<![CDATA[Việt Tide - A&E BLOG VĂN NGHỆ]]>Thu, 26 Dec 2024 00:34:20 -0800Weebly<![CDATA[Bạch Yến, 70 years in music]]>Mon, 11 Mar 2024 02:13:27 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/bach-yen-70-years-in-musicBorn Quách Thị Bạch Yến on June 9th, 1942, in the Mekong River Delta, South Vietnam, Bạch Yến entered the music industry at a young age, encouraged by her mother. She quickly became famous in Saigon for her uniquely deep voice, despite having a natural high mezzo-soprano vocal range. Bạch Yến has retained a particular position in music through Vietnamese songs such as “Đêm Đông” (Winter Night) and songs in French, English, Spanish, Italian, Japanese and Hebrew languages.


Bạch Yến first performed on stage at the age of 7 at the Norodom Theatre in Phnom Penh (1949). She won Gold Medal, the first prize in the Children's Singing Contest organized by Radio Diffusion France-Asie Saigon in 1953.

In 1954, Bạch Yến joined a circus troupe, performing with motorcycles; however, due to a serious accident while speeding on the “Wall of Death”, Bạch Yến was critically injured and ended her career with the circus. After recovering, she returned to music in 1956.

By 1957, Bạch Yến gained national fame in the South Vietnam with her signature song “Đêm Đông” (Winter Night). The song was composed in 1939 by Nguyễn Văn Thương, originally with a tango rhythmic pattern, but Bạch Yến performed with a slow rock rhythm, an initiative widely praised by the audience and the songwriter himself.

To pursue her passion for music, Bạch Yến left Vietnam in 1961 for Paris to obtain further education in performance at the Ladder Music School (L’Échelle de Jacob). In the City of Light, Bạch Yến was chosen by Polydor, the recording company, who invited her to record and perform in Belgium, Germany, and Austria. Polydor assigned her to sing several popular Twist numbers. Three single vinyl records and several Scopitones (early music video jukebox clips) under her names were released by Polydor in France and across Europe and in Francophone countries. In 1963, Top Réalitiés Jeunesse Magazine included Bạch Yến in the list of star singers of France, after Tino Rossi, Edith Piaf, Dalida, Sylvie Vartan, etc.

In 1965, Ed Sullivan, a renowned figure on American television often referred to as the "Godfather" of top stars such as Elvis Presley and The Beatles, invited Bạch Yến to the United States to participate in his The Ed Sullivan Show, one of the most popular television programs in the United States. By CBS estimates, there were around 30 million Americans watching The Ed Sullivan Show every week. Bạch Yến performed her signature Vietnamese-language song “Đêm Đông” (Winter Night).

Bạch Yến’s initial two-week contract was extended to 12 years touring across the United States, performing alongside with many great Hollywood stars such as Jimmy Durante, Bob Hope, Liberace, Bing Crosby. She appeared with Joey Bishop, Mike Douglas, Pat Boone, Frankie Avalon and many others. Bạch Yến had toured 46 states in the U.S. and Canada. Some of the most remarkable performances was with Liberace in 1967 in Las Vegas, the Hollywood Bowl, Place des Arts in Montreal (Canada), O'Keefe Center in Toronto (Canada).

Outside of North America, Bạch Yến has toured in Mexico, Venezuela, Colombia, and Panama, alongside the esteemed Carlos Amarán (Panama), who composed "Historia de Un Amor", which was once widely popular worldwide under the French title "Histoire d'un Amour."

In 1968, John Wayne invited Bạch Yến to sing in French and English the classic song "La Seine" in the Hollywood movie "The Green Berets."

In 1977, Bạch Yến returned to Paris, marking a major transition in her life and career. She met Dr. Trần Quang Hải, a musician and ethnomusicologist. They were married in 1978. Dr. Trần Quang Hải suggested Bạch Yến return to her roots, singing folk and traditional music of Vietnam. Together, the couple toured around the world, promoting music education with nearly 3,000 performances.

Dr. Trần Quang Hải and Bạch Yến recorded eight albums and 33 singles (LP 33 rpm), one of which received the Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros award in 1983.

Bạch Yến and Dr. Trần Quang Hải were invited to perform at The Theatre of Bologna, Italy (1979); Opera House in Toulon, France; Opera House in Marseille, France (1980); the Sejong Centre for Performing Arts, Seoul, South Korea (1983); the Academy of Music, Tokyo, Japan (1983); the Conservatory of Sarajevo, Yugoslavia (1992); Central Music School at Moscow State University (1994), among many other concert halls across continents.

During this time, Bạch Yến occasionally sang and recorded contemporary music upon requests of her fans and music productions. An album entitled “Souvenir,” a compilation of her fans’ favorite songs, was produced and released by William Arthur in Hollywood in 1994.

As a versatile singer, Bạch Yến has made significant contributions to the introduction, popularization, and development of Vietnamese music abroad.

In 2013, Bạch Yến performed in Sydney, Melbourne, Australia; San Jose, California; Genoa, Italy; Vienna, Austria; and Geneva, Switzerland. In 2014, Bạch Yến participated in two performances on Vietnam's VTV9 television channel and released a new album entitled “Bạch Yến Hát Tình Ca Lam Phương” (Bạch Yến Sings Lam Phương's Love Songs). This marked the first time Bạch Yến showcased her enchanting voice exclusively for the love songs of composer Lam Phương. In 2015, she released another album “Tình Bỏ Quên” (The Forgotten Love) featuring timeless love songs.

Bạch Yến has begun celebrating her career of 70 years in music in Toronto, Canada, late 2023. The award-winning singer’s next stop is Little Saigon, California, on May 19, 2024.

]]>
<![CDATA[Nhà thơ Cung Trầm Tưởng phổ biến qua Internet gia tài thi phẩm đồ sộ 70 năm sáng tác]]>Tue, 07 Jun 2022 03:28:30 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/nha-tho-cung-tram-tuong-pho-bien-qua-internet-gia-tai-thi-pham-do-so-70-nam-sang-tacEAGAN, Minnesota - Ngày 1 tháng 6 năm 2022, nhà thơ Cung Trầm Tưởng, một tên tuổi lớn trên văn đàn thi ca Việt Nam, đã cho phép phổ biến toàn bộ các sáng tác trong suốt 7 thập niên của ông trên liên mạng điện toán cho độc giả khắp thế giới dễ dàng thưởng thức. Nhà thơ Cung Trầm Tưởng viết giấy ủy thác công việc này cho cô Ông Thụy Như Ngọc, và diễn đàn đầu tiên đưa toàn bộ thi phẩm của ông lên Internet là trang Tủ Sách Việt Tide.
Picture
Giấy Ủy Thác ghi: "Tôi, Cung Trầm Tưởng, tác giả tập Một Hành Trình 70 Năm Thơ Cung Trầm Tưởng (1948-2018) / Nay cho phép cô Ông Thụy Như Ngọc phổ biến rộng rãi tập thơ trên đến độc giả toàn thế giới và để lưu truyền cho hậu thế / Phương tiện sử dụng là liên mạng Internet và dưới hình thức ấn bản sẽ được thực hiện trong tương lai / Làm tại Minnesota ngày 1 tháng 6 năm 2022" - Ký tên: Cung Trầm Tưởng
Picture
Ảnh chụp nhà thơ Cung Trầm Tưởng ở Luxembourg thời "mùa thu Paris / trời buốt ra đi / hẹn em quán nhỏ / rưng rưng rượu đỏ tràn ly... mùa thu âm thầm / bên vườn Lục Xâm / ngồi quen ghế đá / không em buốt giá từ tâm" (Mùa Thu Paris, 1954, Phạm Duy phổ nhạc). Còn 4 câu thơ trên hình trích bài "Đêm Niệm" do ông sáng tác trong tù ở miền Bắc năm 1980: "Chuyện đời một pho sách / Màu mực mãi còn tươi / Phải trăm thương nghìn khó / Mới nên một nụ cười"

Tác giả Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932, nguyên quán ở Làng Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Đông. Ông từng du học tại Pháp và Hoa Kỳ, tốt nghiệp kỹ sư trường Võ Bị Không Quân Pháp, cao học ngành Khí Tượng tại St Louis University, Hoa Kỳ, và Quản Trị An Ninh Quốc Gia & Tài Nguyên Quốc Phòng Hoa Kỳ (hậu đại học). Trước 1975, ông phục vụ trong Quân Chủng Không Quân VNCH với cấp bậc sau cùng là Trung Tá. Đi tù cộng sản 10 năm (1975-1985), bị quản chế 3 năm (1985-1988), ông định cư tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, cùng gia đình kể từ năm 1993 và sinh hoạt không ngừng nghỉ trên các diễn đàn văn hóa, thi ca, các làn sóng phát thanh tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Năm nay đã qua tuổi 90, nhà thơ Cung Trầm Tưởng chưa một lần trở lại Việt Nam từ ngày đi tị nạn.

Tủ Sách Việt Tide xin hân hạnh chuyển đến quý độc giả yêu thi văn tặng phẩm dầy hơn 670 trang của nhà thơ Cung Trầm Tưởng, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành năm 2019.

Đồng thời, kính mời quý vị đọc thêm một số bài viết Cung Trầm Tưởng đã đăng trên Việt Tide:

- Ta về không tắm ao ta, câu chuyện ngôn ngữ học, và nhu cầu giải Hán hóa
- Lửa ấm của một tình bạn mận đào giữa một mùa đông băng giá
-
Quyền lực và nhan sắc
]]>
<![CDATA[Đại Hội Điện Ảnh 2021 lần đầu tiên chiếu phim Việt trên mạng điện toán]]>Tue, 12 Oct 2021 02:30:47 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/dai-hoi-dien-anh-2021-lan-dau-tien-chieu-phim-viet-tren-mang-dien-toanViet Film Fest 2021, do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, vừa công bố toàn bộ chương trình cho kỳ thứ 12 của Đại Hội trên trang nhà www.vietfilmfest.com. Bắt đầu từ ngày 15 đến 30 tháng 10, lần đầu tiên với phần chiếu trực tuyến (online), Viet Film Fest sẽ tiếp cận với khán giả trên toàn quốc tại Hoa Kỳ và quốc tế. Viet Film Fest 2021 sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà làm phim đưa những tác phẩm của mình đến với khán giả và tiếp cận với khán giả qua các buổi “Hỏi & Đáp” trực tuyến. Với những suất chiếu trực tuyến khán giả có thể thoải mái xem phim ở nhà. Ngoài ra, Viet Film Fest sẽ có hai buổi chiếu drive-in và hai buổi chiếu tại rạp với sự tuân theo các nguyên tắc về an toàn và sức khỏe cộng đồng.
“Đại dịch COVID-19 bắt buộc Viet Film Fest tổ chức lại cách thức chiếu phim. Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi đã tìm ra cách để khán giả có thể xem phim một cách thoải mái,” Tony Nguyễn, Giám đốc kỹ thuật của Viet Film Fest 2021, cho biết. “Là Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam quốc tế lớn nhất ngoài Việt Nam, những suất chiếu trực tuyến năm nay sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục gửi đến khán giả những câu chuyện, tiếng nói của người Việt trên toàn thế giới. ”
 
Trong số các phim được gửi, tổng cộng 17 phim dài và 38 phim ngắn đã được tuyển chọn vào danh sách chính thức của Đại Hội Điện Ảnh năm nay. Trong số các phim truyện được chiếu trong liên hoan phim năm nay, có 6 phim chiếu lần đầu ở vùng Bắc Mỹ. Phim được gửi đến từ các quốc gia bao gồm Canada, Pháp, Đức, Việt Nam, Úc và Hoa Kỳ. Phim không nói tiếng Anh sẽ có phụ đề tiếng Anh.
 
“Đối với tất cả chúng tôi trong ban điều hành của Viet Film Fest 2021, việc đưa được Đại Hội Điện Ảnh trở lại với khán giả sau một năm gián đoạn là một điều rất vui mừng. Trong thời điểm mà ai trong chúng ta cũng đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, những cuốn phim chiếu tại đại hội năm nay hy vọng sẽ giúp khán giả giải trí, nâng cao tinh thần và tạo niềm tin. Nhiều cuốn phim nói lên sự mất mát, nhưng trong sự mất mát, chúng ta vẫn cảm nhận được đầy đủ tính nhân văn tạo nên lòng trắc ẩn sâu sắc hơn dành cho chính bản thân chúng ta và cho tất cả mọi người,” Eric Nông, Giám đốc nghệ thuật của Viet Film Fest 2021 cho biết.

Đại Hội Điện Ảnh sẽ mở màn với buổi công chiếu bộ phim tình cảm Thưa Mẹ Con Đi (Goodbye Mother) trên online. Thưa Mẹ Con Đi, tác phẩm đầu tay của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, là một câu chuyện táo bạo và hấp dẫn, khám phá vấn đề tình dục và gia đình ở xã hội Việt Nam đương đại. Văn (Lãnh Thanh), cháu đích tôn của một gia đình, từ Mỹ về nước lần đầu tiên sau 9 năm để lo việc của gia đình. Cả gia đình bất ngờ khi phát hiện anh đi cùng một thanh niên người Mỹ gốc Việt tên Ian (Võ Điền Gia Huy). Không ai biết Ian là bạn trai của Văn và họ định đến ra mắt bà Hạnh (Hồng Đào), mẹ của Văn. Gia đình mong Văn lấy vợ, sinh con để làm tròn bổn phận của người cháu đích tôn. Văn sẽ phải giải quyết giữa tình và bổn phận với gia đình.
 
Viet Film Fest 2021 tiếp tục tổ chức một số buổi chiếu miễn phí cho khán giả. Suất chiếu phim miễn phí dành cho học sinh trung học, Out of the Dark, bao gồm năm phim ngắn nói lên những cảm xúc và suy nghĩ bị đè nén, dù cố ý hay không. Một cảm giác mất mát có thể được diễn tả qua thức ăn (Savory), cảm xúc đơn phương trong Blue Suit, hoặc cuộc tranh đấu đầy cảm xúc của một gia đình gốc Việt (Fighting for Family). Suất chiếu phim Into the Light là suất chiếu miễn phí dành cho quý vị cao niên trên 60 tuổi. Suất chiếu gồm có năm phim ngắn mang những bài học về sự đồng cảm ở mọi lứa tuổi. Phim ngắn Mùa Hình (Trading Card Season) của Huỳnh Anh Duy trở về với tuổi thơ và những bài học nhớ suốt đời, trong khi Quận 13 của Hiếu Gray khám phá những nét đẹp ẩm thực của Paris, nơi quy tụ một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.
 
Sài Gòn Trong Cơn Mưa (Saigon in the Rain) của Lê Minh Hoàng sẽ được chiếu tại rạp Frida ở thành phố Santa Ana vào lúc 3 giờ chiều ngày 16 tháng 10 năm 2021. Bộ phim tình cảm lãng mạn kể về câu chuyện của một nhạc sĩ tài năng (Avin Lu), gặp mối tình đầu của mình (Hồ Thu Anh), một người phụ nữ đầy sức sống và bí ẩn, trong một đêm mưa ở Sài Gòn. Lợi nhuận thu được từ buổi chiếu phim này sẽ được tặng cho Hội Social Assistance Program for Viet Nam (SAP-VN), giúp những dự án cho công cuộc cứu trợ nạn nhân COVID-19 tại Việt Nam. Với các trường hợp biến thể Delta gia tăng, tỉ số nhiễm trùng và tử vong tăng cao, Sài Gòn tiếp tục đối mặt với tình trạng quá tải bệnh viện, thiếu thực phẩm và cấm túc hoàn toàn. Viet Film Fest 2021 mong mỏi có thể hỗ trợ phần nào thông qua nghệ thuật điện ảnh.
 
Phim tài liệu tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong Viet Film Fest năm nay. Be Water do Bảo Nguyễn đạo diễn, tìm về di sản của Lý Tiểu Long. Qua những thước phim tài liệu hiếm có, và từ các cuộc phỏng vấn với những người hiểu Lý Tiểu Long nhất, cuốn phim miêu tả chân thực cuộc đời của Lý Tiểu Long qua cái nhìn sâu sắc về cuộc đấu tranh của riêng cá nhân ông để được công nhận như một diễn viên người Mỹ gốc Á ở Hollywood. Các phim tài liệu khác bao gồm Đoạn Trường Vinh Hoa (The Glorious Pain) của Lê Mỹ Cường, kể về một đoàn tuồng cổ Việt Nam đang tìm cách để tồn tại, và chân dung một gia đình cùng những sự phức tạp về cảm xúc được Carol Nguyễn trình bày trong No Crying at the Dinner Table.
 
Viet Film Fest 2021 sẽ chiếu cuốn phim ăn khách Bố Già (Dad, I'm Sorry) của Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng tại rạp Frida vào lúc 6 giờ tối ngày 16 tháng 10. Phim Bố Già đã đứng đầu phòng vé của Hoa Kỳ hồi đầu năm và trở thành phim do Việt Nam sản xuất đầu tiên vượt mốc 1 triệu USD. Bộ phim hài hành động và kung fu được giới phê bình đánh giá cao của Bảo Trần: The Paper Tigers sẽ được chiếu drive-in vào lúc 7 giờ tối ngày 23 tháng 10 tại Westminster Mall và chiếu trực tuyến và chiếu trong suốt nửa sau của đại hội vào cuối tháng 10. Kết thúc Viet Film Fest sẽ là buổi chiếu drive-in miễn phí phim Raya and the Last Dragon của Walt Disney Animation Studios vào lúc 7 giờ tối ngày 30 tháng 10 tại Westminster Mall. Raya, một nữ chiến binh đơn độc (do Kelly Marie Tran lồng tiếng), phải truy tìm con rồng huyền thoại cuối cùng nhằm ngăn chặn một thế lực xấu xa trở lại sau 500 năm để đe dọa Kumandra, quê hương của cô. Với Quí Nguyễn đồng biên kịch và giọng của Kelly Marie Trần vào vai Raya, Viet Film Fest chào mừng sự góp mặt của các nghệ sĩ gốc Việt nói riêng và Đông Nam Á nói chung, trên các phương tiện truyền thông và điện ảnh Hoa Kỳ.
 
Khán giả ở ngoài Hoa Kỳ có thể không xem được một số phim do phim đang được phát hành tại nước sở tại. Vé đã bắt đầu được bán trên mạng. Xin vào thăm trang nhà www.vietfilmfest.com để biết thêm chi tiết về vé, lịch chiếu và danh sách phim của Đại Hội Điện Ảnh năm nay.

]]>
<![CDATA[Beyond Van Gogh: The Immersive Experience khai mạc cuộc dạo chơi trong tranh tại Anaheim]]>Mon, 19 Jul 2021 00:41:33 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/beyond-van-gogh-the-immersive-experience-khai-mac-cuoc-dao-choi-trong-tranh-tai-anaheimCạnh bên "vương quốc thần kỳ" Disneyland sẽ có một không gian xóa nhòa biên giới giữa khu vườn màu sắc mộng ảo của danh họa Vincent Van Gogh và người thưởng ngoạn, trong khuôn viên trung tâm hội nghị Anaheim Convention Center kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2021. Thay vì ngắm nhìn bức họa trên tường như khi vào viện bảo tàng, người tham dự sẽ bước vào hơn 300 họa phẩm, qua lăng kính ba chiều để hòa mình vào thế giới màu sắc diễm tuyệt của thiên tài Van Gogh. Beyond Van Gogh đã qua nhiều nơi trên thế giới, với giám đốc nghệ thuật Mathieu St-Arnaud người Canada gốc Pháp và nhóm thực hiện Normal Studio.
Vé từ $34.99 cho người lớn và $24.99 cho trẻ em, có bán tại www.beyondvangoghoc.com.

Sau một năm người ta tự cô lập vì đại dịch Covid-19, loại hình nghệ thuật hòa nhập như Beyond Van Gogh trở thành một hiện tượng được quảng bá rất nhiều trên mạng xã hội, nhiều nơi bán sạch vé ngay cả trước khi khai mạc. Có nhiều công ty nghệ thuật thử sức cạnh tranh với thể thức này, và Beyond Van Gogh là một trong những nhóm như thế. Khách thưởng ngoạn được hứa hẹn sẽ nghe, nhìn, và hòa mình vào những ước vọng, những dòng suy tưởng của chính họa sĩ Van Gogh.

Khó có thể coi đây là một cuộc triển lãm tác phẩm hội họa Van Gogh thuần túy, nhưng rõ ràng Van Gogh đã được đại chúng hóa bằng kỹ thuật tân thời để mỗi gia đình đều có thể cảm nhận một phần nào đó vẻ đẹp tranh của ông, dù rằng qua sự diễn giải của nhà đạo diễn.

]]>
<![CDATA[Ca nhạc sĩ Christophe từ trần vì COVID-19, hưởng thọ 74 tuổi]]>Thu, 16 Apr 2020 23:19:47 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/ca-nhac-si-christophe-tu-tran-vi-covid-19-huong-tho-74-tuoi
LTS: Kể từ ngày 26 tháng 3, nam danh ca Christophe đã phải được điều trị tại Pháp vì nhiễm vi khuẩn corona, đến đêm 16 tháng 4 đã lìa trần sau nhiều ngày hôn mê trong một bệnh viện ở Brest, hưởng thọ 74 tuổi. Tin này do bạn thân của ông là Pierre Lescure loan báo trên Twitter. Christophe nổi danh từ giữa thập niên 1960 với bài "Aline", đã trình diễn khắp thế giới, và đặc biệt chiếm một chỗ đứng trong lòng người Việt Nam yêu nhạc Pháp.

Christophe là nghệ danh của Daniel Bevilacqua, sinh ngày 13 tháng 10 năm 1945 tại Paris, cha người Ý. Năm 1971 ông lập gia đình và có một con gái.


Sau đây là một bài viết của Chu Văn Lễ đã in trong báo giấy năm 2016, nay đăng lại để tưởng nhớ nam danh ca vừa ra đi.
Christophe và vụ kiện bản quyền nhạc phẩm “Aline”
 
~ CHU VĂN LỄ ~
 
Aline là ca khúc hết sức quen thuộc với người Việt yêu nhạc. Nó đã được nhạc sĩ Phạm Duy Việt hóa thành “Gọi Tên Người Yêu” và được nhiều ca sĩ tên tuổi trình bày. “Aline” cũng đã góp mặt trong các sinh hoạt xã hội của người Việt, từ phòng trà đến sân khấu đại nhạc hội; từ những buổi họp mặt gia đình đến những kỳ lửa trại. Ca khúc này gắn liền với tác giả của nó: danh ca Christophe của Pháp quốc. Ít ai biết được rằng Christophe cũng đã phải trải qua nhiều năm tháng vất vả để giành công lý cho ca khúc Aline của mình.
 
Aline ra đời vào năm 1965. Bài hát nhanh chóng làm giới trẻ yêu nhạc Châu Âu điên cuồng vì yêu thích và có số bán vượt một triệu copies. Cứ thế, “Aline” tiếp tục xâm chiếm vào thị trường của những người yêu nhạc tại các lục địa khác. Bất chợt, Christophe nhận được thông báo của tòa án về vụ kiện có liên quan đến ca khúc Aline. Có người làm đơn khiếu nại trước tòa rằng Aline đã được sáng tác dựa vào một ca khúc khác ra đời năm 1963 mang tên “La Romance”. Người đứng đơn kiện là ca nhạc sĩ kiêm tài tử điện ảnh Pháp Jacky Mouliere. Ông cũng chính là tác giả của ca khúc “La Romance” - ca khúc được coi là bản mẫu của “Aline”.
 
Công chúng nghe ngóng và tò mò về phán quyết của tòa. Không ít người đã tìm mua dĩa nhạc có bài La Romance về nghe để so sánh. Đại diện của Jacky Mouliere cũng làm những buổi họp báo lớn để tuyên bố về tính cánh “sao chép” của ca khúc “Aline” từ ca khúc “La Romance”. Người ta thảo luận, bàn tán rồi tự làm quyết định cho riêng mình về vụ kiện. Cuối cùng Tòa cũng có quyết định. Tòa công nhận có sự giống nhau giữa hai ca khúc La Romance ra đời năm 1963 và Aline, ra đời năm 1965. Phán quyết của tòa về vụ kiện này là “Aline” đã copy từ “La Romance”. Với tư cách của bên thắng kiện, Jacky Mouliere đã chủ động tìm một phương án giải quyết với Christophe. Nhưng Christophe không bỏ cuộc. Ông kháng cáo lên tòa tối cao và đạt được kết quả mong muốn vào năm 1970, khi Tòa Tối Cao ra phán quyết mới, công nhận tư cách bản quyền của Christophe đối với ca khúc Aline. “La Romance” và “Aline” tuy có giống nhau nhưng không đủ để đi đến kết luận là copy của nhau. Chritsophe với con đường thẳng tiến trong sự nghiệp ca hát của mình và thập niên 70 là thời kỳ vàng son của ông với nhiều ca khúc nằm trong bản top như Main Dans La Main, Mal, La Vie C’est Histoire D’amour, Mere, Tu es La Seul… Năm 1980, “Aline” được tái bản và lại nhanh chóng có số bán kỷ lục trên 3 triệu copies.

Jacky Mouliere cùng thế hệ với Christophe . Ông đã bắt đầu xuất hiện trên phim ảnh Pháp từ thập niên 50. Bước qua thập niên 60, ông đi vào lãnh vực ca nhạc với một số sáng tác của mình cũng như viết lời Pháp cho nhiều ca khúc nổi tiếng của Anh-Mỹ. Sở trường của ông là Rock’n’ Roll-Nhạc Kích Động và cũng đạt được chút ít tên tuổi với 17 dĩa đơn và một dĩa 33 vòng. Có thế coi sự nghiệp ca nhạc của ông nằm gọn trong thập niên 60. Sau đó, ông định cư ở Canada và không còn làm công việc có liên quan đến nghệ thuật nữa. “La Romance” nằm trong một dĩa 45 vòng gồm 4 ca khúc ra đời năm 1963. Không có ca khúc nào trong dĩa này gây chú ý trong giới yêu nhạc Yeye-Rock’n’ Roll thời bấy giờ. Tuy nhiên nó cũng giúp để Jacky Mouliere tiếp tục trình làng nhiều dĩa đơn kế tiếp. Suốt thời gian xảy ra vụ kiện vói Christophe về “Aline” và sau đó, “La Romance” vẫn dường như không có thêm fan hâm mộ mới.
 
Cho đến ngày nay, việc tranh cãi “ai đúng, ai sai” vẫn còn diễn ra giữa fan hâm mộ của hai ca khúc “La Romance” và “Aline”. Jacky Mouliere đã thôi không còn ca hát nữa. Aline đã được tái bản nhiều lần và còn được ghi âm với phần phối khác nhau, khi thì Acoustic, lúc lại Electronic-điện tử. Bản ghi âm nào cũng được công chúng yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. “Aline” của Christophe còn được vinh dự chọn trong danh sách 100 ca khúc tiêu biểu của nền ca nhạc Pháp. Đôi với người yêu nhạc Việt Nam, “Aline” mãi mãi là ca khúc thuộc về danh ca Christophe.
 
Vancouver ngày 25 tháng 3 năm 2016



]]>
<![CDATA[Thái Đắc Nhã chu du trong thiên nhiên để tìm cái đẹp]]>Tue, 12 Nov 2019 01:16:03 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/thai-dac-nha-chu-du-trong-thien-nhien-de-tim-cai-depPicture
~ VĂN DIỆP ~
 
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã (sinh nhật 11/11) là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Sự nghiệp hơn năm thập niên sáng tác của ông dàn trải từ thời niên thiếu bên Việt Nam, qua khói lửa binh nghiệp, rồi vượt biên sang Hoa Kỳ định cư và lập nghiệp.

Ông kể, hồi nhỏ ở dưới quê Trà Vinh, cha ông có cái máy ảnh do người anh biếu nhưng không dùng, nên ông lấy ra, say mê thử nghiệm. Những người lớn xung quanh thấy ông ham thích chụp ảnh, nên đưa phim cho ông chụp. Nhờ vậy, ông có dịp tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này mà không tốn tiền. Năm 16 tuổi, ông lên Sài Gòn và theo học lớp nhiếp ảnh ở Hội Việt Mỹ. Thầy của ông có nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi (chủ tịch Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam), Nguyễn Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Thông, và Bùi Quý Lân. Cùng năm đó, trong một cuộc thi do Hội Việt Mỹ tổ chức, ông đoạt một huy chương cho tấm ảnh đen trắng chụp một người ăn xin với cây cầu xi-măng làm hậu cảnh, tạo nên một bố cục đẹp. Đây là thành công đầu tiên của ông ở tuổi còn rất trẻ.

Đến năm 19 tuổi, ông gia nhập bộ binh Việt Nam Cộng Hoà. Ông vượt biên đến Hoa Kỳ năm 1977, đi làm nghề khuân vác một thời gian trước khi một người bạn giới thiệu cho công việc rửa hình trong phòng lab chuyên nghiệp ở Irvine. Trong suốt thời gian đầu định cư tại Nam California, những người bạn đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh đã tìm gặp lại ông cũng như ông đã tìm đến họ để thành nhóm và tổ chức những cuộc triển lãm và các lớp giảng dạy về nhiếp ảnh đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ông kể lại, lúc đó nhu cầu cuộc sống không có nhiều; bao nhiều tiền kiếm được, ông dành hết cho thú chơi ảnh.
 
