một bà hưởng thừa kế làm Bộ Trưởng Giáo Dục, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh làm Bộ Trưởng Gia Cư, một doanh nhân làm Bộ Trưởng Bảo Vệ Môi Trường, hoặc một người bán hàng làm Tổng Thống, là hợp lý? Tất nhiên, đó là chưa nói đến việc những chuyên gia dám lên tiếng đều đã bị sa thải.

Vì vậy, trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, những người anh hùng như bác sĩ Breen đành phải gánh lấy cái trách nhiệm chiến đấu để cứu người dân Mỹ, những bệnh nhân của chúng tôi. Và đôi khi, nó là một cái gánh quá sức nặng.
 
5/1/2020

Bác sĩ Trần Mai Khanh đã hành nghề y khoa tại Quận Cam trong 25 năm và còn tổ chức nhiều chương trình khám bệnh từ thiện ở nước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh nghèo. Gia đình bà gồm có chồng và con gái, và mẹ già 85 tuổi. Bà cũng rất nhớ nhung những bãi biển Nam California, nhưng tuyệt đối tin cậy rằng cách tốt nhất để bảo vệ những người thân yêu của chúng ta là ở yên trong nhà.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)
I see myself, and my healthcare colleagues, as soldiers in this war against COVID-19 and I am very concerned about our mental well-being. We are going to have to be treated for PTSD (post-traumatic stress disorder) during and after this war, just like many soldiers returning from previous battles. Soldiers in the armed forces, however, received at least basic boot-camp training and ammunitions. Soldiers in the medical force today are not prepared, physically and mentally, and are ill-equipped to engage in battle.
 
As doctors, of course we are trained for life and death issues.
 
But we are not trained to handle the trauma of seeing the kind of death, lonely and terrifying and painful deaths, of our COVID-19 patients. 
We are not trained for the heartbreak of seeing our colleagues dying for doing their jobs.
 
We are not trained for the stress of wondering when we will contract the disease or fearing that we would spread the disease to our families.
 
We are not trained to fight “covidiots” while trying to save their lives, or the lives of their loved ones.
 
We are simply not trained to handle this sense of helplessness and the loss of control. Without adequate testing, cure, vaccine, and PPE, we have no control whatsoever.
 
I have been waking up every day in the past two months with heaviness in my heart and in my head. Chest pain and difficulty breathing: COVID-19 symptoms for some, definitely signs of stress for me. At first, I tried to laugh it off, but my sense of humor has gone the way of the sense of smell and taste of some COVID-19 patients. I cannot laugh anymore. Then I tried to do house-cleaning, when I am not seeing patients, but the sights of disinfectants made me want to vomit. I even tried gardening, but being out in the sun only made me even more hot and angry. I cannot get away from COVID-19. I am constantly reminded of the craziness of this situation.
 
Why this unusual, over-the-top stress on our healthcare professionals? We certainly have had epidemics before; we certainly have had to deal with difficult and deadly diseases before. But it is different this time.
 
We are going into battle, as civilians, without true leadership and we are the new casualties of war. How are we going to have the knowledge, experience, and vision needed to handle this crisis, to wage this war, when we have a system, after the draining of the swamp, filled with incompetent, corrupt, and heartless people? When does it make sense to have an heiress as Head of Education, a neurosurgeon as Head of Housing, a businessman as Head of EPA, or a salesman as President? Of course, let’s not mention the sackings of those experts who dared to speak up.
 
So this fight against COVID-19, this battle to save the American people, our patients, fall the shoulders of heroes like Dr Breen. And sometimes, it is just too much.
 
5/1/2020
 
Dr Tran has been practicing medicine in Orange County for 25 years and has led many medical missions abroad to provide care for the underserved. She lives with her 85 year-old mother and husband and daughter. She too misses the Southern California beaches but believe, to her core, that the best way to protect our loved ones is to stay at home.
]]>
<![CDATA[COVID-19: Thật không thể tưởng tượng được ~ It’s unreal]]>Sun, 26 Apr 2020 20:10:41 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-that-khong-the-tuong-tuong-duoc-its-unreal
BS TRẦN MAI KHANH

Trong 25 năm làm bác sĩ y khoa, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì quái lạ như thế này và tôi không có ý nói về con vi khuẩn mới coronavirus.
MAI KHANH TRAN, MD
 
In my 25 year career as a medical doctor, I have never seen anything like this, and I don’t mean the novel coronavirus.
Trong một tuần lễ khi nước Mỹ bị hơn 50,000 người chết, khi chúng ta lập kỷ lục toàn quốc về con số người chết hàng ngày cao nhất, 2,700 người Mỹ, khi chúng ta có số người chết cao nhất trong một ngày của 115 người dân California, khi chúng ta đang thương tiếc hơn 10,000 người cao niên đã chết kể từ khi bắt đầu đại dịch, thì chúng ta có một ông Tổng Thống diễn tuồng bác sĩ. Hôm qua Tổng Thống Trump nói ông rất quan tâm đến một tin đồn khá hay ho rằng con vi khuẩn này không thích ánh sáng mặt trời và ông muốn đề nghị với các chuyên gia y tế của chúng ta xem xét việc chích thuốc khử trùng cho bệnh nhân và dùng trị liệu bằng ánh sáng bên trong để chữa dịch COVID-19. Ông ấy cũng có chua thêm “tôi không phải là một bác sĩ,” và “cách này có thể hoặc không có thể chữa được,” có nghĩa là hên xui may rủi quý vị cá thua ráng chịu, đây không phải trách nhiệm của tôi.

Còn có điều lạ lùng hơn nữa là sự thiếu phản ứng từ các chuyên gia y tế đang ở ngay đó, những người đã từng được đào tạo và tuyên thệ Lời Thề “không làm hại gì” của Hippocrates, lại không ai lên tiếng. Giữ im lặng có nghĩa là đồng ý ngầm.
 
Không đâu thưa Ông, những gì ông đề nghị là nguy hiểm và chết người. Thay vì theo đuổi những tin đồn và giải pháp nhanh nhưng tạm bợ, chúng tôi sẽ dành mọi năng lực của mình cho những thử nghiệm lâm sàng để tìm cách chẩn đoán COVID-19 chính xác, phương pháp điều trị hiệu quả và thuốc chích ngừa an toàn.  
 
Không đâu thưa Ông, chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh làm việc theo phương pháp, theo khoa học, theo đúng đường lối đã đưa chúng ta thoát khỏi các dịch bệnh bại liệt, sởi và cúm trong các thế hệ trước. Tôi thật không hiểu được tại sao họ, là những bác sĩ, đã không lên tiếng.

Tôi có thể hiểu rằng quý vị phải có mặt ở đó thì may ra sẽ tạo nên sự khác biệt hữu ích. Tôi có thể hiểu rằng các đồng nghiệp của tôi không muốn bị mất việc, và muốn tham gia đóng góp ít nhiều cho cuộc chiến chống lại dịch  COVID0-19.  Tôi tin rằng họ muốn có mặt ở đó để đưa lên tiếng nói của lý trí giữa những người mất trí. Nhưng họ có đang làm nhiệm vụ của mình không?

Chúng ta hãy xem cách họ giải quyết câu hỏi khi nào nên mở cửa cho xã hội và lực lượng lao động của chúng ta đi làm trở lại. Ngày hôm nay, Thống Đốc tiểu bang Georgia đã cho phép các doanh nghiệp không thiết yếu như tiệm làm móng tay, tiệm làm tóc và tiệm đấm bóp, được mở cửa trở lại. Trong ba ngày, các rạp chiếu phim và sân chơi bowling sẽ hoạt động trở lại như thường lệ. Thị Trưởng Las Vegas muốn các sòng bạc được mở cửa lại và để cho sức mạnh thị trường quyết định mọi kết quả. Khi bác sĩ Deborah Birx được hỏi về quyết định mở cửa nền kinh tế bây giờ của các chính trị gia, bà nói rằng bà “sẽ không phán xét bất cứ ai về quyết định của họ.” Tại sao không? Bà là người chuyên gia y tế trong lực lượng đặc nhiệm. Công việc của bà là hướng dẫn và quy định những quyết định khó khăn.

Khi được hỏi liệu mở cửa cho các hoạt động không thiết yếu này hoạt động trở lại có là một ý định an toàn hay không, bà nói, “cho nên, nếu có cách nào đó để mọi người có thể giữ khoảng cách xã hội trong khi làm những công việc của họ, thì họ có thể làm những việc đó. Tôi không biết họ sẽ làm thế nào, nhưng họ là người sẽ có sáng kiến.” Làm sao có thể trả lời một cách huề tiền như vậy? Giả sử ta có một tình huống như vầy.  Cho tôi hút thuốc lá được không? Nếu bạn có cách để chất thuốc lá không chạm được vào miệng, cổ họng và phổi, thì được, bạn có thể hút thuốc. Và tôi chắc rằng bạn là người có nhiều sáng kiến để tìm ra cách nào đó, cho nên được, bạn có thể hút thuốc. Ngay cả khi bạn không thể nghĩ ra cách, tôi cũng sẽ không phê bình quyết định đã rồi của bạn.

Nhưng có lẽ y học không phải là lĩnh vực chuyên môn của Tổng thống Trump. Sở trường của ông là trong kinh doanh, vậy hãy xem chính phủ Trump đã kiềm chế những tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế như thế nào. Hãy xem chính quyền Trump đã đáp ứng nhu cầu khủng khiếp của 26 triệu người Mỹ vừa mất kế sinh nhai trong vài tháng qua như thế nào. Cuộc đua kiếm tiền điên rồ này, theo quy trình nộp đơn ai đến trước được trước của SBA gần như là một trò vờ, chỉ có lợi cho những người có thời giờ và cách xoay xở để nộp đơn và quen biết để thúc đẩy ưu tiên cho đơn của mình lên đầu danh sách. Không có gì ngạc nhiên khi Shake Shack, một tập đoàn với hơn 6000 nhân viên, đã nhận được 10 triệu đô la và Edinger Pediatrics, nhóm bác sĩ của tôi, đã nhận được 0. Trong khi là người ở tuyến đầu đang chiến đấu với đại dịch, chúng tôi còn phải chạy ngược xuôi liên lạc với các ngân hàng lớn nhỏ, bạn bè, thậm chí cả Dân Biểu Quốc Hội để nhờ giúp đỡ. Cho đến nay vẫn không có gì. Có tưởng tượng được không?

Chính phủ liên bang có tất cả các con số về bảng lương nhân viên cũng như chi tiết về mỗi công ty. Tại sao chính phủ không thể sử dụng các quản trị viên bảng lương, như ADP, để gửi tiền lương hàng tháng cho nhân viên cho đến khi họ có thể trở lại làm việc? Tại sao họ không thể gửi tiền cho các doanh nghiệp nhỏ, dựa trên dữ liệu khai thuế IRS, để giữ cho họ hoạt động? Hãy dẹp cho cuộc đua kiếm tiền điên rồ này để những người cần làm việc có thể tập trung làm những công việc thiết yếu và những người cần ở nhà có thể an tâm ở nhà. Chúng ta hãy dành sự trợ giúp thực sự cho những người Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tuần trước, có hơn 200 người biểu tình tuần hành qua Huntington Beach đòi hỏi quyền trở lại làm việc. Tôi đoán họ đã không biết gì về lò sản xuất thịt heo Smithfield Food ở tiểu bang South Dakota có 783 nhân viên xét nghiệm dương tính và thêm 206 ca lây lan từ sự  tiếp xúc với nhân viên. Có thể tiểu bang South Dakota là một thế giới xa xôi đâu đó, nhưng còn viện dưỡng lão gần đó ở Huntington Beach đã có 74 ca bệnh và 2 người chết thì sao? Và còn Đơn Vị Đo Lường Từ Xa/Telemetry Unit, đơn vị này là nơi nhận bệnh nhân COVID-19 cấp đầu tiên tại một bệnh viện gần đó thì sao? 25% chuyên viên ở đây đã xét nghiệm dương tính hoặc đang chờ kết quả và không thể quay lại làm việc. Ba y tá đã phải nhập viện vì COVID-19, một trong ba người đang phải dùng máy trợ thở. Cho nên thật tình mà nói, những người biểu tình đang đòi hỏi quyền làm việc, vui chơi, giao tiếp xã hội của họ là vì chúng quan trọng hơn quyền sống của những người này hay sao? Thật là không thể tưởng tượng được.

Vì vậy, thưa ông Tổng Thống Trump, dù với tất cả sự tôn trọng nên có đối với địa vị ông đang giữ nhưng tôi không thể tôn trọng ông như một con người, xin ông hãy ngừng diễn tuồng bác sĩ. Ông đang đùa giỡn với sư sống chết của nhiều người và đó là không phải là điều đàng hoàng.

Rồi sau đó còn cho rằng mình chỉ nói lời châm biếm thôi mà là một cách ngụy biện tồi và bệnh hoạn để gỡ nghẹn vì đã lỡ cho cái chân to tướng vào mồm của ông. Tôi là một bác sĩ nhi khoa và tôi biết trẻ em sẽ làm gì khi bị bắt quả tang nói dối hoặc phạm lỗi. Chỉ đùa thôi mà, các em sẽ luôn tự  nhận là vậy, không tránh được. Một Tổng Thống mà ăn nói như vậy là trẻ con và không ổn.

Lại sắp đến ngày 30 tháng Tư, 45 năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, giờ đây tôi chỉ muốn so sánh một con số từ một góc nhìn lịch sử. 58,000 người Mỹ đã chết trong cuộc chiến Việt Nam trong 10 năm. Con số người Mỹ chết vì đại dịch chỉ sau 3 tháng đã gần bằng con số chết trong chiến tranh này. Nếu mỗi trận đánh trong bất kỳ cuộc chiến nào giết đi khoảng 2,500 sinh mạng, thì làm sao những người có đầu óc bình thường có thể nghĩ rằng chiến thắng sắp đến nơi hoặc cuộc sống đã sẵn sàng để trở lại bình thường. Đó là thực tế hiện tại của chúng ta trong cuộc chiến chống COVID-19 này. Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn nguy hiểm ác liệt nhất cho nên bất kỳ ý kiến nào chối khác đi là vô trách nhiệm và liều mạng, độc hại như loại thuốc khử trùng mà Tổng Thống Trump đang thúc đẩy là có khả năng chữa bệnh dịch.

Ngày 24 tháng 4 năm 2020

Bác sĩ Trần Mai Khanh đã hành nghề y khoa tại Quận Cam trong hơn 25 năm. còn tổ chức nhiều chuyến khám bệnh từ thiện nước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)

In the week when the US reached over 50,000 deaths, when we set a record of the highest daily deaths of 2,700 Americans, when we see the highest deaths in one day of 115 Californians, when we mourn more than 10,000 seniors who have died since the beginning of the pandemic, we have a President who played doctor. President Trump yesterday said that he is very interested in the nice rumor that the virus does not like sunlight and suggested that he wants our medical experts to look into injecting patients with disinfectants and using internal phototherapy to treat COVID-19. He did say “I am not a doctor” and “it may or may not work,” so all bets are off, no responsibility here.
 
What is even more unbelievable is the lack of response from the medical experts, people who are trained and have taken the Hippocratic Oath to “do no harm,” who stood nearby. Silence is tacit agreement.
 
No sir, what you are suggesting is dangerous and deadly. Instead of chasing rumors and quick fixes, we will spend our energy on clinical trials to test for accurate COVID-19 diagnostics, effective treatments, and safe vaccines. 
 
No sir, we will do it the right way, the scientific way, the way that got us out of the polio, the measles, and the influenza epidemics of previous generations. Why they, as doctors, did not speak up is beyond me. 
 
I understand the idea that you have to be at the table to make a difference. I get that my colleagues want to keep their jobs and stay in the game so that they can contribute, if not a lot, at least a little to the war against COVID0-19. I trust that they want to be present to be the voice of reason in the midst of this insanity. Are they though?
 
Let’s see how they handled the question of when to re-open our society and the workforce. Today, the Governor of Georgia is allowing non-essential businesses like nail salons, hairdressers, and massage parlors, to be re-opened. In three days, movie theaters and bowling alleys will be back to business as usual. The Mayor of Las Vegas wants the casinos to be re-opened and let market forces dictate the outcome. When Dr Deborah Birx was asked about the decisions of politicians to open the economy now, she said she is “not going to second judge anyone about their decision-making.” Why not? You are the medical expert on the task force. It is your job to provide guidance and make the tough calls. When asked about whether it is a good idea altogether to resume these non-essential activities, she said “so if there’s a way that people can social distance and do those things, then they can do those things.  I don’t know how, but people are very creative.” What a non-answer is that?  Take the following scenario. Is it ok for me to smoke? If there is a way for you to not let the particles touch your mouth, throat, and lungs, then yes you can smoke. And I am sure you are creative enough to find a way, so yes you can smoke. But even if you can’t, I won’t second guess your decision.
 
But maybe medicine is not President Trump’s area of expertise. His forte is in business, so let’s see how he has managed the impact of COVID-19 on the economy. Let’s see how the Trump Administration has responded to the dire needs of the 26 million Americans who have lost their livelihoods over the past few months. This mad dash for money, the first-come first serve SBA application process is a sham, one that only benefits those who have the time and resources to apply and connects to push the applications to the top of the list. No wonder the Shake Shack, a corporation with over 6000 employees, got $10 million and Edinger Pediatrics, my group of doctors, got 0. While we are on the frontline fighting the pandemic, we had to reach out to banks, big and small, friends, even Congressmen for help. So far there has been nothing. Is this for real?
 
The federal government has all the payroll numbers as well as information on each company. Why can’t the government just use payroll administrators, like ADP, to send workers monthly salaries until they can return to work? Why can’t they just send the small businesses, based on IRS information, money to keep them afloat? Dispense with this mad dash altogether so that those who need to work can focus carrying out the essential activities and those who need to stay home can do so in peace. Let’s have real assistance to Americans who have been impacted the most.
 
Last week, more than 200 protestors marched through Huntington Beach demanding their right to return to work. I guess they didn’t know about the Smithfield Foods pork plant in South Dakota that had 783 employees testing positive and additional 206 cases from employee contact. Maybe South Dakota is a world away, but what about the nursing home down the road in Huntington Beach that had 74 cases and 2 deaths. And what about the Telemetry Unit at a nearby hospital that is the first level for COVID-19 admissions. 25% of the staff have positive or pending tests and cannot go back to work. Three of the nurses have been admitted for COVID-19, one was on the ventilator. Seriously, the protestors are demanding their right to work, to play, to socialize over these people’s right to life? That is unreal.
 
So President Trump, sir, with all due respect for the office you hold but no respect at all for you as a human being, stop playing doctor. You are playing with people’s lives and that is not right.
 
And then to say that you were only being sarcastic is just a sad and sick way of getting that big foot out of your mouth. I am a pediatrician and I know what kids do when caught in a lie or a mistake. Just kidding, they will always inevitably claim. It is juvenile and unbecoming of the President.
 
As we approach April 30th, 45 years after the fall of Saigon, I just want to put things into historical perspective. 58,000 Americans lost their lives in the 10 years of the Vietnam War. Almost that many Americans perished in just 3 months of this pandemic. If each battle of any war costs about 2,500 lives, no one in their right mind would think victory is around the corner or that life is ready to return to normal. That is the reality of where we are in this COVID-19 war. We are still in the thick of danger and any suggestion otherwise is irresponsible and reckless, as toxic as the disinfectant President Trump is pushing as a potential cure.
 
April 24, 2020
 
Dr Mai Khanh Tran has been practicing medicine in Orange County for over 25 years. She has also led many international medical missions to provide care for the underserved.
]]>
<![CDATA[COVID-19: Cách chữa trị bệnh còn tệ hại hơn căn bệnh? ~ Is the cure worse than the disease?]]>Sun, 26 Apr 2020 00:02:24 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-cach-chua-tri-benh-con-te-hai-hon-can-benh-is-the-cure-worse-than-the-disease
BS. TRẦN MAI KHANH
 
Câu hỏi hóc búa trong tuần vừa qua, ngay cả khi chúng ta vẫn còn hơn 2,500 người Mỹ chết mỗi ngày, là khi nào chúng ta có thể mở cửa hoạt động kinh tế trở lại? Nhiều người đã nói rằng cách chữa trị còn tệ hại hơn căn bệnh, và nhiều người sẽ chết vì thất nghiệp hơn là vì coronavirus. Có người thậm chí đã biểu tình phản đối lệnh ở-yên-tại-chỗ, trong khi đang đeo mặt nạ y tế, ngay cả ông Tổng Thống đã lại thành lập, một lần nữa, một đội đặc nhiệm giúp ông đưa ra “quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình,” là khi nào và làm cách nào để có thể cho người dân Mỹ đi làm trở lại.
MAI KHANH TRAN, MD 
 
The burning question in this past week, even when we still have more than 2,500 Americans dying every day, is when can we open up the economy? Many have said that the cure is worse than the disease, and that more people would die from unemployment than from coronavirus. People have even protested against the stay-in-place order, some while wearing masks, and even the President has formed, once again, a task force to help him make “the most important decision” of his life, when and how to send the American people back to work.
Là một bác sĩ, tôi rất quan tâm đến câu “cách chữa trị bệnh còn tệ hại hơn căn bệnh” này. Chúng ta hãy cùng xem cuộc chiến chống lại COVID-19 đã phát triển đến đâu. Tạm thời bây giờ, chúng ta hãy bỏ qua các con số thống kê thế giới; mặc dù đã có hơn 2.2 triệu ca bệnh và hơn 150,000 ca tử vong trên toàn thế giới. Chúng ta đang phải tự lo cho mình, ngay cả khi con vi-khuẩn này không phân biệt hoặc quan tâm đến sắc tộc, biên giới hoặc sự giàu nghèo. Và dù sao thì ông Tổng Thống cũng sẽ ngưng tiền hỗ trợ cho WHO, vậy thì ai cần phải quan tâm nữa?  Chúng ta có thấy cái quái gì vừa bất hợp pháp vừa điên rồ ở đây không? Không thể nào ngu xuẩn hơn thế nữa: ngưng hỗ trợ tiền cho WHO trong thời kỳ đại dịch. Hoa Kỳ, một khi từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, đang dâng hiến cho Trung Cộng một đĩa bạc của quyền lực và địa vị mà họ vẫn luôn khao khát.

Tuy nhiên, chúng ta hãy trở về với tình hình nước Mỹ.

Vào ngày 17/4/2020, nước Mỹ có 679,374 ca bệnh được xác nhận và 34,180 ca tử vong do COVID-19. Trước đó chúng ta có 15 ca bệnh và 0 ca tử vong vào ngày 1 tháng 3. Số lượng các ca mới đã bị san phẳng/flatten ở con số khoảng 30,000 ca mỗi ngày. Số người chết hàng ngày lảng vảng ở khoảng 2,700 cho đến ngày hôm qua, 16/4/2020 khi con số nhảy vọt lên hơn 4,500 người. Xem ra, Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, mỗi ngày, có hơn 2,700 người Mỹ đã chết vì COVID-19, rồi đột nhiên Thứ Năm, con số người chết nhảy vọt lên hơn 4,500. Điều đó không đáng báo động sao? Có thể con số tử vong hàng ngày tăng vọt vì bây giờ người ta cộng luôn các ca đoán chừng cũng như các ca chết tại nhà, nhưng dù sao thì đó là một con số không ai muốn thấy xảy ra.

Cũng không ai muốn nghe về một viện dưỡng lão ở New Jersey đã phải lưu giữ 17 thi thể (gồm 15 người cao niên và 2 y tá) của những người thân yêu trong khu nhà kho vì nhà xác hết chỗ. Và không ai muốn nghe về con số hơn 7,000 người cao niên đã chết trong các viện dưỡng lão và các trung tâm phục hồi chức năng trên khắp đất nước này. Con số đó là 20% của tổng số ca tử vong COVID-19. Những người cao niên này, họ là cha mẹ và ông bà của ai đó trong chúng ta, họ đã không có tiếng nói, họ đã không có một sự lựa chọn nào, và chắc chắn là họ đã không có cơ hội được chữa trị.

Vì vậy, chúng ta hãy xem “cách chữa trị bệnh” đã làm được những gì?

Chính sách cách ly xã hội/đóng cửa ngưng hoạt đông đã làm được những gì cho chúng ta? Nó đã câu giờ cho chúng ta có cơ hội san phẳng đường cong/flatten the curve những ca nhiễm mới hàng ngày. Hy vọng trong hai tuần nữa, chúng ta sẽ thấy đường cong những ca tử vong hàng ngày cũng sẽ được san phẳng.

Nó đã câu giờ cho chúng ta có thể tìm hiểu thêm về COVID-19, vì cho đến bây giờ, những gì chúng ta biết được vẫn là rất ít.

Tạp chí Y Học New England, 4 ngày trước đây, đã công bố kết quả sàng lọc chung của 215 phụ nữ mang thai nhập Bệnh Viện Columbia ở thành phố New York, một điểm nóng của COVID-19. 13% phụ nữ được xét nghiệm có kết quả dương tính. Trong số những người xét nghiệm dương tính, 90% không có triệu chứng. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải có đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cho tất cả mọi người, đặc biệt là các chuyên viên chăm sóc y tế, vì một phần đông dân số đáng kể có thể là người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng, do đó họ là những người truyền bệnh thầm lặng.

Hôm nay, nghiên cứu sơ bộ của các nhà nghiên cứu từ Đại Học Stanford đã phát hiện ra rằng từ 2.5% đến 4.2% những người được xét nghiệm ở Quận Santa Clara, một điểm nóng ở California, có chất kháng thể đối lại con vi khuẩn corona gây bệnh COVID-19. Điều này cho chúng ta biết con vi khuản đã lây lan rộng rãi trong cộng đồng nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây.

Trong tuần qua, có hai nghiên cứu, một nghiên cứu được công bố trên Tạp Chí Y Học New England và một nghiên cứu khác từ Đại Học Chicago, cho thấy những kết quả rất hứa hẹn cho việc điều trị COVID-19. Qua 2,400 ca bệnh thật nặng và 1,600 ca nặng vừa được chữa bằng thuốc remdesivir, tình trạng các ca bệnh đã được đỡ hơn trong vòng một tuần lễ.

Nó cũng đã câu giờ cho chúng ta thêm thời gian đánh trận làm xét nghiệm. Hoa Kỳ hiện đã xét nghiệm cho 3.4 triệu người. Vẫn chỉ có những bệnh nhân có triệu chứng mới được làm xét nghiệm trước khi chữa trị. Tuy nhiên, các loại xét nghiệm chắc chắn sẽ có được đầy đủ và làm rộng rãi hơn. Quan trọng hơn, nó câu giờ cho chúng ta có thời gian phát triển khả năng làm xét nghiệm dễ dàng với kết quả nhanh chóng, tìm ra các chất kháng thể ở những người đã tiếp xúc với coronavirus, dù họ có phát bệnh hay không. Làm xét nghiệm huyết thanh sẽ giúp chúng ta xác định những người nào đã miễn nhiễm, có thể không được suốt đời nhưng có lẽ trong ít nhất trong vài tháng. Số người và ai được miễn nhiễm rất quan trọng trong kế hoạch sắp xếp nhân viên cho các hoạt động thiết yếu (như sẽ gửi ai đến làm việc ở khoa ICU hoặc các viện dưỡng lão) và xếp xen kẽ cách trở lại làm việc.

Đóng cửa ngưng hoạt động, hoặc “cách chữa trị bệnh”, đã kéo dài được nhiều thời gian cần thiết cho chúng ta. Nhưng như lịch sử đã cho thấy, thời gian chỉ có giá trị nếu chúng ta làm gì đó với nó. Đừng lãng phí nó một lần nữa như chúng ta đã làm trong hai tháng đầu tiên.

Đâu là một chính sách để giúp các viện dưỡng lão và các trung tâm phục hồi chức năng rõ ràng đang ngập đầu trong khó khăn? Chính phủ, hy vọng là chính phủ liên bang, hãy vì những viện dưỡng lão trải dài trên đất nước này, cần phải làm nhiều hơn để giúp đỡ họ thay vì chỉ đếm con số người đã chết.

Rồi sao không thấy có một chính sách đối phó với sự không bình đẳng chủng tộc trong dịch COVID-19? Tại sao tiền liên bang không được dồn vào các điểm nóng nơi quá nhiều người Mỹ gốc Phi đã chết vì căn bệnh này?

Đâu là sự giúp đỡ THỰC SỰ từ chính phủ? Tôi chưa biết ai đã nhận được check tiền kích thích kinh tế. Và số tiền đó sẽ đủ không? Tôi không nghĩ rằng 1,200 đô la sẽ đủ để giúp 5 triệu người lao động mới vừa bị thất nghiệp trang trải cho qua cuộc khủng hoảng này. Và chính văn phòng khám bệnh của tôi, cũng như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác, đã bị lỡ chuyến tàu mượn tiền cho vay của SBA. Trong khi vừa đang cố gắng đối phó với sự hoảng loạn và sợ hãi của gia đình bệnh nhân, vừa thích nghi với một tình hình bình thường mới của y học, chúng tôi vừa gặp xui xẻo vì quỹ tiền cho doanh nghiệp nhỏ vay đã cạn. Thế thì bao giờ chúng tôi mới lên được chuyến tàu cho vay tiền thứ hai?

Rồi các kho thực phẩm do chính phủ tài trợ ở đâu? Thật mừng khi thấy Hội Ung Thư Việt Mỹ, VACF, có một chương trình phát thực phẩm, nhưng không thể áp đặt nhiệm vụ giúp đỡ người cần được giúp đỡ lên lưng các tổ chức tư nhân được. Để kéo dài thời gian ra, cho đến khi chúng ta có thể làm xét nghiệm hàng loạt chính xác hơn, cho đến khi chúng ta có cách chữa trị hiệu quả và cho đến khi chúng ta có thuốc chích ngừa an toàn, chúng ta cần tiếp tục chính sách cách ly xã hội. “Cách chữa trị bệnh” không thể nào còn tệ hại hơn căn bệnh này. Chỉ cần lắng nghe những câu chuyện của những người được sống sót sau chữa trị và gia đình của những người đã chết thì biết. Không có gì có thể tệ hại hơn sự đau đớn và niềm đau khổ mà những người thân yêu của họ đã trải qua với dịch COVID-19.
 
Cho nên chúng ta hãy làm những gì đúng đắn--tiếp tục ngừng hoạt động cho đến khi số ca nhiễm bệnh và tử vong mới giảm dần rõ ràng và giữ lại ở mức thấp.

Chúng ta hãy làm những gì cần thiết để bảo vệ người dân Mỹ, giữ gìn mạng sống của họ và giữ gìn phẩm giá của những người cao niên.

Mẹ tôi vừa kể cho tôi về một cái chết khác, của một người bạn của bà--sống sót sau Thế Chiến Thứ Hai, sau Chiến Tranh Việt Nam, nhưng đã thua trận chiến với dịch COVID-19, chết một mình, và không có được một lễ an táng đàng hoàng. Tôi nghĩ về ông ấy. Tôi nghĩ về 17 người trong khu nhà kho của viện dưỡng lão, vừa cảm thấy đau lòng vừa xấu hổ.

Ngày 17 tháng 4 năm 2020
 
Bác sĩ Trần Mai Khanh đã hành nghề y được 25 năm. còn tổ chức nhiều chuyến công tác y tế nước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.

As a doctor, I take this statement “the cure is worse than the disease” very seriously. Let’s look at the current development in our battle against COVID-19. Let’s ignore the world numbers for now; even though there have been more than 2.2 million cases and over 150,000 deaths worldwide. We are going on our own, even when this virus does not know or care about ethnicity, border, or wealth. And the President is going to defund WHO anyway, so who cares? What illegality and craziness are we seeing here? It cannot be anymore stupid: defunding WHO during the height of a pandemic. The US, in giving up our leadership role, is handing China the power and position it craves on a silver platter.
 
But back to the US though.
 
On 4/17/2020, the US has 679,374 confirmed cases and 34,180 deaths due to COVID-19. It was at 15 cases and 0 deaths on March 1.  The number of new cases has flattened to about 30,000 per day. The daily number of deaths has been hovering around 2,700 until yesterday, 4/16/2020 when it jumped to over 4,500. So Monday, Tuesday, Wednesday, each day more than 2,700 Americans died from COVID-19, then suddenly Thursday, it jumped to more than 4,500. That’s not alarming? Maybe the daily death number jumped because it now incorporates presumed cases as well as deaths at home, but nevertheless that is a number no one wants to see.
 
No one wants to hear either about the nursing home in New Jersey that stored 17 bodies (15 elders, and 2 nurses) of people’s loved ones in the shed when they ran out of room in the morgue. And no one wants to hear about the more than 7,000 elders who have died in nursing homes and rehab facilities all across this country. That’s 20% of the COVID-19 deaths. These seniors, someone’s parents and grandparents, didn’t have a voice, they didn’t have a choice, and they certainly didn’t have a chance at a cure.
 
So let’s see what the “cure” has given us? What has social distancing/shut-down policy done for us?
 
It has bought us time to flatten out the daily new cases curve. Hopefully in two weeks, we will see the flattening of the daily deaths curve. 
 
It has bought us time find out more about COVID-19, which up until now, we know very little.
 
The New England Journal of Medicine, 4 days ago, published the finding of universal screening of 215 pregnant women admitted to Columbia Hospital in New York City, a hotspot for COVID-19. They found that 13% of the women tested positive. Of those who tested positive, 90% were asymptomatic. It emphasizes the need to have adequate protective equipment for everyone, particularly healthcare providers, since a significant portion of the population can be asymptomatic carriers and therefore silent spreaders.
 
Today, preliminary study by researchers from Stanford University found that 2.5% to 4.2% of those tested in Santa Clara County, a hotspot in California, have antibodies for coronavirus that causes COVID-19. It tells us that the virus has spread more widely in the community than previously thought. 
 
In the past week, two studies, one published in New England Journal of Medicine and the other from University of Chicago, have shown very promising results for the treatment of COVID-19. 2,400 severe cases and 1,600 moderate cases were given remdesivir and improvements of disease were shown within one week. 
 
It has also bought us time on the testing front. The US has now tested 3.4 million people. Tests are still being done only on symptomatic patients whose management would be affected. However, tests are definitely more accessible. More importantly, time has allowed us to develop the ability to test, with rapid ease and return, the antibodies in people who have been exposed to coronavirus, sick or not. Serologic testing would help us determine the people who are immune, maybe not lifelong but probably for at least a few months. People’s immunity is critical in our plan to staff the essential activities (like who to send to the ICU or nursing homes) and stagger the return to work.
 
Shut-down, or the “cure,” has bought us much needed time. But as history has shown, time is only valuable if we do something about it. Let’s not waste it again as we did in the first two months.
 
Where is a policy to help the nursing homes and rehab facilities that are clearly over their heads? The government, hopefully federal because these nursing homes span across this nation, needs to do more to help than just count the number of deaths.
 
Where is a policy to help deal with the racial disparity of COVID-19? Why is federal money not pouring into hotspots where African Americans overwhelmingly die from this disease? 
 
Where is the REAL help from the government? No one I know has received the stimulus check. And will it be enough? I don’t think $1,200 is going to last the new 5 million unemployed workers through this crisis. And my practice, as many other small businesses, has missed the boat on the SBA loan. While we are trying to deal with the panic and fear in our patients’ families and adjusting to the new normal of medicine, we are out of luck because the money is gone. Will we get onto the second boat?
 
Where are the government-funded food pantries? It’s nice to see the Vietnamese American Cancer Foundation, VACF, hosting a food pantry, but that task of feeding the needy cannot be on the backs of the private sector alone.
 
To buy us more time, until we can do more accurate mass testing, until we have an effective cure, and until we have a safe vaccine, we need to continue the policy of social distancing. The “cure” cannot be worse than the disease. Just listen to the stories of the survivors and the families of those who died. Nothing can be worse than the pain and sufferings their loved ones went through with COVID-19.
 
Let’s do what is right—continue the shut-down until the number of new cases and deaths are on a true decline and remain at low levels. Let’s do what is needed to protect Americans, save their lives and preserve the dignity of their elders.
 
My mom just told me about another death, a friend of hers who survived WWII, the Vietnam War, but lost the battle to COVID-19, alone, without a proper burial. I think of him. I think of the 17 people in the nursing home shed, and I am heartbroken and ashamed. 
 
April 17, 2020
 
Dr Tran has been practicing medicine for 25 years. She has led many medical missions to provide care for the underserved.
]]>
<![CDATA[COVID-19: Một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm, màn hai ~ It’s A Brave New World, Second Act]]>Mon, 13 Apr 2020 23:16:54 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-mot-the-gioi-moi-doi-hoi-su-dung-cam-man-hai-its-a-brave-new-world-second-act
BS. TRẦN MAI KHANH

Sự nghiệp bác sĩ của tôi trong thời mắc dịch COVID-19 gặp toàn những chuyện kỳ dị.

Hai ngày trước, khi tôi đang chuẩn bị khám bệnh trực tuyến qua mạng cho một bệnh nhân, thì cô y tá tôi chạy đến bảo tôi phải tìm chỗ trốn ngay. Có một người đang nổ súng trong khuôn viên bệnh viện và chúng tôi được yêu cầu phải khóa cửa, tắt đèn và tìm một nơi, cách xa cửa sổ, để trốn.

MAI KHANH TRAN, MD
 
My life as a physician in time of COVID-19 has been nothing but surreal.
 
Two days ago, as I was about to get onto zoom for my telemedicine visit with a patient, my nurse ran in telling me to hide. There was an active shooter situation on hospital ground, and we were told to lock the doors, turn off the lights, and find a place, away from the windows, to hide.

Làm gì có nơi nào tốt để trốn. Khi chồng tôi nhắn tin nhắc tôi chuyển chuông điện thoại qua trạng thái rung, tôi đã mất hết bình tĩnh. Chúng tôi có một cháu bé đang khóc thét trong văn phòng. Thế tắt chuông điện thoại có giúp ích được gì? Khi những lời nhắn “thương em”, “thương bạn”, “đang cầu nguyện cho nguyện cho bạn” liên tục hiện lên, tôi đã khóc như một em bé già đầu trước mặt các nhân viên của mình vào lúc mà tôi cần phải mạnh mẽ và bình tĩnh nhất. Sau khi đã bắt được người nổ súng, cảnh sát cho chúng tôi ra ngoài. Rồi sau đó tôi nghe được xa gần rằng người đó chỉ bắn súng thính/súng bắn pháo sáng/flare gun và chỉ có súng giả trên người, như thể đó là một tình huống không thật nghiêm trọng như vậy. Nhưng đó là một tình huống rất thật đối với tôi. Khi đang co ro trốn với mọi người trong phòng tối, tâm trí tôi liên tục nhìn thấy hình ảnh của một tay súng đeo mặt nạ, trang bị súng trường loại tấn công AR-15 và nhiều băng đạn dược, đi từ phòng khám bệnh đến phòng khám bệnh, từ văn phòng đến văn phòng, để giết tất cả các chuyên viên chăm sóc y tế. Vâng, cứ tự nhiên gọi tôi là một con gà siêu nhát gan, tôi mặc kệ. Nhưng dù sợ hãi như vậy, tôi vẫn đến văn phòng làm việc. Và tất cả các đồng nghiệp của tôi cũng thế, những người làm việc tại bệnh viện, phòng cấp cứu/ER, phòng hồi sinh người bệnh nặng/ICU, họ sợ muốn chết khi phải đối đầu với một kẻ thù vô hình, nhưng họ vẫn đến bệnh viện làm việc của mình.

Tôi đã có được một kinh nghiệm tích cực hơn tại bệnh viện trước đó trong ngày. Bệnh viện có một ban tiếp tân trụ ngay “hàng đón người đến” để kiểm soát tất cả những người đi vào bệnh viện, phần lớn là chỉ cho các chuyên viên chăm sóc y tế  đến làm việc, vì đã có lệnh không cho người thăm viếng. Và cũng cùng một hàng vào này ban tiếp tân sẽ chào tiễn khi chúng tôi rời đi. Trong ban tiếp tân còn có một người đại diện ban quản trị của bệnh viện, và tất cả cùng nhau, họ đồng thanh nói lên lời “cảm ơn bác sĩ đã đến làm việc.” Cứ thế, họ tiếp tục chào tiễn mọi người với lời cảm ơn này, giống như đang lập đi lập lại một điệp khúc trong một bi kịch Hy Lạp nào đó. Tôi lại ứa nước mắt. Cảm giác được cảm kích đó hình như đã thiếu thốn trong thời gian qua.

Nhưng không phải tất cả các bệnh viện đều giống nhau. Trong số bốn bệnh viện lớn mà tôi đang làm việc hoặc có liên hệ (Hoag, Orange Coast Memorial, Fountain Valley Regional Hospital, Bệnh viện Nhi đồng Quận Cam/CHOC), có hai bệnh viện cấm bác sĩ nhân viên đeo mặt nạ y tế khi họ khám cho bệnh nhân không bị COVID-19, và có hai bệnh viện bắt phải đeo. Bó tay thôi. Tại sao? Bởi vì không có chỉ thị rõ ràng từ những người ở trên. Mãi đến ngày 7 tháng Tư, ba ngày trước, CDC mới đưa ra chỉ thị hướng dẫn cho những người phải làm việc thiết yếu: đeo mặt nạ y tế, đo nhiệt độ thân thể, giữ khoảng cách xa nhau 6 feet nếu được. Dù sao thì đó vẫn khá hơn những gì họ đã nói với các bác sĩ hồi tháng Hai—“Hãy tự chăm sóc bản thân.” Việc cấm các chuyên viên chăm sóc y tế tự bảo vệ chính mình là vô lương tâm; việc các bệnh viện không cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế bảo vệ/PPE cho nhân viên của họ là phạm tội. Có bác sĩ phòng cấp cứu/ER ở một số bệnh viện vẫn cần có kính che mặt đeo bảo vệ thêm bên ngoài những mặt nạ y tế N95 mà họ phải dùng đi dùng lại nhiều lần.

Và chính việc thiếu chỉ thị rõ ràng từ những người ở trên đã khiến cho cuộc chiến chống lại COVID-19 trở nên rất khó khăn. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại và trong sự nghiệp y tế 25 năm của tôi, mà chúng ta phải đương đầu với một mối đe dọa thảm khốc từ một căn bệnh mà chúng ta không thể chỉ chữa trị bằng kiến ​​thức, kỹ năng và kho vũ khí y tế. Khi nào vẫn chưa có cách xét nghiệm chung và kết quả nhanh cho mọi người, chưa có thuốc chữa bệnh, chưa có thuốc chích ngừa bệnh, thì chúng ta phải chiến đấu với COVID-19 bằng chính sách xã hội. Tại thời điểm này trong cuộc đua sống còn, và vì chúng ta đã lãng phí ít nhất là hai tháng, nên phương pháp giữ khoảng cách vệ sinh an toàn là cách DUY NHẤT để đối phó với đại dịch này.

Chúng ta biết phương pháp giữ khoảng cách vệ sinh an toàn đang có hiệu quả. Chúng ta thấy hiệu quả ở California và New York. Số trường hợp bệnh mới đã không tăng nhiều như trước tại các điểm nóng này. Tuy nhiên, số lượng ca bệnh mới ở các tiểu bang không có lệnh ở yên tại chỗ hoặc trì hoãn thực hiện lệnh đó như Michigan, Florida, Louisiana, Texas, đang bộc phát. Số trường hợp bệnh nhân thiệt mạng sẽ đến sau số ca mới khoảng 2 tuần, như ở các điểm nóng khác trên toàn thế giới. Cho nên con số người chết dự định sẽ tiếp tục tăng tốc và đạt đỉnh số cao nhất trong hai tuần tới, ngay cả trong khi chúng ta đang thực hành nhiều phương pháp giữ khoảng cách an toàn như hiện tại.

Và đây là những cái chết cô đơnđau đớn, vì vậy một hoặc hai hoặc 16,695, con số người chết hiện tại ở Mỹ, là quá nhiều. Và nếu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè của mình, nằm trong con số này, thì thật là làm sao chịu đựng nổi. Đối với các chuyên viên chăm sóc y tế, những người được đào tạo để chăm sóc và an ủi, đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

Vì vậy, nên không chấp nhận được, con số người chết ít hơn 100,000 không phải là một câu trả lời tốt, ngay cả khi con số đó là đủ tốt cho Tổng Thống của chúng ta. Chúng ta có thể khá hơn thế. Người dân Mỹ là những người có khả năng, kiên cường và có lòng thương người nhất trên thế giới. Chúng ta chắc chắn có thể đối phó với COVID-19 nếu chúng ta có được những người lãnh đạo có khả năng và can đảm, nhưng rõ ràng là chúng ta đang không được như vậy vào lúc này. Chúng ta cần phải nghiêm ngặt đóng cửa các hoạt động trên toàn quốc cho đến khi số lượng ca bệnh mới và tử vong giảm xuống tới mức tối thiểu. Chúng ta cần có một chính sách cấp quốc gia để mọi vùng miền cả nước thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Chúng ta cần phải cứu mạng sống con người trước khi có thể nghĩ đến việc mở cửa hoạt động kinh tế trở lại. Chúng ta chỉ cần kéo dài thêm chút thời gian, trước khi đặc tính lỗi lạc của người Mỹ có thể góp phần tìm ra thuốc chữa bệnh và thuốc chích ngừa bệnh, để ngăn chặn nhiều cái chết hơn.

Chúng ta cần thức tỉnh và nhận ra rằng ông Tổng Thống này không có khả năng bảo vệ sinh mạng của người dân Mỹ. Vì thế, thưa quý Thị Trưởng và Thống Đốc, các vị sẽ phải tự lo cho dân mình. Chính quý vị sẽ phải đưa ra giải pháp, tổ chức và thực hiện từng bước một để bảo vệ người dân của mình. Vì chính phủ liên bang sẽ không có ở đó để giải cứu quý vị. Ông Jared Kushner, cố vấn của Tổng Thống, đã nói rằng đồ trong kho dự trữ quốc gia không phải dành để tiếp tế cho các tiểu bang sử dụng. Nếu thế thì làm ơn nhắc cho tôi nhớ vậy số hàng tiếp tế này để dành tiếp tế cho ai sử dụng? Ngoài việc chuẩn bị cho con số bệnh nhân tăng đột biến trong bệnh viện, chúng ta, với sự tài trợ công cộng của địa phương, cũng nên huy động và mướn các nhân viên trong ngành chăm sóc sức khỏe và nhà hàng đang bị nghỉ làm tạm thời, đi làm cung cấp thuốc men và thực phẩm thiết yếu cho những người lớn tuổi và người bị cấm túc trong nhà. Đây là một giải pháp có lợi cho mọi bên, nếu có thể gọi nó là một giải pháp có lợi trong cuộc khủng hoảng này: giữ và chăm sóc người cao niên có nguy cơ cao ở trong nhà và tạo công việc làm thiết yếu cho những người lao động bị thiệt hại tài chánh nặng nhất.

Chúng ta đang bị kẹt ở một giao điểm chưa từng bao giờ thấy giữa y học và chính trị. Lịch sử quay trở lại khoảng thời gian khi dân số bản địa ở Nam Mỹ đã bị xóa sổ bởi những căn bệnh dịch do nhà thám hiểm Christopher Columbus và đoàn thủy thủ vui chơi của ông mang đến vùng đất mới. Chúng ta không thể đánh bại COVID-19 chỉ với thuốc men, ít nhất là chưa phải vào lúc này. Chúng ta cần đánh bại nó bằng chính sách xã hội. Cách duy nhất để không bị nhiễm COVID-19 là tránh tiếp xúc. Vì một khi đã nhiễm bệnh, coi như lả bệnh nhân đang chơi trò tự bắn súng ru-lét Nga. Không có thuốc điều trị, chỉ có canh chừng, hỗ trợ, và chờ con vi khuẩn corona phát bệnh theo diễn biến tự nhiên của nó. Nhóm chuyên viên chăm sóc người bệnh nặng chỉ có thể cung cấp oxy, thuốc để ổn định và máy trợ thở để ngăn ngừa tử vong. 80% những người phải dùng máy trợ thở không sống được sau đó. Trò tự bắn ru-lét không tha một ai: già trẻ; đàn bà, đàn ông; khỏe mạnh, ốm yếu dễ mắc bệnh. Ác ôn hơn nữa, những người lớn tuổi, dễ mắc bệnh, nghèo sẽ là những người thua cuộc đầu tiên trong trò chơi này.
 
Vào thời mắc dịch COVID-19, với trò tự bắn ru-lét Nga, cách đối phó kiểu Mỹ là không thèm chơi trò đó. Giải pháp của người dân Mỹ là thực hành biện pháp giữ khoảng cách vệ sinh an toàn với một sự cam kết và quyết tâm nổi tiếng của người dân ở đây, hãy coi như thể sự sống còn của tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào giải pháp này.

Ngày 10 tháng 4 năm 2020

Bác sĩ Trần Mai Khanh đã hành nghề y được 25 năm. còn tổ chức nhiều chuyến công tác y tế nước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)
There was no good place to hide. When my husband texted to remind me to turn our cell phones to vibrator mode, I lost it. We have a wailing baby in the office. What’s the point? The tears I shed with all the “I love you” and “praying for you all” texts made me look like a big baby in front of my staff at a time when I needed to be strong and calm. The police let us out when they got the shooter. Then I heard, from people near and far, that he only shot off his flare-gun and had only gun replicas on him, as if it wasn’t such a serious situation. It was very real to me. As I was huddling in the dark, my mind kept seeing images of a masked gunman, armed with AR-15 and rounds of ammunition, going from exam to exam room, office to office, to kill all the healthcare providers. Yes, call me a big chicken, I don’t care. But as scared as I am, I still show up in the office. And that goes for all of my colleagues who still show up at the hospital, the ER, the ICU, scared to death as they face an invisible enemy, but they still do it anyway.
 
Earlier in the day, I had a very uplifting experience at the hospital. There was a “receiving line” that screened all incoming people to the hospital, mostly healthcare providers, since there is a no-visitor policy. That same line greeted us as we leave. There was an administrator there too, and together, they all kept saying “thank you doc for coming.” They kept saying it over and over, like the chorus in a Greek tragedy. I broke down in tears. That sense of appreciation has been missing for a while.
 
But not all hospitals are the same. Of the four major hospitals that I am associated with or on staff, (Hoag, Orange Coast Memorial, Fountain Valley Regional Hospital, Children’s Hospital of Orange County or CHOC), two ban mask-wearing by staff physicians when they see non-COVID-19 patients, and two require it. Go figure. Why?  Because there is no clear directive from above. It was not until April 7, three days ago, that the CDC came out with guideline for people engaging in essential activities: wear mask, screen temperature, stay 6 feet away as much as feasible. That beats what they said to doctors back in February—“take care of yourselves.” It is unconscionable to ban healthcare providers from protecting ourselves; it is criminal for hospitals to not provide adequate PPE to their staff. The ER doctors in some hospitals still need face-shields to augment their re-used N95 masks. 
 
And it is this lack of clear directive from above that makes the battle against COVID-19 so difficult. For the first time in modern history and in my 25 year medical career, there is an eminent threat from a disease that we cannot manage with just our knowledge, skills, and medical arsenal. As long as there is no universal testing with quick turn-around, no cure, no vaccine, then we have to fight COVID-19 with social policy. At this point in the game, and because we wasted two good months, social distancing is the ONLY way to get a handle on this pandemic.
 
We know social distancing is working. We see it in California and New York. The number of new cases is not climbing as much in these hotspots. Yet the number of new cases in states that have no stay-in-place order or delayed implementation of such policy, like Michigan, Florida, Louisiana, Texas, is exploding. The number of deaths lags the number of new cases by about 2 weeks, as in other hotspots worldwide. We should then expect the number of deaths to continue to accelerate and peak in the next two weeks, even with the current social distancing practices. And these are lonely and painful deaths, so one or two or 16,695, the current number of deaths in the US, are too much. And if it involves your mom, dad, husband, wife, child, friend, it is unbearable. To healthcare providers who are trained to care and comfort, this is unimaginable.
 
So no, less than 100,000 deaths is not a good response, even if that is good enough for our President. We are better than that. The American people are the most capable, resilient, and compassionate in the world. We can surely fight COVID-19 if we have capable and courageous leadership, which we clearly don’t. We need to have a strict national shut-down until the number of new cases and the number of deaths are declining to a minimal. We need a national policy so that every region in the country will take this seriously. We need to save lives before we can think about re-opening the economy. We simply need to buy us some time, to prevent more deaths, before the American ingenuity kicks in with a cure and a vaccine. We need to wake up and realize that this President is not capable of protecting American lives. Mayors and Governors, you are on your own. You need to organize and take steps to protect your people. The federal government won’t come to your rescue. Jared Kushner, the President’s advisor, said that the national stockpile is not for the States to use. Please remind me who they are for? In addition to making preparation for the surge in the hospitals, we should also mobilize, with local public funding, to deliver essential medicine and food to the elders and the shut-in, using furloughed workers from the healthcare and restaurant sectors. It’s a win-win situation, if there is such a thing in this crisis: keeping at-risk seniors home and the most-affected workers doing essential tasks.
 
We are at an intersection between medicine and politics unlike anything we have seen. It harkens back to the time in history when the indigenous population in South America was wiped out by the diseases brought over by Christopher Columbus and his merry men. We cannot beat COVID-19 with medicine alone, at least not yet. We need to beat it with social policy. The only way to not get COVID-19 is to avoid exposure. Once the infection occurs, it’s like Russian roulette. There is no treatment, just supportive management until the coronavirus runs its course. The critical care team can only give oxygen, drugs to stabilize, and mechanical ventilation to prevent death. 80% of those who get on the ventilators do not get off alive. Young, old; women, men; healthy, vulnerable, all play the roulette. To add insult to injury, the game is stacked against the elders, the most vulnerable, and the poor.
 
In the time of COVID-19, with the game of Russian roulette, the American way is to not play at all. The American solution is to practice social distancing with the same commitment and determination that we are known for and as if our lives depend on it—all of our lives.
 
April 10, 2020
 
Dr Tran has been practicing medicine for 25 years. She has led many medical missions to provide care for the underserved.
]]>
<![CDATA[COVID-19: Nó tới cửa rồi. ~ It’s Here.]]>Mon, 06 Apr 2020 23:12:02 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-no-toi-cua-roi-its-here
BS TRẦN MAI KHANH

Cuối cùng thì nó cũng đến rồi. Hai bác sĩ và một nhân viên trong văn phòng của tôi cảm thấy không khỏe, phải vô phòng cấp cứu bệnh viện và được làm xét nghiệm COVID-19. Anh rể tôi, một người ngoài 60 tuổi và có bệnh sử, chợt cảm thấy ớn lạnh và đau nhức. Anh cũng đã được làm xét nghiệm. Một người bạn thân, vẫn khỏe mạnh trước đây, vừa nằm 7 ngày trong Phòng Cấp Cứu Người Bệnh Nặng của một bệnh viện địa phương uy tín. Bệnh viện đã đề nghị anh cân nhắc ký giấy yêu cầu DNR (Đừng Cấp Cứu Hồi Sinh) nhưng rất may anh đã hồi phục sau cơn bệnh thập tử nhất sinh.