Người mẫu Thanh Hằng, phu nhân của ông, là một trong những học viên đầu tiên của lớp nhiếp ảnh. Vì nhân dáng đẹp, gương mặt ăn ảnh, cô thường được mời làm người mẫu để chụp ảnh. Từ đó, cô cũng học thêm nghề trang điểm để làm đẹp cho chính mình và những người xung quanh.
 
Năm 1985, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã thành lập phòng chụp hình riêng, lấy tên là Reflection Studio tại khu vực Little Saigon. Khi đó ông còn làm việc tại phòng lab rửa hình, nên chỉ điều hành studio sau giờ làm việc. Dần dần, khi có khách đến nhiều hơn, ông nghỉ hẳn công việc để chụp hình toàn thời gian trong studio của mình. Sau khi Thanh Hằng và Thái Đắc Nhã kết hôn, hai người tiếp tục xây dựng Reflection Studio thành một cơ sở đầy đủ tiện nghi vật chất cho nghệ thuật nhiếp ảnh, từ phòng lab tối tân nhất đến studio trang trí sang trọng cho các người mẫu, ca sĩ, diễn viên, cô dâu chú rể chụp hình.
 
Năm 1990, Thái Đắc Nhã là nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ đầu tư cho một cơ sở tráng rửa phim màu và đen trắng có khả năng rọi phim từ loại 35mm thông thường đến loại 8x10 khổ lớn, đúng tiêu chuẩn một phòng lab chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu nhiếp ảnh thương mại. Đến khi phương tiện nhiếp ảnh chuyển sang kỹ thuật số (digital), ông tiếp tục trang bị máy móc tối tân có thể rửa ảnh bề ngang to đến 50 inch (1m27) và chiều dài... bất tận. Ông thuê một chuyên viên về kỹ thuật rửa ảnh để làm việc trong phòng lab. Ngoài việc phục vụ cho khách hàng người Việt, phòng lab của ông đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh thương mại cho những công ty lớn, những trường đại học cần những tấm ảnh to, đạt tiêu chuẩn để làm poster quảng cáo hay trưng bày. 
 
Trong những năm làm việc trong cộng đồng, hai vợ chồng Thái Đắc Nhã – Thanh Hằng đã giúp cho nhiều hội đoàn, đoàn thể từ những bảo trợ tài chánh âm thầm, ẩn danh, đến việc tặng các tác phẩm nghệ thuật để bán đấu giá gây quỹ.  
Picture
Suối tóc (Photo: Thái Đắc Nhã)
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã ít khi chịu nói về mình. Hỏi gì, ông chỉ cười cười và cho xem những bức ảnh mới chụp. Ông cho thấy thành quả không phải bằng lời nói mà qua hành động cụ thể. Phải gạn hỏi lắm, ông mới chia sẻ những kinh nghiệm chụp ảnh và cảm quan mỹ thuật của ông.
 
Đối với nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, khi đã cầm máy ảnh là đã có sẵn những ý tưởng trong đầu, nên ông không bao giờ thấy bối rối. Nhưng nhiếp ảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn vì rất nhiều lúc phải chờ đợi thật lâu mới có được tấm ảnh ưng ý. Một áng mây che đúng lúc để ánh sáng chiếu vừa đủ để tạo nên một bức ảnh về cảnh trí thiên nhiên như ý muốn đôi khi phải mất vài giờ. Một nét mặt mà mình muốn bắt được nơi chủ đề con người mình muốn chụp cũng phải chờ đợi cảm xúc chín muồi. Cho nên, cảm giác sung sướng nhất của ông là “chụp được cái hình mình bấm đúng lúc được”, nghĩa là chụp cảnh thì chờ được đến lúc ánh sáng không gian đã hoàn hảo, chụp người thì bắt được cảm xúc trên nét mặt mà mình muốn. Ông mô tả cảm giác khi đó: “Mình rất mừng. Mình không cần xem ảnh ra sao hết vì khi bấm được là mình hiểu hết rồi, là hạnh phúc của mình đã tràn trề rồi”. Đó là lúc người chụp ảnh tiếp cận được với cảm xúc, với vẻ đẹp qua cái bấm máy, tự nhiên, không có gì đợi chờ, không còn gì ngăn cách. Chứ không phải chờ đến lúc rửa ảnh ra rồi mới biết là mình đã chụp được tấm ảnh vừa ý hay không.
 
Ông tâm sự, có những chủ đề, như một cành hoa lan, chẳng hạn, ông chụp đi chụp lại nhiều lần nhưng vẫn không ưng ý vì chưa thấy ra được vẻ đẹp của nó. Đến một lúc, ông chụp lại cũng nhánh lan đó nhưng bỗng dưng bắt được một khía cạnh đẹp của nó, làm cho ông cảm thấy như vừa chụp một cành lan rất mới, chưa từng gặp bao giờ.
 
Chúng tôi hỏi ông thích chụp đối tượng nào nhất; ông cho biết: “Đối tượng của tôi là vẻ đẹp. Cái gì có vẻ đẹp là đối tượng của tôi. Bất cứ đó là bông hoa, cây cối, phong cảnh, hay con người. Con người thật ra cũng “cũ” lắm, nhưng mình nhìn hoài thì vẻ đẹp vẫn ra hoài. Mình ráng tìm hiểu thì sẽ lòi ra vẻ đẹp. Mình nhìn riết thế nào cũng ra vẻ đẹp... Những thế hệ sau này và mãi mãi, lúc nào cũng có những vẻ đẹp mới, nhưng cũng cùng là con người. Tôi ở giai đoạn này thì tôi nhìn con người có vẻ đẹp như thế này; sau này, cũng là những con người có tay chân mắt mũi, nhưng người khác sẽ nhìn ra được vẻ đẹp, nét lạ khác...”.
 
Nhưng thế nào là đẹp và để những người khác cũng phải công nhận là đẹp? Ông cho biết: “Người ta thích những gì mới, lạ, đẹp. Điều này rất khó tìm được. Nhưng nếu mình tìm ra được một nét mà mình cho là mới, lạ, thì có thể người khác cũng nghĩ vậy và cho là đẹp. Còn những gì người ta đã nhìn nhàm chán rồi thì người ta sẽ không thích nữa. Thành ra người nghệ sĩ phải ráng đi tìm hoài, tìm mãi mãi, không lúc nào ngừng được”.
 
Có lẽ bức ảnh “Suối Tóc #1” được huy chương vàng quốc tế năm 2007 là một thí dụ điển hình của những mối trăn trở của Thái Đắc Nhã về cái đẹp. Ông kể, từ hồi nhỏ, đã đi theo nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi, người chuyên chụp hình những suối tóc, mà theo ông là đẹp nhất Việt Nam. Qua đến Hoa Kỳ, ông cũng muốn tìm được một mái tóc dài và sáng tác được trên chủ đề đó. Ông đã thử nhiều lần, nhưng không tạo ra được sáng tác nào vừa ý và gây ấn tượng được cho người xem, mặc dù ông đã dùng những thiết bị nhiếp ảnh tối tân nhất, rõ nét nhất, và giấy ảnh tốt nhất để rửa ảnh. Ông nhận ra rằng những phương tiện tối hảo đó không giúp gì được cho bức ảnh nếu chủ đề không có gì mới lạ để thu hút người xem hoặc nếu bức ảnh không có gì đẹp để người xem phải lưu luyến. Còn trong lần này, do cơ duyên mà ông gặp được một thiếu nữ với mái tóc dài chấm gót hiếm có ở Hoa Kỳ, nên ông nảy ra ý định sáng tác một bức thiếu nữ khoả thân và mái tóc dài. Đó vẫn là một chủ đề cũ nhưng với sự sắp xếp đầy sáng tạo của ông, người xem bỗng thích thú.      
 
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã chủ trương hoà hợp với thiên nhiên, đi vào thiên nhiên để tìm ra những bố cục đã có sẵn trong thiên nhiên. Từ con người, cây cỏ, hoa lá đã có sẵn vẻ đẹp vô cùng vô tận, nhưng đời sống sáng tác của người nghệ sĩ thì có giới hạn. Mỗi người đều có năng khiếu nhìn khác nhau, cách nhìn mỗi loài khác nhau, tùy theo tánh ý của mỗi người, nên sẽ không bao giờ hết những sáng tác.
 
Ông quan sát rằng con người thích được người ta nhìn thấy mình đẹp, hơn là bị chê là xấu. Tuổi đời đã hơn lục tuần, ông chỉ muốn đưa ra những cái đẹp của mọi người mọi vật xung quanh, chứ không còn như hồi còn trẻ đi vào những đề tài xã hội (như bức ảnh người ăn xin bên cây cầu đã cho ông giải thưởng nhiếp ảnh đầu tiên). Ông không còn muốn đưa ra những điều đau khổ trong cuộc sống mà muốn ghi lại để đóng góp cho người xem những bức ảnh đẹp, vì ông quan niệm rằng những điều gì đau khổ, xấu xa nếu không ghi lại bằng hình ảnh thì nó cũng tồn tại mãi mãi trong cuộc sống. Nên ông chỉ muốn chọn những điều tốt, những nét đẹp để đưa ra cho “vui mình, vui đời”, vì đem đến niềm vui dù chỉ cho một người cũng là việc tốt rồi.
 
Trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh hơn 50 năm, có lẽ không có ngày nào là nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã không sáng tác, dù cầm máy ảnh trên tay hay qua trí tưởng tượng. Bây giờ, ông vẫn tiếp tục là người chụp ảnh với phong cách thư thái như dạo chơi trong thiên nhiên. Và sáng tác nào cũng phải... đẹp.   
]]>
<![CDATA[Andrea Bocelli lần đầu tiên trả lời phỏng vấn truyền thông Việt ngữ, nói về âm nhạc, bạn diễn, sở thích, tôn giáo...]]>Thu, 07 Nov 2019 16:11:47 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/andrea-bocelli-lan-dau-tien-tra-loi-phong-van-truyen-thong-viet-ngu-noi-ve-am-nhac-ban-dien-so-thich-ton-giaoPictureAndrea Bocelli (Photo: Giovanni De Sandre)
BÁCH LAM thực hiện
 
Andrea Bocelli, một trong những giọng tenor được yêu thích trên thế giới với số dĩa bán ra vượt 90 triệu bản, đã dành cho Việt Tide cuộc phỏng vấn độc quyền trong lần đầu tiên anh đến với truyền thông Việt ngữ.

Nam danh ca gốc Ý sinh ngày 22 tháng 9 năm 1958, sau một tai nạn, Bocelli bị mù từ năm 12 tuổi. Anh đi hát từ năm 1982, đã được vinh danh ở nhiều nơi trên thế giới và có một ngôi sao trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood. Tính đến nay, Bocelli đã phát hành 15 dĩa nhạc pop và cổ điển cùng với 9 dĩa opera trọn vở. Cuốn album mới nhất “Sì Forever: The Diamond Edition” của Bocelli sẽ ra mắt ngày mai 8/11.
 
Lịch trình diễn của Andrea Bocelli vào tháng 12 bao gồm nhiều địa điểm có đông người Việt cư ngụ: Chase Center ở San Francisco (ngày 5), MGM Grand Garden Arena ở Las Vegas (ngày 7), Pechanga Arena ở San Diego (ngày 8), AT&T Center ở San Antonio, Texas (ngày 11), Toyota Center ở Houston (ngày 12), Schottenstein Center ở Columbus, Ohio (ngày 14), Capital One Arena ở Washington DC (ngày 15), Madison Square Garden ở New York City (ngày 18 và 19).
 
Cuộc phỏng vấn sau đây do Việt Tide thực hiện bằng Anh ngữ và dịch sang tiếng Việt.


Bách Lam: Mối tình đầu với thể loại nhạc kịch opera đến sớm với anh, và vở Il Trovatore (Người hát rong) của nhà soạn nhạc người Ý Verdi trở thành một trong vở anh yêu thích nhất. Nay thì anh đã đứng trên những sân khấu lớn khắp thế giới, nếu có thể chọn một nơi để trình diễn và một bài aria để hát, anh sẽ đến đâu và hát bài gì?
Andrea Bocelli: Thể loại nhạc kịch opera rất giàu tiết mục biểu diễn: có những bài hát aria tuyệt vời khắp nơi trong toàn bộ tác phẩm opera của Giacomo Puccini, cũng như Giuseppe Verdi (và Pietro Mascagni, Umberto Giordano cùng nhiều nhà soạn nhạc khác nữa). Nếu tôi phải gọi tên một bài hát, tôi sẽ chọn “Nessun dorma” từ vở “Turando”, một bài aria tôi thường trình diễn để kết thúc các buổi hòa nhạc của tôi bằng phong độ lịch lãm. Còn về địa điểm thì thật khó cho tôi chọn một nơi chốn nhất định, đáng nói là vì trong hơn 25 năm tôi trình diễn tôi đã có cơ hội hát trong nhiều hý viện và ở những nơi đặc biệt tuyệt vời, chẳng hạn, đại hý viện lộ thiên Colosseum (ở Ý), Kim Tự Tháp (Ai Cập), công viên Central Park (New York), Tượng Nữ Thần Tự Do (New York), Điện Cẩm Linh (Nga) và Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Tuy nhiên, nói thật với quý vị, bất cứ nơi nào – dù nơi ấy là một hý viện hay một vận động trường, một nhà thờ hay bệnh viện – mà người ta sẵn sàng lắng nghe tôi hát và tôi có thể đem lại chút niềm vui và niềm lạc quan qua giọng hát của mình, thì đó là nơi chốn hoàn hảo nhất để tôi trình diễn.
 
Bách Lam: Hợp tác dường như là một chủ đề xuyên suốt sự nghiệp của anh. Phải chăng nam danh ca giọng tenor Pavarotti là người đầu tiên cùng hát trên sân khấu với anh? Xin anh kể vài kỷ niệm với ông ấy. Còn bây giờ ai là những người anh yêu thích trình diễn chung trên sân khấu và tại sao?
Andrea Bocelli: Chơi nhạc cùng nhau là một thử thách có thể đem lại nhiều điều ngạc nhiên và sự thỏa mãn tột đỉnh. Khi hai giọng hát, có thể đến từ hai thế giới âm thanh, hòa quyện lại, điều kỳ diệu có thể xảy ra. Hòa âm hai giọng hát là một thách thức có thể biến thành một sự chuyển hóa thú vị, nơi gặp gỡ của hai tâm hồn. Pavarotti không phải là người hát chung đầu tiên với tôi trên sân khấu; tuy nhiên, ông chắc chắn là nghệ sĩ nổi tiếng cấp quốc tế đầu tiên (và có lẽ có tầm vóc to lớn nhất) mà tôi có vinh dự song ca. Cuộc hạnh ngộ giữa tôi và “big Luciano” mang nhiều ý nghĩa đối với tôi: ông chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời tôi, ở cấp độ nghệ thuật, chuyên môn, và cá nhân. Ông là một ca sĩ tuyệt vời và lòng tốt cũng như sự quý mến ông dành cho tôi đã giúp rất nhiều cho tôi khởi đầu sự nghiệp. Tôi còn nhớ những cuộc trò chuyện của chúng tôi, về giọng hát và cách trình diễn, trong những cuộc điện đàm viễn liên quốc tế kéo dài vào ban đêm. Những lời khuyên nhủ về kỹ thuật (hát) của ông thật vô giá. Tôi còn nhớ những lúc tiệc tùng với nhau, như dịp đám cưới của ông với Nicoletta Mantovani, những bữa ăn tối thân mật, sở thích rượu vang Lambrusco của ông (và những cuộc tranh luận ồn ào nhưng vui vẻ giữa chúng tôi về rượu vang). Trước khi ông mất, tôi đến thăm ông ở căn nhà tại New York, và, cũng vẫn thế, chúng tôi nói về âm nhạc và về chuyện hát hò. Còn về những người cùng đứng chung sân khấu với tôi trong hiện tại, thì nhiều quá... Tôi chỉ nhắc đến, với nhiều cảm tình, hai nghệ sĩ sáng rỡ mà tôi làm chung hai bài hát trong dĩa nhạc sắp ra trong vài ngày tới “Sì Forever: The Diamond Edition”: Ellie Goulding trong “Return To Love” và Jennifer Garner trong “Dormi Dormi Lullaby”.      
 
Bách Lam: Ngoài giọng hát, anh còn chơi được nhiều nhạc cụ. Anh ưa thích nhạc cụ nào nhất và tại sao?
Andrea Bocelli: Dương cầm luôn luôn là nhạc cụ ưa thích nhất của tôi. Tôi giỏi chơi những phím ngà từ thuở nhỏ và ngay cả bây giờ tôi vẫn chơi hàng ngày, một mình hay với bạn bè. Tôi thích chơi cả những bản nhạc cổ điển với mức độ khó khăn riêng của chúng, cũng như tự đệm cho mình hát opera và các bài nhạc pop. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhắc tới cây sáo ngang, bạn đồng hành trung thành với tôi trong mỗi cuộc lưu diễn, vì nó là nhạc cụ tôi vừa dùng để giải trí và ngay trước buổi hòa nhạc còn giúp tôi khởi động hệ thống phát âm và luyện cơ hoành mà không làm mệt dây thanh âm.
 
Bách Lam: Anh sẽ khuyên một nhạc sĩ hay ca sĩ trẻ, có triển vọng điều gì?
Andrea Bocelli: Tôi sẽ khuyên nên khiêm tốn và có quyết tâm. Một nghệ sĩ phải tin tưởng mạnh mẽ vào tiềm lực của mình. Họ phải giữ kỷ luật, nhưng luôn luôn tiến tới với tinh thần lạc quan, không bao giờ mất niềm tin vào những niềm đam mê của chính mình. Mượn châm ngôn của triết gia Hy Lạp Pythagoras, tôi đề nghị tạo thói quen tốt (vì thời gian sẽ biến những thói quen đó thành niềm vui), nuôi óc tò mò và biết cách bảo vệ khỏi những thiên kiến khả dĩ của chính mình. Tôi sẽ nhắc nhở một ca sĩ trẻ rằng có giọng hát hay chỉ có nghĩa là có được một trong nhiều thành tố bắt buộc. Bạn cần có trí thông minh, ý chí, tinh thần hy sinh, quyết tâm, và kể cả một chút tự cao. Hơn nữa, một lời khuyên mà tôi muốn nhắn gửi là để có thể hát hay (cũng như đàn giỏi), với sức thuyết phục cao, bạn cần có nhiều đam mê. Bạn phải đam mê sống. Nếu bạn muốn người nghe bạn rung động, bạn cần phải có điều gì đáng nói... Những giá trị để chan hòa và chia sẻ.
 
Bách Lam: Anh không quá ngoan đạo khi còn trẻ. Điều gì đã khiến anh tìm đến tâm linh nhiều hơn? Hát cho các đức giáo hoàng nghe thì cảm giác ra sao?
Andrea Bocelli: Khi còn ở tuổi vị thành niên, trong thiên kiến bồng bột của tuổi trẻ, tôi tự cho mình là bất khả tri, và như thế là tôi để hẳn qua một bên vấn đề quan trọng nhất về sự hiện hữu. Nhất là vì sự sống, đối với những người không có niềm tin tôn giáo, thì không có gì hơn là một bi kịch định trước. Ai cho chúng ta sự sống? Chúng ta một là con cái của một xác suất hy hữu nào đó hoặc là con cái Chúa, không có trường hợp thứ ba. Đến giao điểm đầu tiên của tuổi trưởng thành (đó là chọn “tin hay không tin”), tôi đã chọn con đường hợp lý nhất đối với tôi, con đường mà – dù với trí thông minh giới hạn của mình – đã định ra một hướng đi mà không có sự chọn lựa nào khác. Ngày nay, tín ngưỡng đã trở thành một phần căn bản trong đời sống của tôi, một món quà vô giá hỗ trợ tôi ngày qua ngày, mà tôi tìm cách bảo vệ. Tôi vui đã được gặp và hát cho ba vị giáo chủ tối thượng, Wojtyla (tức là Giáo Hoàng John Paul II), Ratzinger (Giáo Hoàng Benedict XVI) và Bergoglio (Giáo Hoàng Francis): vị đầu tiên đầy sức thu hút, vị thứ nhì lý trí mãnh liệt, còn Bergoglio là một người nói ít mà làm việc lớn. Cả ba đều là những bậc tu hành cao cả, là cầu nối ngời sáng giữa cuộc phiêu lưu trên trần thế của chúng ta và thế giới siêu hình. Tôi xin nhắc lại lần nữa, tôi xem mỗi một cơ hội tôi được hát cho các ngài là một đặc ân lớn: những lần ấy được kể trong số các khoảnh khắc hào hứng nhất trong toàn sự nghiệp của tôi.
 
Bách Lam: Vì sao anh thích cưỡi ngựa? Con ngựa nào anh yêu thích nhất trong bộ sưu tập của mình?
Andrea Bocelli: Con ngựa là công cụ đến với tự do. Nó là sự kết hợp hoàn hảo để thực sự đến với thiên nhiên. Từ lúc thiếu thời, cưỡi ngựa đã là một niềm đam mê của tôi: Tôi bắt đầu lên lưng ngựa từ khi còn là đứa bé. Khi ấy, vì thiếu kinh nghiệm, tôi có lần bị hất khỏi yên ngựa, thế nhưng tôi lì lắm và cuối cùng cũng thắng thế và đạt kết quả như tôi đề ra cho chính mình. Con ngựa đầu tiên của tôi là do ông Alcide của tôi tặng cho khi tôi mới 8 tuổi. Tôi thấy rõ trí thông minh, khả năng biểu tỏ tình cảm, ý chí cương quyết, vẻ lực lưỡng của ngựa, và cảm nhận được mối giao hảo khi tôi cưỡi chúng. Đối với tôi, cưỡi ngựa không chỉ là môn thể thao yêu thích mà còn là – như tôi vẫn thường nói – một hình thức di chuyển đặc quyền, là chiếc xe đạp của tôi, chiếc xe gắn máy của tôi. Trong chuồng ngựa của tôi ở Lajatico, thị trấn vùng Tuscany nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi có những con ngựa thuộc giống Andalusia, Lusitano và Ả Rập. Vài năm trước, tôi khám phá ra phẩm chất cao của ngựa Iberia, và tôi bắt đầu yêu thích giống ngựa này luôn. Đối với tôi, ngựa Andalusia có vẻ dễ thích nghi và biết trở nên sống động, tươi tắn cũng như tinh khôn về thể lực.
 
Bách Lam: Một câu hỏi đến từ nhiều độc giả Việt Tide, anh sắp có chương trình lưu diễn ở Châu Á không? Có dự định nào đến Việt Nam trình diễn trong một tương lai sắp tới?
Andrea Bocelli: Tôi thành thực mong thế! Tuy có vẻ nghịch lý, tôi chắc chắn không phải là người đúng nhất để trả lời câu hỏi này. Tôi cố gắng tập trung vào hiện tại và tránh không biết quá nhiều về những cam kết trình diễn trong tương lai trong nhật ký của tôi, có lẽ để tránh cho mình khỏi biết đến khối lượng công việc. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh là tôi hy vọng sẽ sớm có cơ hội đến thăm quê hương của quý vị: Tôi có nhiều bạn bè biết rõ về đất nước này và đã mô tả cho tôi về lòng hiếu khách cũng như những thắng cảnh thiên nhiên và nghệ thuật tuyệt đẹp. Cho nên tôi hy vọng sớm có dịp hát tại Việt Nam, để tôi có thể đích thân cảm ơn những người bạn Việt Nam của tôi đã thân ái theo dõi hành trình nghệ thuật của tôi trong nhiều năm qua.
 
Bách Lam: Chân thành cảm ơn anh Andrea Bocelli đã dành cho Việt Tide cuộc phỏng vấn này.

Bách Lam: Your first love of opera came at a young age and Verdi's Il Trovatore as one of your favorites. Now that you've been on major stages worldwide, if you could choose one place to perform and one aria to sing, where and what would it be?
Andrea Bocelli: The opera repertoire is a goldmine: there are wonderful arias scattered throughout the entire opera corpus of Giacomo Puccini, as well as that of Giuseppe Verdi (and Pietro Mascagni, Umberto Giordano and many other composers). If I had to name one song, I would choose “Nessun dorma” from “Turandot”, an aria that I often perform to finish my concerts in style. As for the location, it’s difficult for me to pick a specific place, not least because in the more than 25 years I have been giving concerts, I have had the privilege of singing in many theaters and in particularly fascinating locations, such as the Colosseum, the Pyramids, Central Park, the Statue of Liberty, the Kremlin and the Forbidden City. However, to tell you the truth, any place – be it a theater or an arena, church or hospital – where I find people willing to listen to me and to whom I can bring a little joy and optimism through my singing, well, that is the perfect place for me to perform. 
 
Bách Lam: Collaboration seems to be a theme throughout your career. Was the great tenor Pavarotti your first partner on stage? Would you please share some memories about him? Who are some of your favorite partners on stage now and why?
Andrea Bocelli: Making music together is a challenge that can bring with it many surprises and great satisfaction. When two voices, perhaps coming from different worlds of sound, interweave, something magical can occur. Harmonizing them is a challenge that can become a delightful alchemy, a meeting of souls. Pavarotti was not my first partner on stage; however, he was certainly the first world-renowned (and perhaps the biggest) artist with whom I have had the honor of duetting. My meeting with “big Luciano” meant a lot to me: he has a special place in my life, at an artistic, professional and personal level. He was an extraordinary singer and the kindness and esteem which he demonstrated in my regard greatly helped my career take off. I remember our conversations, about the voice and performing, during our long international calls at night. Some of his technical advice was priceless. I still remember moments spent together socially, such as his wedding to Nicoletta Mantovani, friendly dinners, his fancy for Lambrusco (and our heated yet playful discussions about wine making). Shortly before he died, I went to his home in New York to visit him, and, true to form, we talked about music and about singing. In regard to current partners, there are so many... I’ll just mention, with great pleasure, the two brilliant artists with whom I have made two songs that are on my album that is coming out in a few days, “Sì Forever: The Diamond Edition”: Ellie Goulding in “Return To Love” and Jennifer Garner in “Dormi Dormi Lullaby”. 
 
Bách Lam: Besides your voice, you can play many instruments. Which one is your favorite and why?
Andrea Bocelli: The piano has always been my favorite musical instrument. I’ve been particularly adept at tinkling the ivories since I was young and even now I still play daily, alone or with friends. I enjoy playing both classical scores of a certain complexity, as well as accompanying myself in opera and pop songs. However, I would also like to mention the transverse flute, my faithful companion on every one of my tours, as it is an instrument that I use both for pleasure and right before a concert to activate the phonatory apparatus and exercise my diaphragm without straining my vocal cords. 
 
Bách Lam: What would you advise a young, aspiring musician or singer?
Andrea Bocelli: I would advise modesty and determination. An artist must believe strongly in their potential. They must be strict with themselves, yet always move forward optimistically, never ceasing to believe in their own passions. Paraphrasing a maxim of the ancient Greek philosopher Pythagoras, I would suggest making good habits (because time will make them enjoyable), to be curious and to know how to protect themselves from their possible preconceptions. I would remind a young singer that having a good voice only means being able to count on one of the many ingredients required. You need intelligence, willpower, a self-sacrificing spirit, determination, and even a bit of narcissism. Moreover, another piece of advice that I would like to give is that to be able to sing (but also to play an instrument) well, and convincingly, you need to have many passions. You need to be passionate about life. If you want to move your listeners, you need to have something to say... Values to impart and share. 
 
Bách Lam: You were not particularly religious at a younger age. How did you become more spiritual? How did it feel like singing for the popes?
Andrea Bocelli: When I was a teenager, in my youthful presumption, I declared myself to be agnostic, and in doing so I set aside the most crucial problem of existence. Not least because life, for non-believers, is nothing more than a foretold tragedy. Who gave us life? We are either children of chance or children of God, there is no third option. At the first fundamental crossroads of adulthood (that is “to believe or not to believe”), I then chose the path that seemed most logical to me, that which my – albeit limited – intelligence identified as a route with no alternatives. Today, faith is a fundamental part of my life, a priceless gift that I try to protect and which supports me, day after day. I have had the joy of meeting and singing for three supreme pontiffs, Wojtyla, Ratzinger and Bergoglio: the first was magnetic, the second was all mind, while Bergoglio is a man of few words yet great deeds. All three are higher spirits, the effulgent bridge between our earthly adventure and the transcendent. I’ll say it again, I consider each of the occasions I have had to sing for them as a great privilege: they were among the most exciting moments of my entire career.
 