MAI KHANH TRAN, MD
 
It’s finally hitting home. Two of my partners and one staff went to the ER sick and were tested for COVID-19. My brother-in-law, who is in his 60s and has a medical condition, felt the chills and bodyache. He too got tested. A dear friend, previously healthy, just spent 7 days in the ICU at a local prestigious hospital. He was asked to consider the DNR (Do Not Resuscitate) order but thankfully he recovered from the near-death experience. 

Nó đến đây rồi. Nó không còn ở Trung Quốc nữa. Nó không chỉ ở thành phố New York. Nó không chỉ ở Seattle. Nó đã có mặt tại Quận Cam.

Tôi sẽ không đưa ra số lượng ca tử vong hàng ngày vì con số này thay đổi liên tục, theo từng giờ, từng phút. Tôi sẽ đề cập đến một vài thống kê để làm sáng tỏ sự cấp bách của vấn đề.

Mỹ đã qua mặt Trung Quốc về số người bị nhiễm COVID-19. Ngày hôm qua, chúng ta đã có con số tử vong cao nhất trong một ngày, hơn 1,000, ở Mỹ. Ngày hôm qua, chúng ta đã có con số người mới bị nhiễm bệnh cao nhất trong một ngày, hơn 1,000 ở Los Angeles. Và ngày hôm qua, chúng ta đã có con số nhiễm bịnh mới cao nhất trong một ngày, hơn 100, ở Quận Cam. Tôi bảo đảm rằng những con số kỷ lục này sẽ còn tăng cao trong những ngày tới.

Nhưng xu hướng lây lan bệnh có vẻ đang chậm lại, nhờ vào biện pháp cách ly xã hội. Tỷ lệ bệnh từng tăng gấp đôi mỗi 2 ngày nay đã kéo dài thành 4 ngày ở một số điểm nóng. Các trường học ở California đã đóng cửa trong năm học này. Lệnh ở yên tại chỗ tại California có hiệu lực vô hạn định. Thời hạn dự định cho mọi người trở lại làm việc / kinh doanh như thường lệ trên toàn quốc đã được dời đến cuối tháng Tư. Nhưng thật không may, chúng ta vẫn có những vùng miền trong nước không có lệnh ở yên tại chỗ, hoặc có nhưng rất lỏng lẻo. Cách đây hai ngày, Thống Đốc Georgia nói rằng ông đã không biết người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Thật vậy sao? Thống Đốc Florida, cũng như một vài Thống Đốc khác, coi các cuộc tụ họp tôn giáo là những sinh hoạt thiết yếu, nên các nhà thờ được miễn theo lệnh. Thật vậy sao? Điều chúng ta cần làm vào lúc này là đóng chặt cửa mọi hoạt động trên toàn quốc từ 6 đến 8 tuần nếu chúng ta nghiêm túc trong việc bảo vệ mạng sống của người dân Mỹ và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Và điều chúng ta cần có là những người lãnh đạo có đủ can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cũng biết nhận lỗi khi mắc phải sai lầm. Tên con vi khuẩn là mới lạ/novel có lý do của nó. Chúng ta đang phải đối phó với một con vi khuẩn giết người bí ẩn và thất thường. Thành thật mà nói, chúng ta biết rất ít về con vi khuẩn này, và những gì chúng ta biết đột biến hóa gần như mỗi ngày. Vì vậy, có thể hiểu được, hay có thể dự định được sẽ có những quyết định và tính toán sai lầm xảy ra. Khi những điều không may này xảy ra, thì đừng chối bỏ, đừng tránh né, đừng ngụy biện. Chỉ cần nói, dựa vào sự tham khảo đầy đủ, những chi tiết có được, và thiện chí, chúng tôi đã đưa ra những quyết định tốt nhất có thể, và chúng tôi sẽ điều chỉnh lại bất cứ khi nào cần thiết. Hầu hết mọi người sẽ chấp nhận cách giải thích đó. Nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận một thái độ ác ôn coi thường mạng sống và xấc xược bất chấp sự thật.

Số người được cho làm xét nghiệm COVID-19 bây giờ có nhiều hơn, nhưng cũng vẫn chỉ dành riêng cho những người bệnh có triệu chứng. Ngay cả việc yêu cầu được làm xét nghiệm cũng không dễ dàng. Bác sĩ đồng nghiệp của tôi, người đang có triệu chứng bị bệnh, đã phải thuyết phục Sở Y Tế Công Cộng cho chị ấy làm xét nghiệm. Văn phòng của tôi, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm của ba người, và đang phải tự tìm ra cách để mọi người được làm xét nghiệm. Ngay cả những chuyên viên chăm sóc sức khỏe như chúng tôi cũng không đủ điều kiện để được cho làm xét nghiệm nếu chúng tôi không có triệu chứng.

Trang thiết bị y tế bảo vệ cá nhân/PPE vẫn thiếu. Vẫn tìm không ra mặt nạ y tế N95. Thật đáng buồn khi các bác sĩ chuyên môn tim mạch, tiêu hóa, gây mê, nhi khoa, dược khoa, tất cả đều bàn bạc kỹ lưỡng không ngừng về cách khử trùng và dùng lại mặt nạ N95 để chúng tôi có thể bảo vệ bạn bè và đồng nghiệp. Và rồi sau đó chúng tôi khóc thương những đồng nghiệp đã ra đi vì họ dũng cảm hết lòng chăm sóc những người khác.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất lực trong sự nghiệp làm bác sĩ như bây giờ. Chúng tôi không làm được gì nhiều cho bệnh nhân của chúng tôi. Họ bảo anh rể tôi chờ kết quả xét nghiệm, và nếu tình hình trở nặng nhanh thì hãy đi thẳng đến bệnh viện. Thật là an ủi biết bao! Hãy uống thêm thuốc bổ sung chất kẽm/zinc, sinh tố D, đeo mặt nạ bảo vệ, rửa tay. Đây là những lời khuyên căn bản mà tôi dành cho bệnh nhân của mình nhưng tôi thực sự không thể bảo vệ họ.

Nhưng mọi người có thể bảo vệ nhau. Chúng ta có thể bảo vệ lẫn nhau bằng cách thực hành nghiêm ngặt biện pháp cách ly xã hội. Cứ ghi nhớ một là chọn khoảng cách xa nhau sáu feet, hai là chọn chôn nhau sâu sáu feet. Thật không may, vẫn còn có những người đang lơ là với sự khuyến cáo này. Tôi để ý thấy các bãi đậu xe tại văn phòng y tế, chợ búa và Costco đã đầy trở lại. Cách DUY NHẤT để chúng ta tự bảo vệ bản thân và người khác là hạn chế tiếp xúc trực tiếp càng nhiều càng tốt. Ngay cả các hoạt động thiết yếu cũng phải được giảm xuống đến mức tối thiểu vào thời điểm này. Vào những ngày đầu tháng, tôi thấy có nhiều ông bà cụ xếp hàng dài vòng quanh góc phố đợi vào các nhà băng. Tôi cũng thấy có những người trẻ hơn, diện bộ đồ lớn, đi thẳng vào nhà băng vì họ đã có hẹn trước. Thật vậy sao?  Có phải nhu cầu ngân hàng của họ cần thiết hơn so với của một bà cụ lớn tuổi, đang xếp hàng chờ vào bên trong để nhận tiền mặt, để bà có thể ghé qua giờ đi chợ cho người cao niên của Costco mua giấy vệ sinh? Bắt người cao niên xếp hàng chờ đợi, trong đám đông, chỉ sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm bệnh vốn đã cao của họ.

Ngày 30 tháng 3 hằng năm là Ngày Thầy Thuốc Toàn Quốc, và đây là lần đầu tiên sau 25 năm, tôi cảm thấy mình đã làm việc quá sức và bị đánh giá quá thấp. Hầu hết trong những năm trước, các bệnh viện sẽ gửi cho chúng tôi những lời nhắn hay những món quà cám ơn vào ngày này. Năm nay, không có gì cả, nhưng cũng không ai trông mong gì cả. Tuy nhiên, có điều gì không tử tế lắm thay vào đó, các bác sĩ lại nhận được lời nhắc nhở không được sử dụng ảnh hưởng của mình để tự xét nghiệm COVID-19, và chúng tôi còn bị một trong những bệnh viện lớn ở Orange County cấm sử dụng mặt nạ y tế. Giống như một vài bệnh viện ở NYC sẽ  không cung cấp đầy đủ mặt nạ N95 cho các bác sĩ của họ, bệnh viện này ở Quận Cam sẽ không cho chúng tôi đeo mặt nạ y tế khi đang làm việc tại đây. Không thể tưởng tượng nổi. Họ chỉ chịu đổi ý sau khi có quá nhiều người phản đối.

Như tôi đã nói từ khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu, tôi chưa bao giờ tự hào hơn về nghề nghiệp của mình. Vì vậy, vào Ngày Thầy Thuốc Toàn Quốc, tất cả chúng tôi đã cố gắng khích lệ lẫn nhau. Tôi muốn chia sẻ một lời nhắn vừa nhận được từ một người bạn hiền. Bác sĩ Brian Le, với tài hùng biện cá tính của anh, đã nói lên những gì tất cả các bác sĩ chúng tôi muốn nói cho nhau nghe. Anh đã viết: “Vào Ngày Thầy Thuốc Toàn Quốc, tôi xin gửi đến chị lời cảm ơn chân thành vì sự tận tâm không ngừng nghỉ đối với bệnh nhân và cộng đồng của chị. Xin được ca ngợi việc làm chăm sóc bệnh nhân của chị và đồng ý rằng trong thời điểm này chúng ta đang đáp lời kêu gọi phục vụ theo những phương hướng không thể tưởng tượng được. Khi chiến đấu với đại dịch COVID-19, chúng ta đang hợp lực cùng nhau tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho các thách thức trước mắt. Tôi cảm thấy tự hào và hân hạnh khi được làm việc cùng với tất cả các chuyên viên y tế, những người đặt trách nhiệm, sự tận tâm, và lòng bác ái khi chăm sóc những người cần được chăm sóc nhất là ưu tiên trên hết, rồi sau đó mới đến gia đình và cuộc sống của họ. Tinh thần này nhắc nhở tôi đây là những lý do tôi theo học nghành y. Tôi sẽ dùng những lý do này để dẫn đường hướng dẫn tôi vượt qua những tuần lễ thử thách sắp đến, khi tôi sẽ làm việc dựa theo trái tim, theo quá trình đào tạo và bản năng để tiếp tục thay đổi cục diện phần nào đó và giúp đỡ người khác.” Thật là tuyệt vời.

Trái ngược với điều tuyệt vời ở trên là những gì phát ra từ miệng ông Tucker Carlson, một người dẫn chương trình của Fox News, ông nói rằng việc Hoa Kỳ để các quan chức y tế công cộng quyết định những phương pháp đối phó với COVID-19 đang gây ra hoang mang. Không biết thế ông có ý định đề nghị ai dẫn đầu việc chống lại một đại dịch, một tình trạng sức khỏe cộng đồng khẩn cấp? Một người  nói dối? Một người lừa đảo? Một người cuồng tín đầy thành kiến? Một người phủ nhận khoa học? Một người tin theo thuyết nghi kỵ ngờ vực? Một người dẫn chương trình TV già mồm?

Vì thế, tôi tất nhiên quyết chí đề nghị chọn một người bác sĩ giỏi và tử tế vào bất cứ lúc nào, nhất là lúc này.

Ngày 2 tháng 4 năm 2020

Bác sĩ Mai Khanh Trần đã hành nghề y được 25 năm. đã tổ chức nhiều chuyến công tác y tế lưu động ở nước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)

It is here. It is not in China anymore. It is not just in New York City. It is not in Seattle. It is here in Orange County.
 
I will not give the daily number of cases and deaths because they are constantly changing, by the hours, by the minutes. I will mention a few statistics to shed light on the urgency of the matter.
 
America has surpassed China in the number of cases of COVID-19. Yesterday, we had the highest single-day death cases, over 1,000, in the US. Yesterday, we had the highest single-day new cases, over 1,000 in Los Angeles. And yesterday, we had the highest single-day new cases, over 100, in Orange County.  I guarantee you those records will be shattered in the coming days.
 
But the trend is slowing down, thanks to social distancing. The doubling rate of cases has gone from 2 days in some hotspots to now 4 days. Public schools in California are closed through this academic year. The stay-in-place order in California is indefinite. Nationally, back to work/business as usual has been extended to the end of April. Unfortunately, we still have regions in the country where there is no stay-in-place order or the order is very loose. The Governor of Georgia said two days ago that he did not know that asymptomatic patients can spread the virus. Seriously? The Governor of Florida, as well as a few other Governors, considers religious gatherings as essential activities, and churches are exempt from the order. Seriously? What we need is a tight national shut-down of 6 to 8 weeks if we are serious about protecting American lives and containing the spread of COVID-19.
 
And what we need is leadership that has the courage to make the tough calls but also fess up when mistakes are made. It is called a novel virus for a reason. We are dealing with an unpredictable and unknown killer. Frankly, we know very little about this virus, and what we do know evolves almost daily. So it is understandable, almost expected, that mistakes and miscalculations will occur. When these happen, do not deny, do not pivot, do not spin. Just say, we make the best judgment call we can, on good faith and with full consultation, based on the information we have, and we will adjust as needed. Most people will buy that. We won’t buy the callous disregard for lives and the flippant neglect of facts. 
 
Testing for COVID-19 is more available now, but it is still reserved for people with symptoms. Even then, it is not easy to get the test. My partner, who felt ill, had to convince Public Health to test her. My office, with three pending tests, had to figure out for ourselves how to get everyone tested.Even as healthcare providers, we did not qualify to get the test as long as we are asymptomatic.
 
There is still a major shortage of PPE. N95 cannot be found anywhere. It is sad when cardiologists, gastroenterologists, anesthesiologists, pediatricians, doctors of pharmacology, all brainstorm on how to sterilize the N95 masks for re-use so that we can protect our friends and colleagues. And then we mourn our colleagues who have died serving others so valiantly.
 
I have never felt so helpless in my life as a doctor. We have very little to offer our patients. My brother-in-law was told to wait for the test result and if he goes downhill fast, then go to the hospital. How comforting! Take more zinc, take more Vit D, wear mask, wash hands—these are the basic advice that I give my patients but I truly can’t protect them.
 
But you can. By practicing strict social distancing, we can protect each other.  Remember “six feet away or six feet under.” Unfortunately, people are getting complacent. I have noticed that the parking lots at medical offices, grocery stores, and Costco are full again. The ONLY way to protect yourself and others is to limit face-to-face exposure as much as possible. Even essential activities have to be reduced to a minimum at this time. On the first of the month, I saw the lines at the banks wrapping around the corners, with mainly the elders in line. I watched as several young people, in suits, going straight in because they had appointments. Seriously? Is their banking need more essential than that of an elderly woman, waiting to get cash so she can head over to Costco senior hour to get toilet paper? Making the seniors wait in line, in big crowds, is only going to increase their already-high risk.
 
March 30th was National Doctor’s Day, and for the first time in 25 years, I felt overworked and underappreciated. Most years, the hospitals would send us words or gifts of appreciation. This year, there was none, and none was expected. But to add insult to injury, the doctors received reminders to not use our influence to get COVID-19 tests for ourselves, and we were banned from our wearing masks by one of the large hospitals in Orange County. Just like some hospitals in NYC would not provide enough N95 masks to their doctors, this hospital in Orange County would not allow us to wear surgical masks while we are in the facility. Unbelievable. They only changed their mind after so many of us complained.
As I said at the beginning of this crisis, I have never been more proud of my profession. So on National Doctor’s Day, we all tried to cheer each other up. I received a note from a good friend that I would like to share. Dr Brian Le speaks for all of us physicians, with the eloquence uniquely his. He wrote, “On this National Doctor’s Day, I send you my heartfelt thanks for your unwavering commitment to your patients and communities. I celebrate your work caring for patients and recognize that we now find ourselves being called to serve in ways never imagined. As we fight the COVID-19 pandemic, we are banding together and finding creative solutions to the challenges at hand. I am proud and honored to work alongside all healthcare workers who put their families and lives on hold to provide dedicated and compassionate care to those who need it most. And I am reminded of the reasons I pursued a career in medicine. I let these reasons guide me through the challenging weeks ahead where I will follow my heart, training, and instincts to continue making a difference and helping others.” Beautiful. The opposite of beautiful is what came out of Tucker Carlson’s mouth, a Fox News host, when he said that it is bewildering that the US has let public health officials decide the country’s COVID-19 response. Who does he have in mind to take the lead on battling a pandemic, a public health emergency? A liar? A con-man? A bigot? A science denier? A conspiracy theorist? A loud-mouth TV host?
 
I would take a good doctor any time.
 
April 2, 2020
 
Dr Mai Khanh Tran has been practicing medicine for 25 years.  She has led many medical missions abroad to provide medical care to the underserved.
]]>
<![CDATA[COVID-19: Một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm ~ A Brave New World]]>Mon, 30 Mar 2020 23:28:20 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-mot-the-gioi-moi-doi-hoi-su-dung-cam-a-brave-new-world
BS TRẦN MAI KHANH
 
Cho dù chúng ta có sẵn sàng hay chưa, có một thế giới mới hỗn loạn ngoài kia. Thật là không may, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã không có sẵn sàng. Con vi khuẩn coronavirus mới lạ này đã bất ngờ đột kích Tổng Thống Trump, ông đã không đỡ được, cho thấy ông không có khả năng bảo vệ người dân Mỹ. Tại sao? Bởi vì ông không tin vào khoa học và dữ liệu. Vì ông nghĩ mọi việc đều là giả tạo. Và bởi vì ông không quan tâm đến bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoại trừ bản thân và cái tôi của ông. Tôi sẽ không nín lặng nữa vì làm như vậy chỉ dẫn đến những hậu quả bi thảm cho thế giới thân yêu của mình thôi.
 
Chúng ta đã đánh mất nhiều thời gian quý báu và cứ phải liên tục rượt đuổi một đại dịch đang lan nhanh. Những trò hề của ngài Tổng Thống này đã làm tình hình thêm rối bời và cản trở sự tập trung mọi nguồn tài nguyên để đối phó với hiểm họa đang ào ạt tiến đến trước mắt, trong trường hợp này, nó là một con vi khuẩn giết người.
 
Đầu tiên, là vấn đề những bộ xét nghiệm hẹn mà không tới. Chúng tôi vẫn không có đủ các bộ xét nghiệm để thử số nhiều bệnh nhân, ngay cả tại các điểm bệnh nóng. Con tàu thử bệnh đã ra khơi và chúng ta đã lỡ chuyến tàu rồi. Các bệnh viện địa phương tại Quận Cam đã gửi chỉ thị cho nhân viên y tế: không xét nghiệm bệnh nhân không có triệu chứng, không gửi họ đến phòng cấp cứu, bệnh viện hoặc phòng khám y tế công cộng. Một bệnh viện lớn thậm chí đã gửi thư đến các bác sĩ nhắc họ không được sử dụng ảnh hưởng và sự quen biết để tự xét nghiệm cho chính mình. Không phải đùa sao? Cá nhân tôi không biết có bác sĩ nào đã làm điều đó. Nhưng tôi biết có nhiều bác sĩ đi làm mỗi ngày, họ cũng sợ hãi và lo lắng, nhưng vẫn đến làm việc của họ. Và nếu như mình đã không bị bệnh thì ai muốn làm xét nghiệm để làm gì? Làm cho vui? Làm cho biết? Một kết quả âm tính hôm nay không bảo đảm sẽ âm tính ngày mai. Và một kết quả âm tính sai còn đưa đến nguy cơ trấn an giả dối. Dù có làm xét nghiệm hay không, cách tốt nhất vẫn là thực hành phương pháp cách ly xã hội tuyệt đối. Thực ra thì đối với những chuyên viên chăm sóc y tế, chúng tôi coi như tất cả các bệnh nhân được khám đều đang bị nhiễm COVID-19 cho đến khi kết quả xét nghiệm chứng minh là không.
 
Kế đến, là vấn đề PPE/Personal Protective Equipment, dụng cụ bảo vệ cá nhân. Mặc dù được cam đoan rằng hàng triệu mặt nạ y tế, găng tay và kính che mặt đã được gửi đi, các chuyên viên chăm sóc y tế vẫn chưa nhận được sự tiếp tế này. Các bác sĩ nhãn khoa và tai mũi họng là những chuyên gia có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất, nhưng em dâu tôi, một bác sĩ nhãn khoa ở Chicago, vẫn chưa có được chiếc mặt nạ n95. Cháu gái của tôi, một bác sĩ sản phụ khoa ở Dallas, vừa đỡ sinh cho hai sản phụ bị nhiễm COVID-19 và cô ấy đã không có được chiếc mặt nạ n95.  Thật là trớ trêu khi cô và chồng, một bác sĩ giải phẫu răng hàm mặt, đã gửi tặng mặt nạ y tế và kính che mặt đến Trung Quốc vào tháng 1 -- lần đầu tiên khi tin tức về con vi khuẩn xuất hiện. Họ làm vậy sau khi nghe tin một bác sĩ nhãn khoa Trung Quốc đã bị lây bệnh và chết vì chăm sóc các bệnh nhân COVID-19. Và chúng tôi cũng sẽ không quên những người bạn bác sĩ  ở NYC. Họ đã im lặng một cách kỳ lạ trong mấy ngày qua nhưng trước đó có gửi những tin nhắn ngắn tâm sự rằng họ không có đủ mặt nạ y tế. Vì vậy, thay vì chờ đợi cho đến khi chính quyền có thể giải quyết vấn đề cho đúng, chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau. Các bạn bè bác sĩ của tôi và tôi đã để dành số mặt nạ n95 của mình cho các đồng nghiệp có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn chúng tôi, mặc dù thật sự mà nói thì chính chúng tôi cũng có nguy cơ cao không kém.
 
Kế đến, là vấn đề máy thở. Vâng, chúng ta sẽ cần nhiều máy thở, và nhiều hơn nữa. Nhưng xin nhớ cho rằng những máy thở này không tự làm việc một mình. Mà chúng còn cần phải có cả một đội cấp cứu chuyên môn -- các bác sĩ, chuyên viên trị liệu hô hấp, y tá, chuyên viên xét nghiệm và dược sĩ -- để cùng chăm sóc những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc sản xuất các máy thở này, như Tổng Thống hiện đang làm, thì sẽ lỡ chuyến tàu để nâng cao sức mạnh nhân lực chuyên môn của chúng ta. Chúng ta hãy đánh giá cao và bắt đầu đền đáp những thiên thần này một cách xứng đáng (tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng, cho đến bây giờ, có nhiều chuyên viên ngành nghề có số lương thấp nhất trong số các chuyên viên chăm sóc y tế). Trả lương cho họ nhiều hơn, chăm sóc họ tốt hơn bằng cách bớt giờ làm việc và thêm nhiều dụng cụ bảo vệ y tế, và tuyển dụng thêm nhiều chuyên viên hơn, từ chương trình trừ bị, những ngành chuyên môn khác, quân đội hoặc từ nước ngoài. Vì khi các thành viên trong đội cấp cứu chuyên môn phải  làm việc quá sức, họ sẽ phạm nhiều sai lầm hơn đối với chính bản thân và bệnh nhân của họ.
 
Loại vi khuẩn mới này bắt buộc chúng ta phải dũng cảm lên, đủ dũng cảm để thay đổi cách chúng ta sống, suy nghĩ, và đủ dũng cảm để đối chất với những người nào không muốn bảo vệ những người già và người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta.
 
Một bạn đồng nghiệp đã tuyên bố chua cay “cách xa nhau sáu feet hay chôn nhau sâu sáu feet”, là lời kêu gọi mà tôi muốn được nghe từ bục phát ngôn Tòa Bạch Ốc. Tôi muốn cả nước đóng cửa nghỉ làm việc hoàn toàn trong 8 tuần.
 
Lệnh ở yên tại chỗ hiện tại ở California và Quận Cam, mặc dù có hữu ích, nhưng vẫn không đủ. Vì có quá nhiều công việc được coi là thiết yếu nên được miễn. Khi chúng ta loại trừ tất cả mọi người dưới ánh mặt trời, thì chúng ta sẽ chẳng bảo vệ được ai. Có nhiều công việc tuy rất quan trọng, nhưng câu hỏi của tôi là liệu chúng có thực sự cần thiết khi chúng ta đang chiến đấu cho cuộc sống còn của mình hay không. Chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại về những gì được coi là thiết yếu đối với cuộc sống của người dân Mỹ.
 
Nhưng tôi biết chắc chắn rằng, trong những cá tính người Mỹ mà tôi học được và trân trọng, không có sự kêu gọi hãy hy sinh những người lớn tuổi và những người dễ bị tổn thương nhất. Không hề, cá tính của người Mỹ không coi trọng sức khỏe kinh tế hơn mạng sống của người cao niên. Không hề, cá tính của người Mỹ không chọn chăm sóc động cơ kinh tế hơn là chăm sóc linh hồn dân tộc của họ.
 
Vì vậy, khi Tổng Thống nói rằng ông muốn mọi người trở lại làm việc vào dịp Lễ Phục Sinh, tôi xin đáp là, “Thưa ngài, thế thì bàn tay nhỏ bé của ông sẽ vấy đầy máu đấy”.

Khi một chính trị gia từ Texas nói rằng ông sẵn sàng hy sinh bản thân mình để con cháu của ông có được cuộc sống như người Mỹ, tôi xin đáp là, “Thưa ông, thế thì xin ông hãy ký tên vào giấy yêu cầu DNR/Đừng Cấp Cứu Hồi Sinh của ông bây giờ, và căn dặn mọi người đừng ai cứu chữa ông vì ông tự nguyện ra đi trong vui vẻ”. Nhưng ông chớ có đặt gánh nặng đó lên những người cao niên của chúng tôi, vì những người này đã cống hiến và hy sinh quá đủ rồi.

Loại vi khuẩn mới này bắt buộc chúng ta phải đổi mới để thích ứng trong cách chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Tôi đã rất xúc động khi thấy một bao mặt nạ y tế n95 treo trên cửa văn phòng vào sáng sớm, quà tặng cám ơn từ một bệnh nhân vì tôi vẫn làm việc trong lúc nhiều văn phòng bác sĩ khác đóng cửa. Bác sĩ CN thả bao gạo jasmine 50 pound đến trước hiên nhà khi nghe tin mẹ tôi hết gạo và nhà đã không tìm ra được gạo để mua. Vợ của bác sĩ James Trần khăng khăng phải đưa súp đến để ở sân ngoài khi nghe tin chúng tôi bị bệnh. Gia đình 7Leaves tặng tôi một thẻ quà VIP miễn phí cho sáu phần giải khát drive-through hàng ngày. Các phần cơm hộp to-go gọn gàng của Cali Veggie rất tiện lợi cho người ở yên trong nhà, và được phân phối với khoảng cách ly phù hợp. Tôi vừa đem súp cho một người bạn đang hồi phục từ COVID-19. Thực ra phải kể là tôi đã để thức ăn xuống rồi chạy. Để lại một ít thức ăn nhưng chan chứa nhiều tình người, từ một khoảng cách an toàn.

Đây là một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm của chúng ta trong thời COVID-19. Giờ nó đã đến và ở đây rồi. Nên đối phó như thế nào theo cá tính người Mỹ, thì là tùy thuộc vào chúng ta.