Bách Lam: Why do you like riding horses? Which one is your favorite in your collection?
Andrea Bocelli: A horse is an instrument of freedom. It is the perfect companion for indulging in real contact with nature. Horse riding is a passion rooted in my childhood: I have been starting horses since I was a child. At the time, due to my inexperience, I happened to be thrown from the saddle, however I was stubborn and in the end I got the upper hand and achieved the results I had set myself. My first filly was given to me by my grandfather Alcide when I was eight years old. I appreciate horses’ intelligence, their ability to express affection, their willfulness, athleticism and the bond that is established when riding them. For me, horse riding is not merely my favorite sport but also – as I always say – a privileged means of transport, my bicycle, my motorbike. In my stable in Lajatico, the Tuscan town where I was born and raised, I have Andalusian, Lusitano and Arabian horses. A few years ago, I discovered the qualities of Iberian horses, and I’ve become an enthusiast of this horse breed also. To me, Andalusian horses appear to be adaptable and know how to be lively and athletically brilliant.
  
Bách Lam: A question from many of Việt Tide readers, will you plan to tour Asia soon? Any plan for Vietnam in a foreseeable future?
Andrea Bocelli: I truly hope so! Although it may appear paradoxical, I am certainly not the best person to answer such a question. I try to focus on the present and avoid knowing too much about the future commitments in my diary, perhaps also to prevent myself from discerning the amount. However, I would like to stress that I hope to soon have the chance to visit your country: I have many friends who know it well and it has been described to me as extraordinarily hospitable and full of natural and artistic attractions that are absolutely magnificent. So I hope to soon be able to sing in Vietnam, so I can personally thank my many Vietnamese friends who have been kindly following my artistic output for many years. 
 
Bách Lam: Thank you, Mr Andrea Bocelli, for participating in Việt Tide’s interview.
]]>
<![CDATA[Anastasia, huyền thoại xứ Nga đến Quận Cam]]>Wed, 06 Nov 2019 20:40:22 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/anastasia-huyen-thoai-xu-nga-den-quan-cam~ VĂN DIỆP ~
 
Câu chuyện về nàng công chúa Anastasia được thêu dệt thành tấm thảm thần kỳ đưa người xem từ buổi hoàng hôn của đế quốc Nga đến kinh thành ánh sáng Paris thập niên 1920. Sau hai năm trụ lại ở Broadway, vở nhạc kịch Anastasia lưu diễn ở Bắc Mỹ và trạm dừng chân tháng 11 là ở đại hý viện Segerstrom Center for the Arts, thành phố Costa Mesa, California, từ ngày 5 đến 17. 
Vở nhạc kịch, dĩ nhiên, dựa trên tiền đề là công chúa Anastasia của vương tộc Romanov thoát chết khi phe cách mạng Cộng Sản Bolshevik tàn sát toàn bộ gia tộc của Sa Hoàng năm 1918. Một phần kịch bản dựa trên phim hoạt họa cùng tên năm 1997, tài tử Meg Ryan thủ vai chính Anastasia; một phần khác cũng dựa trên cuốn phim năm 1956 về công chúa Anastasia giả, tài tử Ingrid Bergman đóng. Còn sự thực, theo lịch sử cùng với kết quả khám nghiệm di truyền DNA của mẫu xương năm 2009, thì Anastasia đã bị giết cùng gia đình Sa Hoàng từ năm 1918.
 
Nhưng không hề gì, Anastasia với nét đẹp quyến rũ, huyền thoại vẫn sống mãi, ít nhất trong kịch bản của Terrence McNally, nhạc của Stephen Flaherty và lời ca của Lynn Ahrens, qua tay đạo diễn Darko Tresnjak, cùng với vũ đạo của Peggy Hickey, sân khấu bởi Alexander Dodge, thiết kế thời trang của Linda Cho, trang điểm bởi Joe Dulude II, ánh sáng bởi Donald Holder, âm thanh bởi Peter Hylenski, phóng ảnh thiết kế bởi Aaron Rhyne, phối khí bởi Doug Besterman... Tất cả hòa quyện thành một tác phẩm có sức thu hút với người thưởng ngoạn.
 
Mười năm sau Cách Mạng Tháng Mười ở Nga 1917 và đảng Cộng Sản lên cầm quyền, một cô gái nghèo bị mất trí nhớ được hai chàng cựu quý tộc Nga tìm thấy, cho là có vẻ đẹp vương giả, nên dự định huấn luyện cô thành công chúa Anastasia, mà mọi người đều nghĩ là đã bị giết cùng gia đình Sa Hoàng Nicholas II, để họ đem cô qua Paris đòi tiền chuộc của Hoàng Thái Hậu Maria Feodorovna, vốn là bà nội của cô, đã dời sang Pháp trước cuộc cách mạng. Cuộc phiêu lưu của cô gái nghèo Anya (do Lila Coogan thủ vai) cùng hai chàng Dmitry (Jake Levy) và Vlad (Edward Staudenmayer) khởi đi từ St Petersburg, lúc ấy đã bị đổi tên thành Leningrad, đến thành Paris hoa lệ. Tướng Bolshevik, Gleb Vaganov (Jason Michael Evans), truy bắt Anya vì muốn hoàn tất việc thủ tiêu giọt máu cuối cùng của vương tộc Romanov, mà cha của ông đã không làm tròn khi sát hại gia đình này. Cuộc hội ngộ ở Paris với Hoàng Thái Hậu (Joy Franz) có phải như là điều Anastasia chờ mong, hay cô sẽ thất vọng? Trong khi đó, Dmitry đem lòng cảm mến Anastasia, gợi lại cho cô những ký ức một thời mà cô đã cố chôn vùi để sống còn trong xã hội Cộng Sản. 
 
Jake Levy và Lila Coogan diễn xứng đôi với giọng hát đẹp, sáng rỡ. Edward Staudenmayer và riêng Tari Kelly (vai Nữ Bá Tước Lily) là một cặp phối hợp ăn ý, đem tới cho khán giả những nụ cười sảng khoái. Tuy phân cảnh hội ngộ giữa Hoàng Thái Hậu và Anastasia chưa đạt cao trào kịch tính, những cảnh trí sân khấu bằng kỹ thuật video hiện đại, phần vũ đạo, âm nhạc, và trang phục đẹp mắt cũng đủ đem lại một đêm giải trí đáng nhớ.  
 
Vé từ 26 Mỹ kim, có bán tại phòng vé, 600 Town Center Drive ở Costa Mesa, hoặc trên mạng SCFTA.org, qua điện thoại (714) 556-2787.
]]>
<![CDATA[Marie Laforêt hát Viens, Viens – lời kêu gọi người cha trở về]]>Sun, 03 Nov 2019 17:36:07 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/marie-laforet-hat-viens-viens-loi-keu-goi-nguoi-cha-tro-ve~ CHU VĂN LỄ ~

Marie Laforêt là một nghệ sĩ đa tài. Cô là minh tinh điện ảnh nổi tiếng của Pháp và cũng là ca sĩ thành công trong nhiều loại nhạc khác nhau.

Marie Laforêt đến với điện ảnh rất sớm. Cuốn phim đầu tiên cô xuất hiện mang tên “Plein Soleil” do đạo diễn Rene Clement thực hiện năm 1960. Trong phim này, Marie thủ vai chính chung với tài tử đẹp trai Alain Delon. Với một sự mở đầu hết sức thành công, Marie Laforet thẳng tiến trên đường sự nghiệp với bộ môn nghệ thuật thứ 7 này và liên tiếp tham gia nhiều bộ phim khác cho đến ngày nay.

Cuốn phim thứ hai mà Marie Laforêt xuất hiện lại tạo ra một định mệnh mới cho cô. Đó là phim “Saint Tropez Blue” do đạo diễn Marcel Moussy thực hiện năm 1961. Phim có cảnh Marie Laforet cầm guitar và hát ca khúc chủ đề của phim-Saint Tropez Blue. Liền sau đó bài hát đã được cho ghi âm và phát hành dĩa đơn. Cuộc đời ca sĩ của Marie Laforêt bắt đầu từ đây. Đến năm 1963, tức là hai năm sau, Marie có ca khúc nằm trong danh sách "top hits" của Pháp. “Les Vendanges De L’amour” có một tiết tấu trẻ trung, khác hẳn với ca khúc trước đó cô hát trong phim. Thành công này đã mang tên tuổi của Marie Laforêt vào trong danh sách của các ca sĩ hát nhạc Yeye - tên gọi cho loại nhạc Rock ’n Roll của thập niên 60 tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, đang rất thịnh hành thời bấy giờ.

Marie Laforêt có nhiều ca khúc tạo thành danh. Một trong những bài hát được coi là thành công nhất của Marie Laforêt là ca khúc "Viens, Viens" ra đời năm 1973. Bài hát nguyên bằng tiếng Đức mang tên “Rain, Rain, Rain” của ca nhạc sĩ Simon Butterfly. “Rain, Rain, Rain” của Simon là một câu chuyện tình buồn. Nói đúng hơn đó là tiếng lòng thổn thức của một người nhìn mưa rơi mà nhớ đến cuộc tình đã tan vỡ. Nhưng sau khi đã được nhạc sĩ Ralph Bernet Pháp hóa thì bài hát đã thay đổi hoàn toàn.

“Viens, Viens” của Marie Laforêt là lời kêu gọi người cha trở về với gia đình của một cô gái khi ông say mê môt bóng hồng khác và bỏ bê gia đình. Đó là một ca khúc mang nhiều kịch tính trong giai điệu nhưng lại không hàm chứa bất kỳ ý tưởng xung khắc nào. Xuyên suốt ca khúc, người nghe không tìm thấy một lời trách móc nào, cũng không có một tiếng than van hay giận dữ.
viens, viens, c'est une prière
viens, viens, pas pour moi mon père
viens, viens, reviens pour ma mère
viens, viens, elle meurt de toi
viens, viens, que tout recommence
viens, viens, sans toi l'existence
viens, viens, n'est qu'un long silence
viens, viens, qui n'en finit pas.


“Viens, Viens” bắt đầu với một điệp khúc đều đều và được lập lại nhiều lần trong bài nhạc. Mỗi lần lập lại thì giai điệu càng mạnh hơn để đưa cảm xúc đến cao trào. Như vậy điệp khúc của “Viens, Viens” được xây dựng như một phần nền chuyên chở cảm xúc của tác giả bắt đầu từ lời đề nghị của người con “Hãy bắt đầu gia đình lại từ đầu vì mọi thứ đều vô nghĩa khi cha vắng nhà”.

Thường trong những hoàn cảnh tương tự, người ta dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự đau khổ và tức giận để dẫn đến những tình huống đáng tiếc khi ngôn ngữ hay hành động được sử dụng dễ làm tổn thương nhau, nhiều phần là để thỏa mãn cơn ghen hay đôi khi từ sự đau đớn tột cùng trong niềm tuyệt vọng. Điều đó có thể mang lại hối tiếc cho nhiều người. Người con trong “Viens, Viens” sử dụng một cách hoàn toàn khác để thuyết phục cha mình trở lại. Cô khẳng định mình không có tư cách để phán đoán chuyện của cha mẹ. Cô nói về giá trị của nền tảng gia đình, của “duyên vợ, tình chồng”. Rằng đứa em trai đã đến tuổi cặp sách và càng ngày nó càng giống bố và rằng từ ngày cha rời gia đình, mỗi thứ gần như chưa thay đổi để chờ cha trở lại. Người con nhắc đến nhiều thứ trong gia đình để hàm một ý chính là mọi người vẫn mong cha trở lại.
viens, viens, ne dis rien mon père
viens, viens, embrasse moi mon père.
viens, viens, tu es beau mon père
viens, viens, laaa lala
viens, viens, lalalalaalala


Bài hát kết thúc bằng sự lập lại của phần điệp khúc. Vẫn đều đều như lời cầu nguyện nhưng hình như rất thuyết phục và có lẽ, có kẻ đã xiêu lòng.

“Viens, Viens” đã được hát bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ở nhiều quốc gia Châu Á, bài hát có lúc đã nằm trong hàng "top hits". Tại Hàn Quốc, người ta có hẳn 3 phiên bản cho ca khúc này và đều được công chúng yêu thích. Không hiểu sao vẫn chưa có nghệ sĩ nào Việt hóa bài ca này. Một bài hát hay cả về giai điệu lẫn lời ca.

Vừa được tin ca sĩ Marie Laforêt đã từ trần ngày 2 tháng 11 vừa qua tại Thụy Sĩ. Xin coi bài viết này là lời tri ân chân thành của những người Việt yêu mến tiếng hát của cô. Xin tạm biệt.

Vancouver ngày 3 tháng 11 năm 2019

]]>
<![CDATA[Giải thưởng điện ảnh VIMO Awards đầu tiên dành cho các nhà làm phim Việt]]>Thu, 31 Oct 2019 17:17:16 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/giai-thuong-dien-anh-vimo-awards-dau-tien-danh-cho-cac-nha-lam-phim-vietMột buổi lễ trao giải mang tên VIMO Awards nhằm vinh danh những thành tựu của các nhà làm phim Việt Nam và gia tăng sự quan tâm đối với ngành điện ảnh Việt Nam trên toàn cầu đã diễn ra đêm Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10 năm 2019 tại Harrah’s Resort Southern California ở thành phố Funner, tiểu bang California.
Picture
Từ trái, Hứa Vĩ Văn, Ysa Lê, Vũ Ngọc Phượng, Trần Bửu Lộc (nguồn: VIMO Awards)
Những người được vinh danh trong lễ trao giải điện ảnh VIMO Awards đầu tiên là ngôi sao điện ảnh Hứa Vĩ Văn (Em Là Bà Nội Của Anh, Chàng Vợ Của Em) với giải “Luminary Actor”, nhà hoạt động nghệ thuật Ysa Lê (giám đốc hội văn hóa nghệ thuật VAALA, đồng sáng lập đại hội điện ảnh Việt Nam quốc tế – Viet Film Fest) với giải “Luminary Champion”, đạo diễn Vũ Ngọc Phượng (Vẽ Đường Cho Yêu Chạy, Anh Trai Yêu Quái) với giải “Emerging Luminary Director”, và nhà sản xuất Trần Bửu Lộc với giải “Emerging Luminary Producer”. Hai bộ phim trong hai năm liên tiếp của nhà sản xuất Trần Bửu Lộc (Hai Phượng, Cô Ba Sài Gòn) đã được chọn để đại diện Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển giải thưởng Oscar trong đề mục Phim Truyện Quốc Tế Xuất Sắc.
 
Khách mời tham dự buổi trao giải VIMO gồm diễn viên kỳ cựu Hollywood ông Long Nguyễn (Seven Psychopaths, Vai Diễn Đổi Đời), bà Lệ Lý Hayslip, tác giả quyển sách được chuyển thành phim Heaven and Earth của đạo diễn Oliver Stone, nhà đầu tư phim ông Louie Nguyễn (HK Films), ông Kiki Chansamone (We The Project) và ông Travis Robinson (Global Diversity, Inclusion & Belonging and Employer Branding, Universal Music Group).
 
Những nhân vật trao giải thưởng là bà Janice Arrington (Uỷ Viên Phim Quận Cam, tiểu bang California), bà Tema L. Staig (giám đốc điều hành, Women in Media) và bà Michelle K. Sugihara (giám đốc điều hành, CAPE – Coalition of Asian Pacifics in Entertainment). Các cuộc phỏng vấn trên thảm đỏ được thực hiện bởi bà Del Irani, một nhà báo và xướng ngôn viên truyền hình đã đoạt nhiều giải thưởng và đã từng điều khiển những chương truyền hình quốc tế bao gồm ABC News và BBC World News.
 
Chủ đề của lễ trao giải năm nay là vinh danh những nhà làm phim Việt Nam còn hoạt động và đã đạt được thành công rực rỡ trong các vai trò quan trọng để tạo ra những bộ phim Việt Nam có ảnh hưởng hoặc nuôi dưỡng những tiến bộ tích cực cho việc làm phim Việt Nam, theo ban tổ chức cho biết. “Đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ hội để công nhận sự tiến bộ và các tác động tích cực mà các nhà làm phim và ngành điện ảnh Việt Nam đã thực hiện, và tiếp tục thực hiện” - ông Thiên A. Phạm, người sáng lập công ty 3388 Films, và người tổ chức giải thưởng VIMO Awards, phát biểu - “Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới với giải thưởng VIMO Awards”.
 
Giải thưởng VIMO Awards 2019 được tổ chức bởi công ty 3388 Films và được bảo trợ bởi 3388cine.com, Harrah’s Resort Southern California, và InstaReM, với sự hỗ trợ từ QR8 Group, Johnson ICC, và Our 1 World.
]]>
<![CDATA[Giỗ đầu của nhạc sĩ Song Ngọc (1943-2018), đọc lại bài viết của thi sĩ Nguyên Sa]]>Mon, 14 Oct 2019 21:42:16 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/gio-dau-cua-nhac-si-song-ngoc-doc-lai-bai-viet-cua-thi-si-nguyen-saPictureNhạc sĩ Song Ngọc (1943-2018)
LTS: Nhạc sĩ Song Ngọc tên thật là Nguyễn Ngọc Thưởng, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1943 tại làng Mỹ Phước, Long Xuyên, từ trần vào 8 giờ 30 đêm 14/10/2018 ở Houston, Texas, hưởng thọ 74 tuổi, đến hôm nay vừa tròn một năm. Gia tài sáng tác đồ sộ của cựu đại úy QLVNCH - nhạc sĩ Song Ngọc từ khoảng giữa thập niên 1950 đến ngày ông ra đi đã được trên 400 ca khúc, trong đó nhiều bài phổ thơ, và đã xuất bản trên 100 ca khúc. Những sáng tác tiêu biểu nhất: Mưa Chiều, Bừng Sáng, Tiễn Đưa, Chúng Mình Ba Đứa, Một Chuyến Bay Đêm, Họp Mặt Lần Cuối, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Thư Cho Vợ Hiền, Nó Và Tôi, Chuyện Tình Bé Nhỏ, Tình Yêu Như Bóng Mây, v.v...
Nhạc sĩ Song Ngọc từng nói: “Tôi ước mong sao nghệ thuật sẽ không bị lợi dụng và lạm dụng. Và người nghệ sĩ sẽ được thành thật với chính mình, nói thẳng tiếng nói của lòng mình, đừng lâm vào cảnh: bụng mong ước Trắng và miệng thì không ngớt ngợi ca Đen!” (Bách Khoa số 168 giữa thập niên 1960). Sau đây là bài viết của thi sĩ Nguyên Sa về nhạc sĩ Song Ngọc đã đăng trong
Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998.


PictureẢnh chụp năm 1967 khi đi quay chương trình Song Ngọc. Từ trái: một cameraman, Chế Linh, Song Ngọc, Trúc Ly, chồng Trúc Ly, Phương Hồng Ngọc, Ngọc Đức, một bạn.
Về Song Ngọc
 
~ NGUYÊN SA ~
 
Em thích mùa xuân được ngủ ở bên gốc mai
Trong nắng mùa xuân mình được một giấc mơ đẹp
Bầu trời trong lành được nghe chim ca ngoài ngõ
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
Em thích được ba mẹ gọi là con chó con
Không thích người ta gọi là cô gái xuân thì
Vì thời gian làm nhạt phai bao hoa hồng thắm
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
 
Bạn có thích nhạc Xuân không? Tôi thì tôi rất thích. Tết đến thì phải có nhạc Xuân chứ. Tôi khẳng định như thế nhưng tôi không biết chắc tuyệt đối điều tôi nói có đúng không. Kinh nghiệm nghề nghiệp giúp tôi mở ra dễ dàng một cuộc phỏng vấn loại “bỏ túi”. Tết phải có bánh chưng mới là Tết, Tết phải có pháo. Tết phải có cúng kiếng. Tết phải có báo Xuân mới là Tết. Tết phải có thơ Xuân mới là Tết. Tết phải có nhạc Xuân. Tôi không thu lượm được nhiều, ở trên đất Mỹ này, những câu mà vài chục năm trước, ở trong nước chắc hẳn có một tỷ số cao như Tết phải có cây nêu, Tết phải có xúc xắc xúc xẻ. Tết phải thử thời vận. Tết phải tam cúc, phải đố mười một chút lấy hên, nơi đây vẫn còn có chỗ đứng. Tết phải có thơ Xuân, báo Xuân đứng vững. Quần áo mới lì xì tồn tại vững vàng. Nhưng nhạc Xuân thì lên mạnh. Tám người trên mười trả lời Tết thì phải có nhạc Xuân mới là Tết. Các nhà nghiên cứu xã hội học sẽ cho chúng ta biết vì sao, tôi phải ghi nhận sự kiện này. Và tôi ghi nhận nhạc Xuân Việt Nam đa dạng, có đủ tính phong phú cần thiết để mỗi năm băng Xuân mới phát ra một lần, sân khấu đại nhạc hội Xuân mỗi năm mở ra một lần, mà vẫn không cũ vẫn rạo rực, vẫn rộn ràng. Mùa Xuân bạn ca bản nào, bạn nghe bản nào tùy ý. Nhưng nếu bạn cất tiếng ca lên, bật máy lên nghe Tuổi Mùa Xuân là bảo đảm bạn sẽ hên suốt năm. Nhà xuất bản băng nhạc Lê Bá Chư khẳng định với tôi điều này. Và Chư nói lên bằng kinh nghiệm cá nhân. Giáng Ngọc tung ra băng Xuân có Tuổi Mùa Xuân, Ngọc Lan ca băng trúng lớn, bán như mưa. Bốn năm sau, tôi thâu Tuổi Mùa Xuân, Như Mai ca, bản nhạc gốc là nhạc Twist, năm đó tôi thâu Tuổi Mùa Xuân là tôi yêu cầu nhạc sĩ hòa âm cho chơi Tuổi Mùa Xuân thể theo điệu New Waves, thể điệu thích hợp nhất cho liên khúc, mời Như Mai ca, cho “em thích mùa Xuân được ngủ ở bên gốc mai” xuất hiện ở đầu cuốn băng, ở lưng chừng, ở giữa, ở đoạn cách đó một đoạn, rồi ở cuối mặt A sang mặt B trở lại không dưới ba lần “em thích được ba mẹ gọi là con chó ngoan...” băng cũng mang tên “Tuổi Mùa Xuân” luôn.
 
Bài Tuổi Mùa Xuân mang lại cho cuốn băng này “xuân nhất” trong những cuốn băng xuân mà tôi góp sức thực hiện chính bởi vì bài Tuổi Mùa Xuân là một bài nhạc xuân, xuân kinh khủng tươi vui rộng ràng. Tuổi Mùa Xuân là một trong những bài xuân có nhiều tính chất Xuân nhất của âm nhạc Việt Nam.
 
Tác giả của Tuổi Mùa Xuân là Song Ngọc.
 
Tôi không phải là người đầu tiên chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Giới sành điệu cho bạn hay một cách dễ dàng đã có không dưới bốn cuốn Tuổi Mùa Xuân, nếu có ai khẳng định sẽ còn nhiều nhiều cuốn Tuổi Mùa Xuân nữa, người đó sẽ không bị ai nghi ngờ là nhà tiên tri sinh lầm thời đại. Dân trong nghề còn cho bạn hay là một trong những đặc điểm của những bài nhạc của Song Ngọc là được chọn làm bài nhạc chủ đề.
 
Trung tâm Giáng Ngọc có không? Có. Trung tâm Đời có không? Có. Làng Văn, có. Thúy Anh, có. Phượng Hoàng, có. Thanh Lan, có. Giáng Ngọc có ít nhất năm cuốn chủ đề là một bài nhạc của Song Ngọc. Thanh Lan còn nhiều hơn nữa, tôi không biết là tám hay mười. Vũ Văn Niên cho tôi hay là hơn mười cuốn xa.
Tình Yêu Như Bóng Mây, Tình Yêu Đơn Phương, Truyện Tình Nghèo, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Bọt Biển, Một Chuyến Bay Đêm, Phiên Khúc Một Chiều Mưa, Nó Và Tôi, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Mưa Chiều, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Lính Thành Phố, Chúng Mình Ba Đứa, Thư Đô Thị, Chiều Thương Đô Thị, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Định Mệnh, Mầu Tím Hoa Sim...
 
22 bài của Song Ngọc được chọn làm nhạc chủ đề, Tập “30 Tình, những  Khúc Song Ngọc 2” tôi còn đếm được nhiều hơn, 24 bài. Hơn một bài được chọn làm bài chủ đề cho hai cuốn băng hay hơn nữa. Tôi không đếm số bài thâu đi thâu lại cả chục lần, những Tiễn Đưa, những Tình Yêu Như Bóng Mây, những Mầu Tím Hoa Sim, những Chiều Thương Đô Thị.
 
Tôi vẫn nhớ Giao Linh, Thanh Tuyền, Lê Văn Thiện và Tùng Giang ngồi thật lâu để cân nhắc nên chọn bài nào trong hai bài là Ngày Buồn của Lam Phương và Định Mệnh của Song Ngọc làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Từ hai giờ trước, lúc 10 giờ tối, chúng tôi đã phải cùng nhau suy tính ai ca Ngày Buồn, ai ca Định Mệnh. Tôi chọn Giao Linh ca Ngày Buồn và Thanh Tuyền ca Định Mệnh. Bốn tuần trước ngày thâu băng tôi gặp Lê Văn Thiện nhờ anh soạn hòa âm Ngày Buồn cho Giao Linh và Định Mệnh cho Thanh Tuyền.
 
Tôi hỏi Lê Văn Thiện:
- Ngày Buồn, cần bản nhạc không?
Lê Văn Thiện cười:
- Ngày Buồn hả?
Tôi nói:
- Cần không?
- Lê Văn Thiện lắc đầu:
- Không!
Tôi hỏi tiếp:
- Định Mệnh?
Lê Văn Thiện cũng lắc đầu cười hiền hòa:
- Không!
 
Ngày Buồn cũng như Định Mệnh sư phụ biết lâu rồi, ngồi xuống là viết phần nhạc basic cho trống, cho guitar, cho piano, cho percussion, là viết phần nhạc bay bổng bên trên... Anh hỏi tôi một bài trompette, một bài saxo cho cả hai. Định Mệnh thì phải có saxo.
 
Thôi nhé anh đừng buồn làm gì, dù thương tiếc vẫn là biệt ly. Đời cớ sao lại lắm u sầu, em khóc mối duyên ban đầu từ đây chết trong lòng em... có saxo vô cho thật mùi là phải ngây ngất con tim nhất định rồi, nhưng cũng vô xê lắm đấy chứ, một chút saxo làm dậy lên cả chất men ngọt bùi và chất rượu đắng cay. Tôi giữ liên lạc chặt chẽ với Lê Văn Thiện, anh cho tôi biết những tiến triển từng bước, xong basic rồi, vô violin xong, mấy cây, bốn cây, saxo, có, có rồi, cả hai bài, một bài có sáo, một bài cho chút đại hồ cầm... Hai anh em hân hoan ghi nhận công việc xuôi chảy. Nhưng ngày thâu mang lại thật nhiều ngỡ ngàng.
 
Giao Linh cười khi nghe Lê Văn Thiện nói thâu Ngày Buồn trước, Định Mệnh sau. Giao Linh thâu Ngày Buồn, Thanh Tuyền thâu Định Mệnh.
- Giao Linh vô trước đi!
Giao Linh cười thành tiếng:
- Ngày Buồn nào...
Lê Văn Thiện:
- Thì bản của Lam Phương đó...
Giao Linh vẫn ngồi yên:
- Ngày Buồn em vẫn còn yêu... đó hả?
Tôi nói đúng rồi.
Giao Linh quay sang Thanh Tuyền nói:
- Bà ca bản này đi...
 
Những tiếng hỏi sao vậy của nhiều người đồng loạt cất lên, có cả vang động của những thắc mắc, đại loại Giao Linh và Thanh Tuyền đều có cùng một “tông” nhưng rồi tất cả đều được dàn xếp trong êm đẹp. Công việc tốt, kết quả tốt. Thanh Tuyền ca chất ngất hờn ghen, pha trộn với đam mê, tiếng láy vừa ngọt vừa sắc của một loại dado âm thanh tôi luyện ở đáy hồn “em vẫn còn yêu mà yêu với chồng”. Giao Linh phủ xuống cả một biển lớn ray rứt, cả một trời đêm những đau thương không cùng những “Thôi nhé anh đừng nhiều hận sầu. Đừng thương tiếc để rồi xa xôi. Đừng trách chi đã lỡ duyên đời. Hai chúng ta đi hai đường. Chuyện yêu thương đâu còn nữa...”
 
Lúc đêm đã thật khuya muộn, cùng nhau ra xe đi về. Lê Văn Thiện chở Giao Linh về. Tôi mở cửa xe cho Giao Linh. Giao Linh nói cảm ơn anh, hỏi băng này chủ đề gì anh? Tôi trả lời Định Mệnh.
 
Tôi hỏi:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào?
Giao Linh lắc đầu. Nữ Hoàng Sầu Muộn quay sang hỏi Lê Văn Thiện:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào anh Thiện?
Lê Văn Thiện nói một mình, ai hà, ai hà, ba bốn lần rồi kết luận:
- Không biết!
 
Tôi cố bỏ thêm mấy ngày để tìm tên tác giả Định Mệnh rồi phải chấm dứt cuộc tìm kiếm vì đến ngày phải in bìa. Tôi phải chọn một cái tên khác cho cuốn băng một bài nhạc chủ đề có tên tác giả.
 
Đến khi Song Ngọc gởi cho tôi “30 Tình Khúc Song Ngọc 2” tôi ngỡ ngàng.
Tôi ngỡ ngàng Định Mệnh của Song Ngọc. Tôi ngỡ ngàng Tình Yêu Như Bóng Mây của Song Ngọc, Tiễn Đưa của Song Ngọc. Tôi biết, Tình Yêu Như Bóng Mây cũng của Song Ngọc sao? Chuyện Buồn Của Em, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Song Ngọc? Một Chuyến Bay Đêm, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Giã Từ Kỷ Niệm, Mưa Chiều, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Song Ngọc cả sao? Tôi hỏi những nhà xuất bản, các ca sĩ, bẩy người trên mười không biết những bản này của Song Ngọc. Những cuốn sách thì cho tôi biết trung thực. Những cuốn sách mang lại cho tôi sự ngỡ ngàng. Những tập nhạc đó cho tôi hay Song Ngọc là người soạn nhạc có những bài ca được thâu thanh và chọn làm bài nhạc chủ đề thật nhiều. Hàng đầu.
 
Năm ngoái Song Ngọc điện thoại cho tôi:
- Em mới nghe Tuổi Mùa Xuân?
- Vậy hả.
Tôi thực sự không biết Song Ngọc muốn nói chuyện gì.
- Tuổi Mùa Xuân Ngọc Lan ca hay Tuổi Mùa Xuân Như Mai ca?
- Như Mai ca.
 
Tôi nói anh thâu cuốn đó, anh chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề, Song Ngọc nói bài ấy của em.
 
Tôi hỏi:
- Em nói sao?
Song Ngọc cười tươi vui:
- Em nói bài Tuổi Mùa Xuân của em làm.
 
Song Ngọc là người nhạc sĩ đã mang lại cho chúng ta nhiều bài nhạc được thâu vào băng nhựa, được chọn làm chủ đề cho những cuốn băng. Hàng đầu. Nhiều không thua ai. Nhưng bị lãng quên thì nhiều nhất.
 
Song Ngọc là một thủy thủ. Cuộc đời với nhạc sĩ này là biển, âm nhạc là bến đỗ. Bạn muốn hỏi tôi có vừa nói lên một điều gì sai lạc không? Âm nhạc phải là biển mà cuộc đời chỉ là bến tạm mới đúng chớ. Người nghệ sĩ ghé vào cuộc đời để nghỉ ngơi, vài ngày cho một hơi rượu cay, vài ngày cho một cuộc tình mọn rồi lại gió đã lên rồi, buồm căng phồng đi vào biển khơi nghệ thuật. Thường thì như thế. Nhưng với người thủy thủ Song Ngọc, biển lớn là cuộc đời. Mà những chuyến đi của Song Ngọc vào biển lớn cuộc đời đó là những chuyến đi đầy thu hút, có đủ loại sóng, từ sóng giông bão, sóng ngút đầu, sóng thần, sóng đêm trăng bình an, sóng bình minh đầu hạ, sóng đe dọa lúc giao mùa và người thủy thủ thì đam mê, làm sao về bến đỗ mà dừng lại được lâu, cho nên lại phải khởi đi, chuyến đi nào cũng mút mùa lệ thủy.
 
Chuyến đi vào đời sống quân ngũ mang lại cho Song Ngọc ba bông mai vàng, lon đại úy, giữ chức trưởng khối, một chức vụ thường danh cho những người có cấp bậc cao hơn, lúc người trai mới chỉ 25 tuổi, làm sao không hào hứng, làm sao không đam mê, làm sao trở về được với bến đỗ, dù cho nơi đó đã có những con phố mang tên Tiễn Đưa, mang tên Mưa Chiều...
 
Chuyến đi vào biển thương mại ở Việt Nam, thành lập tiệm bán băng nhạc và trung tâm băng nhạc Tình Ca Hai Mươi, sản xuất từ bản nhạc đến băng nhạc đã mang cho người thủy thủ những thành công đến choáng váng. Thành công bốn mươi bài, một con số hết sức lớn lao, in ấn bản nhạc, sản xuất băng nhạc thành công năm ba bài là một con số đáng kể. Song Ngọc không phải chỉ thắng vài bài, anh đã thắng không ngừng nghỉ và tỷ số đã lên tới con số 40. Nhiều bài nhạc của Song Ngọc lên tới một triệu rưỡi ấn bản. Thư Cho Vợ Hiền, Họp Mặt Lần Cuối, Nó Và Tôi ở trong số đó.
 
Sang Mỹ ở lớp tuổi còn trẻ trên dưới ba mươi, tiếng gọi của biển khơi cuộc đời nơi đây càng réo rắt, càng lôi cuốn đã mang Song Ngọc vào những chuyến đi trùng điệp, những chuyến đi đã lao mình vào không dễ quay thuyền trở về bến đỗ nghỉ ngơi dù cho với cây đàn cũ, bản đàn xưa.
 
Năm 1975 thời điểm Song Ngọc 33 tuổi, là những ngày tháng kinh tế của Houston bước vào thời cực thịnh. Cơn sốt dầu hỏa làm thị trấn này trở thành cánh cửa quốc tế của tiểu bang Texas, là nơi đổi trao những dịch vụ thương mại về dầu lửa, nhà cửa đất đai lên giá vùn vụt. Song Ngọc tới Mỹ tỵ nạn trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên đi vào ngành địa ốc. Người hành nghề địa ốc thời điểm nhà lên vùn vụt, đượng nhiên bán mệt nghỉ. Nhưng người làm nghề địa ốc chỉ với hai bàn tay trắng chỉ làm nghề địa ốc đơn thuần. Song Ngọc rời Việt Nam với số vốn đáng kể, tiền tươi trên trăm ngàn và vàng.
 
Song Ngọc nói:
- Và vàng.
Tôi hỏi lại cho rõ:
-Và vàng?
Song Ngọc xác nhận.
Tôi muốn biết con số:
- Bao nhiêu?
Song Ngọc cười e ngại.
Tôi lui trở lại:
- Tiền thì tiền tươi.
Song Ngọc:
- Dạ, Tiền tươi.
Tôi đóng chiếc đinh sâu vào cột:
- Đô la xanh!
Song Ngọc xác nhận:
- Dạ.
- Và vàng!
- Dạ.
- Một trăm cây!
Song Ngọc cười.
Tôi đi xa hơn:
- Năm trăm cây?
Song Ngọc cười có phần e ngại lớn hơn.
Tôi thử thách thêm một lần:
- Ngàn cây?
 
Tôi có thói quen nêu câu hỏi và tôi biết rằng có là một câu trả lời, không cũng là một câu trả lời. Song Ngọc biết thủ thế, chỉ trả lời bằng nụ cười. Tôi cũng không dừng lại ở câu hỏi đó, đó chỉ là những con đường đưa tới mục tiêu khác.
 
Tôi muốn tìm hiểu về Ngọc Seven Eleven, về Ngọc Kentucky Fried Chicken, về Ngọc Travelodge.
Tôi hỏi:
- Em có biết ở Houston em có nhiều tên hiệu không?
Song Ngọc trả lời:
- Không anh.
 
Ở Houston người ta gọi Song Ngọc bằng nhiều tên hiệu. Thời gian tôi qua Houston lần đầu, tôi nghe thấy tên Ngọc Seven Eleven. Người ta gọi Song Ngọc là Ngọc Seven Eleven. Lần thứ nhì tới đó tôi nghe có nhiều người gọi Song Ngọc là Ngọc Kentucky Fried Chicken. Thời gian gần đây, Song Ngọc đã trở thành Ngọc Travelodge. Tôi nói, Song Ngọc nghe và cười. Ở mỗi câu hỏi, Song Ngọc đều có một lời giải thích trọn vẹn.
- Ngọc Seven Eleven?
 
Song Ngọc cho tôi hay là với số vốn mang theo từ Việt Nam, nhà địa ốc Song Ngọc mau chóng trở thành nhà đầu tư Song Ngọc. Song Ngọc mua nhà, mua đất rồi mua tới các shopping center cỡ nhỏ có khi là Seven Eleven, có khi mang tên một hệ thống khác, nhưng đại loại giống như Seven Eleven. Tôi hỏi mấy cái, Ngọc nói tính cả mua đi bán lại thì cũng cả chục, nhưng giữ lại lâu dài thì năm cái. Người đầu tư kiêm nhà địa ốc khi thì trung gian mua bán, khi làm công việc của nhà đầu tư thì giữ lại khai thác lâu dài. Song Ngọc linh động. Phải linh động mới thắng. Biển nào chứ biển thương mại này không linh động là phải chìm sớm. Thị trường Mỹ không đơn giản. Chơi tới nửa khuya thì thắng, nhưng chơi tới sáng thì cháy túi như chơi, không có tiền về xe là chuyện thường có. Song Ngọc biết điều đó.
 
Người thủy thủ này cũng biết kỹ thuật để vượt thắng ở sân chơi này là mua rẻ, bỏ vốn ít, tìm cho ra những cơ sở yếu kém để mua thật rẻ, gầy dựng lại rồi bán giá cao hơn. Dù có kim chỉ nam trong tay, dù là người đi biển lão luyện, khi tình hình dầu hỏa đổi thay, khi thành phố Houston cũng như toàn tiểu bang Texas đi vào thời kỳ suy thoái, Song Ngọc cũng bị lao đao. Thua đậm.
 
Song Ngọc mất mát nặng. Người nhạc sĩ muốn dừng lại, muốn trở về bến đỗ an nghỉ, vui với cung bậc âm thanh. Nhưng biển cả nào cũng có những quy luật của nó. Không phải muốn vô lúc nào là vô, muốn ra lúc nào là ra. Trước những cơn sóng ngút đầu, phải giữ cho vững tay chèo, chờ khi tìm được mặt biển bình lặng rồi mới nói chuyện đi tới hay trở về bến cũ nghỉ ngơi. Năm 1986 đó, Song Ngọc đã thua nặng, tưởng rằng phải gục ngã nơi đây. Người của âm nhạc và đam mê biển đời này cũng là một người tín ngưỡng tâm thành, đi cầu nguyện Đức Mẹ xin soi đường chỉ lối. Tia sáng đã bay tới. Khách sạn Travelodge 60 phòng đúng lúc đó đưa ra thị trường.
 
Một khách sạn Travelodge với số phòng tương đương ở Quận Cam tiền góp phải trên dưới ba chục ngàn. Con sóng lớn giờ này đã rút đi xa, trả lại cho Song Ngọc biển bình lặng. Tôi hỏi em sẽ bán khách sạn đang ăn này đi làm một khách sạn lớn hơn? Em sẽ đi vào ngành nghề xây cất? Em sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam? Em sẽ sang Cali thử thách một trận có tầm vóc to lớn hơn nữa?
 
Tôi hỏi:
- Em có tính mở thêm khách sạn lớn hơn không?
Song Ngọc lắc đầu.
Tôi hỏi:
- Đầu tư vào thị trường Việt Nam?
Song Ngọc lắc đầu.
- Sang Cali đánh lớn?
Lắc đầu.
 
Song Ngọc nói không anh. Ngọc tâm sự ở bên Mỹ này làm ăn là phải nhớ dựng nghiệp đã khó, thủ nghiệp còn khó hơn nhiều. Song Ngọc nói em chỉ có một mơ ước.
 
Ước mơ của Song Ngọc thật đơn giản. Bỏ hết. Bỏ Seven Eleven. Bỏ Kentucky Fried Chicken. Bỏ những dẫy chung cư cho mướn. Bỏ những khu chợ đang xây cất. Bỏ hệ thống khách sạn Travelodge. Bỏ hết. Bỏ những chuyến đi vượt sóng trên biên khơi. Bỏ những cơn đam mê đại dương đã cuốn Song Ngọc vào lòng đời. Song Ngọc muốn trở về bến, bến âm nhạc, ở lại đó. Thường trực. Vĩnh viễn. Ở lại không phải chỉ những ngày ngơi nghỉ, không phải chỉ khoảng thời gian giữa hai chuyến đi.
 
- Anh hiểu em!...
Song Ngọc nói.
Tôi nhẹ nhàng:
- Anh hiểu!
Tôi nhắc lại Song Ngọc:
- Bỏ hết!
Song Ngọc bằng một vòng tay, vẽ ra trùng điệp:
- Bỏ hết!
- Em sẽ ở lại bến...
Không phải một ngày. Không phải một tháng. Không phải một năm. Ở lại bến vĩnh viễn. Ở lại bến ngàn đời.
- Ở lại cho đến tận cùng?
Tôi hỏi. Song Ngọc khẳng định:
- Cho đến tận cùng!
 
Ở lại với bên âm nhạc cho đến tận cùng, sống với nó, chết với nó, không đi nữa dù chỉ thêm một lần, trên những con sóng phiêu lưu, những con sóng bạc vàng, những con sóng đỏ đen canh bạc đời, những con sóng đam mê tình ái. Không có đam mê nào lớn hơn đam mê nghệ thuật. Người nhạc sĩ này đã tới tuổi hiểu được âm nhạc là một người đàn bà không yêu thì thôi, vướng vào là phải đi tới tận cùng, phải đam mê bốc lửa. Người đàn bà đó không chấp nhận những cuộc tình một đêm, những hẹn hò ngắn hạn, những âu yếm nhẹ nhàng. Anh muốn những cuộc tình qua buổi chợ thì anh tìm người khác đi chỗ khác mà vào đến những vùng đất của thương mại, của phiêu lưu, của dục tình. Còn nếu như anh hiểu thế nào là đam mê thì hãy ngồi xuống đây, ngả đầu vào vai ngũ cung, hãy nằm xuống trong vòng tay cung la trưởng, hãy thâu đêm torng khúc nhạc buồn. Có một khoảng thời gian tôi tưởng nghĩ Song Ngọc có mặc cảm phạm tội. Có không ít nghệ sĩ bỏ nghệ thuật đi theo những đam mê khác mang ở trong tim niềm nhung nhớ khôn nguôi, mang ở trong mắt nhìn nỗi buồn hoài vọng, mong muốn trở về bến xưa sống trọn vẹn cho mối tình không thể phôi pha theo ngày tháng, với người này là màu sắc và đường nét, với người kia là cung bậc âm thanh, người khác là vần điệu và hình ảnh. Tôi hỏi Song Ngọc có phải mặc cảm tội lỗi không. Đúng thế, ước mơ bỏ hết trở lại kè bến, bỏ hết những chiều gió đã bốc lên, những ngày tháng giang hồ, buồn đã lên, “lũ chúng tôi lạc loài năm bảy đứa...”
 
Song Ngọc cất tiếng hỏi một mình:
- Mặc cảm phạm tội?
Tôi xác nhận. Song Ngọc lắc đầu.
- Không anh...
 
Không anh, bỏ đi biền biệt, phụ rẫy tầm thường mới mang lại mặc cảm tội lỗi. Song Ngọc dường như biết thật rõ điều mình nói. Song Ngọc phân tích vấn đề sắc bén, phân tích chính mình thẳm sâu. Tôi nghĩ chắc nhiều đêm Ngọc đã phải sống dằn vặt với những cuộc tìm kiếm chính bản thân, những cuộc giải phẫu chính mình. Trong mọi trường hợp, Song Ngọc nhận định thật đúng và rõ: Song Ngọc không bao giờ phụ rẫy âm nhạc. Người thủy thủ đó không bao giờ bỏ đi biền biệt không kể tháng không kể năm. Mỗi chuyến đi, Song Ngọc đều hẹn ngày về. Mỗi lần về bến, người đàn ông này lại vứt bỏ ngay mái tóc phong sương, màu da có nắng và gió của biển lớn, trở lại tức khắc với thế giới âm thanh. Với âm nhạc. Với sáng tác. Biết rằng thời gian trên bến không phải là vô tận, thời gian sống cho âm nhạc giữa những chuyến đi vào biển đời không phải là muôn năm, Song Ngọc sống tận tình cho âm nhạc. Sáng tác buổi sáng. Sáng tác buổi chiều. Sáng tác ngày. Sáng tác đêm. Hơn một người tìm hiểu về Song Ngọc đã hỏi tôi làm nhiều việc như thế, vật lộn với đời gay go như thế làm sao sáng tạo? Thì đó, cởi ra bộ quần áo giang hồ, người thủy thủ trở về với bản ngã nghệ sĩ của mình sống tận tình trong bản ngã đó.
 
Các nhà tâm lý học ghi nhận mỗi con người chúng ta có nhiều bản ngã. Những bản ngã khác biệt. Cái tôi của người thiếu nữ này khi nó ở trong vòng tay tình ái không giống cái tôi của nó khi ở trong ngưỡng cửa gia đình. Cái tôi của một người mẹ hoàn toàn khác biệt với cái tôi của một người tình, càng khác xa với cái tôi của người phụ nữ trong sinh hoạt xã hội, dù cho cùng một con người. Người lâm vào tình trạng nhị trùng bản ngã là người có những cái tôi khác biệt mà không còn nhận ra nhau được nữa. Mỗi người có nhiều bản ngã, nhiều cái tôi, nhưng vẫn đồng nhất, vẫn nhận ra những cái tôi khác biệt đó vẫn chỉ là một mình mình. Hơn thế, người có ý thức về bản ngã còn phân biệt được giữa những bản ngã khác biệt đó, bản ngã nào sâu thẳm nhất, bản ngã nào phản ảnh đầy đủ nhất, nhiều nhất nhân cách của chủ thể. Song Ngọc có nhiều bản ngã. Song Ngọc không ở trong tình trạng nhị trùng bản ngã. Nhưng với Song Ngọc không thể nói bản ngã nào là căn bản, là chính yếu. Với biển, với bến với không gian và thời gian nào Song Ngọc cũng sống tận tình tới mức mỗi khi nhìn lại những khuôn mặt khác biệt của bản ngã của chính mình, Song Ngọc phải ngỡ ngàng. Nhưng rồi thời gian hỗ trợ cho khả năng tự phân sắc bén của Song Ngọc, người sáng tạo này nhận ra chỉ ở âm nhạc mới bay nhẩy tuyệt vời nhất Song Ngọc. Một lần về bến là một lần vui. Một lần sáng tạo. Một lần khác biệt. Hơn một người hỏi tôi tại sao nhạc Song Ngọc được trình diễn bởi những ca sĩ đến từ những chân trời khác biệt. Thanh Thúy nói với tôi tiếng hát Liêu Trai này ca nhiều nhất và thích nhất, hay đúng hơn, vì thích nhất nên ca nhiều nhất những bản của Song Ngọc. Hoàng Oanh có Song Ngọc, nhiều Song Ngọc. Thanh Tuyền nhiều Song Ngọc. Giao Linh nhiều Song Ngọc. Có thật nhiều bài của Song Ngọc, như Tiễn Đưa, như Định Mệnh có cả Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Giao Linh. Tình Như Bóng Mây có cả Ngọc Lan và Khánh Hà. Tuổi Mùa Xuân có Ngọc Lan, Thái Hiền, Như Mai.
 
Một lần về bến là một lần sáng tạo, một lần khác biệt. Hãy nhìn coi lần cuối. Song Ngọc hoàn thành Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Thơ phổ nhạc đấy. Nhưng không phải chỉ phổ một tác giả, cũng không vài bài của vài tác giả. Song Ngọc mang vào nhạc ba thời kỳ thi ca trọn vẹn trong 41 bản nhạc có thời kỳ tiền chiến với Xuân Diệu Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Quang Dũng, TTKH, Thâm Tâm, thời kỳ 54-75 Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kim Tuấn Vương Đức Lệ, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, thời kỳ hải ngoại Hoàng Phong Linh, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Ẩn, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Mạnh Trinh...
 
Tôi không biết chính xác giá trị toàn bộ 41 bài của Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Nhưng tôi biết chắc rằng bài Mai Tôi Đi phổ nhạc bài thơ Paris đã làm tôi thật sự xúc động. Tango đến thế thì thôi. Tôi không biết  Song Ngọc có vĩnh viễn rời bỏ biển khơi vào sáng ngày mai? Sáng ngày mai Song Ngọc có vứt hết, bỏ hết, vĩnh viễn dừng lại cho một mình âm nhạc, một mình sáng tạo? Nhưng bằng vào trọng lượng của những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở, bằng vào ý thức rõ rệt sự khác biệt của những bản ngã của mình, ý thức chính xác về bản ngã căn bản nhất, thẳm sâu nhất, càng lúc càng trồi bật, tôi nghĩ rằng rồi thì Song Ngọc sẽ trở lại bờ bến đó ngày một nhiều hơn. Những chuyến ra khơi, những ngày giang hồ sẽ mỗi lúc một ngắn hơn. Những chiều về bến, những đêm sáng tạo mỗi lúc một dài hơn. Song Ngọc càng lúc càng trở thành Song Ngọc nhiều hơn. Song Ngọc của sáng tạo. Và âm nhạc sẽ bớt phải đợi chờ.    
 
(trích trong Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998)


]]>
<![CDATA[Nhớ về nhiếp ảnh gia, phóng viên chiến trường Huỳnh Thanh Mỹ (1937-1965)]]>Mon, 14 Oct 2019 17:16:43 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/nho-ve-nhiep-anh-gia-phong-vien-chien-truong-huynh-thanh-my-1937-1965
Picture
Huỳnh Thanh Mỹ chụp bởi em trai Nick Út
~ TRẦN QUỐC BẢO ~
 
Bài viết đã đăng báo Việt Tide - Thế Giới Nghệ Sĩ số phát hành ngày 9 tháng 10 năm 2015, nhân dịp giỗ thứ 50 của nhiếp ảnh gia, cameraman, diễn viên, phóng viên chiến trường Huỳnh Thanh Mỹ (anh ruột của phóng viên nhiếp ảnh Nick Út, người đoạt giải Pulitzer năm 1973).

PictureTừ trái sang: Đạo diễn Ngọc Tùng, một anh, Huỳnh Thanh Mỹ, Thanh Nga, Thành Được đang quay phim Đôi Mắt Người Xưa năm 1960
Đầu năm 2012, khi thực hiện một bài viết để tưởng nhớ về đạo diễn Ngọc Tùng, tôi gọi điện thoại đến ái nữ của ông, nữ tài tử Hoài Mỹ, để xin cô một số ảnh thời ông cụ quay những bộ phim Đôi Mắt Người Xưa, Lá Rừng, Đất Khổ... chẳng phải chờ lâu, tôi nhận được ngay một lô ảnh tư liệu rất quý giá. Trong xấp hình đó, có một bức ảnh đã làm tôi suy nghĩ mãi vẫn không thể nhận ra được một nhân vật tài tử rất đẹp trai đứng cạnh Thanh Nga, Thành Được, đạo diễn Ngọc Tùng... Sau này, Hoài Mỹ mới tiết lộ: “Người đẹp trai đó là chú Huỳnh Thanh Mỹ, anh ruột của nhiếp ảnh gia Nick Út đó anh. Bức ảnh đó chụp năm 1960, lúc đó đoàn phim đang quay cuốn Đôi Mắt Người Xưa... Anh biết không, chú Mỹ thời ấy đẹp trai và đa tài lắm. Cô gái nào mà gặp chú cũng sẽ mê liền... Chú biết quay phim, chụp hình cũng giỏi và cũng có góp mặt trong một số phim... Chú dễ thương lắm, đoàn phim ai cũng thích...”.

Hoài Mỹ tâm sự thêm: “Thời đó, năm 1960 Bố Ngọc Tùng đang làm phóng viên chiến trường ABC News và NBC News, Chú Huỳnh Thanh Mỹ là phóng viên cho CBS nên bố và chú cũng thường gặp nhau, chú Mỹ cũng có đóng phim do Bố Ngọc Tùng quay. Hoài Mỹ nhớ lúc đó HM được 5 tuổi, Chú Mỹ hay bồng ẵm Hoài Mỹ trên tay đi từ phòng làm việc này sang phòng làm việc khác, Chú HTM rất đẹp trai, hiền và vui vẻ lẫn đào hoa, HM chưa thấy người đàn ông Việt Nam nào đẹp hoàn toàn như chú Mỹ cả. Cho đến năm 1965, chú HTM đến nhà gọi bố NT để đi công tác, khoảng độ 2 - 3 tháng sau, bố NT trở về thì chỉ còn mình. Bố đứng trước ngưỡng cửa, HM hỏi chú HTM đâu, bố buồn buồn nói: ‘Chú Mỹ chết rồi con ơi’. HM nghe xong khóc ròng bởi vì HM rất quý mến và thương chú Mỹ như là người chú ruột, còn đâu nữa người chú đẹp trai hiền lành của HM. Đến bây giờ đã bao nhiêu năm trôi qua trong tâm trí HM lúc nào cũng nhớ chú HTM”.

Tôi đã có ấn tượng tốt với anh Huỳnh Thanh Mỹ từ ngày đó, dự định khi nào có dịp tiện sẽ đi tìm thêm một số tài liệu về anh. Thời gian dần qua, câu chuyện về người quay phim, diễn viên đẹp trai đó tưởng đâu đã lướt trôi, ai dè có một ngày, tôi nhận được vài tờ báo Điện Ảnh in ấn ở Saigon từ mấy chục năm trước do một cậu em ở quê nhà gửi sang, lật tờ báo Điện Ảnh số 2 (phát hành ngày 23 tháng 10 năm 1965) thấy ngay trang đầu in một ô nhỏ Phân Ưu được ghi như sau:
Bạn Huỳnh Thanh Mỹ không còn nữa. Gia đình Điện Ảnh Việt Nam mất đi một chuyên viên thu hình trẻ tuổi, yêu nghề.
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 1965, bạn Huỳnh Thanh Mỹ, người nhiếp-điện ảnh viên Việt Nam đầu tiên đã gục ngã tại chiến trường miền Tây. Chúng tôi, tất cả chuyên viên điện ảnh bùi ngùi thương tiếc và xin nghiêng mình trước vong linh người đồng nghiệp quá cố.
Ngoài ra chúng tôi xin ghi nhận lòng hy sinh tận tụy yêu nghề của một chuyên viên có tâm hồn nghệ sĩ. Bạn Mỹ đã tự tạo cho mình một chỗ đứng đáng kể trong nghề phóng viên điện ảnh qua bao nhiêu năm kiên nhẫn, học hỏi, trải qua rất nhiều cam go. Vì say sưa với nghề nghiệp, bạn Mỹ luôn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ nơi đâu để thu hình cho được những đoạn phim độc đáo, ngay giữ chiến trận, bất chấp mọi nguy hiểm khó khăn. Do đó một lần bạn đã bị thương, và vừa bình phục, bạn lại lăn mình theo các cuộc hành quân để rồi hôm nay bạn đã nằm yên trong lòng đất lạnh.

Bạn Mỹ chết đi mang theo bao nhiêu ước vọng về điện ảnh chưa thành. Những hình ảnh ‘tác phẩm’ của bạn qua các phim Nước Mắt Đêm Xuân, Thúy Đã Đi Rồi sẽ còn lưu mãi trong trí nhớ của chúng tôi.
Chúng tôi nguyện noi theo gương sáng một lòng vì điện ảnh của bạn Mỹ.
Cầu chúc hương hồn bạn được hoàn toàn thanh thản xuôi về cõi Phật.

Qua những giòng chữ trang trọng trên tờ báo cũ, tôi tự nhủ lòng sẽ phải gặp nhiếp ảnh gia Nick Út, người em trai của anh Huỳnh Thanh Mỹ, để hỏi thêm một số chi tiết hầu có thể hoàn tất số báo tưởng nhớ người nhiếp-điện-ảnh tài hoa này. Và trong tuần qua, mặc dù nhiếp ảnh gia Nick Út rất bận cho công việc làm với hãng tin AP của anh (từ 50 năm qua) nhưng anh đã chịu khó từ LA lái xe xuống khu phố Bolsa, nhờ vậy bài phỏng vấn này đã có thêm một số chi tiết rất ý nghĩa và lý thú. Mời bạn đọc vào câu chuyện.
 
                                                                                    *  *  *

Huỳnh Thanh Mỹ sinh năm 1937. Quê quán Long An. Gia đình có 12 anh chị em, Huỳnh Thanh Mỹ thứ bẩy, còn Huỳnh Công Út, tức nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau này Nick Út thứ mười một. Hiện nay đã mất hết 7, chỉ còn 5 người còn sống, trong đó có ông anh lớn năm nay đã 92 tuổi.

Vì chiến tranh, đồng thời tìm lối thoát để vươn lên, Huỳnh Thanh Mỹ từ Long An trôi dạt về Saigon. Nhờ bảnh trai, lại tốt nghiệp cử nhân văn chương, anh vào làm đủ việc cho hãng phim Alpha. Lúc thì quay phim, khi thì chụp ảnh, mà chụp nào đều xuất sắc tấm đó nên nghệ sĩ và các cô mê như điếu đổ. Không những thế, hình anh còn được xuất hiện trên nhiều bìa báo điện ảnh ngày đó và được mời góp mặt như một diễn viên điện ảnh trong các bộ phim Thúy Đã Đi Rồi, Nước Mắt Đêm Xuân...