Ngày 28 tháng 3 năm 2020

Bác sĩ Mai Khanh Trần đã hành nghề y khoa tại Quận Cam trong hơn 25 năm. Bà đã tổ chức hơn 100 chuyến công tác y tế lưu động ở ngước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.
 
Việt Tide chuyển ngữ
MAI KHANH TRAN, MD
 
It is a brave new world out there, whether we are ready or not.
 
Unfortunately, our leaders are not. This novel coronavirus has caught President Trump by surprise, and he is incapable of protecting the American people. Why? Because he does not believe in science and data. Because he thinks everything is fake. And because he does not care for anything or anyone except himself and his ego. I am not holding my tongue anymore because doing so has led to nothing but tragic consequences in the world that I know and love. 

We have lost much precious time and we are constantly playing catch-up to a fast-spreading pandemic. The antics from this President have been distracting and are preventing us from keeping our eyes on the speeding ball, in this case, the killer virus.
 
First, the elusive test. We still do not have enough kits to do mass testing, even in the hotspots. That ship has sailed. The local hospitals in Orange County have sent out directives to the medical staff: do not test asymptomatic patients, do not send them to the ER, hospitals, or public health clinics. One large hospital even sent out a reminder to physicians to not use their influence and connection to get the tests for themselves. Seriously? I do not know of any physician who has done that. I do know plenty of physicians who show up every day at work, scared and worried, but show up nevertheless. And why would anyone not sick want the test anyway? For fun? For information only? A negative test today does not guarantee a negative test tomorrow. And a false negative test would only give false reassurance. Practice absolute social distancing anyway, test or not. Practically speaking, for healthcare providers, we assume that patients we see have COVID-19 until proven otherwise.
 
Then, the PPE, personal protective equipment. Despite reassurances that millions of masks, gloves, and facial guards have been sent, healthcare providers are still not seeing them on the ground. Ophthalmologists and ENTs are specialists at highest risk yet my sister-in-law, an ophthalmologist in Chicago, still does not have an n95 mask. My niece, an Ob-Gyn in Dallas, just delivered two pregnant women with covid-19, and she does not have n95 mask. It is ironic that she and her husband, a maxilla-facial surgeon, had sent a donation of masks and facial guards to China in January when the news of the virus first broke out. They did it when they read about the Chinese ophthalmologist who died taking care of COVID-19 patients. And let’s not forget about my physician friends in NYC. They have been eerily quiet but have confided in short texts that they do not have enough masks. So instead of waiting for the government to handle things properly, we are helping each other out. My physician friends and I have been saving our n95 masks for colleagues who are at higher risk than us, though frankly we really are at high risk already.
 
Then, the ventilators. Yes, we are going to need more, many more. But remember, these ventilators do not run themselves. We need the critical care team -- the doctors, respiratory therapists, nurses, lab technicians, and pharmacists -- to manage the critically ill patients. If we focus on just the production of these ventilators, like the President is currently doing, we are going to miss the boat on upping our professional labor force. We have to start paying these angels their weights in gold (I just want to remind everyone that they are the least well-paid of the healthcare providers, up until now). Pay them more, take care of them better with less hours and more protective equipment, and sign more of them on, from reserves, other specialties, the military, or abroad. When these critical care team members are overworked, they will make more mistakes for themselves and for their patients.
 
This new virus requires us to be brave, brave enough to change the way we live, the way we think, and courageous enough to call people on it when they fail to protect the elderly and weakest of us.
 
“Six feet away or six feet under,” a statement coined so clearly by a colleague, is what I want to be shouted from the White House podium. I want a complete national shut-down for 8 weeks.
 
The current stay-in-place orders in California and Orange County, though helpful, are not enough. Too many jobs are considered essential. When we exclude everyone under the sun, we protect no one. Many of these jobs are important, but I question if they are indeed essential when we are fighting for our lives. We have to re-think about what we consider essential to the American life.
 
But I know for sure, the American way I know and love, does not call for sacrificing our elders and the most vulnerable. No, the American way does not take the health of the economy over the lives of our seniors. No, the American way does not prefer the engine of the economy over the souls of the people.
 
So when the President said he wants people back at work by Easter, I say, “Sir, you will have blood on your small hands.”
 
When the politician from Texas said he is willing to sacrifice himself so that his grandchildren can have the American life the way it was, I say, “Sir, please sign your DNR (do not resuscitate) now and say do not care for me as I go willingly and happily.” But don’t you dare put that burden on our seniors who have given and sacrificed enough already.
 
This new virus requires us to be innovative in the way we care for each other. I was very touched when I found a box of n95 masks hanging on my office door early in the morning, gifted by a patient who appreciates that I still practice. Dr. CN dropped off a 50-pound jasmine rice bag on my porch when she heard that my mom was out of rice and we couldn’t buy any. Dr James Tran’s wife insisted on dropping off soup in the courtyard when she heard we were sick. The 7Leaves family gifted me a VIP card for six daily free drinks from their drive-through. Cali Veggie’s neat to-go portions are great for shut-ins and are distributed with proper distancing. I just dropped off soup for a friend who is recovering from COVID-19. I literally dropped and ran, leaving a little food but a lot of love, from a safe distance.
 
This is our brave new world during the time of COVID-19.  It is here now. It is up to us to make it the American way.
 
March 28, 2020
 
Dr Mai Khanh Tran has been practicing medicine in Orange County for over 25 years and has led more than 100 medical missions abroad to provide care for the underserved.

]]>
<![CDATA[Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19]]>Sat, 28 Mar 2020 04:09:30 GMThttp://baoviettide.com/doisong/chuyen-doi-song-thoi-mac-dich-covid-19-life-in-the-time-of-covid-19
BS TRẦN MAI-KHANH
 
Là một bác sĩ và là người hâm mộ văn chương thế giới, tôi đặc biệt rất thích cuốn Chuyện Tình Yêu Thời Thổ Tả. Với tình hình hiện tại của chúng ta, tôi đã có thể bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết Mỹ tuyệt hay của riêng mình, về Chuyện Đời Sống Thời Mắc Dịch COVID-19.
Câu chuyện bắt đầu từ chuyến phiêu lưu tìm kiếm một bộ xét nghiệm xa vời nhưng hoàn hảo, hoàn hảo theo lời của Tổng Thống Trump, hoàn hảo như cuộc gọi điện thoại của ông với nhà lãnh đạo Ukraine.

Sau khi tiếp tục và liên tục đặt câu hỏi và năn nỉ nhiều cơ quan y tế, chúng tôi đã nhận được 5, NĂM, bộ xét nghiệm quẹt cho một trung tâm y tế bận rộn với 15 bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu / primary care physician. Không những thế, ngay lập tức, chúng tôi còn nhận được sự hướng dẫn khắt khe về cách dùng bộ xét nghiệm: đừng gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm y tế công cộng, vì các bệnh viện sẽ có mọi ưu tiên, và các phòng xét nghiệm trong hạt Orange không có khả năng thử hơn 1,500 mẫu xét nghiệm. Có trường hợp nếu vẫn gửi mẫu vào, các phòng xét nghiệm có thể sẽ không có đủ nhân lực hoặc thuốc thử để làm xét nghiệm trong vòng thời gian quy định 72 giờ. Kết quả xét nghiệm ngoài thời gian quy định sẽ không có giá trị nên các mẫu gửi đến trễ sẽ không được thử.

Vì vậy, cho dù số lượng và phẩm chất của những bộ xét nghiệm đã nhận được có tính cách là to lớn và hoàn hảo (không tính đến những bộ xét nghiệm bị sai sót của cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã gửi đến lúc ban đầu), về cơ bản thì những bộ xét nghiệm này là vô dụng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ thử những ai đây? Sẽ đặt ra thứ tự ưu tiên cho người thử như thế nào? Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể tự xoay xở, như chúng tôi đã phải làm từ ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Những bệnh nhân có triệu chứng nặng sẽ phải nhập viện và rất có thể, họ sẽ được xét nghiệm. Những người có triệu chứng nhẹ sẽ phải tự chữa và phục hồi tại nhà với các loại thuốc không cần toa, và được yêu cầu phải tránh xa những người chung quanh.  
 
Khi chúng ta không thể xét nghiệm và ngăn chận dịch bệnh, chúng ta sẽ phải làm nó nhẹ bớt đi bằng cách tự cô lập và hạn chế giao tiếp với người chung quanh/cách ly xã hội/social distancing. Đó là cách duy nhất để làm chậm lại đại dịch này. Tiểu bang California vừa đưa ra lệnh mọi người hãy ở yên trong nhà ngày hôm qua, 18 tháng 3. Xin cảm ơn Thượng Đế. Tôi thực sự tin rằng người dân Mỹ sẽ chọn làm những gì đúng nhất, bất kể đảng phái chính trị, chủng tộc hay giới tính của chúng ta, tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ người già và người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta.

Nhưng tại sao các nhà lãnh đạo từ cấp liên bang đến địa phương của chúng ta đã chờ quá lâu để đưa ra những chỉ thị rõ ràng? Bất cứ khoảng thời gian nào cũng là quá dài đối với những người đang phải chống đỡ ở tuyến đầu của trận chiến này.

Vào ngày 26 tháng 2, các Giám Sát Viên của Quận Cam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, nhưng không đưa ra bất kỳ chỉ thị hay kế hoạch rõ ràng nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vào ngày 17 tháng 3, Viên Chức Y Tế OC đã ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp công cộng và riêng tư bất kể số người, ngoại trừ các “hoạt động thiết yếu”. Thật không may, danh sách các hoạt động thiết yếu này rất chung chung, bao gồm hầu hết mọi thứ trừ nhà hàng, quán nhậu và rạp hát. Chỉ thị này cũng không đả động và giải quyết vấn đề xét nghiệm cũng như các tiêu chuẩn cho khi nào và làm sao để được khám chữa bệnh.

Vào ngày 4 tháng 3, Sở Y Tế Công Cộng California cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và hứa sẽ gửi thêm bộ xét nghiệm đến tất cả các khu vực trong tiểu bang. Lời hứa đó đã không đi đến đâu trong hầu hết các cộng đồng. Cuối cùng, phải mất thêm hai tuần nữa để Thống Đốc ban hành lệnh ở yên một chỗ với toàn tiểu bang.

Dân Biểu Rouda, đại diện cho địa hạt có 3 bệnh viện lớn, gửi ra một thông báo cho các cử tri trong vùng nhắc nhở họ rửa tay, ở nhà khi bị bệnh, và các lời khuyên rất chung chung khác.

Tôi cũng có xem qua phần chất vấn tài tình của nữ Dân Biểu Porter khi bà thúc đẩy các viên chức y tế về vấn đề miễn phí tiền xét nghiệm COVID-19 cho mọi người. Xúc động và cảm kích với sự tận tâm của bà, tôi đã cố gắng liên lạc với bà, qua điện thoại riêng, email riêng và email văn phòng như tôi vẫn thường làm trước đây, để góp ý rằng--được xét nghiệm miễn phí thì tốt đấy; nhưng nếu có thể giúp cho những người cần được làm xét nghiệm được xét nghiệm thì tốt hơn. Vì được xét nghiệm miễn phí để làm gì khi một người thường dân còn không được cho làm xét nghiệm. Tôi thậm chí còn dùng đến tư cách quen biết nhau để năn nỉ bà. Tôi viết: “Bà và tôi đã cùng ra ứng cử Quốc Hội vì muốn bảo vệ gia đình của chúng ta.  Bà đang làm thật tốt nhiệm vụ của mình ở Washington. Xin bà hãy giúp tôi làm tốt nhiệm vụ của tôi tại Quận Cam”.

Tôi vẫn chưa nhận được trả lời nào của bà. Cũng dễ hiểu bởi vì tôi chắc chắn rằng họ đang bận rộn đối phó với cuộc khủng hoảng này. Nhưng tôi có thể bảo đảm với mọi người rằng những người đại diện dân cử của chúng ta không bận rộn và kiệt sức bằng những chuyên viên chăm sóc sức khỏe, y tá, bác sĩ và dược sĩ, những người đang ở tuyến đầu của cuộc chiến này.

Và chúng tôi đang đánh trận chiến này trong khi không có được các trang bị phù hợp cần thiết để bảo vệ bản thân, bệnh nhân và gia đình của chúng tôi. Tôi chỉ có một mặt nạ y tế n95 mà tôi phải dùng đi dùng lại sau mỗi lần làm sạch và khử trùng. Tôi không có kính bảo vệ mắt hoặc áo bảo vệ y tế trừ chiếc áo khoác trắng. Và tôi kiệt sức vì phải chăm sóc nhiều bệnh nhân vừa mắc bệnh vừa hoảng sợ, ngay trong phòng khám và qua điện thoại.
 
Thật là không may vì tôi đã không được lo lắng một mình. Em dâu tôi, một bác sĩ nhãn khoa ở Chicago, thậm chí còn không có được một mặt nạ y tế n95 nào. Con trai của bạn tôi, một bác sĩ nội khoa ở New York, chỉ được một mặt nạ y tế mỗi ngày, nhưng không có được bộ xét nghiệm cho chính mình hoặc cho bệnh nhân của mình.

Tôi có thể là một bà mẹ siêu đẳng, có thể là một nữ siêu chiến binh, nhưng tôi KHÔNG THỂ và SẼ KHÔNG LÀ một người truyền bệnh siêu nhanh, siêu nguy hiểm. Là một bác sĩ, tôi hiểu biết và chấp nhận những rủi ro nghề nghiệp của mình. Nhưng còn người mẹ già lớn tuổi và người chồng có vấn đề sức khỏe của tôi thì sao? Tim của tôi run rẩy và lỡ nhịp theo từng tiếng ho vang trong nhà. Tôi thức cả đêm để canh nghe tiếng ho từ phòng mẹ tôi.
 
Rồi sau đó, tôi đến văn phòng và phải có những quyết định đúng nhất, đó là cho những nhân viên lớn tuổi và những người có rủi ro cao nghỉ việc về nhà. Khi về nhà, tôi thay quần áo trong nhà để xe, bây giờ đã trở thành một phòng ngủ tạm thời khi cần. Tôi khóc nức nở khi đọc tin về người bác sĩ Phòng Cấp Cứu sống trong nhà để xe để giữ an toàn cho gia đình của mình. Tôi cảm thấy rất có lỗi vì chưa có được cái ý chí và can đảm để làm như vậy. Tôi không thể tưởng tượng ra việc mình không được chăm lo cho con gái và mẹ già, và cũng không nhẫn tâm để chồng mình phải gánh vác mọi việc.

Trong vòng thân hữu nhỏ bé của tôi, chúng tôi đã khóc tiễn đưa 5 người thân gồm cha mẹ hoặc ông bà lớn tuổi đã ra đi trong tháng này. Trong số người quá cố có một người, bà vừa là một huyền thoại âm nhạc Việt Nam vừa là một người nữ gia trưởng của một gia đình có nhiều phụ nữ phi thường. Gia đình của bà đã không thể làm một đám tang theo đúng nghi thức hoặc một lễ tưởng niệm cuộc đời thành tựu của bà. Ba trong số 5 người đã mất có con cháu là chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Các bạn có thể tưởng tượng ra cơn ác mộng này trong một cộng đồng nhỏ, gần gũi và nặng tình gia đình như của chúng ta.

Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi trở nên cáu kỉnh khi Tổng Thống Trump trả lời rằng “chính phủ không phải là nhân viên gửi hàng” khi người ta hỏi ông về việc bảo đảm sẽ có đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân sẵn sàng cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
 
Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi nổi giận khi thấy các dân biểu Quốc Hội lên TV khuyến khích mọi người hãy đi ăn nhà hàng hoặc đi máy bay vì bây giờ những nơi này đang rất vắng.  Đây không chỉ là một phát biểu ngu xuẩn. Mà nó còn là phạm tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Và xin đừng chấp tôi nếu tôi chửi thầm khi nữ thông tín viên đài FOX News nói rằng “bàn tay người Hoa vấy đầy máu”. Đây không phải là con vi khuản được sản xuất ở Trung Cộng. Đây không phải là con vi khuẩn từ nước ngoài. Chính quyền Tổng Thống Trump, những người đảng Cộng Hòa, và các nhà khoa học hiểu biết hơn nhưng chọn thái độ giữ im lặng, sẽ phải đối diện với lương tâm của chính mình, từ bây giờ và cho lịch sử mai sau.

Và chớ có giúp đỡ các ngành hàng không, du lịch hoặc các đại công ty lớn trước khi giúp đỡ những người thường dân Mỹ bình thường. Hãy giúp cho mỗi người đang đi làm 4 tuần lương cho thời gian họ đã phải nghỉ việc ở nhà. Hãy làm điều đó thông qua phòng quản lý lương bổng của họ ngay bây giờ. Đồng thời, hãy gửi một khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em cho tất cả các cha mẹ phải nghỉ việc ở nhà trong các khi trường học của con cái họ bị đóng cửa.  
 
Nếu họ chỉ lo giúp đỡ cho các công ty lớn trước khi lo cho các doanh nghiệp nhỏ và những người thường dân đáng được trân trọng nhưng thấp cổ bé miệng, chúng ta sẽ bỏ phiếu bầu họ ra khỏi chức vụ, không để cho họ nắm quyền lực nữa, trước khi họ hại chết mọi người.

Sau 25 năm làm bác sĩ, tôi chưa bao giờ tự hào hơn về nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe và về các đồng nghiệp trong ngành y tế của mình, và tức giận hơn với các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.

Đây là câu chuyện cuộc sống của tôi trong thời mắc dịch COVID-19.

Ngày 20 tháng 3 năm 2020

Bác sĩ Mai-Khanh Trần là một bác sĩ nhi khoa thực hành tại Quận Cam trong 25 năm. đã tổ chức hơn 100 chuyến công tác y tế lưu động ở nước ngoài để chăm sóc cho những người thiếu thốn nhất.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)

MAI-KHANH TRAN, MD

As a doctor and a lover of world literature, I have a special fondness for Love in the Time of Cholera.  Given our current situation, I should start writing my great American novel, Life in the Time of COVID-19.

 

That story begins with my search for the elusive, perfect test, according to the words of President Trump, as perfect as his phone call to the Ukrainian leader.
 
After continued and constant questioning and pleading with multiple health agencies, we were given 5, FIVE, swab kits for a busy group of 15 primary care providers. Even then, we were immediately reminded of strict guidelines: do not send to public health center for testing, hospitals have priorities, and the labs are over their capacity of 1,500 tests for the County. If the samples are sent, the labs may not have enough manpower or reagents to run the test in the allotted time of 72 hours. The tests then would be invalid and not ran at all.
 
So the tests, grand in number and perfect (never mind the faulty tests that CDC initially sent out) in nature, are essentially useless to us. Who would we use it on? How do we prioritize? So we just have to manage, as we have been forced to do from the beginning of this crisis. The patients who have severe symptoms would have to be hospitalized and most likely, they would get tested. Those who have mild symptoms would have to recover at home with over-the-counter medications and order to stay away from others. When we cannot test and contain, we have to mitigate with isolation and social distancing. That is the only way to slow down this pandemic. Thank God for the California state-wide order to stay in place announced yesterday, March 18.  I truly believe that the American people will do what is right, that regardless of our political leaning, our race, or our gender, we all want to protect our elders and the most vulnerable of us.
 
But what has taken so long for clear directives from our leaders, from local to national? Any time is too long for people on the frontline of this battle.
 
On February 26, the Supervisors of Orange County declared a public health emergency, but did not issue any clear directive or plan to address this crisis. On March 17, the OC Health Officer did issue an order to prohibit public and private gatherings of any number of people, except for “essential activities.” 
 
Unfortunately, the list for essential activities are so broad, they include almost everything except restaurants, bars, and theaters. The order also fails to address the testing issue and the criteria for how and when to seek healthcare.
 
On March 4, the California Dept of Public Health also declared a public health emergency and promised to send more test kits to all regions in the state. That never materialized for most of the communities. It took two weeks for the Governor to finally issue the state-wide order to stay in place.
 
Congressman Rouda, with 3 large hospitals in his district, issued a one page reminder to his constituents to wash hands, stay home when sick, and other very generic recommendations. 
 
I saw Congresswoman Porter’s brilliant grilling of health officials on coverage for COVID-19 testing.  Impressed and emboldened by her dedication, I tried to reach out to her through ways that I normally did—personal phone, personal email, and office email—to say that coverage is good but access is better.  What is the point of covering the cost when an ordinary citizen cannot get the test anyway? I even appealed to her on a personal level. I wrote “you and I ran for Congress to protect our families. You are doing a great job in Washington. Please help me do mine in Orange County.”
 
I haven’t gotten a single response back. It is understandable because I am sure they are busy dealing with this crisis. But I guarantee you; our representatives are not as busy and as exhausted as the healthcare providers, the nurses and doctors and pharmacists, who are on the frontline of this war.
 
And we are fighting this battle without the proper equipments necessary to protect ourselves, our patients, and our families. I only have one n95 mask that I would re-use after cleaning with disinfectant.  I do not have eye protection or gown except for my white-coat. And I am exhausted from caring for many sick and terrified patients, both in person and on the phone. Unfortunately, I am not alone. My sister-in-law, an ophthalmologist in Chicago, does not even have a single n95 mask. My friend’s son, an internist in New York, has only one mask a day and no tests for himself or his patients.
 
I can be a Super Mom, I can be a Wonder Woman, but I CANNOT and WILL NOT be a Super-Spreader. As a doctor, I know my risk and accept it. But what about my elderly mom and my husband who has an existing medical condition? Every cough in my house and my heart flutters. I stay up all night listening to the coughing noises from my mom’s room. Then I go to the office and I have to do what is right, which is to send the older employees and those with high risks home. When I get home, I change in the garage which I have set up as a temporary bedroom. I sobbed with my whole being when I read about the ER doctor living in the garage to keep his family safe. I feel so guilty because I don’t have the will and courage to do that yet. I can’t imagine not checking in on my daughter and my mom and I don’t have the heart to put that responsibility solely on my husband.
 
In my small circle, we have already seen 5 deaths of elderly parents/grandparents this month. One of them is a Vietnamese musical legend and the matriarch to a family of incredible women. Her family can’t even have a proper funeral or a dignified celebration of her life. Three out of 5 deaths have children/grandchildren as healthcare providers. Imagine this nightmare in our closed-knit, family-oriented community.
 
So forgive me if I get livid when President Trump said, when asked about making sure personal protective equipment are available to healthcare providers, that “the government is not a shipping clerk.”
 
So forgive me if I get angry when I see Congressmen on TV encouraging people to go out to restaurants or fly because now these places are empty. It is not just stupid. It is downright criminal.
 
And forgive me if I scream, silently of course, profanity when FOX News anchorwoman said that “the Chinese have blood on their hands.” This is not a Chinese virus. This is not a foreign virus. President Trump and his administration, and the Republicans and scientists who know better but stood silently behind, have this on their conscience, now and for the history book.
 
And don’t they dare bail out the airline industries, tourism industries, or big corporations before they bail out the American workers. Send every employee 4 weeks’ salary for the time they have to stay home from work. Do it through their payroll managers and do it now. Also send a child-care stipend for all the working parents who have to stay home while their children’s schools are closed. If they bail out the big companies before the small businesses and the even-smaller but valuable workers, we are going to vote them out of power, before they kill all of us.
 
After 25 years as a doctor, I have never been more proud of my profession and my healthcare colleagues and angrier with our political leaders.
 
This is my life in the time of COVID-19.
 
March 20, 2020
 
Dr Mai-Khanh Tran is a practicing pediatrician in Orange County for 25 years. She has led more than 100 medical missions abroad to provide care for the most underserved.

]]>
<![CDATA[COVID-19: Cơn khủng hoảng hiện đại ~ A modern day crisis]]>Mon, 02 Mar 2020 19:38:41 GMThttp://baoviettide.com/doisong/covid-19-a-modern-day-crisis
BS TRẦN MAI-KHANH

Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng.

Là một bác sĩ nhi khoa làm việc trong cộng đồng và người đã thực hiện nhiều chuyến công tác y tế cứu trợ quốc tế, tôi nghĩ rằng mình biết cách giải quyết những vấn đề khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như thế nào.

Nhưng tôi đã sai.

MAI-KHANH TRAN, MD
 
We are facing a crisis.
 
As a pediatrician practicing in the community and one who has done much international medical relief work, I thought I know how to handle a public health crisis.
 
But I am wrong.

Cộng đồng của chúng ta đang trong tình trạng hoảng loạn, vào một thời điểm tồi tệ nhất vì còn phải đương đầu với một mùa cúm nghiêm trọng. Từ khi CDC/Trung Tâm Kiểm Soát & Phòng Ngừa Dịch Bệnh cảnh báo rằng vấn đề là sớm muộn gì COVID-19 cũng sẽ tấn công chúng ta, thì văn phòng của tôi đã tràn ngập những cuộc gọi từ cha mẹ hỏi “chúng tôi có nên đi du lịch không,” “chúng tôi phải bảo vệ con cái như thế nào?”  “chuẩn bị như thế nào?”

Kiến thức hiểu biết là cách phòng thủ tốt nhất để chúng ta không bị hoảng sợ. Để đối phó với một vấn đề khủng hoảng y tế cộng đồng, chúng ta cần tự trang bị cho mình với sự hiểu biết khoa học tốt và lối suy nghĩ hợp lý, giống như chúng ta đã từng làm với các dịch bệnh sởi, cúm, SARS, ebola.

Tôi đã cố gắng liên lạc với các tổ chức y tế công cộng khác nhau trong khu vực để tìm hiểu thêm thông tin cần thiết nhất cho bệnh nhân của mình. Tôi đã liên lạc với họ hơn 10 lần, yêu cầu thông tin và thông báo về kế hoạch ngăn chặn và đối phó dịch COVID-19. Cho đến ngày hôm nay, tất cả những nơi tôi liên lạc đã từ chối cho tôi câu trả lời. Không ai muốn lên tiếng để cung cấp thông tin thực, chính xác, hữu ích cho mọi người. Vì lợi ích nào đó, không ai thực sự biết gì hết và không ai muốn chịu trách nhiệm.

Họ có đưa ra các trang web của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), CDC, Sở Y Tế Công Cộng California/the California Dept of Public Health và Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam/ Orange County Health Care Agency cho tôi tham khảo. Tôi vẫn theo dõi các trang web này hằng ngày nhưng chỉ thấy các thông tin quá chung chung, không hữu ích cho bệnh nhân và gia đình của họ.

Vì vậy, chỉ còn cách tìm thông tin qua những chuyên viên y tế chăm sóc cho người bệnh ở ngay tuyến đầu/ first responders.
 
Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng giống như bệnh cúm, tôi đã bắt đầu hỏi rất cặn kẽ nếu họ có từng đi du lịch ở Trung Quốc mới đây, hay có tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19 theo tiêu chuẩn xác định nguy cơ của CDC.
 
Tuy nhiên, tôi cũng có bệnh nhân bị sốt, ho và khó thở nhưng kết quả xét nghiệm lại không bị bệnh cúm, hoặc có bệnh nhân bị viêm phổi nhưng lại không có dấu hiệu nguy cơ nào khác.
 
Khi nghe về 2 ca bệnh lan truyền đầu tiên trong cộng đồng ở Bắc California, tôi nghĩ rằng tôi cần phải mở rộng toàn diện cách phân tích nguy cơ nhiễm bệnh, và quan trọng hơn nữa, tôi cần có bộ xét nghiệm vi khuẩn COVID-19. Nhưng tôi không tìm đâu ra được bộ xét nghiệm này. Chúng ta có cách xét nghiệm nhanh bệnh cúm, xét nghiệm sàng lọc nhanh vi khuẩn strep, nhưng lại không có cách xét nghiệm COVID-19?
 