Khoảng năm 1961, Huỳnh Thanh Mỹ được nhận vào làm cho đài truyền hình CBS rất bận ban ngày nhưng ban đêm vẫn phụ giúp đạo diễn Nguyễn Long quay bộ phim Mưa Lạnh Hoàng Hôn. Nguyễn Long sau này ghi trong hồi ký: “Sau mấy ngày nghỉ xả hơi, tới anh Phan Xuân Hóa mang hết 40 ngàn feet phim đã quay về phòng và cắm cúi làm việc một mình. Các bạn đã tan hàng ai về nhà nấy, còn lo cho đời sống gia đình, chỉ còn lại em Huỳnh Thanh Mỹ, ban ngày đi chụp hình cho hãng truyền hình Mỹ ở Saigon, tối về phụ với tôi, lo cut phim ra từng đoạn. Cũng nhờ em Mỹ chụp hình có tiền, nên lo ngày 2 bữa cho tôi có sức tiếp tục làm ráp nối”.
Thời kỳ này, anh Mỹ có thêm nghề chụp hình cho báo văn nghệ, anh có gặp H.N, 1 cô gái đẹp nhưng nghèo sống bên Khánh Hội. Cô đó có dáng người và mái tóc dài thật đẹp. Anh Mỹ đưa cô lên bìa báo nhiều lần, về sau cổ nổi tiếng và xuất hiện trong một số cuốn phim, vì thế sau này, ngay khi ra đến ngoại quốc, mỗi khi nhắc đến anh Mỹ, cô ta vẫn khóc nhớ thương.
 
Anh Huỳnh Thanh Mỹ những năm 1962, 1963 làm cameraman cho hãng truyền hình CBS qua sự giới thiệu của ông vua đồ cổ Việt Nam Hà Thúc Cần, làm cho CBS một thời gian, bên hãng truyền thông AP, Horst Faas, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Mỹ từng đoạt nhiều giải thưởng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam trong đó có hai giải Pulitzer danh giá (vừa qua đời năm 2012, tuổi 79) cũng là trưởng nhóm phóng viên chiến trường lúc đó thấy được tài năng Huỳnh Thanh Mỹ nên mời về cộng tác với AP.
 
Anh Mỹ lập gia đình năm 1963. Cô vợ là Nguyễn Thanh Hiếu, tên Tây là Arlette, con gái ông Dần, một viên chức cao cấp ở Đà Lạt thời ông Diệm. Hai người có một con gái tên Huỳnh Ái Trinh sinh tháng 7 năm 1965, mới có 3 tháng thì anh Huỳnh Thanh Mỹ từ trần. Trước khi anh mất, thì một tháng trước đó, anh cũng đã bị thương trên chiến trường. Sau 1, 2 tuần cơn đau lắng dịu, anh lại vội vã bay ra mặt trận Cần Thơ để lấy tin, ai dè bị CS phục kích nên bỏ mạng giữa chiến trường.

Theo lời kể của Nick Út, có 2 chuyện khó quên xẩy ra trước ngày anh Mỹ lìa trần. Trước khi anh mất, trong năm đó anh Mỹ quyết định mua nhà. Đầu tiên anh ở Phú Nhuận, về sau dọn về gần Tổng Nha Cảnh Sát, sau chót anh mua nhà gần khu Chợ Nancy - nhà kế bên chùa Phật Ấn, khu đường Trần Hưng Đạo, hẻm Nguyễn Cảnh Chân, gần khu nhà Kim Xuân, Kim Thu, Hữu Phước, Út Trà Ôn... mua chưa được một năm thì mất... Nhìn lại số nhà của anh đã mua, thì thấy số 505 TK 13/10... Nhiều người tin dị đoan cho rằng 4 số cuối của số nhà đã in sẵn ngày và tháng mất của anh.

Chuyện thứ nhì, cũng trong năm đó, anh quen biết và thân thiết với một người đẹp tên TKH. Như dự định, anh sẽ là người đi chụp hình cho cô này trong ngày cô đi tham dự Giải Hoa Hậu tại rạp Hưng Đạo tối ngày 22 tháng 10 năm 1965. Tuy nhiên, trước đó 9 ngày, Huỳnh Thanh Mỹ đã bất ngờ tử nạn, và cuộc thi hôm ấy, cô TKH đoạt giải Hoa Hậu và 2 cô Hoàng Kim Uyên và Ngọc Tuyết lấy giải Á Hậu mà sau này hai cô rất thành công trong lãnh vực điện ảnh.

Riêng anh Nguyễn Văn Tiến Hùng đã nhớ về anh Huỳnh Thanh Mỹ như sau: “Nick Út lúc đó mới 10 tuổi, anh vẫn còn nhớ rằng anh Mỹ là một người đa tài, làm ra tiền đủ để lo cho cả gia đình. Chính anh Mỹ sau những đợt cầm máy ra chiến trường trở về là người dạy cho Nick Út cầm máy. Chỉ một tháng sau cái ngày ấy, một buổi trưa trời mưa dầm, có tiếng xe và ký giả Lê Ngọc Cung của Hãng AP thắng gấp trước nhà, gọi vợ anh Mỹ vào và đóng cửa lại thông báo cho gia đình một tin sét đánh: phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ đã trúng đạn, tử nạn ở Cần Thơ. Cả nhà bật khóc! Nick Út khóc hết nước mắt và nhớ lại lời anh căn dặn trước khi đi xa, anh vác bộ máy ảnh của anh ruột đến hãng tin AP và xin được thay thế vị trí của người anh quá cố! Những người quản lý hãng tin AP tại Sài Gòn lắc đầu từ chối: ‘Anh cậu đã chết rồi, dù rất muốn chúng tôi cũng không muốn thêm một người trong gia đình này chết nữa!’. Nhưng cuối cùng với sự cương quyết của Nick Út, họ phải chấp nhận để anh trở thành phóng viên chiến trường của hãng. Và Nick Út đã đi qua cuộc chiến, qua bao con đường súng đạn mà cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc”.

Thoáng đó, đã tròn đúng 50 năm, người về lòng đất mà tên tuổi của anh vẫn chưa thể nào quên. Thực hiện số báo này, xin cùng với anh Nick Út và gia đình, cùng với những người từng yêu quý anh, xin gửi về nơi cõi xa, những nén nhang thơm bùi ngùi đầy tiếc nhớ về một tài danh mang tên: Huỳnh Thanh Mỹ.
 
(trích Thế Giới Nghệ Sĩ trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày 9/10/2015)
]]>
<![CDATA[Trần Tuấn Kiệt (1939-2019): thi ca và cuộc đời]]>Fri, 11 Oct 2019 19:59:38 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/tran-tuan-kiet-1939-2019-thi-ca-va-cuoc-doi~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
 
Nói đến tên tuổi Trần Tuấn Kiệt, nhiều người đã nghĩ đến một người cầm bút suốt đời không bỏ được nghiệp làm thơ. Từ cuối thập niên 1950 cho đến bây giờ, suốt mấy chục năm, hầu như chưa có ai trong văn học sử Việt Nam lại có sức sáng tác mãnh liệt như thế. Thơ ông viết phải nói là cả năm ngàn bài và trải dài trong thời gian cầm bút, dù làm bất cứ công việc gì, viết văn hay làm báo, thì làm thơ vẫn là công việc chính và trong tâm tư vẫn mênh mang một khuôn trời bao la của thi ca.
Sống với thơ, tâm cảm với thơ và đam mê với thơ, những dấu ấn của thi ngữ đã có từ buổi thiếu thời. Thơ có khi còn là một phong cách sống, trôi nổi theo tháng năm và phản ảnh một tâm hồn luôn luôn hướng vọng trên trời cao. Thiên nhiên, có lúc là nơi ẩn mình của một người luôn vật vã với cuộc sống nhưng có lúc gợi cho thi sĩ những hình ảnh của suốt tháng năm hiện hữu. Thơ không triết luận nhưng khi đọc thơ ông, độc giả cảm thấy hiển hiện những câu hỏi về vấn nạn của cuộc đời.
 
Khi nhà văn lão thành Nhất Linh làm báo Văn Hóa Ngày Nay, thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt đã được đăng như một khám phá tài năng mới. Theo nhà thơ Vuơng Tân thì khi Trần Tuấn Kiệt gửi 10 bài thơ ký tên Sa Giang cho nhà văn Nhất Linh, thì bản thảo ấy đã được đăng ngay một phần với lời giới thiệu trang trọng. Và qua nhà văn Nhất Linh, biết Trần Tuấn Kiệt là một nhà thơ rất trẻ đang làm nghề kéo đờn cò cho một gánh hát cải lương. Sau Trần Tuấn Kiệt vào nghề làm báo và gia nhập Văn Đàn Bạch Nga của nhà thơ Nguyễn Vỹ và viết báo Phổ Thông.
 
Trước năm 1975, Trần Tuấn Kiệt, đã xuất bản 10 tập thơ như Thơ Trần Tuấn Kiệt, Nai, Bài Ca Thế Giới, Cổng Gió, Triền Miên Ngâm Khúc, Cỏ Nội, Mê Cung, Màu Kỷ Niệm, Niềm Hoan Lạc, Lời Gửi Cây Bông Vải (tập thơ đoạt giải thưởng văn chương của Tổng Thống VNCH năm 1971). Sau năm 1975,  ông tự in những tập thơ từ đầu thập niên 1990 đến những năm 2000: Hồng Hạc, Tia Chớp Hoàng Hôn, Nghịch Hành, Tình Xuân Vạn Cổ, Sử Thi, Chân Ngôn… Những tập thơ nhỏ tự in lấy và phổ biến hạn chế. Theo một người bạn thì đó chỉ là một cách thế để chứng minh người làm thơ vẫn tiếp tục hành trình thi ca của mình và những tập thơ nhỏ ấy như là một sự chứng tỏ sự hiện diện trên thi đàn của Trần Tuấn Kiệt. Trong bài tựa của tập thơ Sử Thi, có đoạn viết:
Có thể giá trị nằm ở sự hiện diện. Vấn đề là sự hiện diện thế nào mà thôi. Trần Tuấn Kiệt đã hiện diện trong thơ và trong thời của ông như một nhà thơ mà bấy nay không thể nói khác. Cho nên bây giờ với bất cứ một cách nào ông cũng có thể hiện diện như đã từng hiện diện.
Với thời gian, với tuổi tác hay hoàn cảnh mọi suy nghĩ đổi thay. Hình như có lúc nhà thơ thấy có điều muốn nói cùng các bậc triết giả. Nhưng thường thì ông vẫn dung dị mà chất chứa với bao điều gần gũi quanh đời. Cái cao và cái thấp, cái lớn và cái nhỏ, cái lý tưởng và cái tầm thường… xem ra chỉ là một. Trong bất chợt lóe ra cái thần của bước truân chuyên một kiếp người, nhà thơ nhớ đến cái cội nguồn mình với bao kỷ niệm huyền ảo. Những kỷ niệm đó có khi chỉ là một tiếng dế kêu, một cọng lau cô độc, một phận người bán vé số bên lề đường phố thị hay bóng dáng mịt mờ một người bạn dưới quê nay không bao giờ gặp lại nữa… Ở đó cái vui cái buồn sướng khổ một đời có thể khiến ai ngó vào lại có khi đến phải trào nước mắt…
Và vì thế vẫn có thơ và nhà thơ vẫn bước đi trong đời với bao điều thân ái đâu đây…
 
Trần Tuấn Kiệt đoạt giải nhất sáng tác Văn Học Nghệ Thuật của Tổng Thống VNCH bộ môn Thơ năm 1971 với tập thơ “Lời Gửi Cây Bông Vải”. Tập thơ khá mỏng chừng 70 trang, gồm những bài thơ 5 chữ và lục bát. Thơ như những nét phác họa rất hiện thực một cuộc sống đầy trăn trở, của những suy tư gợi ra từ những sự kiện hàng ngày xảy ra của một đất nước chiến tranh.
 
Lời gửi cây bông vải? Thi sĩ gửi điều gì để làm thành nhan đề một tập thơ của mình. Rất giản dị nhưng cũng rất phức tạp dù rằng chỉ với vài dòng ngắn:
Vỗ cánh theo bình minh
Lời gởi cây bông vải trong vườn
Ngàn năm sau hỡi làn sóng nhỏ
Đừng xô lấp đại dương
 
Bài thơ nhan đề là “Sáng Xanh” mở ra một lời dặn dò “những làn sóng nhỏ” đừng xô lấp đại dương. Dặn dò làm chi bởi vì đại dương mông mênh có bao giờ bị xô lấp được bởi con sóng  nhỏ nhoi? Nhất là trong một buổi bình minh, khi tâm tư vỗ cánh lên cao, khi con người thấy một niềm lạc quan của bắt đầu một ngày sống và một ngày suy tư. Giải thích thơ là một điều tối kỵ với thi sĩ có phải, vì cái chủ quan của người này không thể là cái khách quan của người kia. Lời dặn cho người hay cho ta. Chẳng biết? Ai? Là con sóng nhỏ? Ai? Là biển đại dương? Thơ chỉ gợi lại cảm giác và nếu có người thắc mắc về một bài thơ thì bài thơ ấy phải lôi cuốn được người đọc vào cõi riêng của mình…
 
Thơ của Trần Tuấn Kiệt cũng đề cập đến chiến tranh đến tai trời ách nước giáng xuống đầu dân đen đau khổ. Thơ của ông không phải là cung cách làm dáng văn chương của những thi sĩ ngậm ống vố ngồi trong Givral, Pagode… nhìn đời kênh kiệu. Những câu lục bát, những vần năm chữ nghe hao hao phong vị ca dao gợi lại một đời sống quê mùa lúc thiếu thời hay những nhọc nhằn của một đời cứ vật lộn với nghịch cảnh của những người bình dân ít học. Có người ví thơ Trần Tuấn Kiệt với với thơ Đỗ Phủ, thơ Lý Thương Ẩn của một thời loạn lạc ngày xưa, của người dân chết đói bên bọn con buôn chiến tranh rượu nồng thịt béo. Mỗi người một nhận định nhưng theo tôi thì sự so sánh chỉ là cảm nghĩ thoáng qua. Còn trong sâu thẳm tâm linh thì có thể có nhiều kết luận.
 
Trường Xuân Hành của Trần Tuấn Kiệt cũng khác người. Mùa xuân nhưng không phải chỉ có niềm vui và hạnh phúc!
 
Hơi bấc thổi suốt đêm
Lùa sương mù trắng xóa
Trong sương mù bóng ai
Dáng đi chừng mờ tỏ
Xa nhìn không thấy người
Gần thấy một bà lão
Tuổi già hơn cổ thụ
Gánh hàng nặng trĩu vai
… Hôm nay chừng rét lắm
Trở về trong đêm thâu
Gánh hàng treo ngược  gióng
Nằm yên tay gối đầu
Vòm sao thưa thốt nổi
Buồn lơ mơ trong lòng
Nhớ vài ba đứa trẻ
Lớn lên ra chiến trường
… Bà chong ngọn đèn sáp
Bừng sáng mặt xương da
Bồi hồi cơn lửa đạn
Nghĩ gần lại nghĩ xa
Thôi đừng buồn nữa nhé
Bà dặn lòng đã lâu
Nhưng còn chút xương máu
Bà lão vẫn còn sầu
Mùa xuân này bảy mươi
Gánh hàng nặng trĩu vai
Gió lạnh đôi mắt yếu
Nhìn đường quanh thêm dài.
 
Bài thơ buồn. Tâm sự thì mang mang nỗi niềm của một thời binh lửa. Chiến tranh đâu có ai hô hào hy sinh, đâu có ai mang những chiêu bài thúc giục lao mình vào chém giết? Thế mà, vẫn xảy ra những thảm cảnh, hiện thực là nỗi  sầu khổ khôn nguôi… Những bà mẹ, sống ở thành phố nhưng luôn ngóng về chốn chiến trường, nơi những đứa con đang cầm súng.
 
Trong Lời Gửi Cây Bông Vải, thơ năm chữ đã trôi theo những nhịp buồn để thành những lời phản kháng chiến tranh. Từ bài “Buồn Vọng Trăng Xuyên Qua Ngôi Thành Cổ” đến “Lên Đồi Xuân”, đến “Loạn Lạc Trong Ngày Xuân Mậu Thân”, đến “Đứng Trên Đồi Ngắm Xuân Về”, toàn là những cảnh bi thảm, toàn là ngôn ngữ buồn của chết chóc chia ly, của lửa chiến tranh đang ngùn ngụt bốc. Những tâm sự nấu nung. Những mảnh đời cuốn theo cơn lốc thời thế. Những âm vọng của muôn trùng. Những tiếng than muốn thấu tận trời xanh…
 
Thời loạn ngồi bó gối
Non sông mấy dặm trời
Sương đầm hiên bóng tối
Trời sầu sao đổi ngôi
Nay ta buồn muốn khóc
Nay ta buồn muốn cười
Nghĩ thêm mặt sắc giận
Lũ chó ngao tôi đòi
Ta nhìn mải vầng trăng
Trăng thu ngời vẻ lạnh
Bầy trẻ thôi nô đùa
Nước non dường hiu quạnh
Người xưa như thế nào?
Người nay như thế đấy
Trăng xưa sáng phương nào
Trăng đời nay đã vậy…
 
Lời gửi cây bông vải có phải sự nhắn nhủ “Đừng Quên”. Những câu lục bát âm hưởng ca dao mộc mạc có phải là tình ý gửi theo.
 
Đừng quên nước chảy có nguồn
Con sông có khúc mối buồn có duyên
Em đừng quên nụ cười hiền
Trăm năm là mấy ưu phiền lửa binh?
Đừng quên trời rộng phiêu linh
Chút hồn thơ đã quên mình nhỏ nhoi
Em đừng quên nhé em ơi
Tấu lên khúc hát bên đồi véo von
Giấc mơ đôi mắt hoe tròn
Nụ hôn đầu nhớ hoàng hôn lửa tàn
Em đừng quên nhé – Việt Nam
Lời ta để nhắn qua ngàn bến xanh.
 
Chỉ có một bài thơ, mà thi sĩ Bùi Giáng đã cảm hứng để viết lên nhận xét của mình. Văn phong của Bùi Giáng, bao giờ cũng là ý tứ thâm trầm diễn tả bằng ngôn ngữ chỉ có của riêng ông và quả thực đã gây cho người đọc nhiều ấn tượng. Trần Tuấn Kiệt làm Thơ với phụ chú “em chủ vườn hoa hạnh của Trời”:
Vầng trăng lên đỉnh núi
Gió lùa qua biển khơi
Em về ru nhịp võng
Cho mắt biếc màu trời
Ve vang hoài tiếng vọng
 
Và Bùi Giáng viết “Bên đèn đọc bản thảo Sa Giang: Em chủ vườn hoa hạnh của trời”:
Vì em là Ly Tao. Trời đã ban cho Đất một vườn hoa hạnh. Đất cậy nhờ em về làm chủ. Em hé miệng cười hôm sớm giúp vườn hạnh trổ bông. Em về chưa? Vì sao nhiều phen chúng tôi cảm thấy em còn xa vắng quá? Vì mặt đất u buồn lo sợ có chắc rằng Trời đã ban cho cõi người một vườn hạnh và em đúng là Công Chúa về chăm sóc vườn hoa.
EM CHỦ VƯỜN HOA HẠNH CỦA TRỜI.
Lời đáp đã về trong tiết điệu. Không còn nghi ngờ gì nữa. Em đúng là con gái của Trời, em được Trời giao cho một vườn hoa hạnh…
Vườn hoa hạnh với tấm lòng Cô Chủ sẽ nhắc với nhân gian rằng cõi-người sẽ không hoang vắng. Đất và Trời sẽ trao đổi xuân xanh. Mùi hương lạ của hoa là nhịp cầu vồng giao nối. Hương xông lên trời là kết tụ ánh sáng cho trăng sao. Và trăng sao sẽ trả lại cho trần gian những hương màu mà trần gian lỡ lầm đã nhiều phen đánh mất.
Trăng mười sáu ngủ trong hoa
Em mười sáu tuổi trong tà áo xanh
Mai sau hò hẹn xin ghi nhớ
Đừng để nhân gian lạnh lối về
Không cách gì nhân gian dam 1tin rằng ký ức mong manh của con người sẽ ghi nhớ lời hò hẹn mai sau ấy, nếu giữa bụi hồng chúng mình thiếu chút hương hoa trong một làm ánh sáng
EM CHỦ VƯỜN HOA HẠNH CỦA TRỜI.
Vườn hoa còn nở mãi. Ở mọi nơi. Và rất bất ngờ là những lần em dạo gót. Nàng thơ tìm đến thăm viếng nhân gian, ai biết đâu mà lường? Bàn chân đi rất nhẹ. Âm thanh dội vào giấc mơ nào của… Tại Thể “suốt xuân thu mong đợi” nọ về “kia”. Ấy ai dặn ngọc thề bàng? Nọ Nàng Thơ đó là người... Phải chăng? Mấy lòng hạ cố đến nhau? Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng?
Vậy chúng ta đứng xung quanh xin vui lòng nhìn nhận. Chàng thi sĩ họ Trần trẻ tuổi đúng là kẻ đã gọi về vang bóng… Tiết điệu trùng sinh, tiếng thơ đồng vọng, màu xiêm mơ màng. Trời mây tuôn, sông biển dội xứ sở dâng hồng vàng kể từ lần anh hoa phát tiết ra ngoài đón linh hồn Vĩnh Thể để dìu vào cung bậc của “L’être-le”, “là”. Là Tại Thể xao xuyến đi về là hiện-hoạt-trong-cõi-nọ-là “In-der-Welt-sein”.
 
Bùi Giáng nhìn thơ Trần Tuấn Kiệt theo cái nhìn của một người đi tìm những góc cạnh bất ngờ của một cõi thi ca đầy bất ngờ, của những lối rẽ ngang khuất khúc nhiều thú vị. Từ một hình ảnh, thơ trở thành nỗi ám ảnh. Từ một con chữ, thơ trở thành một thế giới riêng. Mà có khi chỉ có một mình nhà thơ đóng vai phê bình mới hiểu thấu. Nhà thơ Bùi Giáng đã nhận định:
Thơ Trần Tuấn Kiệt đã đạt tới cội nguồn trường mộng tinh anh nên gợi dậy rất nhiều chân trời hoài niệm. Dựng lên những câu hỏi huyền hoặc. Lời thơ pha đủ mọi dư vang của triều rộng con cháu Nguyễn Du đã gặp Hoelderlin Nerval - và đón suy tư hướng vọng vĩnh thể của thiên tài Tây Phương. Niềm chiêm nghiệm bát ngát vô song…
 
Thơ Trần Tuấn Kiệt hình như ở gần với trăng sao hơn là mặt đất. Thơ là những hình ảnh đầy nét thơ mộng, của núi rừng hoang liêu của đỉnh núi cao tịch lặng. Hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” đã ám ảnh ông và đã có một tập thơ ra đời mang tên “Nai”. Tập thơ có đến 15 bài và có những bài như:
 
Lên theo đỉnh núi mơ màng
Một con nai đứng vọng ngàn trong sương
Vách cao đá dựng trăng buồn
Tơi bời tiếng lá, mưa luồng lũng sâu
Gót thầm nai tếch ngàn thâu
Nhân gian nghe cũng vọng sầu bao la
 
Rất nhẹ nhàng, hình ảnh của một thiên nhiên tịch lặng của những phút giây thầm lắng của suy tư. Nai ngơ ngác giữa vách đá dựng, có phải gợi đến những hình tượng hiền hòa đầy nét thơ mộng của một trời đất bao la mà nỗi sầu hình như lúc nào cũng ẩn trong tiếng gió tiếng mưa. Thơ không tả cảnh mà chỉ phác họa vài nét đơn sơ một thế giới nào gần với con người nhưng cũng xa lạ với chúng ta xiết bao. Cái âm vọng ấy có phải là những chuỗi ý tình mà thơ Trần Tuấn Kiệt muốn diễn tả.
 
Nai Khóc. Nai Ngủ. Nai Xa Rừng. Nai Thiên Cổ. Những hình tượng giữa đất trời hoang vu giữa bạt ngàn tiếng sầu của thiên cổ vọng về và của tâm tình của chàng thi sĩ gửi theo. Nai xa rừng của “con đường lên đỉnh thiên thâu/ Em ôi đi mãi bỏ sầu dưới khe”. Có phải em là nai hiền bỏ đi để lại nơi đây đáy khe nỗi nhớ? Nai ngủ của “nai còn ngủ mộng trong sương/ rừng xanh đất đỏ ngắn hồn mãi sao?” Có phải mộng em phảng phất khói sương của rừng thẳm biền biệt đất đỏ của nỗi cô quạnh một mình. Nai khóc, của nỗi niềm thời thế, của chiến tranh tràn đầy lệ khóc thương đời. Nai khóc như  nỗi niềm giữa cuộc biển dâu của thẳm đen cuộc đời du mục “vòm thiên thâu loạn sắc màu/ con nai bỗng để lệ trào ướt mi/ rừng thâm u giấu vẻ gì/ hồn đơn chiếc nẻo biên thùy không trăng”.
 