Làm thế nào với tư cách là một quốc gia tiến bộ nhất thế giới về y tế, mà chúng ta lại không có được những bộ xét nghiệm này cho các chuyên viên y tế của mình? Từ khi nghe tiếng chuống báo động đầu tiên vào tháng 12, các cơ quan y tế của chúng ta đã làm gì?

Rồi khi nghĩ đến các nhân viên làm việc trong phòng khám của mình và chính gia đình của tôi, tôi còn cảm thấy tồi tệ hơn. Bởi vì không có được những y cụ và thông tin cần thiết, chúng tôi tự đặt mình và người thân của chúng tôi vào hoàn cảnh rủi ro cao hơn nhiều. Tôi đau lòng cho các bác sĩ đã bỏ mình trong lúc chăm sóc bệnh nhân của họ. Tôi biết nếu là họ tôi cũng sẽ phải làm như vậy, nhưng tôi mong muốn có được một đất nước với một hệ thống làm việc để điều đó không thể xảy ra.   
 
Tôi cảm thấy lời nhắc nhở các bác sĨ hãy tự chăm sóc cho bản thân mình trên trang web của CDC thật giả dối và rỗng tuếch.

Chúng ta thiếu sự lãnh đạo thực sự từ các nhà lãnh đạo chính trị và các đồng nghiệp y tế. Chúng ta hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng hiện đại này, lại còn bị khích động bởi những nguồn thông tin sai lệch, không khí ngờ vực và một kỷ nguyên con người du lịch toàn cầu, đây là những nhận xét được đưa ra từ một chuyên viên y tế ở ngay tuyến đầu, một người mẹ và một nhà hoạt động cộng đồng.

Our community is in a state of panic, at the worst possible time when we are battling a severe flu season.  When the CDC says it is not a matter of if but a matter of when COVID-19 will hit us, my office has been inundated with calls from parents asking “should we travel,” “how do we protect our children,” “what does being prepared mean?”
 
The best defense for fear is knowledge.  We need to arm ourselves with good science and rational thinking in our battle against a public health crisis, just like we have done with measles, influenza, SARS, ebola.
 
To best give my patients the information they need, I tried to reach out to various public health organizations in my area.  To record, I have reached out more than 10 times, requesting for information and statements regarding their plan to contain and combat COVID-19.  To date, I have been declined by all of them.  No one wants to speak out to give people real, accurate, useful information.    To their benefit, no one really knows and no one wants to take the responsibility. 
 
They did refer me to the websites of the World Health Organization (WHO), the CDC, the California Dept of Public Health, and the Orange County Health Care Agency.  I have been monitoring these websites daily already and find that the information is too generic and not helpful to my patients and their families.
 
So it is up to the first-responders.
 
I have been very steady in asking all my patients with flu-like symptoms whether they have travelled to China or whether they have close contacts with confirmed COVID-19 cases, criteria used by the CDC in risk assessment.  However, I have also seen patients with fever, cough, and shortness of breath who tested negative for influenza, who have pneumonia but do not have identifiable risk.  When I heard about the first and now second, community-spread cases in Northern California, it dawned on me that I needed to broaden my risk analysis and, more importantly, I needed the COVID-19 test.  But I don’t have access to it.  We have rapid influenza test, rapid strep screen, but no COVID-19 test?  How it is that we, as one of the most medically advanced nations in the world, do not have these tests available to our healthcare providers?  What have our health agencies been doing since December when the first alarm went off?
 
And then I think about my staff and my family and feel bad.  Because we don’t have the tools and the information we need, we expose ourselves and our loved ones to a much higher risk.  I am heart-broken for the doctors who perished while caring for their patients.  I know I would do the same but I wish I have a system and a country that would not allow that to happen.  I find the reminder on the CDC website for doctors to take care of ourselves to be disingenuous and empty.
 
We lack real leadership from our political leaders and medical colleagues.  We are unprepared for this modern day crisis, one that is fueled by an age of misinformation, a climate of mistrust, and an era of international travel, and I speak as a medical first-responder, a mother, and a community activist.
 
28/2/2020
]]>
<![CDATA[Cảm nghĩ của một người cựu tị nạn ~ Reflections of a former refugee]]>Thu, 02 Jan 2020 14:50:13 GMThttp://baoviettide.com/doisong/cam-nghi-cua-mot-nguoi-cuu-ti-nan-reflections-of-a-former-refugee
MINH HOA TA
Thắng Đỗ chuyển ngữ
 
Theo tôi hiểu, tôi lớn lên ở Việt Nam trong một gia đình khác với nhiều người. Tôi nhớ các mùa nghỉ hè bận rộn với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là từ năm 1972 cho đến 1974. Mẹ tôi mang hết mấy đứa con tới các trại tị nạn ở Củ Chi và An Lộc. Cả nhà bỏ hết ngày hôm trước để gói rất nhiều bao gạo và phân loại quần áo cũ đã quyên được. Ngày Chủ Nhật lúc mặt trời chưa mọc, mười mấy người chúng tôi dồn vào một chiếc xe van hiệu Ford, chạy sau hai chiếc vận tải lớn về miền quê để trợ giúp người tị nạn. Chẳng có lần nào chúng tôi không nghe tiếng đại bác và súng từ phía xa khi xe lăn bánh trên mặt đường mấp mô. Vào cuối ngày, ông tôi đứng chờ trước cổng nhà khi chúng tôi trở về an toàn. Các Chủ Nhật khác, chúng tôi lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung hay ghé một cô nhi viện ở Biên Hòa. Là con gái, tôi chứng kiến ba mẹ tôi nhiều đêm mất ngủ vì mong anh tôi trở về từ nơi hành quân. Là người Việt, tôi chứng kiến nhiều dòng nước mắt vì chết chóc hay khổ đau. Tôi khóc trong lòng cho những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mất nhà cửa, tách biệt khỏi gia đình và ám ảnh bởi chiến tranh. Là đứa trẻ con, tôi lúc nào cũng biết mình được thương yêu. Tôi đủ may mắn để sống trong sự an toàn ở Thủ Đô. Tôi không thể nào tưởng tượng được sẽ có ngày chính Việt Nam Cộng Hòa cũng sụp đổ và biến tôi thành một người tị nạn.
By MINH HOA TA
 
As far as I can tell, I grew up in a very unconventional family in Vietnam. I recall my summer vacations often filled with community activities. My most memorable summer memories were from 1972 to 1974. Mother took all her children to the refugee camps near Củ Chi and An Lộc. We spent the day before packaging bags and bags of rice, collecting used and new clothes and sorting them by groups.  Before sunrise on Sunday, twelve to fifteen of us, young and old, packed ourselves into a Ford van, which navigated behind two big trucks toward the country side to assist war refugees. Without failing on each trip, we heard the sound of artillery (pháo kích) and gunfire from the distance as we drove on bumpy country roads. Later, Grandfather often greeted us at the entrance to our house upon our safe return.  On other Sundays, we went to Quang Trung Military Training Center or visited an orphanage in Biên Hòa. As a daughter, I witnessed my parents spending sleepless nights longing for my brother to come back safely from his military mission. As a young Vietnamese, I witnessed tears brought about by death or suffering. My heart cried for the men, women and children who endured displacement, separation, and torment of war. As a child, I always knew I was loved. I was fortunate enough to live and be protected in the Capital City. I could never have imagined the end of the Republic of South Vietnam in 1975 that turned me into a refugee.  
Gia đình tôi đã sống qua ba năm dưới chế độ cộng sản, chịu đựng chiến dịch đánh tư sản, trại cải tạo, tù tội, đổi tiền tức là một hình thức cướp tiền của dân, tem phiếu thực phẩm và nhiên liệu, và cuộc động viên để bắt lính đi đánh bên Cam Bốt và ở biên giới Trung Quốc.
 
Mẹ tôi mang hết mấy đứa con vượt biên năm 1978, để ba tôi và ông bà ở lại. Chúng tôi đến được Nam Dương rồi từ đó xin định cư ở Mỹ. Tôi mong rằng không ai nữa phải trải qua kinh nghiệm vượt biên mười bốn ngày trên biển và sáu tháng trong trại tị nạn như của chúng tôi. Lần đầu trong cuộc đời đứa trẻ 14 tuổi, tôi sống với hàng ngàn người lạ trong một nhà kho không có điện nước cũng như sự riêng tư và khan hiếm thức ăn. Niềm hy vọng là nhiên liệu duy nhất giúp chúng tôi tiếp tục sống.
 
10 năm đầu sống ở Mỹ là quãng thời gian không dễ dàng gì với gia đình tôi. Chúng tôi vật lộn với những trở ngại về văn hóa và kinh tế của những người tị nạn trong một xứ sở xa lạ. Lúc còn ở tuổi vị thành niên, tôi thường tự hỏi tại sao cuộc sống có nhiều đau khổ đến thế? Rồi tôi chấp nhận đó là số phận của mình. Các anh chị tôi kiếm được việc trong các hãng xưởng, ngân hàng và nhà hàng lúc mấy đứa nhỏ hơn trong gia đình còn đi học. Tôi là một trong những thành viên may mắn được học hành trong xã hội Mỹ. Chuyên ngành Á Mỹ Nghiên Cứu Học và Xã Hội Học giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cái lịch sử và sự phấn đấu của người di dân và các nhóm thiểu số ở xứ sở này.
 
Tôi hiểu được rằng người da màu, đàn ông lẫn đàn bà, đã không được quyền bầu cử cho đến cuối thập niên 1950. Nhờ sự đấu tranh của các anh chị em da màu, như những người đã tình nguyện gia nhập quân đội Mỹ, hy sinh cả mạng sống trong Thế Chiến Thứ Hai để chứng minh lòng trung thành với nước Mỹ và đòi hỏi công lý xã hội, người Mỹ gốc Việt như tôi đến xứ sở này vào thập niên 1970 đã có thể ngồi phía trước xe búyt, đã có cơ hội tìm những công việc cao cấp và đã có quyền đi bầu. Hiểu về những kinh nghiệm này thay đổi hoàn toàn cách nhìn của tôi về nước Mỹ.
 
Sau khi tốt nghiệp, trong 5 năm tôi đã làm cố vấn về di dân tại Oakland cho một tổ chức với thành tích giúp đỡ người tị nạn Do Thái, Ba Lan và Nga trong các thập niên 1930 và 1940, tị nạn từ Cuba trong thập niên 1960 và từ Đông Nam Á trong thập niên 1970. Tôi trở thành một giáo sư và sau đó, nắm một vai trò quản trị trong hệ thống đại học cộng đồng của California trong 30 năm qua. Ở những chức vụ này, tôi gặp hàng ngày những người Mỹ với gốc tích đa dạng từ Đông Âu, Đông Nam Á, Trung Á, Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện buồn của người tị nạn, giống như nhìn vào chính hình bóng của mình trong gương mỗi ngày. Các câu chuyện của họ giúp tôi bền bỉ hơn và cung cấp cho tôi sự hiểu biết về khung cảnh chính trị của thế giới.
 
Khi nào mẹ tôi kể về chuyến vượt biển hãi hùng từ Sài Gòn đến Nam Dương, các người bạn gia đình hay góp ‎ý, chẳng hạn như “Gia đình có phước đức lắm đó!  Chị làm phước quá nhiều nên được ơn trên phù hộ bình an đến nơi!” Mẹ tôi thuộc thế hệ chấp nhận khái niệm số phận, trong khi tôi hay hỏi tại sao? Nếu tôi chấp nhận rằng chuyến đi an toàn của chúng tôi là do luật nhân quả, điều đó cũng có nghĩa là cả triệu người bỏ mạng đã không sống một cuộc đời lương thiện?
 
Khi nhìn các hình ảnh của các con người khốn khổ mong đợi được tị nạn ở biên giới Mỹ-Mễ, tôi tự hỏi điều gì làm cho gia đình chúng tôi chính đáng hơn họ trong việc xin định cư trong khi chúng tôi cũng chẳng khác gì. Tôi tự hỏi tại sao xứ sở này có quyền cung cấp các loại vũ khí giết người và cùng lúc từ chối nhận các người tị nạn do chiến tranh. Tôi đặt câu hỏi vì sao học phí tại hệ thống đại học University of California đã tăng 1.500 lần trong 30 năm qua. Tôi không hiểu tại sao một công chức như tôi xứng đáng được hưởng quy chế bảo hiểm y tế tốt hơn những người làm thu ngân toàn thời gian tại nhà băng hay làm việc văn phòng.

Gần đây, tôi đã viếng thăm nhiều công ty ‘high-tech’ và thấy nhân viên của họ với thu nhập cao được hưởng các bữa ăn sáng, trưa và tối miễn phí cũng như phụ cấp về di chuyển trong khi những người với mức lương tối thiểu phải bỏ ra từ 20 đến 30 phần trăm thu nhập của họ cho những thứ này tuy không mua nổi bảo hiểm y tế? Tôi biết những trường hợp sinh viên ở đại học của tôi phải sống trong xe hơi, hay mấp mé trở thành vô gia cư. Xin đừng hiểu sai điều tôi nói, tôi cảm thấy may mắn có được nhà cửa, một việc làm vững vàng và nhiều cơ hội người khác mở ra cho tôi. Tuy nhiên, các cơ hội đó lẽ ra cũng phải ở trong tầm tay của những người di dân mới hoặc sẽ đến.
 
Nước Mỹ dư khả năng để san sẻ một phần của tài nguyên thiên nhiên và nhân lực với thế giới. Là một người Mỹ gốc Việt, tôi muốn có một chính quyền đặt các vấn đề nhân quyền, săn sóc sức khỏe và giáo dục ở mức ưu tiên vì chúng ta là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Tôi muốn có một nhà lãnh đạo cổ súy cho hòa bình, và dang tay đón nhận người di dân và tị nạn đến xứ sở đẹp đẽ tự do này. Tôi ủng hộ các chính trị gia đại diện cho các giá trị của tôi và sẽ bầu cho các ứng cử viên tin vào sự công bằng, bình đẳng, công l‎ý xã hội và bảo vệ Trái Đất cho mọi người!
 
Minh Hoa Ta giữ chức khoa trưởng tại Đại Học Cộng Đồng San Jose và là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).
 
Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT chuyển ngữ nguyên bản tiếng Anh.

Suffering under the communist regime for almost three years, my family members and I were exposed to the government’s policy of confiscating properties from capitalists (đánh tư sản), reeducation camp (trại cải tạo), imprisonment, change of currency which was a crafty way of robbing people of their money, rationing of food and energy, and the draft to enlist soldiers to fight the conflicts in Cambodia and on the Chinese border. 
 
My Mother took all her children to escape by boat from Vietnam in 1978, leaving behind my loving Father and Grandparents . We arrived in Indonesia and later sought asylum in the United States. The fourteen-day boat journey and six-month stint in the refugee camps were experiences I wish others never would have to go through. For the first time in my fourteen years of life, I lived with thousand strangers in a warehouse with no privacy or running water, and without adequate food or electricity. Hope was the only impetus keeping us move forward. 
 
Life for my family during the first 10 years in the United States was not at all a piece of cake. We struggled through culture and economic hardships as refugees in a foreign land. As a teenager, I often questioned god why there was so much misery? I learned to accept that it was my fate (số phận). My elder siblings found jobs in manufacturing, banking and restaurant while the younger ones were enrolled in school. I was one of the lucky members of my family to benefit from American education. Majoring in Asian American studies and Social Welfare at CAL deepened my knowledge on the history and struggle of immigrants and minority groups in this country. 
 
I learned that men and women of color in this country did not have the complete right to vote until the late 1950’s. Thanks to the struggles of many brothers and sisters of color who volunteered to serve in the US military, sacrificed their lives during WWII to prove their loyalty to America and fought for social justice, Vietnamese American like me coming to this country in the 1970’s were able to sit in front of the bus, have accessed to high skill jobs  and to vote. Learning about their experiences transformed my view of America.
 
Upon graduation, I worked in Oakland for five years as an immigration counselor in an organization that had a long history of assisting Jewish, Polish, Russian refugees in the 1930s and 1940’s, Cuban refugees in the 1960s and the Southeast Asian refugees in the 1970s. I became a faculty member and later, as an administrator for the last 30 years in the California Community College system. In these positions, I encountered daily diverse Americans whose roots traced back to Eastern Europe, Southeast Asia, Central Asia, Latin America and Africa. I listened to many sad migrant and refugee stories. It has been like seeing myself in the mirror every day. Their stories have contributed to my resiliency and provided me a better understanding of the political landscape of the world. 
 
Whenever Mother shared the horrific tale of our boat journey from Saigon to Indonesia, her friends often responded with comments like “Gia đình có phước đức lắm đó!  Chị làm phước quá nhiều nên được ơn trên phù hộ bình an đến nơi!” (Your family is very lucky! You did many good deeds, so the ‘higher-up’ protected you until safe arrival!) My Mother was from the generation that accepts the concept of fate and karma, while I tended to ask why? If I accepted that our safe journey had to do with Karma, am I then to say that the millions who lost their lives did not do good deeds?
 
Looking at the images of individuals seeking asylum at the Mexican - US border, I question what made my family more legitimate asylum seekers when we were no different from them? I wonder why it is OK for this country to supply other nations with deadly weapons and at the same time refuse to accept those war refugees?  I question the real reason for the 1,500% increase within 30 years in in-state tuition at the University of California? I wonder why I deserve better health care as a public employee than someone who works as a fulltime bank teller or an office clerk. 
 
I recently visited many high tech companies where highly-paid employees are receiving free breakfast, lunch, dinner and transportation reimbursement while minimum wage earners pay 20 to 30 % of their earnings for transportation and food and are forced to forego health insurance? I personally know students at my college who live in their cars, or risk being homeless. Don’t get me wrong, I appreciate the fact that I have a house, a stable job and opportunities given to me by many individuals. However, these opportunities should also be available to recent and future refugees, immigrants.
 
America can more than afford to share our rich natural and human resources with the world.  As a Vietnamese American, I am seeking a new administration that puts human rights, health care and education as high priorities because we are one of the world’s richest nations.  I want a political leader that advocates for peace, and welcomes immigrants and refugees to this beautiful land of the free. 
 
Immigrants and refugees have built America. I support politicians that represent my values and I will vote for those who believe in equity, equality, social justice and protection of our Mother Earth for all! 
 
Minh Hoa Ta is a division dean at San Jose City College and a member of PIVOT (Progressive Vietnamese American Organization).
]]>
<![CDATA[Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Hoa]]>Sat, 28 Dec 2019 21:02:10 GMThttp://baoviettide.com/doisong/quan-he-hoa-ky-trung-hoa~ TRẦN GIA PHỤNG ~
 
Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.
Hoa Kỳ và Trung Hoa
 
Lúc mới đến, Hoa Kỳ chỉ chú trọng phát triển giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, khi các tòa công sứ các nước tây phương ở Bắc Knh bị quân Trung Hoa tấn công, thì Hoa Kỳ tham gia lực lượng tám nước, gọi là bát quốc liên quân, chống nhà Thanh. Liên quân (theo ABC) gồm Anh, Áo-Hung, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ý. Nhà Thanh thất bại, phải ký Điều Ước Tân Sửu ngày 7-9-1901, bồi thường chiến phí lên đến 450 triệu lượng bạc, tương đương 67 tr. Anh kim hay 333 tr. Mỹ kim lúc đó. (Jonathan D. Spence, The Search for Modern China, New York: W.W. Norton & Company, 1990, tr. 235.) (Xem thêm: John King Fairbank, China a New History, Cambridge: Harvard University Press, tr. 232.)
 
Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ năm 1939, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đứng về phe Đồng Minh, cùng Hoa Kỳ chống Nhật Bản. Trung Hoa được kể là nước thắng trận khi thế chiến kết thúc năm 1945 và trở nên thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), có quyền phủ quyết.
 
Tháng 7-1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng tái diễn ở Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ THDQ chống lại đảng cộng sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công, chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa, và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh (Beijing). Trung Hoa Dân Quốc thất bại, chạy ra hải đảo Đài Loan (Taiwan), đóng đô tại Đài Bắc (Taipei). 
 
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ THDQ. Nhờ đó THDQ vẫn giữ ghế đại diện tại LHQ, có mặt trong Hội Đồng Bảo An LHQ và có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng. Chú ý là Trung Cộng rộng trên 9,640,000 Km2, trong khi Đài Loan là một hải đảo nhỏ, chỉ khoảng 35,980 Km2., ít tài nguyên thiên nhiên.
 
Cuộc phân công trong khối Cộng Sản
 
Sau khi Trung Cộng được thành lập, thì vào tháng 1-1950, Hồ Chí Minh (HCM) bí mật sang Bắc Kinh cầu viện. Lúc đó, hai lãnh tụ CSTH là Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai đều đã qua Moscow. Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow. Tại đây, lãnh tụ cộng sản Liên Xô (CSLX) là Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại – Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.)  Như thế, có nghĩa là Stalin uỷ nhiệm cho Trung Cộng viện trợ cho HCM. Sự ủy nhiệm nầy được hiểu ngầm là sự phân công trong khối CS: Liên Xô phụ trách các vấn đề CS ở Đông Âu, và Trung Cộng phụ trách các vấn đề CS ở Đông Á.   
 
Stalin chết năm 1953.  Sau cuộc tranh quyền, Nikita Khrushchev lên làm bí thư thứ nhất đảng CSLX.  Năm 1956, Khrushchev đưa ra chủ trương ngoại giao mới là hòa dịu với các nước Tây phương, "sống chung hòa bình" (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng thể chế chính trị. Trung Cộng phản đối chủ trương nầy. Lúc đầu, chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng cuối cùng hai nước đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Cộng, trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang) tháng 3-1969.  Từ nay, đối với Trung Cộng, Liên Xô không còn là “đồng chí anh em”, mà là một kẻ thù mới của Trung Cộng. 
 
Hoa Kỳ và Trung Cộng tiếp tục đối đầu

Tại Đông Bắc Á, chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Triều Tiên (NTT). Trung Cộng ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT). Sau 3 năm đánh nhau, hai bên ký hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953. Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953. 
 
Tháng 9-1954, Trung Cộng pháo kích hai quần đảo Kim Môn - Mã Tổ (Kinmen-Mazu) thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Trước sự đe dọa của Trung Cộng, Hoa Kỳ liền ký với THDQ Sino-American Mutual Defense Treaty còn gọi là Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China ngày 2-12-1955. 
 
Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan (Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản) ngày 19-1-1960.
 
Các hiệp ước trên cho thấy Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ ba nước NTT, THDQ (Đài Loan) và Nhật Bản, đồng thời lập một vòng đai bao vây Trung Cộng trên Thái Bình Dương.
 
Trong khi đó, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai về việc ký kết hiệp định Genève (20-7-1954), khi về nước, theo đúng chủ trương của Trung Cộng, HCM đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.) 
 
Trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam, tuy chống nhau, nhưng Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Bắc Việt Nam (BVN) chống Mỹ như lời Lê Duẩn phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.)  Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp đỡ Nam Việt Nam (NVN) chống sự xâm nhập ào ạt của bộ đội BVN.  Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không tấn công ra BVN để chận đứng nguồn tiếp tế của BVN cho bộ đội CS ở NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công trong việc giúp Việt Nam Cộng Hòa đánh dẹp du kích CS ở NVN.
 
Trước tình hình mới, Hoa Kỳ thay đổi sách lược, muốn làm thân với Trung Cộng nhằm chống Liên Xô, đồng thời nhờ Trung Cộng giúp Hoa Kỳ thảo luận với CSVN về việc rút quân khỏi Việt Nam. Đối với Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Xô đều là hai kẻ thù, nhưng Hoa Kỳ ở xa, ít nguy hiểm hơn Liên Xô là nước nằm sát bên biên giới, nên Trung Cộng cũng muốn liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô.
 
Hoa Kỳ và Trung Cộng hòa hoãn
 
Sau nhiều cuộc thăm dò và đàm phán bí mật, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều tỏ thiện chí xích lại gần nhau. Ngày 9-7-1971, trong một chuyến công du Pakistan, cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh, thủ đô Trung Cộng. 
 
Trong cuộc gặp gỡ với Châu Ân Lai, ngoài những vấn đề song phương và thế giới, Kissinger còn thảo luận với Châu Ân Lai về vấn đề Việt Nam. Sau khi Kissinger về nước, Nixon lên đài truyền hình ngày 15-7-1971, công bố sẽ thăm Trung Cộng vào đầu năm tới. 
 
Lót đường cho chuyến thăm viếng hữu nghị sắp đến, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết tại Đại Hội Đồng thứ 26 của LHQ ngày 25-10-1971, theo đó CHNDTH được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ thay cho THDQ (Đài Loan), là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ.
 
Tổng thống Nixon cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh ngày 21-2-1972, chủ yếu bàn về bang giao giữa hai nước, và Hoa Kỳ thông báo kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ. Trước khi về nước, tổng thống Nixon và thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai ký kết bản "Thông cáo chung" tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng bang giao giữa hai nước, gồm 16 điều: 
 
Trung Cộng đưa ra quan điểm của Trung Cộng trong điều 6, Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ trong điều 7. Trong điều 8, hai bên đồng ý rằng, tuy hệ thống xã hội và chính sách ngoại giao khác nhau, nhưng hai bên đồng tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không xâm lăng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và chấp nhận sự sống chung hòa bình giữa các nước.  Trong điều 9, Hoa Kỳ và Trung Cộng xác nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy. Quan trọng nhất đối với Trung Cộng trong bản thông cáo chung là điều 11 và điều 12. Theo điều 11, Trung Cộng nhấn mạnh rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa và CHNDTH là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa. Chính phủ CHNDTH phản đối mạnh mẽ tất cả những mưu toan nhằm tạo “một Trung Hoa một Đài Loan”, “một Trung Hoa hai chính quyền”, “hai Trung Hoa”, hay một “Đài Loan độc lập”. Trong điều 12, Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một Trung Hoa, và Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Đồng thời Hoa Kỳ tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Hoa Kỳ cam kết sẽ từ từ rút hết quân và thiết bị quân sự ra khỏi Đài Loan khi khu vực giảm dần căng thẳng.  
 
Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng ngày 1-1-1979. Tuy vậy, ngay sau đó, Hoa Kỳ ban hành "Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act) ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan tuy không đặt nền ngoại giao, và vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan. Điều nầy làm cho Trung Cộng không vừa lòng, nhưng Hoa Kỳ cương quyết theo đuổi chủ trương nầy cho đến ngày nay.
 
Trung Cộng cải cách kinh tế và quân sự
 
Tháng 12-1978, hội nghị trung ương đảng CSTH quyết định cải cách và mở cửa, đưa ra 4 hiện đại hóa về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Trung Cộng vẫn duy trì cơ chế CS độc tài đảng trị, nhưng từ bỏ kinh tế chỉ huy và bước vào kinh tế tự do, phát triển rất nhanh chóng. Khi các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ trong các năm 1989-1990 và Liên Sô sụp đổ năm 1991, Trung Cộng trở thành nước CS lớn mạnh nhứt trong 5 nước CS còn lại. (Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba.)
 