Trong bài “Nai và Rừng” ngôn ngữ thầm thì những trăn trở, của một trời đất bao la nhưng thẳm biệt lạnh lùng:
… Với trăng thu nọ ưu phiền
Với hai gạt nhỏ trơ tìm hướng xa
Ngàn trùng tiếng vọng bao la
Nỗi sầu đất lệch cũng xa xôi nguồn
Mắt xanh nai đã bồn chồn
Thổi tan hoang giấc mộng tàn ra đi
 
Với nai, Trần Tuấn Kiệt mượn hình dáng để nói về một không gian của núi rừng, của thuở sơ khai mà loài người còn lạc lõng giữa rừng sâu rú thẳm. Thiên nhiên gợi lại niềm thân ái nhưng cũng thật buồn. Có ẩn hiện chiến tranh, có sự chia ly phảng phất, có tâm tư của rừng núi hoang sơ, của những tâm tình của một thuở sơ khai hiền lành chưa biết thủ đoạn để sống còn qua những cuộc phong ba…
 
Thơ Trần Tuấn Kiệt thường ngăn nhưng không cô đọng. Thơ ông như khởi điểm cho những liên tưởng đến những thi tứ bất ngờ. Nhưng, lại có những thi phẩm dài hơi như Triền Miên Ngâm Khúc, một trường thi dài tới 990 câu. Thơ “tre khóc măng” có lẽ là một bài thơ độc đáo mà có người nhận định:
Triền Miên Ngâm Khúc, thi phẩm thứ năm của Trần Tuấn Kiệt được sáng tạo trong tiếng khóc của một nhà thơ đã có giá trị vững vàng ngay từ thi phẩm thứ nhất. Trong một buổi thảo luận về thi ca, nhà thơ Nguyên Sa đã xác định một cách trang trọng về giá trị của Triền Miên Ngâm Khúc  là một áng thơ thuộc vào hàng hay nhất trong thời hiện tại. Nhận định của Nguyên Sa thật đã đúng mức với thực chất của trường ngâm này. Nhận định ấy không có gì quá đáng nhất là khi một nhà thơ từng đã nghe tiếng khóc con của một nhà thơ thì nhận định kia tự đã gói ghém đủ một tấm lòng thành qua tầm nhìn sắc bén về thơ…
 
Đọc Triền Miên Ngâm Khúc, quả là tiếng khóc xé lòng. Hình như, Trần Tuấn Kiệt không gửi theo nỗi nhớ thương từ sự mất mát không cùng mà còn như đại diện cho những người cha đau khổ khóc thương đứa con vắn số. Thơ như là một chuyện kể não lòng và qua lời kể thấy được một thời kỳ của đất nước. Triền Miên Ngâm Khúc có những câu như:
Sinh con là một cuộc liều
Liều bao nhiêu cuộc bấy nhiêu đoạn trường
Sinh con ngủ đất nằm sương
Đã bao năm tháng nắm xương thịt gầy
Ngậm ngùi thế sự hôm nay
Thương con nào quản nhục đầy tuổi cha
Mong con chóng lớn mặn mà
Mong con chạy đến lòng cha vui cười
Mong con thở ngập khí trời
Gió hương thơm lạ nghe lời thiên nhiên
Mong con ngoan ngoãn dịu hiền
Lớn khôn làm một người hiền thế gian
Giờ đây thoắt gẫy gươm đàn
Gánh tình đã rụng trăm ngàn khổ đau
Cha xin trọn kiếp khổ sầu
Con ơi con sớm qua cầu hỡi con…
 
Một bài thơ khác “Em Còn Hái Trái” và cũng là nhan đề một tuyển tập thơ của Trần Tuấn Kiệt được nhà thơ Bùi Giáng viết rất trân trọng:
... như thế cũng đủ. Đủ nhiều lắm. Khuất suốt bốn trời nhưng Tiếng Thơ Chung sẽ không ngừng đồng vọng. Mặt đất sẽ mãi mãi đón chim trời về trong nắng để nhìn em dạo gót hái trái bên cây. Các em đừng quên nhé.
Em còn hái trái bên cây
Vết son mùa để dấu hài đầu tiên
Loi choi bước nhẩy loài chim
Gió tan mây tụ đảo diên vườn người
Em còn hái nữa hay thôi
Vết tay chín móng đã mười yêu thương
Phiêu du trở bến trong hồn
Một giòng nước thẳm bên nguồn em đang...
Vườn chim trái mộng hoa vàng
Nửa đêm trăng cũng huy hoàng bên em
Em đang làm gì. Không biết. Nhưng “dấu hài đầu tiên” sẽ ghi mãi “vết son mùa để...” Và ngọn cỏ lá cây sẽ nên lời. Mặt đất sẽ hồi sinh trong thời gian miên viễn. Ánh sáng bây giờ là thiều quang bữa trước. Thiều quang bây giờ sẽ soi xuốt bờ cõi mai sau
Em còn hái trái bên cây
Vết son mùa để dấu hài đầu tiên.
Dấu hài đầu tiên huyền diệu quá. Xui ta càng thương nhớ màu. Trăng của một người…
Vết hài đấu tiên sẽ mang lại bóng hình người em gái. Người em sầu mộng của muôn đời cho mọi linh hồn đau khổ lúc ra đi còn quay đầu trở lại. Em còn hái nữa hay thôi? Lời tiễn đưa đầm ấm. Lời hẹn ước trùng ngộ ở cuối trời. Mọi sự bây giờ là chia biệt? Rã tan? Nhưng…
Mais ce qui demeurere, les poetes les fondent - Hoelderlin…
 
Trần Tuấn Kiệt là thi sĩ suốt đời mang nghiệp thi ca. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, dường như ông song hành giữa lãng mạn thi ca và hiện thực đời sống. Đọc thơ ông, là chia sẻ với những mẩu đời của một thời đại đặc biệt với những tâm cảm đặc biệt và của những người có trái tim mẫn cảm. Trần Tuấn Kiệt làm thơ rất dễ dàng, viết cả năm ngàn bài thơ với cả nét lãng mạn và thực tế trộn lẫn. Đọc thơ của ông, là một độc giả yêu thơ, tôi tiếc là không có đầy đủ tác phẩm của ông…
]]>
<![CDATA[Quyền Lực và Nhan Sắc]]>Mon, 07 Oct 2019 05:18:04 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/quyen-luc-va-nhan-sacLTS: Nhà thơ Cung Trầm Tưởng sẽ ra mắt thi tập “Một Hành Trình Thơ 1948-2018” vào ngày 17 tháng 11 năm 2019 tại Little Saigon, miền Nam California. Sau đây là bài phát biểu ông Cung Trầm Tưởng sẽ đọc trong buổi ra mắt sách, do ông gửi đến tòa soạn Việt Tide để phổ biến trước.
Quyền Lực và Nhan Sắc
 
~ CUNG TRẦM TƯỞNG ~
 
Người nữ baudelairien
 
Nhà thơ Charles Baudelaire là tác giả của câu thơ sau được các nhà phê bình văn học đánh giá là bất hủ:
 
Je suis belle, ô mortels! comme un rêve de pierre
Hỡi con người hữu hạn! ta đẹp như một giấc mơ của đá
 
Tôi xin diễn nghĩa câu thơ trừu tượng này như sau:
 
Đá trong câu thơ của Baudelaire là thứ đá gì? Đó là thứ đá siêu phàm, thứ đá có hồn, thứ đá thiêng, thứ đá biểu tượng của giấc mơ muôn đời của con người: giấc mơ bất tử. Nó có một liên hệ gắn bó với sự chết của con người, nó chính là những phiến cẩm thạch nguy nga và trầm mặc của lăng tẩm một kiều nương có một vẻ đẹp kiêu sa, diễm lệ như của các thần nữ huyền sử Hi-La.
 
Qua sự hóa đá sau cái chết thể lí của mình, nàng kiều nương ở lại với thời gian với tư cách là sự hiển thị của lí tưởng trường tồn, một lí tưởng toàn bích như vẻ đẹp của thơ. Tôi nghĩ, qua câu thơ bất hủ của mình, Baudelaire muốn ám chỉ một chân lí siêu nhiên, theo đó vẻ đẹp của thơ là một phép hóa giải nhiệm mầu cái mâu thuẫn cơ bản giữa thực tế hữu hạn của con người và giấc mơ bất tử của nó.
 
Chân lí siêu nhiên trên chứng tỏ con người với giấc mơ trường tồn của nó không là một đam mê vô ích như Jean Paul Sartre, người khởi sáng của chủ nghĩa hiện sinh vô thần, đã nghĩ. Bởi vì con người là sự cộng sinh trong nó của hai hữu thể tinh thần và vật chất. Với tư cách là một hữu thể tinh thần, nó có một khả năng siêu việt, tức một khả năng tồn tại liên tục bên ngoài thực tế hữu hạn của nó.
 
Nói rõ hơn, giấc mơ muôn đời của con người là được tồn tại trong cõi vĩnh hằng với tư cách là sự thăng hoa của con người thế tục nó đã từng là, lên thành một hữu thể tuyệt hảo tràn đầy hạnh phúc. Giấc mơ tuyệt đối này không là một hư cấu viển vông mà là một yếu tố cấu thành của bản chất con người. Thiếu nó, con người mất khả năng tồn tại như là một giá trị nhân bản hoàn bị.
 
Sự hao hụt bản thể trên, tức sự hao hụt nhân tính, là một khuyết tật những người duy vật cực đoan và những người thực tiễn quá khích thường mắc phải. Tối đa, nó có thể hóa con người từ là một động vật muốn làm một thánh linh rớt xuống thành một con quỷ. Và, kinh nghiệm lịch sử chỉ cho thấy, quỷ chính là tác nhân của những tội ác tầy trời, như tội ác chống loài người, tội ác diệt chủng, tội ác thanh trừng giai cấp, tội ác tôn giáo và tội ác chiến tranh, chẳng hạn.
 
Về quyền lực siêu phàm của người nữ baudelairien, tôi có sáng tác mấy vầng tụng ca sau:
 
Em ướp trầm hương ngan ngát thánh,
Ngồi trong đời cũng ngự ngôi trên.
Em gần gũi cũng thiêng khôn kể,
Dạy dỗ thi ca ý niệm đền.
 
Là khởi sự cùng là kết thúc,
Đầu nguồn mạch nước, cuối dòng sông.
Em sinh sôi những áng cầu vồng,
Trước Sách Ước đến sau cùng Lịch Sử.
 
(trích “Phồn thực ca” trong “Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2018)
 
 
Người nữ hằng cửu
 
Nhà thơ Gérard de Nerval có đề ra khái niệm một mẫu nữ lí tưởng ông gọi là người nữ hằng cửu – éternel féminin.
 
Tôi xin triển khai khái niệm trên với một số đóng góp khiêm tốn của mình.
 
Như tính danh của nàng chỉ cho thấy, người nữ hằng cửu là một hữu thể siêu phàm thủ đắc một sức mạnh mềm vô hiệu hóa được sự hủy diệt lạnh lùng của thời gian để ở lại thế gian với tính cách một trường tồn bền vững với nguyên vẹn những tố chất làm nên tính nữ và nhan sắc bất hủ của mình. Ở lại với tư cách là một cội nguồn phong nhiêu của sự tồn sinh và phồn vinh loài người và là một cần thiết cho sự đồng điệu âm dương, hạnh phúc đôi lứa, ấm cúng gia đình và hòa khí nhân gian. Ở lại với danh nghĩa một người tình lí tưởng, giấc mơ muôn đời và là nguồn hứng bất tận của các thi nhân trữ tình mọi nơi và mọi thuở. Ở lại với tư thế hiện thân của một vẻ đẹp nghệ thuật tuyệt đẳng: vẻ đẹp của thơ. Với vẻ đẹp này, nàng mang lại cho các tâm hồn điệu nghệ một niềm vui muôn năm.
 
Riêng bản thân tôi đã hình dung ra nhan sắc người nữ hằng cửu của Nerval qua sự hồi tưởng lại nhan sắc của các nàng kiều nữ Việt Nam năm xưa đi trẩy hội hoa Tết trên những đại lộ phồn hoa của thủ đô Sài Gòn.
 
Sáu mươi năm đã qua đi kể từ ngày đó, nhưng hồn tôi vẫn còn tương tư và bị lôi cuốn bởi nhan sắc rực rỡ, phong cách thanh tân và dáng điệu mềm mại của các kiều nữ đó trong chiếc áo dài tha thướt – một kì công của nghệ thuật tạo mốt – bó sát lấy tấm thân thon thả của các nàng và làm hằn lên những đường cong kỉ hà tuyệt mĩ. Tất cả quyện đan vào nhau thành một giao hưởng đường nét đẹp như thơ, khiến tôi có cảm giác các nàng chính là những hậu thân chính thống của người nữ hằng cửu.
 
Tôi có cảm tác những vần phồn thực ca sau, nhuốm đầy sắc hương nơi quê hương các nàng sinh trưởng để tôn vinh nhan sắc nồng nàn rực rỡ của họ:
 
Nhiệt đới đầu thai em tố nữ
Mít kề vú sữa, mãng cầu gai;
Quít căng đẫy nắng, cam dung dị;
Chất ngất sầu riêng, sực nức xoài.
 
Rồi rì rào mận, du dương nhãn;
Gió múc trăng lên tưới hải đường.
Em rạng rỡ xuân vàng trái tắc,
Em đầy đặn chín lúa nàng hương.
 
Em cầm mưa xối xuống cằn khô,
Nắng lúc đang mưa vỡ bất ngờ.
Em ở trong cùng ngoài giới hạn,
Nứt mầm kiều mạch, bật tần ô.
 
Lửa ngầm nuôi giấu dưới rêu nhung,
Suối ấm ngầm hâm đất lạnh lùng,
Vân của đá, vòng năm của một,
Em thâm sâu, tốt đẹp vô cùng.
 
(trích “Phồn thực ca” trong “Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2018)
 

Người đàn bà cơ bản

 
Ngoài người nữ hằng cửu, các thi nhân còn đề ra khái niệm một mẫu nữ khác họ gọi là người đàn bà cơ bản.
 
Tôi xin triển khai khái niệm trên với một số suy diễn chủ quan của mình.
 
Theo tôi, người đàn bà cơ bản là hiện thân của một sự nảy nở đầy đặn, rực lửa đam mê của nhan sắc và ngọt lịm như một trái mọng chín muồi. Đồng thời nàng cũng là một hữu thể hai tính: tính thần thoại của người nữ hằng cửu và tính thế tục của con người bị vướng mắc trong mạng lưới của một thực tế vô thường. Vì vậy, đời nàng trắc trở hơn, phận nàng éo le hơn so với người nữ hằng cửu.
 
Nhưng ở nàng xảy ra một phép lạ hóa nỗi khổ đau trần tục nàng phải kinh qua thành một thứ nước quán tẩy khiến cho hồn nàng tinh khiết ra và nhan sắc nàng mang một sắc màu thánh thiện như vẻ đẹp biện chứng của một bông sen trắng thơm ngát nở lên từ một vũng nước bùn tanh nhơ.
 
Do mang hai tính thăng hoa và ẩn dụ của vẻ đẹp một bông sen, nhan sắc của nàng là một phiên bản của vẻ đẹp của thơ. Do đó tôi nghĩ, nàng có thể là hậu thân của thần nữ thi ca Erato của thần thoại Hi Lạp.
 
Trước khi chấm dứt bài phát biểu của mình, tôi xin đọc tặng quý bà quý cô có mặt ở đây những vần thơ tôi làm để tôn vinh quyền lực siêu phàm của nhan sắc người đàn bà cơ bản và người nữ hằng cửu:
 
Bút pháp anh tôn em quốc sắc,
Tóc lồng huyền tích hồng nhung đen,
Em fatale sóng tình trong mắt,
Đổ những ngai vua, đắm chiến thuyền.
 
Anh chiếu em lên lộng lẫy bóng,
Ngôi sao kiệt xuất cuốn phim màu.
Em là dòng Grace, nòi Bao Tự,  
Khiến kẻ chai lòng cũng ước ao.
 
Anh dựng lầu son, đan lá thúy;
Thiết tha chăm bón đẹp khu vườn,
Em vào diễm lệ bằng bươm bướm,
Triển lãm cho đời ý nhị hơn.
 
Cho gió vay hương, hoa muôn sắc;
Sắc hương nhuần nhuyễn nét tương đồng,
Em thành tình lữ đi muôn thuở,
Dát ánh trăng vàng cát Biển Đông.
 
Gieo dấu hài xanh lên Đất Hứa,
Hóa thành cổ thụ tỏa tàn che,
Thiên thu bóng cúi nghe tình tự,
Những trái tim son đến hẹn thề.
 
Đến nắm tay nhau truyền ấm áp,
Tôi làm chiếc ghế lót trăng đêm,
Mời cô ngồi xuống nồng hơi lụa,
Để đá như da cũng biết mềm.
 
Đá vấn vương hơi, gìn kỉ niệm,
Cưu mang tâm sự đến nương nhờ.
Tôi nhào luyện chữ như cao thạch,
Đắp bức tượng tình, tạc tứ thơ.
 
Tượng đứng phơi vân, bày cốt cách,
Buông lan nhân ái đến môi trường.
Thiên nga chuồi nhẹ cơn mơ trắng
Trên nước hồ thầm gợn ánh dương.
 
Tất cả không gian thành ấn tượng
Bức tranh hòa thắm sắc cho đời.
Người xem cũng muốn nao nao với,
Lửa sắp nguội tàn cũng dấy khơi.
 
Tay muốn tìm tay, lời muốn ứng
Cho người hào hiệp đến quên thân.
Tình yêu đôi cách nâng nhân phẩm,
Bến ấm hồn vào thả neo tâm.
 
Bởi những người yêu hằng muốn thế,
Họ cần tiếng hát như bàn tay.
Xóa bôi hung dữ trên nhân diện,
Âu yếm nhìn nhau dịu nét mày.
 
Yêu có trong yêu dường phép lạ,
Sắt đanh đến mấy cũng buông mềm.
Qua môi tìm đến môi vinh hiển
Tiếng hát thiên thần hiển hiện lên.
 
(trích “Những dấu chân Liz trên một triền kính vạn hoa” trong “Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2018)

]]>
<![CDATA[Lara Fabian rực rỡ tuổi 50]]>Tue, 01 Oct 2019 04:17:26 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/lara-fabian-ruc-ro-tuoi-50PictureLara Fabian trên sân khấu đại hý viện Dolby Theater ở Hollywood hôm 23/9/2019 (Photo © 2019 Bebe Studio)
~ VĂN DIỆP ~
 
Khán giả ở Hoa Kỳ biết đến tên tuổi Lara Fabian với sáng tác “I Will Love Again” nổi bật trong các hộp đêm vào khoảng năm 1999-2000. Năm nay 2019 vừa tròn 20 năm kỷ niệm bài hát từng lên Billboard Hot 100, Lara Fabian lại có thêm lý do để ăn mừng, đó là sinh nhật lần thứ 50 của cô cùng với album thứ 14 mới ra năm ngoái, “Papillon”. Trong tháng 9, cô xuất phát chương trình lưu diễn “50 World Tour” tại New York, qua Chicago, lên San Jose, và đến Hollywood, trước khi sang Nga và Âu Châu trình diễn tại 20 thành phố tới tháng 3 năm 2020.

PictureLara Fabian trên sân khấu đại hý viện Dolby Theater ở Hollywood hôm 23/9/2019 (Photo © 2019 Bebe Studio)
Đêm 23 tháng 9, trong đại hý viện Dolby Theater, nơi hàng năm diễn ra lễ trao giải thưởng điện ảnh Oscar, sân khấu bài trí đơn giản, trên tấm màn bạc lấp lánh làm phông chiếu những hình ảnh từ thời thơ ấu của người nghệ sĩ. Giọng hát Lara Fabian cất lên giai điệu “Adagio” nhẹ nhàng, trong suốt như để ghi ơn sinh thành của mẹ người gốc ở đảo Sicily nước Ý.  
 
Lara Fabian tên thật là Lara Sophie Katy Crokaert, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1970 tại Brussels, cha người gốc Bỉ. Cô là con một, từ năm lên 8, cha mẹ đã nhận ra tài năng của cô và đưa cô vào trường nhạc Hoàng Gia Bỉ Conservatoire Royal de Bruxelles. Lớn lên trong một quốc gia đa văn hóa, cô hát được tiếng Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hebrew, Flemish, Đức và Nga. Nghệ danh Fabian, theo cô cho biết qua một cuộc phỏng vấn, là biến thể tên của một người cậu của cô.
 
Buổi trình diễn kỷ niệm sinh nhật thứ 50 và nhìn lại sự nghiệp 30 năm ca hát với khoảng 20 triệu dĩa nhạc bán ra khắp thế giới cùng hàng loạt sáng tác từng chiếm ngôi vị cao trên Billboard, danh ca Lara Fabian vẫn thân mật với khán giả, thủ thỉ tâm sự với họ và hát cho họ nghe.
 
Người thưởng ngoạn đêm đó được nghe những ca khúc quen thuộc như “Croire”, “Take Me Home, Country Roads”, “Perdere L’amore”, “La Différence”, “Si Tu M’aimes”, “Saisir Le Jour”, “Lyubov Pokhozhaya Na Son”, “Je Suis à Toi”, “I Will Love Again”, “Par Amour”... dàn trải qua giai điệu mở đầu và 4 màn. Mỗi màn là một chủ đề, từ màn 1 “Passion” (Tình yêu) qua màn 2 “Ascension” (Thăng hoa) rồi đến màn 3 “Transformation” (Chuyển hóa), và màn chót “Emancipation” (Giải thoát). Lara Fabian đóng vai người kể chuyện, và giọng hát soprano rộng 3 quãng tám của cô đưa người nghe vào thế giới âm nhạc tràn ngập cảm xúc... cho tình yêu, để vinh danh tình yêu.

Picture
Lara Fabian trình diễn “Je Suis Malade” ở Hollywood hôm 23/9/2019 (Photo © 2019 Bebe Studio)
Năm 1988, Lara Fabian đại diện Luxembourg dự tranh Eurovision Song Contest lần thứ 33 với bài hát “Croire”, và đoạt hạng tư (Celine Dion thắng giải nhất, đại diện Thụy Sĩ). “Croire”, một sáng tác của Jacques Cardona và Alain Garcia, sau đó làm dậy sóng Âu Châu, bán được gần nửa triệu bản.
 
Canada ưu ái Lara Fabian từ giữa thập niên 1990 với những thành công tột đỉnh tại đây, và từ năm 1996 cô có thêm quốc tịch của nước này.
 
Một ca nhạc sĩ đa tài và có giọng hát mang sức quyến rũ mạnh mẽ về kỹ thuật cũng như cảm xúc, Lara Fabian thu hút được rất đông những người ủng hộ trung thành mỗi nơi cô đặt chân tới.
 
Những bài tình ca bất hủ như “Je Suis Malade” (sáng tác của Serge Lama) mà cô gửi đến khán giả bằng lối trình diễn đam mê, khát khao, lên những nốt cao chót vót, và “Je T’aime” (chính cô viết) cô tặng thêm cho khán giả ở cuối chương trình đủ để ghi dấu ấn không thể phai trong lòng người thưởng ngoạn, giữa mùa thu trên phố thị Los Angeles.

Picture
Lara Fabian tiếp đón những người hâm mộ ở Hollywood đêm 23/9/2019 - mỗi người đến để chụp hình chung và xin chữ ký của danh ca đã mua vé đặc biệt 300 Mỹ kim riêng cho phần này (Photo: Văn Diệp/Việt Tide)
]]>
<![CDATA[Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế khai mạc tháng 10 tại Quận Cam]]>Tue, 10 Sep 2019 15:33:43 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/dai-hoi-dien-anh-viet-nam-quoc-te-khai-mac-thang-10-tai-quan-camPicture
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) lần thứ 11, do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 11 tới ngày 13 tháng 10, 2019, tại rạp AMC Orange 30, thành phố Orange. Trong số 67 phim gửi về, 12 phim dài và 30 phim ngắn được chọn để trình chiếu ở đại hội điện ảnh năm nay. Phim được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới như Canda, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Anh, Việt Nam, và Hoa Kỳ. Các phim được trình chiếu thuôc nhiều thể loại khác nhau: hài, hồi hộp trinh thám, kinh dị, và tình cảm. Những phim không nói tiếng Anh đều có phụ đề tiếng Anh.

PictureLiên Bỉnh Phát (vai Dũng Thiên Lôi) và Issac (vai Linh Phụng) trong phim Song Lang của đạo diễn Leon Lê
Viet Film Fest sẽ khai mạc với cuốn phim tình cảm, lãng mạn Chàng Vợ Của Em của đạo diễn Charlie Nguyễn (Dòng Máu Anh Hùng) vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, ngày 11 tháng 10 tại rạp AMC Orange 30, thành phố Orange. Phim do một dàn diễn viên xuất sắc với Thái Hoà, Phương Anh Đào và Hứa Vĩ Văn đảm nhận các vai. Ngay sau buổi chiếu phim sẽ là tiệc khai mạc tại nhà hàng Saddle Ranch Chop House, toạ lạc cùng khu của rạp AMC.

Một trong những cuốn phim nổi bật năm nay là Song Lang do Leon Lê, một đạo diễn sống ở New York, thực hiện. Phim sẽ được chiếu vào lúc 7:00pm tối thứ Bảy, 12 tháng 10. Nhận hơn 25 giải thưởng từ những đại hội điện ảnh quốc tế, Song Lang cho khán giả thấy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo phong phú cùng với sự tinh tế, tỉ mỉ của Leon. Phim cuốn hút khán giả vào một câu chuyện của hai nam nhân vật chính với âm nhạc tuyệt vời, và hình ảnh mê hoặc. Sau suất chiếu phim Song Lang sẽ là buổi Tiệc Trao Giải tại nhà hàng sang trọng Water Grill South Coast Plaza, thành phố Costa Mesa. Các giải thưởng đã được quyết định bởi ba vị giám khảo: các đạo diễn Tony Bùi (Ba Mùa), Hàm Trần (Vượt Sóng) và nữ tài tử Đỗ Thị Hải Yến (Người Mỹ Trầm Lặng).

Phim tài liệu giữ vai trò quan trọng trong Đại Hội Điện Ảnh năm nay. Seadrift, do Tim Tsai đạo diễn, kể lại câu chuyện đã xảy ra từ 40 trước. Từ một cuộc tranh cãi về quyền đánh cá bùng nổ lên sự bạo động đầy đe doạ của đảng KKK và những thái độ thù địch chống lại ngư dân Việt Nam của vùng vịnh thuộc tiểu bang Texas. Phim sẽ được chiếu vào lúc 3:30 chiều Chủ Nhật, 13 tháng 10 và cuộc hội thảo sẽ được diễn ra ngay sau phẩn chiếu phim nhằm bàn về những sự kiện xảy ra từ 40 năm trước mà vẫn còn vang vọng và cho đến hôm nay.


Picture
Một cảnh trong phim tài liệu Seadrift của đạo diễn Tim Tsai
Một cuốn phim gây nhiều sự cảm động, phim Hạnh Phúc Của Mẹ, do Huỳnh Đông đạo diễn, cũng sẽ là trọng tâm của một cuộc hội luận. Cuốn phim kể về một người mẹ goá có cậu con trai mắc bệnh tự kỷ, và bà tìm cách bảo vệ con trai khi nó bắt đầu bước vào đời. Sau suất chiếu này, một cuộc hội thảo với một số chuyên gia về bệnh tự kỷ sẽ đươc thực hiện để thảo luận về bệnh này và những ảnh hưởng của nó trong gia đình người Việt tại Hoa Kỳ. 

Viet Film Fest 2019 tiếp tục mở những suất chiếu miễn phí cho các em sinh viên, học sinh và quý vị cao niên trên 60 tuổi. Những suất chiếu này sẽ vào ngày Thứ Sáu, 11 tháng 10, lúc 11 giờ sáng. Khoá học làm phim Youth in Motion hiện bước vào năm thứ 5. Khoá học kéo dài 12 tuần, và các tham dự viên sẽ thực hiện những cuốn phim ngắn để chiếu ở Viet Film Fest vào ngày Thứ Bảy, 12 tháng 10, lúc 11 giờ sáng. 

Người Bất Tử của đạo diễn Victor Vũ (Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh) sẽ kết thúc Viet Film Fest năm nay. Được biết đến nhiều qua những cuốn phim thực hiện công phu với những cảnh quay lớn, độc đáo, phim Người Bất Tử theo chân nhân vật chính qua suốt ba thế kỷ.  Với một dàn diễn viên nổi tiếng (Quách Ngọc Ngoan, Đinh Ngọc Diệp, Thanh Tú, Jun Vũ), cuốn phim pha trộn giữa mộng tưởng với phần kỹ xảo tuyệt vời. Những cảnh quay lớn cho thấy vẻ đẹp của núi non, sông nước và đồng quê Việt Nam. Giải Khán Giả Bình Chọn dành cho phim dài và phim ngắn hay nhất sẽ đươc công bố trong buổi chiếu bế mạc, sau khi các phiếu bầu được kiểm.

Để mua vé hoặc biết toàn bộ lịch chiếu phim, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com.

VIET FILM FEST 2019
Thời gian:  ngày 11-13 tháng 10, 2019
Địa điểm: AMC Orange 30
20 City Blvd. West, Suite E Orange, CA 92868
Website: www.vietfilmfest.com

]]>
<![CDATA[Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát với đêm nhạc ‘Sài Gòn Màu Kỷ Niệm’]]>Mon, 09 Sep 2019 18:01:51 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/nho-nhau-danh-tim-trong-tieng-hat-voi-dem-nhac-sai-gon-mau-ky-niem~ VANN PHAN ~
 
*Tặng Trần Quốc Bảo, người vác sân khấu đi khắp nơi…
 
Bốn mươi bốn năm đã trôi qua kể từ ngày “Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời”, Sài Gòn dường như bỗng trở về quá thênh thang qua đêm nhạc hội “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm” vào hôm Chủ Nhật, 1 tháng Chín 2019 tại nhà hàng Golden Sea ở Anaheim, California, quy tụ hơn 50 ca, nhạc sĩ, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh và giới showbiz Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 trên sân khấu và gần 600 khán giả ái mộ ngồi kín cả nhà hàng.

Picture
Hợp ca Cô Gái Việt với 7 vũ công vũ đoàn Maxim gồm: Xuân Trang, Thùy Linh, Kim Xuân, Kim Thu, Cát Phương, Thanh Dung, Hạnh Nguyễn, sau đó có Mỹ Lệ (Đoàn Văn Nghệ Việt Nam), Phượng Khanh, Linh Phương, Đan Thanh, Lan Ngọc, Ngọc Hiếu, Mỹ Thúy, Hải Lan, Hoài Mỹ (thi sĩ), Lệ Uyên, Kiều Mỹ Loan, Thanh Mỹ, Thanh Châu, Kim Oanh, Như Hảo… (Photo: Kiệt Trần)
PictureCa sĩ Connie Kim với Túp Lều Lý Tưởng của Hoàng Thi Thơ (Photo: Kiệt Trần)
Cũng đã lâu, thật lâu rồi, vùng Little Saigon ở Quận Cam mới có được một đêm nhạc hội có tầm vóc và nhiều tình tự quê hương đến như vậy, với số ca, nhạc sĩ, nghệ sĩ và diễn viên kỷ lục từ bốn phương trời bay về hội ngộ lần này, để rồi còn hồi hộp đợi chờ những lần tới vì chưa biết ai còn, ai mất sau gần nửa thế kỷ lưu lạc phương trời, trong khi thời gian vẫn lạnh lùng trôi, như xóa lời yêu thương của những ngày tháng cũ và làm phai dần màu bao lá thư. Phải nói, đó cũng là nhờ công lao của MC Trần Quốc Bảo, một nhà tổ chức sân khấu rất nặng tình với nền âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại cũng như lòng nhiệt tình của nhạc sĩ Ngọc Chánh, giám đốc trung tâm băng nhạc Shotguns lừng lẫy một thời của Sài Gòn trước 1975, cùng sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới ca nhạc và điện ảnh Miền Nam Việt Nam năm xưa.
 