Về kinh tế, Trung Cộng bước qua kinh tế thị trường, nhưng thực sự vẫn là nền kinh tế do nhà nước hoạch định và tư bản nằm trong tay các công ty do nhà nước kiểm soát, nghĩa là tư bản vẫn nằm trong tay nhà nước. Vì vậy, nhà nước Trung Cộng càng ngày càng giàu mạnh. Dựa vào đó Trung Cộng phát triển kinh tế, thương mãi, nghiên cứu võ khí, canh tân quân đội, hiện đại hóa Hải quân, bành trướng ngoại giao, thực hiện những kế hoạch chính trị đầy tham vọng, hào phóng cho các nước nhỏ khắp năm châu, nhứt là Đông Nam Á và châu Phi, gặp khó khăn về tài chánh, vay nợ rộng rãi để chờ cơ hội trục lợi…
 
Trong giai đoạn nầy, đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, 1916-2011)), tư lệnh Hải Quân Trung Cộng từ 1982, theo học thuyết của Alfred Thayer Mahan (Hoa Kỳ, 1840-1914), canh tân Hải Quân Trung Cộng. Theo Thayer Mahan, quyền lực trên biển là điều kiện tối quan trọng để phát triển quyền lực quốc gia trên thế giới trong thời hiện đại, nhất là những nước có nhiều biển. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt (cầm quyền 1901-1909), theo lý thuyết của Mahan, canh tân và hiện đại hóa Hải Quân Hoa Kỳ, rồi đưa Hải Quân chiếm đóng những hải đảo nhỏ trên Thái Bình Dương làm căn cứ. Từ đó Hải Quân Hoa Kỳ càng ngày càng mạnh, lên hàng đầu thế giới sau Thế Chiến I (1914-1918), và kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương sau Thế Chiến II (1939-1945). 
 
Lưu Hoa Thanh đưa ra chiến lược xây dựng Hải Quân gồm ba giai đoạn: 2000-2010 (giai đoạn 1), 2010-2020 (giai đoạn 2), và 2020-2040 (giai đoạn 3). Đại tướng Lưu Hoa Thanh chủ trương Hải Quân Trung Cộng cần trang bị hàng không mẫu hạm để trở thành lực lượng Hải Quân toàn cầu vào giữa thế kỷ 21. 
 
Một học giả Hoa Kỳ, tiến sĩ Jonathan D. T. Ward, sau nhiều năm qua Trung Cộng nghiên cứu, đã trình bày lại đầy đủ cuộc cải cách và tham vọng của Trung Cộng trong sách China’s Vision of Victory, nxb. The Atlas Publishing and Media Company LLC, mới phát hành vào tháng 3-2019.
 
Sách gồm 5 phần, có 5 tiểu đề do tác giả viết nguyên văn chữ Hoa (chữ Tàu) của Trung Cộng như sau: Phần 1: Trung Hoa dân tộc vĩ đại phục hưng (Dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng (tr. 1); phần 2: Lam sắc quốc thổ (Đất nước màu xanh) (tr. 45); phần 3: Can thượng Mỹ Quốc, siêu quá Mỹ Quốc (Đuổi kịp nước Mỹ - Vượt qua nước Mỹ) (tr. 89); phần 4: Quốc gia lợi ích bất đoạn thác triển (Lợi ích quốc gia không ngừng khai thác và phát triển) (tr. 139); phần 5: Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể (Hình thức vận mệnh cộng đồng nhân loại) (tr. 177).
 
Các tiểu đề trên cho thấy rõ tham vọng lớn lao của Trung Cộng, nhưng người đọc sẽ càng thấy rõ hơn nữa tham vọng nầy khi đi vào phần 5 của quyển sách, gồm 5 mục là: (5.1) China’s Vision for World Order (tr. 180); (5.2) A Global “Middle Kingdom” (tr. 185); (5.3) “Interior Vassals” and “Exterior Vassals in the “Community of Common Destiny for Mankind” (tr. 196); (5.4) A World Transformed: A Day in the Life of Chinese Power (tr. 209); (5.5) 2049: China’s Vision of a New World Order (tr. 222).
 
Trung Cộng bành trướng
 
Trước đây, các vua chúa Trung Hoa, với tâm lý điền chủ, chỉ chú trọng đến việc chiếm thêm đất đai về phía tây và phía nam, mà không chú ý đến phía đông vì phía đông là vùng biển Thái Bình. Trung Cộng cũng thế. Khi mới cầm quyền năm 1949, giới lãnh đạo Trung Cộng liền tiến hành ngay “giải phóng hòa bình” [từ ngữ của Trung Cộng] tức thống trị các xứ Tân Cương, Tây Tạng.
 
Trong khi đó, về mặt biển, cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng, đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền của Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.)  Trung Cộng quan niệm bất di bất dịch rằng đường lưỡi bò là của Trung Công, bất chấp luật biển của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
 
Khi Trung Cộng xâm chiếm bãi Scarborough của Philippines, nước nầy kiện Trung Cộng năm 2013 ra trước Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Hague (Hòa Lan). Năm 2016, Tòa nầy phán quyết rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết tòa án La Haygue, chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa.
 
Như thế, sau khi xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Cộng còn chủ trương bành trướng bằng sức mạnh quân sự, và đe dọa đến trật tự thế giới, bất chấp luật lệ quốc tế, nhằm thực hiện giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mà các nhà lãnh đạo CS ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông.
 
Bên ngoài vùng Biển Đông, Trung Cộng áp dụng chiến thuật khác, dùng thế lực “mềm” về kinh tế lôi kéo các nước đang gặp khó khăn. Gần nhứt là các nước Đông Nam Á có nhiều Hoa Kiều như Lào, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia. Xa hơn một chút là Sri Lanka, Pakistan, rồi qua các nước Âu Châu còn chậm phát triển sau thời kỳ CS sụp đổ. Trung Cộng bành trướng mạnh ở những nước Phi Châu nghèo đói. Trung Cộng qua Peru ở Mỹ Châu, đầu tư khai thác dầu khí, sản xuất đồng và dự án đường hỏa xa Peru và Bolivia.  Trung Cộng còn vươn xuống tận Úc Châu từ khoảng 10 năm nay, tăng cường đầu tư mạnh mẽ khiến Úc cũng lo ngại Trung Cộng can thiệp vào chính trị nội bộ của nước Úc.
 
Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp
 
Hoa Kỳ nhận ra tham vọng của Trung Cộng trong cuộc cải cách kinh tế và nhứt là cải cách quân đội, canh tân Hải Quân. Dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tại diễn đàn các ngoại trưởng ASEAN ở Hà Nội năm 2010, ngoại trưởng Hillary Clinton công bố Hoa Kỳ quyết định xoay trục qua Á Châu, và Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải trên Biển Đông. Kế hoạch nầy làm Trung Cộng quan ngại.
 
Đáp trả lại, năm 2013 Trung Cộng công khai dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ), phỏng theo “con đường tơ lụa” thời xưa. Trung Cộng cho rằng đây là kế hoạch phát triển kinh tế, mở rộng giao thương của Trung Cộng, nhưng các nước khác cho rằng đây là chương trình của Trung Cộng nhằm chinh phục thế giới. Trung Cộng bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, mở rộng ảnh hưởng khắp các châu lục, từ Đông Nam Á qua Nam Âu, Phi Châu, Úc Châu và cả Nam Mỹ.    
 
Có một điểm đáng chú ý, là Việt Nam nằm ở địa đầu lộ trình “một vành đai một con đường” của Trung Cộng trên đường tiến xuống phía nam. Vì vậy, Trung Cộng tìm cách khuất phục cho được Việt Nam, vì nếu không khuất phục được Việt Nam, thì Trung Cộng khó khuất phục được các nước khác tại vùng nầy. 
 
Tham vọng bành trướng của Trung Cộng, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn vùng Biển Đông, đi ngược hẳn với Hoa Kỳ, là nước chủ trương tự do hàng hải cho tất cả các nước trên thế giới, giao thương một cách hòa bình, công bằng, và minh bạch giữa các quốc gia, và tất cả các nước đều phải tôn trọng luật lệ hàng hải do Liên Hiệp Quốc quy định, không bắt nạt, áp chế nhau.  Quan điểm giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược nhau, không thể dung hòa được, nên chẳng bao lâu, Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp. Có người cho rằng đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nước, nhưng vì đây là hai cường quốc kinh tế, nên ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
 
Ngoài Hoa Kỳ, chủ trương bành trướng của Trung Cộng làm cho cả thế giới quan ngại.  Trong cuộc họp của khối ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok ngày 31-7-2019, các ngoại trưởng ASEAN đưa ra bản tuyên bố chung dài 23 trang, đã nhấn mạnh rằng “…Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực…” (BBC News Tiếng Việt, 1-8-2019.)
 
Gần đây, tại London, thủ đô nước Anh, hội nghị thượng đỉnh 29 nước khối NATO thông qua bản tuyên bố chung ngày 4-12-2019, gồm 9 điều, trong đó điều thứ 6 lưu ý đến sự thách thức của Trung Cộng được tạm dịch như sau: “Chúng tôi thừa nhận rằng ảnh hưởng đang mở rộng và chính sách quốc tế của Trung Quốc vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đem lại nhiều thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau ứng phó trong tư thế liên minh.”
 
Kết luận
 
Trên đây là sơ lược mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ khi Trung Cộng được thành lập năm 1949 cho đến ngày nay. Trước khi kết luận, xin ôn lại một kinh nghiệm lịch sử. Trước Thế Chiến Thứ Nhứt (1914-1918), và trước Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), nước Đức phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước, kèm theo tham vọng chính trị, bành trướng bằng quân sự nhằm nhanh chóng chinh phục quyền lực.  Trước Thế Chiến Thứ Hai, Nhật Bản cũng chủ trương như thế. Chính sách của hai nước nầy đưa đến hai cuộc chiến thảm khốc trên thế giới.
 
Trái lại, sau Thế Chiến Thứ Hai, Tây Đức, Nhật Ban và Nam Triều Tiên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, tái xây dựng đất nước một cách hòa bình, phục hưng kinh tế, phát triển kỹ nghệ, mở rộng giao thương, tôn trọng luật pháp quốc tế, không tham vọng bành trướng chính trị và quân sự, không xâm phạm đất đai của các nước khác. Nhờ thế, hiện nay các nước nầy trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
 
Như thế, nếu Trung Cộng cứ khăng khăng duy trì chủ trương hiện nay, coi thường luật pháp quốc tế, phát triển kinh tế, bành trướng quân sự, thì Trung Cộng có thể sẽ đi vào vết xe cũ của hai nước Đức và Nhật trước thế chiến. Thái độ khiêu khích bạo lực của Trung Cộng sẽ đụng độ nhiều nước, mà cuộc tranh chấp với Hoa Kỳ mới chỉ là điểm khởi đầu…
 
Dallas, 10-12-2019
 
Sử gia Trần Gia Phụng trước năm 1975 là giáo sư trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng, hiện định cư tại Toronto, Canada. Ông đã xuất bản hàng chục tựa sách về lịch sử Việt Nam.

]]>
<![CDATA[Trung Tâm Dịch Vụ Việt - Mỹ đánh dấu một mốc quan trọng ~ Vietnamese-American Service Center marks a milestone]]>Sat, 28 Dec 2019 20:35:04 GMThttp://baoviettide.com/doisong/trung-tam-dich-vu-viet-my-danh-dau-mot-moc-quan-trong-vietnamese-american-service-center-marks-a-milestone
~ ĐỆ TRẦN ~
 
Quận Hạt Santa Clara gần đây đã tổ chức lễ khởi công cho Trung Tâm Dịch Vụ Việt Mỹ. “Hôm nay là một phần của cuộc hành trình,” Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ-San Jose) đã phát biểu với khoảng 600 người Mỹ gốc Việt trong dịp này. “Bắt đầu từ một việc đau thương, tức là sự sụp đổ của Việt Nam vào tay cộng sản. Nhưng kết thúc là tin vui, với hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt nay là hàng xóm của chúng ta.”
By ĐỆ TRẦN
 
Santa Clara County recently held the groundbreaking ceremony for the Vietnamese-American Service Center. “Today is part of a journey,” Rep. Zoe Lofgren (D-San Jose) told the estimated 600 Vietnamese-Americans at the event. “It started with a tragedy, which is the fall of Vietnam to the communists. But it ended up with good news, which is the hundreds of thousands of Vietnamese-Americans who are now our neighbors.”
Biến cố Sài Gòn thất thủ là khởi điểm của cộng đồng người Việt tại Thung Lũng Điện Tử. Một số ít người tới đây từ giữa thập niên 1970, rồi sau đó hàng ngàn người đến để làm các công việc ráp nối và kỹ thuật cho một Thung Lũng Điện Tử còn đang hình thành. Cũng như các ‘đĩa mềm’ và máy in dùng bánh xoay, nhiều công ty điện tử như Shugart Associates và Qume nay đã không còn nữa, nhưng chúng đã cung cấp nền móng để những người nhập cư có thể nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái họ.
 
Những người mới đến cải biến các cửa tiệm bỏ không dọc đường Santa Clara để phục vụ một cộng đồng khắc khoải nhớ nhà vì đã bị buộc phải lìa xa quê hương họ. Khu vực nay là Tòa Thị Chính San Jose đã từng là cái nôi của nền thương mại của người Việt: một tiệm thực phẩm bên đây, một tiệm bánh mì bên đó. Ba má tôi làm chủ một cửa tiệm nhỏ gần góc đường Số Năm và Santa Clara. Các nhà hàng và tiệm cà phê nối gót, mang đến cho thung lũng này đủ các món ăn ít tiền. Một cộng đồng hình thành. Nhiều doanh nhân nguyên thủy bây giờ không còn nữa, con cháu của họ đã tốt nghiệp đại học và nay gia nhập vào giới chuyên gia. Chương trình tái thiết kế trung tâm thành phố đã đẩy những cơ sở kinh doanh của người Việt sang bên East Side. Sinh hoạt thương mại của người di dân tiếp tục phát triển ở đó trong một kiểu hệ sinh thái riêng của họ.
 
Gần 45 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, cộng đồng người Việt hầu hết đã hòa nhập vào xã hội Mỹ. Con cái họ sinh trưởng ở Mỹ, nhiều người không còn nói được tiếng Việt. Tuy thế, các khoảng cách về văn hóa và xã hội vẫn còn, nhất là với người cao niên và những người mới đến.
 
Một nghiên cứu của Quận Hạt do Giám Sát Viên Dave Cortese khởi xướng, đã tìm thấy một số các dữ kiện bất ngờ:
- Tỉ lệ phụ nữ Mỹ Gốc Việt bị ung thư cổ tử cung cao nhất trong toàn nước Mỹ - gấp năm lần các chủng tộc hay giống dân khác;
- Một trong tám người Mỹ Gốc Việt mang vi khuẩn viêm gan B, so với một trong 1.000 người trong cộng đồng toàn diện;
- Khoảng 13 phần trăm các gia đình gốc Việt có thu nhập dưới mức được coi là nghèo.
Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy là những khó khăn về văn hóa và ngôn ngữ vẫn cản trở nỗ lực của cộng đồng để giải quyết sự chênh lệch sức khỏe này. Giám Sát Viên Cortese và Cindy Chavez đã cho tiến hành xây dựng trung tâm.
 
“Chúng tôi muốn các bạn biết rằng việc này biểu hiện cho sự tôn trọng thành tâm từ Quận Hạt Santa Clara,” bà Chavez phát biểu trước đám đông. “Trung tâm này sẽ phản ảnh các giá trị và tầm nhìn của quý vị cũng như các dịch vụ mà quý ‎vị đã cho chúng tôi biết là cần thiết.”
 
Trung tâm được dự trù sẽ khai trương vào năm 2021, với ngân sách xây dựng là 37 triệu đô-la và sẽ cung cấp các chương trình cho người cao niên cũng như các dịch vụ y tế.
 
“Chính việc trung tâm này được thực hiện, tự nó đã là một sự kiện tuyệt vời,” ông Thắng Đỗ, kiến trúc sư của công trình, chia sẻ. “Tôi là người tị nạn đến Mỹ năm 1975 và đến Quận Hạt Santa Clara năm 1980, và cuộc đời của tôi đi song song với  qúa trình phát triển của cộng đồng trong những năm đó, bắt đầu là những người mới đến, phải học lại tất cả mọi thứ, từ ngôn ngữ đến tập tục, và phải phấn đấu để tồn tại. Bây giờ chúng ta đã hòa nhập vào tất cả mọi lãnh vực của cộng đồng toàn diện. Nhìn vào ý nghĩa bao quát hơn, trung tâm này biểu tượng cho sự trưởng thành và hòa nhập của người di dân Việt vào xứ sở này…”
 
Nước Mỹ là một phát minh đã không xảy ra nếu như không có di dân, từ những người tị nạn tôn giáo lúc ban đầu cho tới ông Elon Musk (chủ tịch công ty Tesla). Thế nhưng nghịch lý là quốc gia này vẫn chưa thực sự chấp nhận người di dân.

Người Việt là những người tị nạn được tái định cư hàng loạt cuối cùng tại nước Mỹ. Gần nửa thế kỷ sau, trung tâm này là dấu hiệu cho thấy người Việt nay đã là người Mỹ, và họ thuộc về xứ sở này.
 
Đệ Trần là cựu phóng viên của nhật báo Mercury News và đã di tản từ Việt Nam vào năm 1975. Ông cũng từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ Viet Mercury, tuần báo tiếng Việt do Mercury News phát hành.
Nguyên bản tiếng Anh đã được đăng trên tờ Mercury News vào ngày 18 tháng 12, 2019.
 
The fall of Saigon formed the genesis of the Vietnamese community in Silicon Valley. From the mid-70s, a few arrived at first, then thousands came to become assemblers and technicians for  a nascent Silicon Valley. Tech manufacturers like Shugart Associates and Qume have gone the way of the floppy disks and daisy-wheel printers, but companies like theirs provided the foundation for the émigrés to house, feed and educate their children.
 
The newcomers converted empty storefronts on Santa Clara Street to serve a population still homesick from its forced exile.  The neighborhood where San Jose City Hall now sits was the cradle of Vietnamese commerce: a grocery store here, a sandwich shop there. My parents had a small shop near Fifth and Santa Clara streets. Restaurants and cafes followed, introducing the valley to a mélange of cheap exotic dishes. A community formed. Many of the original merchants are now gone, with their children and grandchildren having gone to college and entering the professional ranks. Redevelopment forced many Vietnamese businesses to leave for the East side, where the émigré commerce thrives today in its own quasi-ecosystem.
 
Almost 45 years after the fall of Saigon, the Vietnamese community for the most part has assimilated, many of its American-born children no longer speaking Vietnamese. Still, cultural and social gaps remain, especially for the elders and the newer arrivals.
A county health study, conducted at the behest of Supervisor Dave Cortese, revealed some surprising statistics:
• Vietnamese-American women have the highest cervical cancer rate in the United States – five times more than any other ethnic and racial group;
• One in eight Vietnamese-Americans carry the Hepatitis B virus, compared to one in 1,000 of the general population;
• About 13 percent of Vietnamese families live below the poverty line.
The study also found that cultural and language barriers prevent the community from addressing these health disparities. Supervisors Cortese and Cindy Chavez led the effort to build the center.
 
“We really want you to know that this is a sign of genuine respect from the county of Santa Clara,” Chavez told the crowd. “This center will reflect your values and your vision and the services that you told us you wanted.”
 
Scheduled to open in 2021, the $37-million center will offer senior programs and health services.
 
 “It’s quite amazing that this center is happening at all,” said Thang Do, the project’s architect. “As a refugee who came to this country in 1975 and to Santa Clara County in 1980, my own life mirrors how our community (has) evolved over those years, beginning as complete newcomers who had to learn everything from language to customs and struggle just to survive. We are now integrated in every aspect of the larger community… In the larger sense, (the center) symbolizes the maturity and integration of the Vietnamese diaspora into this country…”
 
The United States is an invention that would not have been possible without immigration, from the Pilgrims to Elon Musk. Yet, the paradox is that it’s never fully embraced immigration.
 
The Vietnamese was the last mass refugee resettlement in the United States. Almost half a century later, the center is a symbol that the Vietnamese are American, that they belong.
 
Former Mercury News staff writer Đệ Trần emigrated from Vietnam as a refugee in 1975. He also was publisher and editor of Viet Mercury, the Vietnamese-language newspaper published by the Mercury News.
]]>
<![CDATA[Biến đổi khí hậu: Nguy cơ sống còn của nhân loại ~ Climate change: the existential threat for humanity]]>Sat, 07 Dec 2019 16:19:50 GMThttp://baoviettide.com/doisong/bien-doi-khi-hau-nguy-co-song-con-cua-nhan-loai-climate-change-the-existential-threat-for-humanity
HIẾU LÊ & THẮNG ĐỖ
 
Tương lai của con cháu là việc mà chắc không ai có thể thờ ơ được. Chúng ta bỏ rất nhiều thời giờ, năng lực và tiền bạc để tạo cho chúng một đời sống hoàn thiện nhất có thể. Tuy thế, rất nhiều người hầu như không để tâm đến cái môi trường sống mà con cháu sẽ thừa hưởng. Di sản chúng ta để lại sẽ là gì? Tiền bạc và của cải không mua được không khí trong lành, nguồn nước uống sạch và an toàn, hay khí hậu được giữ ở mức điều độ để tiếp tục hỗ trợ cho đời sống con người.

Chúng ta chỉ có một trái đất để sống, gìn giữ và bảo vệ. Biến đổi khí hậu là nguy cơ sống còn của nhân loại.

PictureNASA Photo
By HIẾU LÊ & THẮNG ĐỖ
 
None among us can afford to be indifferent about the future of our children and grandchildren. We invest much time, effort and money in order for them to enjoy the best life possible. At the same time, many don’t pay enough attention to the environment that future generations will inherit from us. What legacy are we leaving for them? Money and possession can’t buy clean air, safe water, or a climate that remains within a reasonable range to support human life.


Môi trường và khí hậu không bao giờ là vấn đề đảng phái. Những cơn bão lớn, những đợt hạn hán, mặt nước biển dâng cao gây lụt lội, những sự kiện đó không phân biệt chúng ta tả hay hữu, Dân Chủ hay Cộng Hòa, giàu hay nghèo, vàng, nâu, đen hay trắng. Chúng không dừng lại ở biên giới quốc gia, không cần biết thể chế chính trị của mỗi nước hay các tranh chấp về lãnh thổ hay mậu dịch. Chúng sẽ tàn phá tất cả trong tầm với của chúng.
 
Tháng 9 vừa qua, Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Change) của Liên Hiệp Quốc công bố bản phúc trình dài 900 trang, tổng hợp hơn 9.200 các nghiên cứu khoa học, để trình bày tình trạng của các đại dương và khối băng trên toàn thế giới. Ba ngàn nhà khoa học hàng đầu của thế giới được đề cử. Trong đó, hơn 800 chuyên gia, được lựa chọn để tham gia viết bản tường trình này.
 
Theo họ, nguy cơ khí hậu không còn là lý ‎thuyết nữa, mà các dấu hiệu cho thấy trái đất bị hâm nóng do sinh hoạt của con người đã rất rõ ràng, từ những đỉnh núi cao cho đến vực biển sâu. Những gì cuộc sống của con người tùy thuộc vào đang bị đe dọa trầm trọng.
 
Muốn hiểu thực sự vấn đề, chúng ta cần gác sang một bên chính trị đảng phái, những định kiến không được hỗ trợ bởi khoa học và nhất là các lời tuyên truyền của các nhà chính trị hay quảng cáo của các doanh nghiệp với động cơ vụ lợi.
 
Mực nước biển dâng nhanh hơn người ta tưởng
 
Chỉ mới vào tháng 10 vừa qua, Trung Tâm Khí Hậu (Climate Central) đã công bố trên tạp chí Nature Communications bản nghiên cứu mới nhất, cập nhật chính xác hơn dự đoán về mực nước biển dâng cao. Theo bản nghiên cứu rất có uy tín này, những vùng đất sinh sống của 150 triệu người trên thế giới sẽ bị ngập nước lúc thủy triều lên.
 
Đáng chú ‎ý là hầu hết Nam Phần Việt Nam với dân số 20 triệu người, từ Mũi Cà Mau đến tận Sài Gòn và kể cả Sài Gòn sẽ nằm vào tình trạng trên. Đây không phải là điều lạ lùng hay xa vời với những người sống trong các khu vực này, vì họ đã chứng kiến tình trạng thủy triều lên làm ngập khắp nơi, ngày một trầm trọng. Rất nhiều thành phố lớn và khu vực đông dân cư gần biển, như Bangkok, Thượng Hải, Miami, đều có một tương lai như nhau. Đối phó với hiện tượng này là vấn đề nan giải và rất tốn kém, nhất là với các xứ sở còn nghèo như Việt Nam.
 
Nhiệt độ sẽ lên đến mức con người không chịu nổi
 
Nhiệt độ của thế giới vẫn lên xuống trong lịch sử loài người và được coi như hiện tượng bình thường. Nhưng từ thập niên 1980, nhiệt độ trung bình đã tăng trưởng bất thường và rõ rệt. Từ năm 1998 trở về sau là những năm nóng nhất từ khi chúng ta lưu giữ hồ sơ về nhiệt độ, và năm 2016 là năm nóng kỷ lục. Vào năm 1995, một cơn sóng nhiệt đã đưa nhiệt độ ngoài trời của Chicago lên đến 106 độ F và nhiệt độ ẩm là 85 độ F, làm cho 700 người thiệt mạng. Theo nghiên cứu của đại học MIT, cơ thể con người sẽ mất khả năng tự giải nhiệt và sẽ suy sụp khi nhiệt độ ẩm ở mức 95 độ F (35 độ C).
 
Các nhà khoa học tiên đoán rằng việc nhiệt độ ẩm ở nhiều địa phương lên đến mức này trong các thập niên tới sẽ thường xuyên xảy ra. Độ nóng ở những nơi như Trung Đông và vùng nhiệt đới sẽ lên đến mức kinh hoàng, và sẽ trở thành những nơi con người không còn sinh sống nổi nữa.
 
Những thiên tai khác
 
Biến đổi khí hậu đưa đến các thiên tai khác mà chúng ta đã và sẽ còn phải trải qua. Các cơn bão lớn như Katrina sẽ gia tăng cường độ và xảy ra thường xuyên hơn, mỗi ngày một gây khó khăn cho những khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Mô hình khí hậu bị nhiệt độ cao thay đổi, khiến những vùng vốn khô ráo trở thành ẩm ướt hơn và ngược lại. Hạn hán và lũ lụt sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Những xứ sở vốn nghèo và ít khả năng tìm ra những giải pháp sáng tạo sẽ bị thiệt hại trầm trọng, dẫn đến tình trạng “tị nạn khí hậu”.
 
Những đợt tị nạn của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 vì chiến tranh sẽ chỉ như trò chơi trẻ con so với những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Châu Phi, với mức độ gia tăng dân số chóng mặt, là thí dụ hùng hồn nhất vì đã chứng kiến các đợt hạn hán phá hoại mùa màng. Tình trạng này sẽ mỗi ngày một nguy kịch hơn và khi thiếu thốn thực phẩm, người ta không có lựa chọn ngoài di tản sang xứ khác, và nơi đến thuận tiện nhất là Châu Âu.
 
Những người không tin vào biến đổi khí hậu
 
Tuy những nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra các nghiên cứu có tính thuyết phục, cộng với các chứng cớ rành rành như số lượng băng tảng ở Nam và Bắc Cực mỗi ngày một giảm đi, một số người vẫn không tin rằng biến đổi khí hậu có thật. Họ lập luận rằng khí hậu muôn đời vẫn thay đổi, bởi lý do thiên nhiên thay vì nhân tạo.
 