Mở đầu phần ca nhạc, sau lời giới thiệu của MC Như Hảo, người cùng với Trần Quốc Bảo điều hợp chương trình đêm nhạc hội, nữ ca sĩ Phượng Khanh đã đưa khán giả về với bao kỷ niệm xa xưa trong ca khúc “Ru Con Tình Cũ” của Đynh Trầm Ca, kể lể nỗi niềm của một người tình lỡ mà như muốn khơi gợi lại tâm tình thương nhớ Sài Gòn bao năm qua rồi. “Người yêu của lính” Ngọc Minh tiếp nối chương trình với một nhạc phẩm của Phạm Thế Mỹ, “Tóc Mây”. Người nữ ca sĩ dễ mến đó còn ngỏ ý muốn được thấy những cuộc hội ngộ của giới văn nghệ sĩ trước năm 1975 như thế này được tổ chức thường xuyên hơn trên các sân sân khấu hải ngoại. Khán giả cũng được dịp thưởng thức giọng hát tuyệt vời của Connie Kim trong ca khúc nổi tiếng của cô từ trước năm 1975, đó là “Túp Lều Lý Tưởng”, sáng tác của Hoàng Thi Thơ.

PictureCa sĩ Mary Linh từ Houston, Texas (Photo: Kiệt Trần)
Ca sĩ Bùi Thiện của cặp song ca tài danh Sơn Ca-Bùi Thiện ngày xưa và cũng là người vừa quay trở lại kiếp cầm ca qua bao tháng năm vắng bóng, đã làm sôi động sân khấu với bài “It’s Now or Never” của  Aaron Schroeder và Wally Gold, nhạc phẩm từng do danh ca huyền thoại Elvis Presley trình bày hồi thập niên 1960, và “Lời Cuối Cho Em” của Nguyễn Vũ. Kế đó, là giọng ca Thu Thủy qua một nhạc phẩm từng được giới mộ điệu thuộc mọi lứa tuổi tại Miền Nam Việt Nam ưa chuộng: “Em Đẹp Nhất Đêm Nay”. Đây chính là ca khúc “La Plus Belle Pour Aller Danser”, nhạc Pháp của Charles Aznavour và Georges Diran Garvarentz, với lời ca Việt vừa duyên dáng vừa gợi tình của nhạc sĩ Phạm Duy: “Đêm nay em xin biếu hết cõi Xuân nồng em cho người yêu, và cho luôn trái tim này”, thật hết biết luôn!
 
Nữ ca sĩ “mắt nai” kiêm nữ diễn viên Thanh Mai của cặp song ca Thanh Mai-Quốc Dũng, dù qua bao tháng năm vật đổi sao dời, vẫn trẻ trung hoài qua ca khúc “Khi Ta Hai Mươi” (“Pendant Les Vacances, lời Pháp của Sheila, lời Việt của Trường Kỳ). Và khán giả không thể nào quên được Lan Ngọc, người nữ ca sĩ có đôi mắt to đen lay láy của các phòng trà ca nhạc Sài Gòn năm xưa, khi cô bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm “Nửa Hồn Thương Đau”, sáng tác của Phạm Đình Chương. Sau phần chiếu phim Hội Chợ Expo Quốc Tế Osaka (1970) tại Nhật với sự tham dự của Đoàn Văn Nghệ Việt Nam, 7 nữ vũ công duyên dáng của vũ trường Maxim (Xuân Trang, Cát Phương, Thùy Linh, Kim Xuân, Kim Thu, Thanh Dung, và Hạnh Nguyễn) được mời lên sân khấu, để rồi cùng với hàng chục nữ ca sĩ khác (như Mỹ Lệ, Phượng Khanh, Linh Phương, Hải Lan, Đan Thanh, Ngọc Hiếu, Kiều Mỹ Loan, Thanh Mỹ, Thanh Châu, Lệ Uyên, Kim Oanh…), tất cả đồng ca bài “Cô Gái Việt” của Hùng Lân, một nhạc phầm ngợi ca người phụ nữ thời Việt Nam Cộng Hòa, vừa dịu hiền, đảm đang việc nhà vừa xông xáo bước ra phụng sự xã hội, một ca khúc được coi là không thể thiếu trong mọi buổi sinh hoạt phụ nữ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà tại Miền Nam Việt Nam.
 
Đặc biệt, trong đêm nhạc hội có sự xuất hiện và trình diễn của nữ ca sĩ Mary Linh, tiếng hát sống động của ban Khánh Băng-Phùng Trọng hồi thập niên 1960 đến từ Houston, Texas, qua ca khúc “I Cannot Stop Loving You” của Don Gibson. Kế đó, “Ba Con Mèo” Uyên Ly, Kim Anh và Minh Xuân bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm “Đêm Đô Thị” của Y Vân sau khi slideshow “Đêm Đô Thị” được chiếu lên cho khán giả xem cảnh “màn đêm xuống dần, muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng” tại thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa. Nữ ca sĩ Minh Xuân của cặp song ca Minh Xuân-Minh Phúc, trình bày ca khúc “Một Thời Để Yêu”, tức “Les Amoureux Qui Passent” của Christophe với lời Việt của Nam Lộc, như để tưởng nhớ người bạn đời Minh Phúc, một ca nhạc sĩ đáng mến vừa mới ra đi về phương trời miên viễn chiêm bao.

Picture
Từ trái: Kim Anh, Uyên Ly, Minh Xuân hát lại Đêm Đô Thị - một nhạc phẩm của Y Vân từng được Ba Con Mèo thu băng trong băng nhạc Phạm Mạnh Cương Xuân 1972 (Photo: Kiệt Trần)
Nam ca sĩ Trung Chỉnh, một bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến từng nổi danh cùng với nữ ca sĩ Hoàng Oanh trong ca khúc “Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương” lúc chàng còn là một sinh viên quân y trẻ măng, đã trình bày một nhạc phẩm trữ tình của Trần Thiện Thanh, bài “Tình Thư Của Lính”, gợi nhắc bao kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa giữa những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nơi tiền tuyến và những người em gái hậu phương qua các bức thư tình “không thơm mùi hương, không nét hoa đa tình” được viết vội, dùng “ba-lô làm bàn nên nét chữ không ngay”, vậy mà người lính phong sương vẫn cố đề thêm hai chữ “hôn em” lên trang giấy để kết thúc bức tình thư.
 
Rồi khán giả được dịp thưởng thức “giọng ca liêu trai” ngày nào của Thanh Thúy cất lên qua nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương sau khi một đoạn trong cuốn phim nhan đề “Tơ Lòng” có giọng ca Thanh Thúy được giới thiệu. Người ca sĩ nết na miền Sông Hương-Núi Ngự này tâm sự rằng mình rất nhớ Sài Gòn từ ngày bỏ nước ra đi hồi tháng Tư năm 1975 đến nay nhưng chưa một lần về thăm lại quê hương, làm người ta nghĩ tới câu hát “nhưng tình đất nước ôi lớn lao, không đành lòng dệt mối thắm riêng tư” trong “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” của Nguyễn Văn Đông. Như thường lệ, sau khi trình diễn và ngay cả khi đang trình diễn trên sân khấu, người nữ ca sĩ đáng yêu này lúc nào cũng được khán giả ái mộ thương tặng thật nhiều bó hoa tươi thắm. Tiếp đó, ban Tam Thanh, gồm Thanh Thúy, Thanh Mỹ và Thanh Châu, nối tiếp chương trình với ca khúc “Lạnh Trọn Đêm Mưa” của Huỳnh Anh.
Picture
Từ trái: Thanh Thúy, Ngọc Chánh, Thanh Lan… những khuôn mặt của một thời Saigon Màu Kỷ Niệm (Photo: Kiệt Trần)
PictureTừ trái sang phải: Họa sĩ Mạc Chánh Hòa (người vẽ tặng bức tranh đấu giá) và phu nhân Hoài Mỹ, cạnh bên là ông Simon Cơ Trần (đến từ Iowa) người trả cao nhất 1500$ sau đó ông Simon Cơ tặng lại Ban Tổ Chức với hy vọng có người trả thêm, qua hôm sau Tiệm Vàng Kim Mỹ tại San Diego gửi thêm 1200 dollars, vì thế số tiền mua bức tranh đã lên đến 2700$ (Photo: Kiệt Trần)
Kiều Chinh, nữ minh tinh từng nổi danh ngay với cuốn phim đầu tiên “Hồi Chuông Thiên Mụ” (truyện phim Phan Trần Chúc, đạo diễn Lê Dân), được ban tổ chức mời lên sân khấu để có đôi lời tâm tình với khán giả và những người ái mộ. Minh tinh Kiều Chinh, nhân dịp này, đã mời tài tử Ôn Văn Tài, một sĩ quan Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người cùng đóng phim “Bão Tình” (1972) của đạo diễn Lưu Bạch Đàn chung với mình (trong vai một sĩ quan Hải Quân đẹp trai, chồng của một nữ sinh viên trường Luật mỹ miều do Kiều Chinh thủ diễn), lên sân khấu để khán giả được xem dung nhan ấy bây giờ ra sao sau hơn nửa thế kỷ làm người bạn đời chung thủy của nữ danh ca Thanh Thúy. Nhạc sĩ kiêm diễn viên Vũ Thành An, một nhà tu hành Công Giáo, và nữ tài tử Kim Vui, biểu tượng sex rực rỡ của màn ảnh Miền Nam Việt Nam, cũng được Kiều Chinh mời lên sân khấu.
 
Ca sĩ Jo Marcel, người có biệt danh “phù thủy âm thanh” và cũng là quản đốc phòng trà Ritz kiêm luôn đạo diễn phim “Thế Giới Nhạc Trẻ” của Sài Gòn trước năm 1975, được ban tổ chức mời lên nhận quà lưu niệm nhưng, tiếc thay, vì bị bệnh bất ngờ nên anh đã nhờ vợ chồng nghệ sĩ Linda Agogo và Nghĩa “Crazy Doggs” lên sân khấu nhận trophy thay mình. Nữ danh ca Lệ Thu, cũng từ Ritz, lên trình bày nhạc phẩm “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn và “Bài Không Tên Số 2”, nằm trong số “các bài không tên” của Vũ Thành An mà người nữ ca sĩ này hầu như “chuyên trị”. Giọng ca chủ lực của phòng trà Ritz, sau hơn nửa thế kỷ thành danh, vẫn trẻ, khỏe và cuốn hút như ngày nào nên rất được khán giả tán thưởng. Cũng nhân dịp này, nhạc sĩ Kỳ Phát, trong bộ ngũ nhạc trẻ (Jo Marcel-Trường Kỳ-Nam Lộc-Tùng Giang-Kỳ Phát) trước 1975 và hiện nay là chủ nhiệm tạp chí Trẻ Magazine, đã được mời lên để vinh danh và nhận trophy của ban tổ chức.
 
Nữ danh ca Thanh Lan, cũng là một nữ minh tinh nổi tiếng của Miền Nam Việt Nam trước kia, đã rất thành công khi trình bày “bản nhạc ruột” của mình, là “Bang Bang” (lời Pháp của Sheila, lời Việt của Phạm Duy). Được tán thưởng nồng nhiệt như ngày nào, Thanh Lan thương tặng khán giả thêm bài hát thứ nhì, là nhạc phẩm “Thu Vàng” của Cung Tiến. Sau phần trình diễn, Thanh Lan có hứa hẹn nay mai cô sẽ tổ chức một chương trình ca nhạc riêng để có thể “hát cả đêm” cho người ái mộ thưởng thức. Trước đó, video ca khúc “Tuổi Biết Buồn” (nhạc Ngọc Chánh, lời Phạm Duy) do nữ ca sĩ khả ái này trình bày cũng đã được chiếu lên màn hình.
 
Sau khi khán giả đã thưởng thức giọng ca của Trang Thanh Lan và Băng Châu trong nhạc phẩm “Sài Gòn” đầy luyến nhớ của Y Vân, nữ ca sĩ Phượng Linh lên trình bày một ca khúc khác cũng nhắc gợi biết bao kỷ niệm xa xưa về Sài Gòn, bài “Bước Chân Chiều Chủ Nhật” của Đỗ Kim Bảng. Một nhạc phẩm nữa của Y Vân, bài “60 Năm Cuộc Đời”, với ý nhạc đượm buồn lồng trong điệu nhạc Twist vui tươi, đã được Ngọc Hiếu trình bày rất thành công.
 
Ngoài phần trình diễn của các nam, nữ nghệ sĩ kể trên, khán giả của “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm” còn được thưởng thức các giọng ca Phương Đại và Phương Hồng Quế qua băng video cũng như hình ảnh của Linda Nghĩa trong cuốn phim “Gogo Dancer” và trích đoạn “Tình Yêu Tuyệt Vời” trong phim “Người Cô Đơn”, cùng với sự xuất hiện của Tuấn Dũng (Ban Mây Trắng), Tuấn Đạt, và của nữ ca sĩ duyên dáng Ý Nhi, trưởng nữ của Vũ Sư Lưu Hồng, bậc thầy của nghệ thuật ca vũ dân tộc Miền Nam Việt Nam.
 
Ban tổ chức còn trân trọng vinh danh và trao trophy cho các nam, nữ nghệ sĩ và nhân vật sau đây vì những đóng góp đáng quý của họ vào ngành showbiz tại Miền Nam Việt Nam trước 1975: Thân phụ Lê Quang Anh của Connie Kim, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc, chủ nhân phòng trà Bồng Lai Lâm Minh Lê, nhạc sĩ Ngọc Chánh, nhạc sĩ Trường Hải, diễn viên Diệp Lang, chị Thái Xuân, chị Thanh Hương, và anh Ôn Văn Tài. Ký giả Trọng Minh của “Vẻ Vang Dân Việt” cũng được ban tổ chức nhạc hội vinh danh trong dịp này.
 
Nhạc hội “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm”, ngoài nhã ý làm nơi hội ngộ các nghệ sĩ và giới showbiz của Miền Nam Việt Nam trước đây và cũng nhân dịp này tưởng niệm những văn nghệ sĩ đã khuất, còn có thiện ý dùng số tiền thu được qua vé bán cũng như do các mạnh thường quân trao tặng để yểm trợ tài chánh cho Quỹ Vòng Tay Nghệ Sĩ (do Phương Hồng Quế và Trần Quốc Bảo đại diện) và Cô Nhi Viện Vinh Sơn 2 ở Kontum, Việt Nam, hiện đang là mái ấm của 190 em do Sơ Y Ngát điều hành. Cũng vì mục tiêu nhân ái này, đêm nhạc hội còn có phần đấu giá bức tranh về Sài Gòn những ngày tháng cũ do họa sĩ Mạc Chánh Hòa vẽ tặng nữa, sau khi một băng video về các trẻ mồ côi Việt Nam đã được trình chiếu. Bức tranh vẽ Nhà Thờ Đức Bà, một trong các biểu tượng của Sài Gòn trước 1975, được ông Simon Cơ Trần, chủ siêu thị C Fresh Market (từ Iowa bay qua) mua với giá cao nhất là $1,500, nhưng lại được nhà hảo tâm này tặng lại cho ban tổ chức để còn hy vọng có người ủng hộ tiếp.


Danh sách các mạnh thường quân đóng góp tài chánh cho đêm nhạc vừa mang màu sắc hội ngộ vừa mang tính từ thiện này khá dài, trong số đó có những vị đã đóng góp trước khi đêm nhạc hội khai mạc, ngay trong lúc nhạc hội đang diễn ra, và sau đó nữa. (Ban tổ chức xin mạn phép không liệt kê danh tính các vị ở đây, coi như đó là cách vinh danh đẹp nhất dành cho họ). Ban tổ chức cho biết, suốt 3 tháng trời làm việc để có được đêm “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm”, Nguyễn Anh Đức là người đóng góp công sức và thời gian nhiều nhất vào buổi nhạc hội, kể cả việc liên lạc với Cô Nhi Viện Vinh Sơn 2 ở Việt Nam. Ngoài ra, ban tổ chức cũng không quên chân thành cảm tạ TS Ông Thụy Như Ngọc và báo Việt Tide đã hào hiệp trợ giúp phần in quảng cáo từ poster cho tới vé vào cửa và replicate cả ngàn CD “Saigon Màu Kỷ Niệm” trong thời gian nhanh nhất và với giá cả thấp nhất.
 
Ban nhạc và âm thanh trong “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm” do Hoàng Duy Tân (Younger Brothers), Vũ Anh Tuấn, Vũ Quốc Phúc, Khánh Phúc và Quốc Hùng phụ trách. Nhiếp ảnh: Thái Đắc Nhã, Kiệt Trần và Tâm Duy. MC: Trần Quốc Bảo và Như Hảo.
 
Ngày nay, những ai có dịp trở lại Việt Nam đều nhìn nhận rằng Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và bây giờ hết sức khác biệt nhau -- chỉ vì “áo em đỏ quá nhìn không ra” -- do chủ trương “xóa bỏ hết quá khứ nếu quá khứ đó không liên hệ gì tới phe ta” của nhà cầm quyền cộng sản. Vì thế, Sài Gòn bây giờ không còn giống như Sài Gòn hồi trước năm 1975 nữa đâu, còn chi nữa em ước, em mơ, em nhớ, em mong, em chờ… từ đường phố cho tới nhà cửa, công viên, chùa chiềng, nhà thờ, chợ búa, và các công trình công cộng khác, khi những gì có thể thay đổi được thì người ta đã thay đổi gần như hết cả rồi. Nhưng vẫn còn một số giá trị xưa cũ mà người ta không thể thay đổi được, dù họ rất muốn, đó là nền văn hóa và văn minh của Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có các công trình văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kịch nghệ và điện ảnh, là những di sản ghi đậm dấu ấn của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc.
 
Mỗi khi nhớ về Sài Gòn và muốn tìm lại những hình ảnh cũ của Miền Nam Việt Nam hiền hòa ngày xa xưa ấy, người Việt hải ngoại dễ có khuynh hướng tìm về những cung thương ngày cũ qua các nhạc hội và băng đĩa, hoặc gặp gỡ những văn nghệ sĩ trước kia “bằng xương, bằng thịt”, bởi vì, sau cùng, đó là những gì còn lại sau năm 1975 trong lòng các cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại.
 
Và đêm nhạc “Sài Gòn Màu Kỷ Niệm” này rồi sẽ thật sự trở thành những kỷ niệm đẹp, thật đẹp, của những con người mang tâm thức “tiếc thay chút nghĩa cũ càng, dẫu lìa ngõ ý còn vương tơ lòng” mà thi hào Nguyễn Du đã nói tới trong Truyện Kiều. Nhưng có lẽ ý nhạc sau đây của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, trong ca khúc “Lá Đổ Muôn Chiều”, mới thật sự lột tả được tâm trạng bơ vơ, khắc khoải và nhớ nhung của những người từng đánh mất quê hương mà mãi cho đến nay vẫn chưa tìm được lối về đất mẹ: “Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát. Đời vắng em rồi vui với ai?” (V.P.)
 
]]>
<![CDATA[Lan Cao: Từ Monkey Bridge đến The Lotus and The Storm]]>Fri, 06 Sep 2019 01:26:06 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/lan-cao-tu-monkey-bridge-den-the-lotus-and-the-storm~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
 
Ít có tác phẩm đầu tay nào mà được nhiệt liệt để ý như tác phẩm “Monkey Bridge” của tác giả Lan Cao. Mục điểm sách của New York Times với Michiko Kakutani “một tác phẩm gây nhiều ấn tượng cho người đọc. Bản đồ của hình tượng lưu vong và dành riêng cho địa lý của mất mát và hy vọng”. Chicago Tribune thì “Độc giả Tây phương đã thật may mắn có được những dâng hiến từ hình dạng mới mẻ của một tác phẩm khởi đi từ thời chiến tranh và đánh thức được nhịp đập của  những trái tim Việt Nam sinh động”. Los Angeles Times thì “Trữ tình và đầy chất huyền ảo...”. The Boston Globe thì “nghệ thuật tinh xảo của Lan Cao nổi bật lên từ tiểu thuyết của cô. Gợi ý từ những chi tiết,chua cay từ những phác họa chân thực của những hứa hẹn trong cuộc chiến sống còn của người tị nạn...”.
Tác phẩm đầu tay ấy xuất sắc như thế nào mà được nhắc nhở và khen tặng như vậy? “Monkey Bridge” của tác giả Lan Cao là câu chuyện của một cô gái tên Mai Nguyễn đã đáp chuyến máy bay không vận cuối cùng di tản khỏi Saigon ngày chấm dứt trận chiến. Và, ở đời sống xứ người, là cuộc chiến để tạo dựng lại những gì mất mát. Nhưng không phải với người tị nạn dễ dàng bỏ quên quá khứ. Lịch sử của dân tộc, của gia đình hay của riêng một cá nhân cũng đầy uẩn khúc mà những người trong cuộc vì lẽ này hay lý do nọ không muốn nhắc đến và cho là dĩ vãng đã qua, như hình hài đã chôn chặt thì không bao giờ đào xới lên nữa. Nhưng, với Lan Cao, cô là người đào bới lại chính những bí ẩn của gia đình cô và trong Monkey Bridge qua nhân vật Mai kể chuyện lại.
 
Tác phẩm là những điều khám phá thú vị nhưng cũng chua xót về những khác biệt văn hóa giữa xứ sở của nguồn gốc và xứ định cư. Cũng như, là một nhìn ngắm lại cái căn cước của người lưu lạc, hoặc mối tình cảm liên lạc giữa mẹ và con, cũng như cảm nhận về một cuộc chiến của một người Việt Nam về những vấn đề của người Việt Nam.
 
Như những nhận định và khen ngợi của những nhà phê bình có uy thế về “Monkey Bridge”. Đây là một tác phẩm có tính tự thuật nhưng đã mở rộng ra được những cánh cửa của lãnh địa ngăn cách giữa hai nền văn hóa. Kinh nghiệm thực của những người tị nạn sau chiến tranh đã có những bản sắc của cuộc cách mạng. Giống như người đi trên những cây cầu khỉ xây dựng bằng những cây tre mỏng manh, đi qua từ vùng quê xa xôi đến chốn thị thành, người kể chuyện đã như du hành giữa quá khứ và hiện tại. Đông và Tây, trong câu chuyện đã mở ngỏ để nhìn thấy những khác biệt có sẵn từ nhận thức của một cô bé lớn lên từ trong một xứ sở chiến tranh. Giữa cái bề mặt của cuộc sống, của đời người tị nạn mới tạo dựng ở “Little Saigòn” tiểu bang Virgina còn có những bề trái, của chính trị xen lẫn, của phản bội, của những bí mật gia đình, của những rắc rối của tình cảm và đạo đức.
 
Lan Cao sinh trưởng và lớn lên ở Việt Nam nhưng khi đến Hoa Kỳ ở tuổi mười ba và đã tự mình trưởng thành tạo thành một phương hướng vươn lên của chính cuộc đời mình. Hoc chính trị học, tốt nghiệp tại Mount Holyoke College. Sau đó học luật tại Yale University, tốt nghiệp rồi làm việc ở Tòa Thượng Thẩm Liên Bang. Rồi gia nhập vào một tổ hợp luật sư danh tiếng ở New York trước khi làm giáo sư về luật bang giao quốc tế tại Brooklyn Law School, rồi giáo sư của William & Mary Law School. Năm 2013, cô về dạy tại Fowler School of Law, đại học Chapman University ở thành phố Orange, California. Tác phẩm Monkey Bridge là tiểu thuyết bán tự thuật đầu tiên của cô viết bằng Anh ngữ về chân dung những người Việt Nam đến tị nạn ở Hoa Kỳ sau một cuộc chiến tranh để lại nhiều hậu quả về sau. Những người tị nạn ấy đã xác định căn cước của mình về một đất nước hiện giờ xa xôi và một đất nước mới mở ra nhiều điều khác lạ của một văn hóa khác, một đời sống khác.
 
Văn học hiện đại Hoa Kỳ có nhánh của những nhà văn di dân mà trong đó các nhà văn gốc Á Châu có sự góp mặt thí dụ như “The Joy Luck Club” của Amy Tan hay “The Woman Warrior: Memoir of a Girlhood among Ghosts” của  Maxine Hong Kington… những tác phẩm này phản ảnh nền văn hóa của đất nước họ và nền văn hóa mà họ phải cố gắng hội nhập vào. Họ phải tranh đấu để sống còn và vượt qua những trở ngại trong đời sống mới với tất cả những nỗ lực.
 
Lan Cao cũng được kể là một trong những nhà văn  gốc Việt Nam  cùng với những người Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan,... viết về đề tài hội nhập này. Khác với nhân vật của Amy Tan là bốn người con gái của thế hệ người Trung Hoa đến định cư ở Hoa Kỳ sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục, nhân vật chính của Monkey Bridge là một cô gái tên Mai và bà mẹ tên Thanh đến định cư ở Hoa Kỳ sau ngày mà Sài Gòn thất thủ. Họ may mắn đáp chuyến máy bay cuối cùng trong khung cảnh của một thành phố đang cơn hỗn loạn.
 
Lan Cao đã chọn cho tác phẩm của mình nhiều không gian lạ và khác, đến tưởng như là đối nghịch với nhau. Tiểu thuyết bao gồm chuyện kể của hai người. Mai, một cô gái vào tuổi teen người Việt Nam ngươì đã rời khỏi Sài Gòn khi thành phố này thất thủ vào tay Cộng Sản những ngày cuối tháng Tư năm 1975. Và người kể chuyện thứ hai là bà Thanh, mẹ của Mai, người đã lo lắng cho Mai những tháng đầu tiên ở Hoa Kỳ.
 
Ba năm sau ngày đến Hoa Kỳ sinh sống, bà Thanh bị vào bệnh viện vì máu bị đóng cục ở mạch máu  não và bị tê liệt nửa người. Bà luôn luôn gọi tên người cha là Baba Quan trong cả giấc ngủ. Theo như dự tính thì hai cha con bà Thanh và Baba Quan sẽ gặp nhau để cùng đi một chuyến bay đến Hoa Kỳ vào năm 1975 nhưng không biết vì một lý do nào mà  người cha không đến nơi hẹn được. Vì thế sau này bà Thanh không bao giờ nguôi được sự hối tiếc về một sự kiện không may đã bỏ lại người cha ở  Sài Gòn.
 
Mai phần thì lo lắng vì sức khỏe tồi tệ của người mẹ và cũng thấu hiểu được sự thất vọng của mẹ vì không gặp được ông ngoại, nên đã quyết định một chuyến đi nguy hiểm đến Canada với người bạn thân nhất là Bobbie mà ở nơi đó dự định sẽ dùng điện thoại gọi Baba Quan khi vượt qua biên giới và hy vọng sẽ mang được ông ngoại của Mai vào Hoa Kỳ trong chuyến đi này. Nhưng, dự định này không thành công... Mai rút lui ở những giây phút cuối cùng bởi vì không những cô sợ bị lệnh tống xuất của chính phủ Hoa Kỳ mà còn nhớ lại lời nói của cha cô mà cô nghe hàng ngày: “Một chuyến đi sai lầm, bài học lịch sử nguyên vẹn của đất nước đã thay đổi”. Ông nói câu này vì nhớ tới quyết định của người Hoa Kỳ đã bỏ quên những giao kết quan yếu của chiến tranh Việt Nam khi rút quân và ngưng viện trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
 
Bà mẹ của Mai, bà Thanh rời khỏi bệnh viện và tạm quyết định rời khỏi những dĩ vãng của Việt Nam cứ ám ảnh bà mãi. Bà bắt đầu tham gia vào những hoạt động xã hội và chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Little Sài Gòn. Trong khi ấy, Mai ở thời gian nhàn rỗi của mùa hè trước khi bắt đầu khóa học ở đại học, đã bắt đầu rất hiếu kỳ để tìm hiểu những huyền thoại về ông ngoại và tò mò tọc mạch về những điều về Baba Quan từ người mẹ và những người hiểu biết khác như cô Bảy, người bạn thân của bà Thanh hay Uncle Michael, người bạn thân với cha của Mai và cũng là người mang Mai và gia đình rời khỏi Sài Gòn sang Hoa Kỳ năm 1975. Sau nhiều lúc tìm tòi để hiểu biết, Mai vẫn như bị nhiều sai lạc khi nhận định về con người của ông ngoại, dù cô đã được nghe và biết nhiều chi tiết căn bản hoặc những nhận xét phê bình. Cô cũng đã sai lầm khi tin tưởng rằng Uncle Michael sẽ giúp ông ngoại của cô đến được Hoa Kỳ.
 
Mai đi kiếm tìm những dữ kiện khó hiểu về người mẹ của mình và ông ngoại Baba Quan của quá khứ Việt Nam chiến tranh “những chi tiết sống động liên quan đến những lỗi lầm và những đổ vỡ, mỗi một chuyến đi và mỗi chuyến khởi hành đã mang Mai đến những bất ngờ của một thời đại trước”. Tình cờ, Mai đọc lá thơ mà mẹ cô định gửi cho cô, viết về những bí ẩn của gia đình mà chất bi thảm đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở lá thư đó, cô mới hiểu tại sao Baba Quan không đến chỗ hẹn để ra đi khỏi Sài Gòn, những bí mật mà mọi người trong gia đình không bao giờ hé môi cho cô biết.
 