Ai là những người lên tiếng đả kích các lời khuyến cáo về biến đổi khí hậu? Đứng đầu và to tiếng nhất là các chính trị gia thuộc đảng Cộng Hòa, tuy không phải chính khách Cộng Hòa nào cũng thế (Christine Todd Whitman, cựu thống đốc tiểu bang New Jersey và cựu giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường EPA vào thời Tổng Thống George W. Bush, vẫn thường lên tiếng đả kích chính sách môi trường của Tổng Thống Trump).  Họ vin vào một số “nghiên cứu” phủ nhận sinh hoạt con người là thủ phạm của biến đổi khí hậu, nhưng giấu chi tiết ai tài trợ cho các “nghiên cứu” này: các công ty dầu hỏa!
 
Một trong những hành động đầu tiên của Tổng Thống Trump khi nhậm chức là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris mà Tổng Thống Obama đã ký. Trump lập luận rằng hiệp định này cản trở sự phát triển kinh tế của Mỹ mặc dầu sự thực là các quốc gia như ở vùng Bắc Âu và tiểu bang như California đã thúc đẩy ngành kỹ nghệ nhiên liệu sạch để tạo nhiều việc làm với lương cao, và làm cho những nơi đó trù phú hơn nhiều.
 
Tổng Thống Trump công khai ủng hộ duy trì việc khai thác than đá, tuy đây là một trong những thủ phạm chính của ô nhiễm môi trường, và các nước tiên tiến trên thế giới đều đã và đang đóng cửa mỏ than của họ. Ông ủng hộ việc khoan dầu sử dụng kỹ thuật ‘fracking’, bất chấp các chứng cớ phương pháp này sản xuất nhiều chất thải có hại cho môi trường. Gần đây nhất, ông ra lệnh giảm bớt tiêu chuẩn tiết kiệm xăng dầu và khí thải cho kỹ nghệ xe hơi, tuy chính nhiều đại công ty xe hơi đã đi ngược lại lệnh tổng thống.
 
Nhà cháy, ai có trách nhiệm cứu hỏa?
 
Một số người khác quan niệm rằng biến đổi khí hậu có thể có thật, nhưng chúng ta không cần phải “hy sinh” để ngăn ngừa nguy cơ này. Họ cho rằng chính những quốc gia đang phát triển, với dân số khổng lồ và khả năng tạo ô nhiễm môi trường cao như Trung Quốc và Ấn Độ, phải làm việc này trước. Cách suy luận này làm chúng tôi nghĩ đến cảnh một cái xóm bị cháy. Thay vì cùng nhau chữa cháy, người ta đổ trách nhiệm cho nhau. Cho đến khi quá muộn. 
 
Cháy nhà thì ai cũng phải xắn tay áo lên mà cứu hỏa! Đó là tình trạng của thế giới hiện nay.
 
Chúng ta, cử tri Mỹ, phải làm gì?
 
Có nhiều thứ mọi người trong chúng ta nên làm và cần làm, chẳng hạn như giảm tiêu thụ xăng dầu và các sinh hoạt gây ô nhiễm và tránh sử dụng nhựa plastic. Nhưng những thay đổi có tính cách cá nhân hay ngay cả tập thể cũng không đủ để đảo ngược tình thế. Chúng ta bắt buộc phải dựa vào những cải tổ hệ thống, ở tầm mức quốc gia và quốc tế. Điều đó có nghĩa phải có một chính quyền theo đuổi chính sách khí hậu và môi trường hợp lý.
 
May thay, chúng ta sống trong một xã hội dân chủ, và có khả năng thay đổi chính quyền qua lá phiếu.
 
Trong mùa bầu cử năm 2020, chúng ta cần phải bầu cho những ứng viên hiểu và dám theo đuổi chính sách khí hậu và môi trường hợp lý, từ tổng thống đến thượng nghị sĩ, dân biểu và các chức vụ dân cử tiểu bang cũng như địa phương. Chúng ta cần làm thế vì chúng ta cần gìn giữ một trái đất lành mạnh cho thế hệ con cháu.

Các cuộc bầu cử năm 2020 có thể là cơ hội cuối cùng để cứu vãn hành tinh này. Những người đại diện chúng ta trong chính quyền cần quyết liệt cải tổ trước khi quá trễ.
 
Đồng tác giả:
Hiếu Lê giữ chức vụ đại diện vận động cho hội Sierra Club, tổ chức môi trường lớn và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ và là chuyên gia về giảm khí thải trong ngành vận tải và giao thông. Anh hiện cư ngụ tại Washington DC và là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).
Thắng Đỗ là một kiến trúc sư và thành viên hội đồng quản trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).

We have but one earth to live on, maintain and protect, and climate change is the existential threat for humanity.
 
The environment and climate are never partisan issues. Mega-storms, severe droughts, the rising sea level causing massive flooding, these events don’t differentiate whether we are left or right, Democrat or Republican, rich or poor, yellow, brown, black or white. They neither stop at national borders, nor care about territorial or trade disputes among countries. They will destroy everything within their reach.
 
This past September, the IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Chang of the United Nations, issued an exhaustive 900-page long report that is a culmination of over 9,200 scientific reports, to illustrate the conditions of the oceans and ice throughout the globe. Over 800 scientists, selected from 3,000 top world experts who were nominated, co-authored the report.
 
According to them, climate danger is no longer a theoretical matter. Rather, there are clear signs that the earth has been warmed by human activities, from the highest mountains to the deepest sea beds. The systems that human life depends on are under serious threat.
 
To understand the issue, we need to set aside partisan politics, assumptions that are not backed up by scientific evidence and above all, propaganda by some politicians or businesses with a self-serving motive.
 
The sea level is rising faster than we previously thought
 
Climate Central published in Nature Communications magazine this past October their latest report, with a more accurate update on the level of anticipated sea level rise. According to this authoritative research, land areas where 150 million people are residing will be underwater at high tide.
 
Of particular interest is that the entire Southern Vietnam with a population of 20 million people, stretching from the Ca Mau peninsula to and including the metropolis of Saigon, is one of these affected areas. For people who live there, this is not news because they have witnessed first-hand this condition that has increasingly gotten more severe. Many large cities and highly populated areas near the coast, such as Bangkok, Shanghai, Miami, all have a similar future. Combating this phenomenon is a challenging and expensive endeavor, especially for poorer countries like Vietnam.
 
Temperature will rise beyond the level humans can withstand
 
Global average temperature has historically gone up and down, which had been considered normal. But since the 1980’s, average temperature has surged noticeably and abnormally. The years from 1988 forward have been the hottest years since temperature records have been kept, and 2016 was the hottest year ever. In 1995, a severe heat wave raised Chicago’s temperature to 106 degrees Fahrenheit and wet-bulb temperature to 85 degrees Fahrenheit, killing 700 people.
According to a research by MIT, the human body loses its ability to self-cool and collapses when wet-bulb temperature reaches 95 degrees Fahrenheit (35 degrees Celsius). Scientists predict that in the coming decades, wet-bulb temperature at many locations will reach this level on a regular basis. Temperature at other parts of the world such as the Middle East and the tropics will reach a disastrous level, turning these areas uninhabitable for humans.
 
Other climate disasters
 
Climate change leads to other natural disasters that we have and will continue to experience. Mega-storms such as Katrina will occur at greater frequency and severity, creating increasing challenges for coastal areas affected by rising sea level. High temperatures will change our climate model, turning dry areas into more humid and vice versa. Droughts and floods will be more severe and longer lasting. Countries with less resource and ability to find creative solutions will be devastated, causing “climate refugees”.
 
The refugee crises that have been caused by war in the 20th and early 21th centuries will be like child play in comparison to what will happen in the future. Africa, with a fast-rising population, has experienced the worst droughts that devastated their crops. This condition can only worsen and when people face famine, they have no choice but to emigrate to other countries or regions, and their most natural destination is Europe.
 
The climate deniers
 
While leading world scientists have provided convincing research, coupled with clear proof such as the continuing reduction of ice mass at both the North and South poles, some continue to refuse to believe that climate change is real. They argue that the climate has always changed, due to natural rather than man-made reasons.
 
Who are loudest in attacking climate warnings? Among them are Republican politicians, although not all Republicans support that stance (Christine Todd Whitman, former governor of New Jersey and former Administrator of the EPA under G. W. Bush’s administration,  has criticized President Trump’s environmental policies repeatedly). They stake their claim on questionable “research” denying that human activities have caused climate change, but hide the fact that these “studies” have been financed by oil companies.
 
One of President Trump’s first actions upon becoming President was to withdraw the United States from the Paris Climate Agreement that President Obama had signed. Trump argued that this agreement hindered the economic growth of the US, although the facts are that Northern European countries and states like California have succeeded in advancing a clean energy industry that has produced high-wage jobs, and made these locations much more prosperous.
 
President Trump openly supported maintaining coal mines, although this is one of the main causes of air pollution, and the more advanced countries have all been shutting down their coal mines. He supported the practice of “fracking”, in spite of clear proof that this manner of extracting oil produces harmful environmental waste. Most recently, he directed the reduction in fuel efficiency standards in the automobile industry, although several major car companies have defied this order.
 
When a house is on fire, who is responsible for putting out the fire?
 
Even while some believe that climate change is real, they argue that we don’t need to “sacrifice” to prevent this danger. According to them, developing countries with huge population and great potential to produce environmental pollution such as China and India, must take the lead. This way of argument makes one think of the analogy of a neighborhood on fire. Instead of all jumping in to put out the fire, they point fingers at each other. Until it is too late.
 
When houses are on fire, everyone must roll up their sleeves and jointly put out the fire! This is the situation we find ourselves in the world today.
 
As American voters, what should we do?
 
There are many things, such as consuming less fossil fuel and reducing activities that produce pollution, as well as avoiding the use of plastic, that we should and must do. But changes that are on a personal or even community level are not enough to reverse climate change. We must push for systematic reforms, at a national and international level. This requires governments that are willing to pursue a sensible climate and environmental policy.
 
Fortunately, we live in a democracy and have the power to change our government at the ballot box.
 
In this election season of 2020, we must vote for candidates who understand and have the courage to pursue a sensible climate and environmental policy, from the Presidency to the Senate, the House, and elected offices at State and local levels. We must do this, because we must maintain a reasonably healthy earth for future generations.
 
The 2020 elections may be our last chance to save this planet. Those who represent us in government must pursue decisive reform before it’s too late.
 
Co-authors:
Hiếu Lê is a campaign representative with the Sierra Club, the oldest and largest environmental organization in the United States and works on emissions reduction in the transportation sector. He currently resides in Washington DC and is a member of PIVOT, the Progressive Vietnamese American Organization. 
Thắng Đỗ is an architect and a board member of PIVOT, the Progressive Vietnamese American Organization.
]]>
<![CDATA[Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam ra mắt tại Little Saigon, Nam California, nhân dịp tái bản hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm]]>Wed, 04 Dec 2019 16:25:40 GMThttp://baoviettide.com/doisong/du-an-lich-su-truyen-khau-ve-chien-tranh-viet-nam-ra-mat-tai-little-saigon-nam-california-nhan-dip-tai-ban-hoi-ky-gong-kim-lich-su-cua-cuu-dai-su-bui-diemTiến sĩ Thái Đình Võ, trường Đại Học Cornell, sẽ có mặt tại Little Saigon để giới thiệu Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam, và nhân dịp này nhà xuất bản Việt Tide cũng sẽ đưa ra cuốn hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của cựu Đại Sứ Bùi Diễm vừa được in lại.
LITTLE SAIGON, Nam California (03/12/2019) - Một buổi sinh hoạt sẽ được tổ chức vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 22 tháng 12 năm 2019 tại phòng hội Việt Báo, 14841 Moran St, Westminster, California 92683 (vào cửa tự do); trong dịp này tiến sĩ Thái Đình Võ, trường Đại Học Cornell, tiểu bang New York, sẽ giới thiệu một dự án được gọi là “Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam: Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam Qua Cái Nhìn Của Một Nhà Ngoại Giao” do anh phụ trách, một dự án nằm trong một chương trình nghiên cứu rộng lớn hơn về Đông Nam Á Châu của trường Đại Học này.
 
Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu (oral history) là một dự án nghiên cứu học thuật nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, khai thác và phổ biến dữ liệu, ký ức và suy nghĩ liên quan đến những kinh nghiệm trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử chiến tranh tại Việt Nam. Vì được biết cựu Đại Sứ Bùi Diễm là người đã làm bản thông cáo loan báo khi ba tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng tháng 3, 1965, và đã làm Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ hơn 5 năm, làm Đại Sứ Lưu Động cho tới khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, do đó có nhiều kinh nghiệm về mối liên quan giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, nên khi có dịp tiếp xúc với cựu Đại Sứ tại một Hội Thảo do giáo sư Keith Taylor, trường Đại Học Cornell, tổ chức tháng 6, năm 2012, (với chủ đề “Tiếng nói từ Đệ Nhị Cộng Hòa, miền Nam Việt Nam”) anh Thái Đình Võ đã đưa ra dự án lịch sử truyền khẩu và được nhà ngoại giao kỳ cựu đồng ý để anh phỏng vấn về những kinh nghiệm của ông qua những diễn biến về chiến cuộc ở Việt Nam. Và kết quả là trong 6 năm từ 2013 đến 2019, qua nhiều giai đoạn làm việc chung (vài ba tháng một lần, anh lái xe 10 tiếng từ Ithaca, New York, xuống Washington DC), một bộ phim tài liệu dài 17 tiếng phỏng vấn, và tài liệu được gom góp vào một USB mà anh sẽ giới thiệu tại buổi sinh hoạt.
 
Nhân dịp này và cũng tại buổi sinh hoạt, nhà xuất bản Việt Tide sẽ đưa ra cuốn hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử vừa mới được in lại với sự đồng ý của tác giả Bùi Diễm. Về cuốn hồi ký này thì gần đây vì có một số độc giả hỏi mua trong khi đó thì các hiệu sách không còn sách để bán nên người ta thấy ở trên mạng có bản dịch cũng được gọi là “Gọng Kìm Lịch Sử” nhưng thực ra chỉ là bản dịch từ cuốn In The Jaws of History của tác giả viết bằng tiếng Anh. Tưởng cũng cần phải nói rõ là tuy có bố cục tương tự như cuốn tiếng Anh (xuất bản năm 1987), cuốn Gọng Kìm Lịch Sử (xuất bản năm 2000 và nay vừa mới được in lại) là cuốn được tác giả Bùi Diễm viết bằng lời văn tiếng Việt của chính ông cùng với những tài liệu mà ông đã sưu tầm được sau 1987 và thêm vào cuốn sách.
 
Tiến sĩ Thái Đình Võ và tiến sĩ Ông Thụy Như Ngọc, giám đốc nhà xuất bản Việt Tide, sẽ có mặt tại buổi sinh hoạt cùng với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, người điều hợp buổi họp. Vì tuổi đã cao, tác giả Bùi Diễm sẽ tham dự buổi sinh hoạt và phần vấn đáp qua truyền hình trực tuyến (video conference).
 
Để biết thêm chi tiết về Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu xin vào trang mạng VietnamWarOHP.com. Bộ phim tài liệu dài 17 tiếng phỏng vấn cựu Đại Sứ Bùi Diễm cùng tất cả các tài liệu được gom vào một USB, giá bán 25 Mỹ kim. Quý vị cũng có thể đặt mua qua email vietnamwaroralhistoryproject@gmail.com hoặc 
vnlichsutruyenkhau@gmail.com. 
 
Hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử đang có bán tại www.baoviettide.com/store.html - ấn phí 25 Mỹ kim. Liên lạc nhà xuất bản Việt Tide: (714) 262-7028 hoặc ad@baoviettide.com.

]]>
<![CDATA[Thủ tục luận tội: Điểm son của nền dân chủ Mỹ]]>Sat, 23 Nov 2019 20:16:50 GMThttp://baoviettide.com/doisong/thu-tuc-luan-toi-diem-son-cua-nen-dan-chu-my~ THẮNG ĐỖ ~
 
Hiến Pháp Mỹ cho ra đời hệ thống dân chủ dựa trên Tam Quyền Phân Lập: ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp hiện diện cùng với nhau. Quyền lực của mỗi ngành có những hạn chế nhất định và được giám sát bởi hai ngành kia, và còn được gọi là ‘Giám Sát và Phân Quyền’ (Checks and Balances). Một trong những quyền của ngành lập pháp để giám sát hành pháp là luận tội tổng thống (còn gọi là ‘đàn hặc’, hay ‘impeachment’ tiếng Anh), khi cảm thấy Tổng Thống đã phạm trọng tội (high crimes and misdemeanors). Hạ Viện Quốc Hội sẽ đứng vào vai công tố viên: điều tra và buộc tội, rồi sau đó Thượng Viện trở thành tòa án, nơi tội cáo buộc được xét xử. Buộc tội và xét xử đều tùy thuộc vào lá phiếu của mỗi vị dân cử, nên thủ tục này không thuần túy luật pháp, mà nặng tính chính trị.
Khi Tổng Thống Trump đắc cử năm 2016, ông tạo ra một khung cảnh chính trị đặc thù không có tiền lệ. Ông vi phạm truyền thống chính trị Mỹ đã được coi như luật bất thành văn: ông giấu hồ sơ thuế của mình (tuy đã nhiều lần hứa sẽ công bố); ông mang con cái vào giữ những chức vụ then chốt trong chính phủ (tuy họ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì); ông duy trì các doanh nghiệp của mình (tuy vẫn tiếp tục kiếm lợi nhuận kể cả từ chính phủ Mỹ và các chính phủ nước ngoài); ông đả kích và phỉ báng các đồng minh trong khi tuyên dương các quốc gia đối đầu với Mỹ kể cả Nga; ông mạt sát các cựu quân nhân và phụ huynh tử sĩ; ông dung túng các tổ chức kỳ thị chủng tộc và giới tính. Danh sách này rất dài, nhưng như ông đã từng tuyên bố: “ngay cả nếu tôi có bắn chết người trên Đại Lộ Số Năm, tôi cũng không sợ mất bất cứ một lá phiếu nào”.
 
Thật thế, phản ứng của đảng Cộng Hòa của ông chứng minh điều ông tin là đúng. Ban đầu, nhiều chính khách trong đảng lớn tiếng chỉ trích hành vi sai trái và lời phát biểu dối trá và kỳ thị của ông. Dần dần, họ im lặng và cuối cùng là chuyển qua ủng hộ hay bào chữa cho bất cứ điều gì ông làm.
 
Nhiều người đã cho rằng nền dân chủ Mỹ đang đứng trước nguy cơ sống còn: một nhà lãnh đạo với xu hướng độc tài rõ rệt, nhưng vẫn được gần một nửa nước Mỹ bầu lên. Đối phó thế nào nếu chính tổng thống toa rập với nước ngoài để lũng đoạn hệ thống bầu cử? Nếu tổng thống đe dọa và sỉ nhục bất cứ ai có quan điểm khác mình? Nếu tổng thống gọi báo chí và truyền thông là “bọn loan tin giả” và “kẻ thù nhân dân”?
 
Câu trả lời đã bắt đầu rõ ràng hơn. Rất nhiều, hay có thể nói hầu hết, những quan chức chính phủ dưới quyền Tổng Thống Trump không đồng ý ‎với cách làm việc cẩu thả và có tính mưu tư lợi của người lãnh đạo quốc gia. Họ bắt đầu phản ứng bằng cách phanh phui các hành vi này trước Quốc Hội.
 
Và Quốc Hội bắt đầu luận tội.
 
Tại sao luận tội?
 
Nhân vật có nhiều quyền lực nhất đảng Dân Chủ đối lập là bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện. Bà đã hành động rất thận trọng, trì hoãn và cản trở các yêu cầu của những nhà dân cử trẻ tuổi muốn tiến hành luận tội nhanh chóng. Bà lập luận rằng chỉ khởi xướng luận tội khi có bằng chứng chắc chắn và khi lòng người “đã chín”. Nhiều người cho rằng bà nhát; ngược lại, một số đông quan niệm luận tội là vô ích, vì Thượng Viện do đảng Cộng Hòa nắm, sẽ không bao giờ kết tội Tổng Thống Trump.
 
Vào tháng Chín, tình hình đột ngột thay đổi.
 
Biden, bố và con
 
Joseph Biden là cựu Phó Tổng Thống trong hai nhiệm kỳ của Obama, và là một chính trị gia kỳ cựu của đảng Dân Chủ. Ông đã từng là Thượng Nghị Sĩ Liên Bang trong gần 40 năm và nổi tiếng là một trong những thành viên Quốc Hội nghèo nhất, và nghèo thường đi đôi với thanh liêm (nguồn: Center for Responsive Politics). Cuộc đời ông trải qua nhiều bất hạnh, như khi vợ và đứa con gái một tuổi bị chết trong tai nạn xe hơi ngay sau lúc ông đắc cử Quốc Hội lần đầu tiên vào năm 1972. Ông một mình nuôi hai đứa con trai cho đến khi lập gia đình lần thứ hai. Rồi con trai Beau Biden đã qua đời do bệnh ung thư, khiến ông từ chối không tranh cử tổng thống vào năm 2016.
 
Hunter Biden, con trai thứ và duy nhất còn lại, là một luật sư chuyên về luật quốc tế và được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của công ty Burisma, một công ty khí đốt của Ukraine. Công ty này từng bị tai tiếng do vi phạm luật pháp Ukraine, nhưng chưa hề có một chứng cớ về bất cứ sai trái nào của cá nhân ông Hunter Biden.
 
Tình báo Mỹ đã khẳng định chắc chắn rằng Nga lũng đoạn cuộc bầu cử tổng thống 2016 của Mỹ. Ông Putin muốn đánh lạc hướng dư luận bằng cách đổ lỗi Ukraine mới là thủ phạm. Tuy không có bằng cớ nào, ông Trump và bộ hạ đã lập tức ‘ca theo’ bài hát của Putin. Họ áp lực Ukraine phải điều tra việc này và điều tra công ty Burisma. Đây là cách Tổng Thống Trump muốn làm nhơ tên tuổi của cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người được coi là đối thủ chính trị mạnh nhất của Trump trong cuộc bầu cử 2020.
 
Dùng tiền viện trợ đã được Quốc Hội thông qua để áp lực một chính phủ nước ngoài bôi nhọ đối thủ chính trị và lũng đoạn bầu cử Mỹ là một hành động tống tiền, hối lộ và làm tổn hại đến an ninh quốc gia. Đó là một tội phạm và lý do tại sao thủ tục luận tội đã bắt đầu.
 
Ukraine, Nga và Mỹ
 
Ukraine, một cựu Cộng Hòa Sô Viết, được độc lập sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, nhưng di sản của chế độ cộng sản vẫn phủ trùm và nền dân chủ trẻ trung gặp nhiều thử thách, kể cả nạn tham nhũng tràn lan. Nước Nga của Putin, lợi dụng rối ren của cựu chư hầu và hàng xóm của mình, châm mồi cho thiểu số gốc Nga ở Ukraine khởi động cuộc chiến tranh ly khai, rồi vin vào đó để xâm lăng và chiếm đứt bán đảo Crimea, một vị trí chiến lược trên bờ Hắc Hải.
 
Vào tháng 4 năm nay, Ukraine bầu một tổng thống mới, ông Volodymyr Zelensky. Đại đa số dân Ukraine ủng hộ chủ trương chống tham nhũng của tổng thống trẻ tuổi thân Tây phương này. Zelensky rất cần sự giúp đỡ của Mỹ và NATO để đối chọi với Nga.
 
Cả hai đảng trong Quốc Hội Mỹ biểu quyết viện trợ quân sự gần 400 triệu đô-la cho Ukraine. Số tiền viện trợ này bị giữ lại mà không ai rõ l‎ý do, cho đến khi có ‘người thổi còi’ phanh phui câu chuyện.
 
‘Người Thổi Còi’, hay Whistleblower
 
Một nhân viên tình báo ẩn danh báo cáo với thượng cấp về cuộc gọi giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Zelensky của Ukraine vào ngày 25 tháng 7, 2019. Báo chí gọi người này là ‘người thổi còi’ hay whistleblower, có nghĩa là một người thấy sai trái và báo cho các thẩm quyền biết. Luật Mỹ bảo vệ những ‘whistleblower’, vì họ là một trong những cách giám sát các tệ đoan của các công ty hay cơ quan chính phủ. Theo người ‘whistleblower’,  Trump áp lực Zelensky phải tiến hành điều tra công ty Burisma và vai trò của ông Hunter Biden, con của cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, nếu muốn Mỹ giải ngân cho số tiền viện trợ mà Ukraine rất cần để mua sắm vũ khí chống Nga.
 
Cho đến nay, nhân viên tình báo này vẫn ẩn danh. Tuy nhiên, lời khai của người này đã được vài nhân viên chính phủ khác tham dự vào cuộc gọi đó xác nhận là đúng. Không những thế, chính Tổng Thống Trump đã thừa nhận nội dung của cuộc gọi giống những gì ‘người thổi còi’ kể lại, tuy Tổng Thống cho rằng sử dụng tiền viện trợ quốc gia để áp lực một chính phủ khác nhằm phục vụ mục tiêu chính trị cá nhân nằm trong quyền hạn của mình.
 
Tổng Thống và phe ủng hộ ông lập tức mạ lỵ ‘người thổi còi’ như một nhân vật hèn nhát và không thể tin được. Họ cũng đòi đảng Dân Chủ phải công bố danh tánh người này, tuy điều đó trái với luật Mỹ, vốn bảo vệ những ‘whistleblower’. Đến bây giờ thì danh tánh nhân vật này không còn quan trọng nữa, vì những điều người đó khai đã có thể kiểm chứng dễ dàng bằng nhiều nguồn khác.
 
Buộc tội và gỡ tội
 
Phe buộc tội là đảng Dân Chủ đã trình bày rất chi tiết về sự lạm dụng quyền lực của Tổng Thống Trump, nhờ các lời khai thuyết phục của nhiều nhân chứng. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng Trump đã sai Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông, phá rào đi đêm với Ukraine để áp lực chính phủ xứ này phải điều tra và bôi nhọ đối thủ chính trị của Trump. Các nhân chứng điều trần đều giữ các vai trò quan trọng trong chính phủ về  quanhệ với Ukraine. Họ xác nhận rằng chính Tổng Thống Trump và ông Giuliani đã đi ngược lại với chính sách ngoại giao Mỹ để phục vụ mục tiêu chính trị cá nhân của Trump.
 
Các vị dân cử của đảng Cộng Hòa được Tổng Thống giao cho trách nhiệm hẳn không hứng thú gì với họ: bào chữa cho những sai trái không bào chữa nổi. Họ đành theo cẩm nang của những tay tội phạm: Đầu tiên tấn công các nhân chứng bất kể nhân chứng là ai. Rồi họ tìm cách đánh lạc hướng dư luận bằng cách bịa đặt ra những thuyết âm mưu mà không có mảy may chứng cớ. Cuối cùng, họ nói: Ừ thì Tổng thống đã làm thế đấy, nhưng đó là quyền của một vị lãnh đạo. Ngăn chặn tiền viện trợ để áp lực một quốc gia khác điều tra đối thủ chính trị của minh thuộc phạm vi quyền lực của Tổng thống và chẳng có gì sai trái.
 
Những ngôi sao điều trần trước Quốc Hội
 
Cho đến hôm nay, Thứ Năm, ngày 20 tháng 11, 2019, đã có một số nhân chứng điều trần trước Quốc Hội tạo nhiều chú ý‎, vì tuy là các nhà ngoại giao hay quân sự làm việc dước quyền Tổng Thống Trump, họ dám nói lên sự thật để bảo vệ Hiến Pháp và nền dân chủ Mỹ.
 
Người đầu tiên là bà Marie Yovanovitch, cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine. Theo thẩm định của giới chuyên môn, bà là một nhà ngoại giao có khả năng và đã đắc lực phục vụ quyền lợi của nước Mỹ trong bang giao với Ukraine. Nhưng Giuliani coi bà như một trở ngại cho nỗ lực tống tiền Tổng Thống Zelensky, nên ông khởi xướng chiến dịch bôi xấu bà. Tổng Thống Trump, trong một cuộc trao đổi với Zelensky đã được các nhân chứng xác nhận, miệt thị chính đại sứ của mình. Vào tháng 4 năm nay, bà bị Bộ Ngoại Giao đột ngột triệu về Mỹ viện cớ an ninh cá nhân bà bị đe dọa, rồi bị sa thải không có lý‎ do.
 
Trung Tá Vindman là người gốc Ukraine, bố mẹ tị nạn chính trị lúc Vindman mới lên 3 tuổi. Vindman gia nhập quân đội Mỹ và được thăng thưởng nhiều lần, kể cả được trao huy chương Purple Heart sau khi bị thương ở mặt trận Iraq. Vindman là người dự thính cuộc gọi tai tiếng giữa Trump và Zelensky, khi Trump đòi vị đồng nhiệm của minh phải điều tra ông Hunter Biden. Sau cuộc gọi, Vindman lập tức báo cho thượng cấp vì tống tiền một nguyên thủ quốc gia khác là việc sai trái. Lời báo cáo của Vindman bị dìm đi, và bản ghi chép chính thức của cuộc gọi lập tức bị Tòa Bạch Ốc niêm phong. Vindman tình nguyện ra điều trần trước Quốc Hội để trình bày những gì mình biết.
 
Hèn nhát và bỉ ổi
 
Mặt trái của sự can đảm trên là hành vi tráo trở, có thể nói đốn mạt của các chính trị gia Cộng Hòa. Phản ứng đầu tiên của họ, từ Tổng Thống Trump trở xuống, là miệt thị và đe dọa các nhân chứng. Với ‘người thổi còi’, ông Trump đòi phanh phui danh tánh người đó ra, tuy luật Mỹ bảo vệ cho những người này được ẩn danh để tránh bị trả thù.
 
Rồi ông và phe đảng tấn công Trung Tá Vindman,  gọi ông là người phản quốc và làm gián điệp cho Ukraine vì có gốc tích di dân (theo lập luận của họ, tất cả người Việt ở Mỹ đều là gián điệp của Việt cộng và không thể tin tưởng được). Họ đe dọa đến sự an nguy của cá nhân và gia đình ông đến mức ông phải yêu cầu được quân đội bảo vệ.
 
Tổng Thống Trump cũng lên Twitter để miệt thị cựu Đại Sứ Yovanovitch ngay lúc bà điều trần trước Quốc Hội. Điều này đã bị Quốc Hội ghi nhận là nỗ lực đe dọa để bịt miệng nhân chứng, và có thể sẽ là một trong những tội phạm bị xét xử.
 
Trái bom trong buổi điều trần
 
Ngạc nhiên nhất là lời khai của cựu Đại Sứ Mỹ tại NATO Gordon Sondland. Ông là một thương gia giàu có đã ủng hộ đảng Cộng Hòa rất nhiều tiền, kể cả cho ủy ban tranh cử của ông Trump 1 triệu đô-la. Trump bổ nhiệm ông làm đại sứ Mỹ tại NATO, tuy ông không có mảy may kinh nghiệm nào về cả ngoại giao lẫn quân sự. Theo lời khai của các nhân chứng khác, ông là một phụ tá đắc lực cho Tổng Thống để né đường dây ngoại giao thông thường mà đổi chác thẳng với đối tác ngoại quốc. Ông thường xuyên nói chuyện trực tiếp với Trump kể cả một cuộc gọi bất hủ từ một nhà hàng ở Kiev, thủ đô Ukraine, trên một điện thoại cầm tay bình thường và thiếu an ninh, với những người bồi bàn đứng xung quanh. Tổng Thống Trump nói to đến độ các người khác có mặt, kể cả một số viên chức ngoại giao Mỹ, có thể nghe được rằng Trump vặn hỏi xem Zelensky đã đồng ý‎ điều tra chưa. Một nhân viên ngoại giao sau đó hỏi ông Sondland là Tổng Thống nghĩ gì về Ukraine. Sondland trả lời là Tổng Thống chỉ muốn công ty Burisma (tức là ông Biden) bị điều tra, chứ không quan tâm đến việc gì khác.
 
Trước Quốc Hội, ông Sondland khai rằng ông đã nhận lệnh trực tiếp từ Tổng Thống Trump để áp lực Zelensky, và tất cả các nhân vật then chốt trong chính phủ như Phó Tổng Thống Pence, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pompeo, Chánh Văn phòng Mulvaney, đều biết rõ việc làm của Trump và Giuliani, nhưng không ai lên tiếng hay tìm cách can thiệp.
 
Lời điều trần của ông Sondland phá vỡ tất cả những bào chữa trước đây của phe Trump: Trump không biết gì, Trump không từng gây áp lực trái luật với Zelensky, và các nhân vật then chốt kia cũng không dính líu. Đương nhiên, ghế tổng thống giữ được hay mất còn tùy thuộc vào Thượng Viện, nơi đảng Cộng Hòa chiếm đa số và cho đến hôm nay, vẫn hết mực trung thành với Tổng Thống. Lòng trung thành này có thể lung lay khi nhiều tội phạm bị phơi bày trước công luận, và cử tri độc lập cũng như Cộng Hòa bắt đầu xoay chiều.
 
Luận tội sẽ đi đến đâu?
 
Không ai có thể đoán được điều này. Khi Tổng Thống Nixon bị luận tội năm 1974, lúc ban đầu đảng Cộng Hòa của ông và đại đa số người Mỹ cũng chống việc luận tội. Nhưng rồi dư luận từ từ chuyển hướng khi sự lạm dụng quyền lực của Tổng Thống bị phanh phui. Nhiều chính khách đảng Cộng Hòa ngả theo phía Dân Chủ, và chính họ đã thuyết phục Nixon từ chức.
 
Tình hình nay đã khác nhiều. Số lượng người ủng hộ nòng cốt của Tổng Thống Trump không nhỏ và tuyệt vô trung thành, cho dù Trump có làm bất cứ sai trái gì. Các chính khách Cộng Hòa cũng đã cho thấy họ coi trọng chức vụ của họ hơn là hiến pháp, an ninh quốc gia, hay lòng tự trọng. Tuy nhiên, chính trị muôn đời vẫn thế: chính trị gia cần cử tri.
 
Trước khi thủ tục luận tội Tổng Thống Trump tiến hành, hầu hết người Mỹ không ủng hộ việc này. Nhưng những cuộc thăm dò gần nhất cho thấy đa số người Mỹ hiện nay đã cảm thấy Tổng Thống Trump cần bị truất phế qua luận tội. Con số này chưa đủ để tạo nhiều áp lực lên đảng Cộng Hòa, vì những vùng rặt Cộng Hòa vẫn còn trung thành với Trump. Nhưng không bao giờ nói không bao giờ. Lòng dân có thể tiếp tục thay đổi, và đó là điều rất bất lợi cho ông Trump và đảng Cộng Hòa của ông.
 
Nhận định kết
 
Có những giai đoạn trong hai năm nay mà nhiều người Mỹ, kể cả người viết, rất bi quan về tương lai nước Mỹ. Xu hướng độc tài phủ trùm nhiều nơi trên thế giới, từ Nga, Trung Quốc, Việt Nam, sang đến cả Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu. Rồi nước Mỹ cũng bị lôi vào, buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: liệu có tìm được lối thoát hay không?
 
Nhưng tiến trình luận tội cho thấy đa số những người Mỹ có học thức, kể cả giới chuyên gia, công chức và quân đội, sở hữu một giá trị dân chủ vững vàng. Họ trung thành với Hiến Pháp Mỹ, với nền tảng luật pháp và nguyên tắc dân chủ, thay vì đảng phái hay bất cứ lãnh tụ nào. Trong tầm ngắn hạn, có thể họ chịu khuất phục không lên tiếng, nhưng họ vẫn có cách chống lại. Họ rỉ tin đến báo chí, họ không cộng tác với lệnh trên khi thấy những lệnh đó sai trái, và họ tự nguyện điều trần. Họ là những chiến sĩ tiên phong của nền dân chủ Mỹ, và chúng ta nên biết ơn họ.
Cho dù Tổng Thống Trump có bị truất phế hay không, thủ tục luận tội đã cho thấy nó có khả năng ảnh hưởng đến dư luận và đến kết quả cuộc bầu cử 2020.
 
Chúng ta, những người Mỹ, vẫn có quyền hy vọng vào sự bền vững của nền dân chủ của xứ sở này.
 
Thắng Đỗ là thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến.
 
]]>
<![CDATA[Bức Tường Bá Linh sụp đổ, mang hy vọng tới cho toàn nhân loại ~ The fall of the Berlin Wall gives hope to all]]>Thu, 21 Nov 2019 20:19:08 GMThttp://baoviettide.com/doisong/buc-tuong-ba-linh-sup-do-mang-hy-vong-toi-cho-toan-nhan-loai-the-fall-of-the-berlin-wall-gives-hope-to-all
Nguyên bản tiếng Anh của ED ROYCE
G.O. chuyển ngữ
 
Dư luận hướng rất nhiều sự chú ý vào ngày kỷ niệm lần thứ 30 Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Biến cố quan trọng này đánh dấu cột mốc diệt vong của Liên Bang Xô Viết, giải phóng hàng chục triệu người dưới gông cùm của chế độ cộng sản độc tài. Nhưng ngoài việc suy niệm về quá khứ, chúng ta cũng nên tập trung vào những cá nhân đang bị đàn áp chính trị thời nay. Trong suốt những năm tháng làm việc tại Quốc Hội, tôi đã vận động để hướng sự ủng hộ đến những người Việt đang thống khổ chịu đựng sự tà quyền và bạo tàn của chế độ cộng sản.
Picture
By ED ROYCE
 
A lot of attention has been paid to the 30th anniversary of the fall of the Berlin Wall. That momentous event, marking the end of the Soviet Union, freed tens of millions of people trapped under communist tyranny. But while it is important to reflect on this past, it is essential that we focus on those being politically repressed today. Throughout my years in Congress, I worked to assist the Vietnamese people, who still suffer under a brutal, communist regime.

Chính sách đàn áp ở Việt Nam ngày càng lan rộng. Ở đó hoàn toàn không có tự do trong hoạt động chính trị, ngôn luận và tôn giáo. Tất cả những người Việt nào không tuân theo sự cai trị của đảng cộng sản thì dễ bị bắt bớ cầm tù và tra tấn.   
 
Tôi hiểu được nguyên do vì sao các chính quyền toàn trị đã và đang nghiên cứu những kỹ thuật tinh vi để kiểm soát những gì người dân nghe được, trong khi theo dõi các cuộc trò chuyện của họ. Nhiều năm trước, tôi đã đến phía sau Bức Tường Bá Linh. Ở đó tôi đã được chứng kiến sức mạnh tuyệt vời của ý tưởng và thông tin. Những người Đông Đức nói với tôi rằng họ được truyền cảm hứng từ việc nghe Đài Âu Châu Tự Do phát thanh nhằm chống lại sự tuyên truyền của Liên Xô. Nguồn thông tin tự do này đã góp phần đánh sập Bức Tường Bá Linh. Và ngày nay các nhà cầm quyền cộng sản cũng đang e sợ điều tương tự.    
 
Không may thay, nhiều quốc gia trên thế giới đang đả kích tự do khi vừa qua tổ chức đo lường mức độ tự do trên thế giới Freedom House đưa ra bản phúc trình cho thấy nền tự do trên toàn thế giới đang càng ngày sa sút trong 13 năm qua.
 
Trung Cộng đang là quốc gia dẫn đầu về đàn áp. Đảng Cộng Sản của nước này đã tàn nhẫn tấn công các hoạt động chính trị và tôn giáo ngay trên chính mảnh đất đại lục này. Đảng này cũng hỗ trợ bọn độc tài đang cư trú tại ngoại quốc. Điều này bao gồm việc cung cấp dữ liệu định danh khuôn mặt và các kỹ thuật tiên tiến khác nhằm vào việc giám sát các cuộc nói chuyện điện thoại và sinh hoạt trên các mạng xã hội. Việt Nam cũng đã triển khai một lực lượng tác chiến không gian mạng với 10,000 người nhằm theo dõi các cuộc điện đàm.  
 
Khi còn làm việc tại Quốc Hội, tôi đã vận động để giúp cho Đài Á Châu Tự Do được truyền phát để Việt Nam tránh khỏi sự kiểm soát truyền thông bởi nhà nước cộng sản. Các nhà bất đồng chính kiến quả cảm, trong đó có Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đã nói với tôi về tầm quan trọng của các băng tần truyền thông này khi chúng tôi gặp gỡ tại Việt Nam. Đối diện với những bạo chúa, chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn nữa để chống lại sự hung hãn và nỗ lực tăng cường kỹ thuật cao để đàn áp và kiểm soát những công dân đang khát khao tự do. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.      
 
Người Việt Nam đã phải chịu ách cai trị của chế độ tà quyền cộng sản từ năm 1975. Tính đến nay đã là 44 năm, khoảng thời gian bằng với sự tồn tại của Liên Bang Xô Viết. Xin đừng bao giờ quên những người con dân đất Việt đã dũng cảm đấu tranh chống lại sự cai trị tàn nhẫn và đầy nhiễu nhương. Họ xứng đáng nhận được sự hỗ trợ, và chắc chắn một ngày nào đó, họ cũng sẽ được tự do.    
 
Ed Royce từng là Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2012-2018
Repression in Vietnam is sweeping.  There is no freedom of political action, speech, or religion. Vietnamese who don’t obey the communist party risk imprisonment and torture.    
 
I understand why repressive governments are seeking ever more sophisticated technology to control the information people hear, while monitoring their conversations. Years ago, I travelled behind the Berlin Wall. There I witnessed the great power of ideas and information. East Germans told me that they were inspired by hearing Radio Free Europe broadcasts countering Soviet propaganda.  This free flow of information helped bring down the Berlin Wall.  Today’s communists fear the same.   
 
Unfortunately, freedom is under increasing attack in many countries. Freedom House reports that freedom worldwide has fallen for the last 13 years. 
 
China is leading this repression. Its communist party ruthlessly attacks political and religious activities within China. It also assists dictators abroad. This includes providing them with face recognition and other advanced technologies to monitor phone conversations and social media. Vietnam deploys a cyber task force of 10,000 people to spy on conversations.   
 
In Congress, I worked to improve Radio Free Asia broadcasting so that Vietnamese could avoid media control by their communist government. Brave dissidents, including Rev. Thich Quang Do, told me how important these broadcasts were when I met with them in Vietnam. Facing determined tyrants, we must do better countering their aggressive, high-tech efforts to repress and control citizens yearning for freedom.  It can be done.       
 
The Vietnamese people have been under communist tyranny since 1975. That is for 44 years now, which is how long the Soviet Union survived. Let’s never forget those Vietnamese courageously struggling against cruel and corrupt rule. They deserve support, and some day, they too will be free.     
 
Ed Royce was the Chairman of the Foreign Affairs Committee in the U.S. House of Representatives from 2012-2018
]]>
<![CDATA[Nước Mỹ là xứ của người di dân; hãy tuyên dương văn hóa của mình ~ In our nation of immigrants, embrace cultural heritage]]>Sat, 16 Nov 2019 22:31:01 GMThttp://baoviettide.com/doisong/nuoc-my-la-xu-cua-nguoi-di-dan-hay-tuyen-duong-van-hoa-cua-minh-in-our-nation-of-immigrants-embrace-cultural-heritage
Nguyên bản tiếng Anh của MARY NGUYỄN
Thắng Đỗ chuyển ngữ
 
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. Năm học mẫu giáo, sau khi bị một đứa bạn cùng lớp chế nhạo rằng món chà bông tôi mang theo nhìn giống tóc người, tôi đã đòi chuyển sang Lunchables (loại thức ăn làm sẵn của Mỹ). Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.

Mỗi khi cha mẹ tôi nói chuyện hay gọi tôi bằng tiếng Việt ở nơi công cộng, tôi đỏ mặt vì xấu hổ. Tôi trả lời bằng tiếng Anh để tỏ ý không bằng lòng, tuy biết điều này sẽ làm tôi và cha mẹ xa cách nhau hơn.
 
Khi trưởng thành và hiểu biết hơn về nguồn gốc của mình, tôi bắt đầu có khái niệm về những gì gia đình tôi đã trải qua khi là thuyền nhân và tôi thông cảm hơn với hoàn cảnh của gia đình và những người tương tự.
By MARY NGUYỄN
 
There have been many occasions when I caved to the pressure to be “white” to conform with societal norms. In kindergarten, I chose to pack Lunchables after a “lunch box moment” occurred when a classmate claimed chà bông looked like hair. On Lunar New Year, I refused to wear my favorite áo dài to school for fear of standing out.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, người Việt đã tìm đủ mọi cách để vượt biên đến bến bờ tự do và thoát khỏi chế độ cộng sản, nhưng sự tự do họ tìm thấy đi đôi với một cái giá họ không thể định trước được. Họ phải trút bỏ phần nào căn cước của mình để hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt do đó bị hụt hẫng và họ băn khoăn về giá trị của văn hóa gốc của mình trong xã hội họ đang sống.
 
Chúng tôi bây giờ là người Mỹ, nhưng câu chuyện của chúng tôi không nhất thiết gắn liền với đất nước này. Chúng tôi có một lịch sử và kinh nghiệm khác và nằm ngoài cái người ta gọi là ‘Ước Mơ Mỹ Quốc’. Con Rồng Cháu Tiên  là truyền thuyết để giải thích nguồn gốc của người Việt Nam, và tuy chúng tôi đã rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, gốc tích này vẫn còn đó và không thể bị xóa đi, nếu tôi chấp nhận và chịu sở hữu nó.
 
Tôi đã phấn đấu để dung hòa nguồn gốc Việt Nam của mình với xã hội chung quanh vì cũng như nhiều người, tôi quan niệm rằng mình phải giống người da trắng nếu muốn thật sự trở thành người Mỹ. Cay đắng thay, định nghĩa về “người Mỹ” theo cách này lại chỉ duy trì đẳng cấp thượng tôn của người da trắng trong lịch sử và bắt chúng tôi phải uốn nắn theo tiêu chuẩn và tập quán của họ.
 
Sự tự tôn của người da trắng trên xứ sở này đã được sử dụng để giải thích cho hành vi cướp đất của người thổ dân Da Đỏ và bào chữa cho nỗ lực đồng hóa họ, nếu không nói diệt chủng. Xu hướng muốn ‘làm nước Mỹ trắng hơn’ vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, tuy chúng ta có thể không cảm nhận được, hay tuy nó không lộ liễu như những câu nói phi nhân tính như “giết người Da Đỏ để cứu họ”.
 
Joi Barrios-LeBlanc, một giảng viên trong ngành Đông Nam Á Học tại đại học UC Berkeley giải thích rằng “quá trình thực dân chỉ được hoàn tất khi người ta chấp nhận rằng nền văn hóa của kẻ thống trị cao hơn văn hóa của chính họ”. Chúng ta không thay đổi được quá khứ. Tuy thế, khi tuyên dương văn hóa của mình, chúng ta tự cho phép gỡ bỏ các tiêu chuẩn do người da trắng đã áp đặt. Giống dân và chủng tộc nào cũng có giá trị. Lịch sử và niềm tin nào cũng nên được tuyên dương, và chúng ta cần phải trân trọng kinh nghiệm đa dạng của mọi người.
 
Hãy tìm hiểu gốc tích của mình và đừng sợ hãi duy trì các giá trị văn hóa khác biệt với tập quán của ‘dòng chính’. Vài thí dụ như phát âm tên họ của mình theo đúng giọng, sinh hoạt theo tập quán văn hóa gốc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và ăn mừng những ngày lễ truyền thống. Có thể chúng ta cho rằng những thay đổi này rất nhỏ, nhưng khi tuyên dương gốc tích của mình, chúng ta kháng cự lại được sử tẩy bỏ lịch sử và giành lại quyền xác định mình là ai.
 
Hãy trân trọng và chấp nhận sự khác biệt văn hóa giữa chúng ta và dòng chính để ngăn không cho quá trình thực dân có thể hoàn tất. Hãy đón nhận lấy cái đẹp của các cộng đồng đa dạng vì đó chính là nét đặc thù của người Mỹ. Nói cho cùng, đây là một xứ của người di dân, và chúng ta nên tuyên dương văn hóa của mình.
 
Mary Nguyễn sinh trưởng tại San Jose và đang học năm thứ tư tại đại học University of California - Berkeley, chuyên ngành kinh tế và ngành phụ về chính sách công cộng. Mary là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên báo Mercury News, số ngày 28 tháng 12, năm 2018.
 
Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến), chuyển ngữ và rút ngắn nguyên bản tiếng Anh.
When my parents spoke Vietnamese or called me by my Vietnamese name in public, I flushed red with embarrassment. To retaliate, I’d respond in English, despite knowing this could perpetuate a barrier between my parents and me.
However, after finding a space to explore my identity, I became aware of my family’s immigration story and developed a greater appreciation for my heritage and history.
 
After the fall of Saigon, Vietnamese refugees conquered the merciless sea to escape the communist regime—but this freedom came with an unintended cost. They had to give up bits of their identity to reestablish their lives. As a result, later generations of Vietnamese-Americans question the value of culture in today’s society.
 
Despite being American, our story isn’t bound to this land. I’m a daughter of Vietnamese refugees and the rich history and experiences of my people goes beyond the tale of the American Dream. Vietnamese people will always be con Rồng cháu Tiên, children of the dragon, grandchildren of the immortal, and physical distance from my roots cannot erase this identity as long as I acknowledge and own it.
 
I struggled to incorporate my Vietnamese identity because society upholds that being American meant being whitewashed. The bitter reality is that this definition of “American” is in fact a carefully crafted product of historical efforts to maintain white superiority and shape the American narrative to fit the expectations of the elite group.
 
This country used white paternalism to validate the removal of Native Americans from their ancestral homelands and justify cultural assimilation. Although not as blatant as the effort to “kill the Indian and save the man,” the trend to whiten America still manifests today—even when we don’t realize it.
 
Race equity trainer Tema Okun suggests that white supremacist culture overwhelming shapes how we manage time, make decisions, organize our work and institutions, perceive ourselves and others, and interact with one another. Through structural racism embedded in policies and societal norms, minorities are pressured to conform to standards of the dominant culture in order to adapt and survive—but it’s time to stop feeding into this false facade.
 
Joi Barrios-LeBlanc, a lecturer from UC Berkeley’s Southeast Asian Studies Department, explains that “the process of colonialism is complete when people accept the colonizer’s culture to be superior to their own.” While the past cannot be changed, embracing our ethnic identities and realizing value in our own culture allows us to dismantle white cultural standards. All ethnic and racial groups have values, histories and beliefs that are just as valid, and we must increase exposure to these diverse experiences.
 
Explore your own identity and don’t be afraid to maintain cultural values that conflict with dominant societal norms. It’s as easy as pronouncing your last name the correct way, practicing cultural traditions, speaking your mother tongue in public or celebrating cultural holidays. These changes may seem small, but by embracing our ethnic identities, we resist the erasure of our history and take back the power to write our own narratives.
 
We can ensure the process of colonialism remains incomplete by acknowledging and tolerating our cultural differences. Let’s bask in the beauty of our vibrant diverse communities because this is what constitutes the unique, authentic American narrative. After all, we are a nation of immigrants.
 
Mary Nguyễn was born and raised in San Jose and is a junior at UC Berkeley, studying economics and minoring in public policy. This article appeared on the Mercury News on December 28, 2018.
 
]]>
<![CDATA[Hong Kong: Luật cấm đeo mặt nạ biểu tình - Bạo lực tình dục trong nhà tù]]>Mon, 14 Oct 2019 02:44:25 GMThttp://baoviettide.com/doisong/hong-kong-luat-cam-deo-mat-na-bieu-tinh-bao-luc-tinh-duc-trong-nha-tu
NHÀ CẦM QUYỀN HONG KONG VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẠO LUẬT MẶT NẠ


Sau khi đạo luật cấm đeo mặt nạ khi tham gia đấu tranh biểu tình được thông qua bởi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam và Hội Đồng Cố Vấn hôm Chủ Nhật 06/10 vừa qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành ôn hòa thể hiện sự bất tuân đạo luật này.

Chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, buổi tuần hành đã ngập chìm trong bạo lực, và biến thành những cuộc đụng độ, xô xát mạnh mẽ giữa người biểu tình và lực lượng hành pháp Hong Kong, mà theo giới đấu tranh, lực lượng này đang chấp pháp theo lối chẳng khác gì những kẻ giết người, khi tuần vừa rồi theo Twitter của Đảng Demosisto, họ đã nổ hai phát súng, một vào ngực trái của một thiếu niên trẻ tuổi, vết đạn tưởng chừng đã găm thẳng vào tim của cậu, đã “may mắn” chệch qua phổi, nhưng hiện cũng chưa rõ tình hình mạng sống của cậu ra sao, phát đạn thứ hai thì găm thẳng vào đùi trái của một cậu bé 14 tuổi khác. Cả hai đều đã bị nhà cầm quyền Hong Kong cáo buộc hai tội trạng, bạo động và tấn công cảnh sát.

Luật cấm mặt nạ mở rộng quyền hạn hành pháp khi lãnh thổ bị cho là đối diện “mối nguy hiểm trầm trọng”, một kiểu làm luật từ thời còn thuộc địa Anh. Lần cuối kiểu làm luật này diễn ra là vào đợt biểu tình thân Cộng năm 1967 chống lại nhà nước thuộc địa Anh Quốc.
 
BẠO LỰC TÌNH DỤC CỦA CẢNH SÁT HONG KONG

Hôm Thứ Năm 10/10, một nữ nạn nhân của cảnh sát Hong Kong đã dũng cảm lên tiếng tố cáo lực lượng cảnh sát Hong Kong vì đã thực hiện bạo lực tình dục lên các tù nhân của nhà tù di động ở San Uk Ling, một khu vực gần biên giới với Trung Quốc.

Toàn văn bài phát biểu của cô (nạn nhận được báo giới giấu tên): “Cảnh sát đã yêu cầu chúng tôi phải đi đến bất cứ nơi nào họ muốn. Chẳng hạn như việc họ đã ra lệnh cho chúng tôi phải đi vào một căn phòng tăm tối, bắt chúng tôi phải cởi bỏ hết quần áo. Các bạn có biết rằng tôi có những người bạn cùng trường, đến bây giờ họ vẫn còn cần được hội chẩn điều trị vì đã bị bọn cảnh sát côn đồ hành hung một cách tàn bạo? Các bạn có biết rằng tất cả những căn phòng ở San Uk Ling đều vô cùng tối tăm? Các bạn có biết rằng tôi không phải là nạn nhân duy nhất của hoạt động bạo lực tình dục này? Các bạn có biết rằng những anh chị em tù nhân khác cũng bị đánh đập và tra tấn tình dục vô cùng dã man, họ không từ đó là nam hay nữ? Các bạn có biết rằng khi chúng tôi bị cảnh sát hành quyết, nhân viên đường sắt công cộng MTR đã ngó lơ và dửng dưng trước những gì đang diễn ra? Các bạn có biết rằng tất cả chúng tôi đã bị băm vằm trong suốt 48 giờ đồng hồ bị giam giữ không?”

Được biết, cô gái này từng là sinh viên của Đại Học Trung Hoa Hong Kong.

~ G.O. lược tin ~
]]>