Khi còn là một tá điền, Baba Quan, người mà bà Thanh tưởng là cha mình, đã không thể đóng đủ địa tô cho người địa chủ là Uncle Khan nên đã cho vợ mình là bà Tuyết làm tình với người chủ điền giàu có này. Bà Tuyết sinh ra Thanh. Và sau đó, Baba Quan đã làm chủ mảnh đất này và không còn phải nộp địa tô nữa. Gia đình Uncle Khan nhận Thanh làm con nuôi và gởi cô lên học ở một trường đạo Thiên Chúa Giáo. Baba Quan sống trong căm thù và xấu hổ nên đã mưu toan trả thù người địa chủ giàu có này nhưng bất thành vì không có cơ hội để hạ thủ. Sau đó, khi chiến tranh Việt Nam khởi đầu, Baba Quan đi vào bưng làm Việt Cộng. Làng xã nơi Baba Quan ở là vùng oanh kích tự do nên cả gia đình phải dời về ấp chiến lược và rời bỏ mảnh đất của tổ tiên này. Nhưng Baba Quan vẫn còn ở lại để hoạt động cho Cộng Sản. Bà Tuyết, mẹ của Thanh bị chết trong một trận giao tranh. Và theo như tập tục của người Việt Nam, Thanh mang thi hài của người mẹ về chôn ở mảnh đất nơi quê nhà. Bên bờ sông trên con đường trở về nhà,Thanh đã gặp cảnh Baba Quan giết người địa chủ là cha ruột của mình. Sợ sệt và kinh hãi đã làm Thanh bỏ chạy và để lại thi hài của bà mẹ ở đằng sau. Và vì không thể chôn cất mẹ được hoàn toàn nên Thanh đã bị một vết thương ám ảnh mãi đến về sau và không thể nào quên lãng được dù đã qua sống ở một xứ sở mới là đất nước Hoa Kỳ.
 
Ở trong tác phẩm “Monkey Bridge”, Lan Cao đã nhìn đời sống Việt Nam trong chiến tranh qua những uẩn khúc bí mật của một gia đình. Và những bi thảm như vậy cũng thường thấy trong nhiều trường hợp khác. Qua câu chuyện kể của bà Thanh, một người đàn bà có học vấn có giáo dục để trở thành một người vợ và người vợ tốt như người mẹ chồng đã nhận xét. Nhưng ở một phía khác, khi Baba Quan đã cho vợ đi làm tình với người địa chủ vì tiền bạc  như một hình thức đánh đĩ, rồi đi làm Việt Cộng và giết người địa chủ, thì bà Thanh và Uncle Michael lại che giấu để giữ lại hình ảnh tốt đẹp của người cha mà theo phong tục Việt Nam với truyền thống trọng nam khinh nữ thì người cha coi sóc lo lắng tất cả gia đình và được kính trọng.
 
Ngôn ngữ, trong “Monkey Bridge” đã được nhìn ngắm ở hai phía trái ngược. Một là ngăn cách trở ngại của ngôn ngữ. Và hai là, sức mạnh của ngôn ngữ. Trong lá thư bí mật mà bà Thanh gửi lại cho con, bà đã viết rằng Mai đã xấu hổ vì bà nói tiếng Anh không đúng “accent” mặc dù bà nói tiếng Việt và tiếng Pháp rất chuẩn. Và ở một phía khác, Mai đã nhìn thấy được uy lực của “tặng phẩm của ngôn ngữ”:
Ở trong thanh âm mới của tôi, thanh âm mà tôi thực sự phát ra từ cổ họng, là một uy lực kinh ngạc mới mẻ. Đối với mẹ tôi và những người láng giềng, tôi bắt đầu nắm giữ cả thế giới, một độc nhất với thế giới tiến bộ xán lạn. Giống như ông Adam, tôi đã như được Thượng Đế ban cho quyền năng chỉ danh tất cả các loài chim chóc ở trên trời và các loài thú vật trên cánh đồng. Quyền được chỉ danh, tôi nhanh chóng tìm kiếm được quyền giữ gìn ngôn ngữ và quyền thỉnh cầu thẩm quyền tiếng nói của thuần khiết không giả tạo.
 
Lan Cao đề cập trong tác phẩm về sự khác biệt văn hóa và hàng rào ngôn ngữ làm thành những khoảng trống trong gia đình tạo thành sự xa cách giữa cha mẹ và con cái. Mai đã nhìn ngắm người mẹ của mình như một người đã chết từ trong tâm hồn bởi vì bà không thể tự làm cho hoàn hảo và không thể tự điều chỉnh theo với xã hội bên ngoài. Vị trí giữa hai thế hệ có khoảng trống lớn như lời phê bình của David Cowart đã viết: “Mai nhìn những người định cư ở đây lớn tuổi hơn mình như những người tuổi trẻ và mẹ cô là một người hoán chuyển vai trò từ người mẹ sang người con”.
 
Trong “Monkey Bridge”, cũng đầy niềm hoài nhớ của những người Việt Nam lưu vong. Họ sống tập trung vào những khu vực như Little Sài Gòn và trong đời sống, trong câu chuyện họ toàn hướng về phía quê hương của họ. Sâu thẳm trong tâm hồn của họ là sự đối lập với chính quyền Cộng Sản hiện hữu trong nước. Họ mong một ngày chế độ ấy sẽ bị sụp đổ và họ sẽ hồi hương trở về sau ngày tươi đẹp ấy.
 
Lan Cao đã viết tác phẩm này bằng trái tim của người Việt Nam.
 
Cô sinh trưởng và lớn lên ở Việt Nam nhưng khi đến Hoa kỳ ở tuổi mười ba, đã nỗ lực để hội nhập vào dòng chính cả ở đời sống thưc lẫn đời sống văn chương. Khi được hỏi là thời giờ ở đâu mà làm được cả hai công việc thì cô trả lời: “Thực sự, đây là phương cách dễ dàng nhất trên thế giới. Với công việc của một người khoa bảng, tôi dành hết thời gian cho nó. Khi tôi viết văn, tôi có khuynh hướng viết vào buổi tinh sương, từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng, trước khi tôi vào lớp dạy học”. Viết tiểu thuyết với Lan Cao không cần sự sửa soạn mọi thứ. Văn chương đến tự nhiên khi cô có những điều muốn ngỏ trong những thời kỳ khó khăn của cuộc sống. “Tôi bát đầu viết văn khi mẹ tôi trở bịnh nặng năm 1992... tôi cảm thấy mình là một người may mắn bởi vì tôi đã trả giá cho sự suy tưởng về những điều mà thật tình tôi thấy hiếu kỳ muốn tìm tòi để hiểu”.
 
Một nửa thế kỷ sau khi bắt đầu, chiến tranh Việt Nam đã được lưu dấu vết không nhòa trong tâm thức những người Hoa Kỳ. Lan Cao với một tiểu thuyết đầu tay có chất cổ điển đã được biết đến rộng rãi “bởi vì đã nối liền được hai thực thể đối nghịch nhau nhưng lại phải quan hệ với nhau là Hoa Kỳ và Việt Nam” (như nhận định của Isabel Allende). Với tác phẩm thứ hai và cũng là tiểu thuyết mới nhất, tác giả mang độc giả trở lại một cuộc chiến và làm nổi bật những dữ kiện mà lịch sử ở thế kỷ hai mươi chú tâm đến. Đời sống của một gia đình người Mỹ gốc Việt qua bao nhiêu biến chuyển đã được kể lại và mô tả một cách gián tiếp  những hậu quả của chiến tranh một cách đầy nhân bản và hướng thượng.
 
Chân dung của người cha, một sĩ quan tư lệnh lữ đoàn nhảy dù của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phải rời bỏ quê cha đất tổ. Người con gái tên Mai cũng chia sẻ thân phận lưu lạc với cha. Trong thời kỳ chiến tranh trong đời sống họ có những quan hệ thân tình với hai chiến binh Hoa Kỳ. Một là  James một sĩ quan và một Cliff là cố vấn quân sự. Bốn chục năm sau, hai cha con Minh và Mai sinh sống ở vùng ngoại ô Virginia với thân phận của người tị nạn. Mai đã tự mình tìm kiếm ra một loạt những sự thật đau xót về những gì đã xảy ra cho gia đình cô trong những năm qua. Còn Minh thì đã phản ảnh cuộc đời lính trận của mình với đầy đủ những tính chất của tình yêu thương và trò bội phản đã nặng chĩu trong tâm kể từ khi mất nước năm 1975.
 
The Lotus and The Storm là một cuốn tiểu thuyết chiến tranh và mô tả những vết thương gây ra từ cuộc chiến. Ở một tầm nhìn căn bản, là một cuốn biên niên sử ghi chép lại một cuộc sụp đổ của một xứ sở với những âm mưu chính trị và sự tàn phá của chém giết mà sự điều khiển và chỉ đạo chiến tranh chủ động từ nước ngoài. Nhưng ở một tầm vóc nhân bản khác, là một câu chuyện thân thương sâu sắc giữa tình yêu và niềm khát khao mong đợi, giữa dối trá và phản bội, giữa đau buồn và cuồng dại. Nhưng, ở tổng quan tất cả, là sự mất mát to lớn của cả một đất nước với dấu vết sâu xa đã hằn dấu lên cuộc sống của những đứa trẻ, trong những nhắc nhở thì thầm trải qua  những không gian và thời gian hiện hữu trong đời.
 
Tiểu thuyết này kể lại chuyện của một gia đình đã sống trong những quan hệ không thể tách rời với nỗi bi thảm khi thành phố Sài Gòn thất thủ. Một người là chiến binh lừng lẫy hào quang nay yếu đuối tàn tạ trong căn nhà của mình ở ngoại ô Virginia của thủ đô Washington DC với đứa con gái tên Mai đã lớn lên từ một phố nhỏ ở Chợ Lớn thuộc thành phố Sài Gòn.
 
Tác phẩm mở đầu từ năm 1963 từ một khu vực buôn bán tấp nập ở vùng Chợ Lớn. Việt Nam đang ở trong một thời điểm lịch sử xoay chuyển. Dưới sự chăm sóc tận tình của người vú trung thành người Trung Hoa, cô bé Mai  sống yên ổn và ngây thơ với tuổi trẻ trong trắng không bị ảnh hưởng từ những yếu tố của thế giới bên ngoài. Cô có những cảm nghiệm hiện thực từ cuộc sống với chị em trong gia đình, với những người thân yêu và những bạn hữu trung thực. Rụt rè nhút nhát và ngại ngùng trước sự phiêu lưu, Mai đã tự mình tạo ra sự hiếu kỳ từ những gợi ý và thúc đẩy của người thân thuộc lớn tuổi hơn. Chị cô và cô tò mò suy nghĩ về thế giới bí ẩn và tìm kiếm những cấm điều mông lung của những ngã đường quanh co của những con phố Trung Hoa lân cận. Các cô cũng kết thân với người lính Hoa Kỳ  cùng ưa thích và say mê điệu nhạc “rock and roll” quyến rũ. Có những buổi tối đặc biệt, bà mẹ cô đọc chuyện Ả Rập Ngàn Lẻ Một Đêm hoặc những truyện khác để đọc sách cho trẻ thơ trước khi vào giấc ngủ. Đôi khi, người cậu em của mẹ cô, là một Việt Cộng, đến thăm và gia đình lại phải tranh luận tuy rất nhân bản nhưng quyết liệt về chủ trương bài ngoại của Việt Cộng, đặc biệt là chống Mỹ và chống lại những người Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Bất kể cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt và sự phân cách trong gia tộc, mọi người vẫn sống bình thường cho đến lúc những sự kiện nổ bùng và làm tan nát cả gia đình và đất nước.
 
Câu chuyện của cha cô bé Mai, một chiến binh của QLVNCH, bắt đầu từ năm 2006 khi nước Mỹ đang ở trong sự mạo hiểm của một cuộc chinh chiến lâu dài khác. Từ giường ngủ, ông hồi tưởng lại những trận đánh mà ông tham dự ở Sài Gòn, Cambodia, Huế, như đã bật TV để xem những cảnh tượng chiến tranh ở Baghdad và Basra. Nỗi đau xưa cũ trở lại. Và ông như bị trôi đi trong ký ức đột nhiên nhớ lại về một thời gian đã qua với niềm thương nhớ người vợ yêu dấu và với một đất nước quốc gia của mình. Ngày lại ngày ông lần theo mối chỉ của cuộc đời ông theo những khoảng thời gian từ cuộc binh biến thảm sát hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, rồi những sự kiện xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để dẫn đến cuộc tham dự chính thức vào cuộc chiến đổ quân Mỹ vào Việt Nam vào năm 1965. Rồi biến cố tết Mậu Thân năm 1968, rồi hòa ước Paris năm 1973 đến biến động bi thảm của chế độ chính phủ Miền Nam sụp đổ năm 1975. Chưa hết, những hậu quả sau cuộc chiến với sự chiến thắng của Cộng Sản đã tạo thành làn sóng người vượt biển thử thách với nguy hiểm thoát ra nước ngoài tiếp theo sau cuộc rút lui của quân đội Hoa Kỳ. Mỗi sự kiện được ngắt quãng bằng những mất mát cá nhân không thể đền bù được. Những điều ấy là câu chuyện của mất mát ngây thơ, của sự thất hứa tồi tệ, của những bất ngờ xoay đổi giữa tình yêu và cuộc chiến.
 
Ký ức của người cha kể luôn cả những ngày hiện tại ở Virginia rồi trở lại quãng thời gian của ông ở Việt Nam. Mai, mà cuộc đời bắt đầu từ thập niên 1960 ở Việt Nam, đi tới khoảng thời gian mà cô sống tại Hoa Kỳ sau khi Miền Nam đã bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm. Cả hai người, cha và con cùng sống những ngày hiện tại của năm 2006 tại Virginia và vùng phụ cận Little Sài Gòn. Tại nơi đây cả hai cha con tiếp tục hàng ngày chiến đấu với  nỗi đau thương cũ và cố gắng bắt đầu cuộc sống mới trong im lặng và chịu đựng. Cả hai ngậm ngùi với sự tan vỡ bằng hai phương cách khác nhau. Một người không thể quay trở lại quá khứ nhưng ở cuối cuộc đời bằng cách nào đó tìm kiếm được sự tha thứ - tự mình làm tốt cho mình như cho những người khác. Một người khác cố gắng đến những mảnh vụn quá khứ để chạy thẳng tới phía trước với một nửa cuộc đời dường như phản ảnh giấc mơ Hoa Kỳ. Trong kết luận The Lotus and The Storm là câu chuyện của những người đã tái xây dựng lại cuộc đời của họ trong hậu quả của chiến tranh và sự phản bội thất hứa. Bất kể nỗi đau và sự mất mát, họ tìm trong nội tâm sức mạnh chất chứa những sinh lực để tha thứ, yêu thương và sống thực.
 
The Lotus and The Storm có ý thức tiến về tương lai phía trước với bố cục tràn đầy những hành động nhưng cũng chan chứa những phản ảnh để thế nào mỗi một người có thể tìm được một con đường đi tới vượt qua những bất ưng của đời sống. Đó là kiếm tìm một tổ ấm của mái nhà yên bình.
Bài phỏng vấn của Eric Nguyễn với tác giả Lan Cao đã cho độc giả nhiều chi tiết lý thú, cũng như những cảm nhận độc đáo từ thân phận của người tị nạn. Thí dụ như câu hỏi:
“Cô đã được huấn luyện để thành luật sư. Và là giáo sư giảng dạy tại Dale E. Fowler School tại Chapman University. Cô luôn luôn muốn làm người viết văn không? Hay chỉ đam mê công việc cầm bút sau này?” Và câu trả lời:
Tôi thích đọc sách từ thuở còn là một cô bé nhỏ xíu. Ở Việt Nam, tôi đã bị lôi cuốn vào truyện Ả Rập Ngàn Lẻ Một Đêm và những bộ truyện kiếm hiệp của nhà văn kim Dung như Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long, Thần Điêu Đại Hiệp. Tất cả với bố cục và tình tiết hấp dẫn đã làm tôi thích thú với những nhận xét thí dụ như trong truyện Ngàn Lẻ Một Đêm nhờ  năng lực lôi cuốn người nghe mà có thể cứu sống được sinh mạng của người kể chuyện. Tôi cũng đã giới thiệu những tiểu thuyết Anh ngữ trong chương trình dạy những lớp AP English của tôi. Tôi yêu thích James Joyce với A Portrait of the Artist as a Young Man, bởi vì tác phẩm này đã làm tôi khám phá được tiến trình của đời người với một truyền thống văn hóa không  cưỡng chế lại nội dung cuốn sách. Như thế tôi yêu thích viết văn từ tôi yêu thích đọc sách.
Ở đại học, tôi chọn học những lớp mà sinh viên được khuyến khích đi sâu vào nội dung, để tự mình khám phá ra được những ẩn tàng của thế giới bên trong cùng một lúc với sự quan sát bức tranh phác họa chiều rộng bên ngoài của chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội. Giáo sư khuyến khích chúng tôi viết nhật ký hàng ngày và viết để ghi chép lại những tác dụng hỗ tương giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài. Bà giới thiệu với chúng tôi tác phẩm The Bluest Eye của Toni Morrison. Tôi yêu quí sách vở. Chúng tôi cũng đọc Jung và thơ của Adrienne Rich để đào xới trên những hoang tàn đổ nát cũng y hệt như lao vào thế giới của bóng tối chập chùng những điều chưa hiểu để làm nổi bật lên một nhân dáng nhiều sáng tạo và hiểu biết. Viết đối với tôi là bắt đầu học hỏi cách sống và cách yêu thương trong hình bóng chính mình.  Sự bất toàn ở đây có thể nhìn thấy và viết về điều ấy. Viết là phong thái tự nhiên là một phần của bản ngã chính tôi và thật là cần thiết cho đời sống.
Tôi cũng yêu viết sách về luật và tôi thích gộp chung cách viết tiểu thuyết vào trong những công trình giáo dục khoa bảng khi dạy học và cầm bút. Khi tôi làm việc về luật ở NYC sau khi tốt nghiệp tiến sĩ luật, vấn đề Việt Nam và kinh tế chỉ huy được chuyển đổi thành kinh tế thị trường đã làm tôi quan tâm. Sự kiện ấy xảy ra sau khi Liên Bang Nga Xô Viết tan rã và Bức Tường Bá Linh bị sụp đổ. Tôi nhìn thấy hiệu quả của luật pháp trong công việc tái tạo nền móng xã hội, biểu dương tự do cá nhân và khuyến khích phát triển kinh tế và chính trị trên căn bản hòa hợp quốc tế và giao dịch. Đó là chủ tâm khảo cứu về lợi ích trong  đời sống giáo dục khoa bảng chính thức của tôi.
 
Trả lời câu hỏi khác của Eric Nguyễn: “Viết tiểu thuyết và viết sách luật, theo tôi thì ít nhất cũng là hai công việc khác nhau, đặc biệt là lãnh vực và mục đích của kinh tế và phát triển chính trị. Còn trong lãnh vực sáng tác, nhiều đề tài đã qua đi trong đầu. Cô đã là một luật sư giống như là một người viết văn như thế nào? Khi là luật sư và với kiến thức khoa bảng đã dạy cô điều gì khi viết văn?” Câu trả lời của Lan Cao:
Vâng, đó là hai lãnh vực khác nhau. Viết sách về luật, viết những nhận định duyệt xét trong sách giáo khoa, rất khác biệt với viết tiểu thuyết sáng tác. Viết về luật, phần đông là nghiên cứu, thật nhiều nghiên cứu để tìm kiếm và rồi chuyển đổi những điều ấy thành những bài luận thuyết. Mà nghiên cứu là ở từ những điều ở ngoại tại như sách vở,  những đề mục, những cuộc phỏng vấn. Và tiến trình nghiên cứu thì chồng chất những dữ kiện phải lựa chọn để xác định được những mảnh nhỏ của dữ kiện dư thừa vượt quá giới hạn của chân lý. Với cách viết tiểu thuyết, tôi khởi đi từ hình bóng nội tại của chính mình và những mảnh vụn của chính tôi rồi tôi nói với phong cách hiếm họa liên quan tới nghiên cứu. Tôi không thường xuyên viết về Việt Nam, tuy nhiên có khi trong lúc thay đổi đề mục tôi không thấy cách viết của mình dính dáng nhiều đến sự tìm tòi khảo cứu (bởi vì tôi đã làm công việc khảo cứu khi viết sách luật). Với tiểu thuyết tôi đã dàn dựng bố cục đi xa ngoài nguồn gốc của trải nghiệm và quan sát của tôi.
Dĩ nhiên, khi dạy học tôi áp dụng lối viết rất khác biệt với phương cách viết tiểu thuyết. Quan hệ giữa thầy giáo / học trò đều ở trong tiến trình ảnh hưởng lẫn nhau trong khi cầm bút viết văn trên căn bản là cách thế cô đơn, Rồi tôi thích thay đổi những đòi hỏi nhiều ảnh hưởng với nhau và nhiều dữ kiện ngoại tại bên ngoài. Kết quả tức thì, bạn dạy học trong lóp, bạn truyền đạt nội dung tư tưởng, bạn đẩy học trò đặt câu hỏi về những giả thuyết, bạn ca tụng sự phê bình lý luận. Và khi rời khỏi lớp học về nhà, bạn cảm thấy hài lòng với những điều đã áp dụng. Còn viết để sáng tác, thì cô đơn và nhiều mơ hồ trong chủ đích. Có khi, viết mà chẳng biết mình sẽ đi về đâu,  cho hôm nay hay ngày mai…
 
Eric hỏi: “Cô nói cầm bút viết là hòa hợp giữa những điều tự hiểu biết và cái bóng của chính mình. Trong The Monkey Bridge tính chất ấy được sử dụng rất nhiều. Thực vậy từ tính chất của bà mẹ tên Thanh đã dùng văn chương để ghi lại từng thời kỳ theo lối biên niên của cá nhân bà để nói với cô con gái về sự thật trong lịch sử đời riêng. Cô có nghĩ rằng viết và kể lại chuyện đời là rất quan trọng đối với những sắc dân thiểu số như người tị nạn Mỹ gốc Việt? Nơi chốn nào cô nghĩ việc cầm bút thích hợp để tạo thành sự đồng nhất của cộng đồng?” Lan Cao trả lời:
Tôi nghĩ viết và kể lại những câu chuyện rất quan trọng cho tất cả những ai cần thiết tới (thí dụ như một người suy nghĩ về Thoreau với Walden hay May Sarton với Journal of a Solitude). Người viết có thể viết với chính hành trình của họ. Nhưng tôi nghĩ viết và kể chuyện quan trọng với người di dân ở những cách thế khác biệt nhau (mặc dù tất nhiên người cầm bút viết cho họ và cho những hành trình của họ). Với người di dân, viết có thể với mục đích để xây dựng một cộng đồng và sáng tạo ra một dàn hợp xướng với những âm vọng quan yếu để cộng đồng  này hiểu biết cộng đồng khác và cho thế giới bên ngoài hiểu được họ chân thực. Với bề ngoài là hình thức của một nhà văn di dân, tôi viết với tâm cảm của một người đã trải nghiệm qua những biến cố của cuộc sống mặc dù tôi nghĩ một phần tôi tin tưởng rằng tất cả những người cầm bút viết về cuộc hành trình  của người di dân với sự trân trọng cách riêng.
Với nhà văn Mỹ gốc Việt ở một thế hệ lớn lên ở xứ sở này, Việt Nam và cuộc chiến tranh đã liên tục là một phần tử của đời sống chúng tôi. Đó là đất nước (earth and water) và không thể tránh khỏi được phạm trù ấy. Và khi có một người nhìn thấy Việt Nam và cuộc chiến tranh được đề cập đến trong phương cách loại trừ ra khỏi chính cá nhân chúng tôi và những trải nghiệm của chúng tôi. Thì việc cầm bút đã ở trong nhiều kích thước khác nhau. Đó là cách viết của nội tâm và cách viết của ngoại tại. Hay là cách viết cho mình và cách viết cho người khác. Đó là cả hai viết và chuyển dịch. Khi mà yếu tố viết cho người khác quá nhiều thì sự cân bằng sẽ không còn và công việc ấy không còn tác dụng. Như thế, cần phải cân bằng trong khi viết.
Tất cả những câu chuyện (cũng như lịch sử) đều phải có tiêu điểm để nhìn ngắm và quan sát. Người viết văn Mỹ gốc Việt cũng ở trong trường hợp ấy…
]]>
<![CDATA[Đêm, những tình khúc, và Lionel Richie]]>Sat, 10 Aug 2019 20:37:21 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/dem-nhung-tinh-khuc-va-danh-ca-lionel-richie~ VĂN DIỆP ~
 
Có lẽ những người Việt tị nạn đến Mỹ từ giữa thập niên 1980 không lạ với những lời tỏ tình trong bài “Hello” đằm thắm của Lionel Richie “Hello, is it me you’re looking for?” (Chào em, có phải anh là người em đang tìm?). Trải qua hơn 5 thập niên trong âm nhạc, mà danh ca đùa trên sân khấu Hollywood Bowl đêm 5 tháng 8 vừa qua là “đã trong ngành này cả 200 năm nay rồi”, Richie ở tuổi 70 vẫn lôi cuốn, làm mềm lòng, làm rạo rực đôi chân của hơn 12,000 khán giả ở Los Angeles dưới bầu trời trong lấp lánh sao đêm.

Picture
Lionel Richie trình diễn ở Hollywood Bowl đêm 5/8/2019 (Photo: Văn Diệp/Việt Tide)
Suốt 95 phút một mình với ban nhạc, Lionel Richie đưa nhiều khán giả về khung trời dĩ vãng với những sáng tác làm nên tên tuổi anh như "Running With the Night", "Easy", "My Love", "Penny Lover", "Truly", "You Are", "Stuck on You", "Dancing on the Ceiling", "Three Times a Lady", "Sail On", "Fancy Dancer", "Sweet Love", "Lady (You Bring Me Up)", "Just to be Close to You", "Brick House", "Say You, Say Me".
 
Đến bài "Endless Love", một tình khúc Richie từng song ca với Diana Ross, anh bảo đã 35 năm nay mời nữ danh ca này đứng chung sân khấu nhưng cô chưa bao giờ nhận lời, và anh cứ làm cho khán giả tưởng rằng sẽ có một điều ngạc nhiên đêm này, nhưng rồi cũng lại để họ thất vọng. Anh đành mời các nữ khán giả hát phần lời dành cho Diana Ross; họ hòa giọng cũng vững vàng lắm, không để anh thất vọng.  
 
Dĩ nhiên, một đêm nhạc Lionel Richie không thể thiếu "Hello", "We Are the World" (viết chung với Michael Jackson), và "All Night Long" kết thúc chương trình dưới những loạt pháo bông rực rỡ và khán giả cùng hát theo.
 
Lionel Richie sinh năm 1949 ở Tuskegee, tiểu bang Alabama. Từ những ngày trong đại học giữa thập niên 1960, Richie thành lập những ban nhạc R&B. Năm 1968, anh hát và thổi kèn saxophone cho ban The Commodores, ra một số album bao gồm những bài anh sáng tác. Đến cuối thập niên 1970, Richie nhận lời viết nhạc cho một số nghệ sĩ khác và hợp tác ra dĩa đơn.
 
Thời hoàng kim của Richie là thập niên 1980 với những bài hát nổi danh hàng đầu thế giới và hàng triệu dĩa bán ra. Album “Can’t Slow Down” của anh thắng giải 2 giải Grammy 1984 trong đó có “Album Trong Năm”. Các bài hát của anh liên tục đứng đầu danh sách được ưa chuộng nhất thế giới. Tính ra trong 9 năm liền, từ 1978-1986, Richie sáng tác hoặc là đồng tác giả một ca khúc đứng đầu bảng “No. 1 on the Hot 100” mỗi năm. Anh cũng là một trong 2 nhạc sĩ trong lịch sử giải Grammy có 6 sáng tác được đề cử “Bài Hát Trong Năm”; người kia là Paul McCartney.
 
Sang thập niên 1990 và 2000 thì tên tuổi Richie ở Hoa Kỳ không sáng chói như thời hoàng kim, nhưng thế đứng trên sân khấu của anh xem ra vẫn vững vàng so với nhiều nghệ sĩ cùng thời. Năm 2017 anh được Kennedy Center trao giải vinh danh thành tựu. Nhiều người trẻ hơn lại biết đến anh khi Richie nhận vai trò giám khảo cuộc thi American Idol năm 2018 cùng với Katy Perry và Luke Bryan trên đài truyền hình ABC.
 
Đêm hè Los Angeles, những tình khúc của ca nhạc sĩ Lionel Richie vẫn rót lại cho thế hệ sau những giọt yêu thương...
]]>
<![CDATA[Tế Hanh: thơ và đời]]>Sat, 10 Aug 2019 20:33:43 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/te-hanh-tho-va-doi~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
 
Tế  Hanh, một nhà thơ nổi tiếng thuộc loại tiên chỉ của làng thơ Việt Nam trong nước từ trần ngày 16 tháng 7 năm 2009 sau hơn mười năm nằm liệt giường vì bị xuất huyết não, đến nay là giỗ tròn 10 năm.

Ông được coi như là một thi sĩ của phong trào Thơ Mới thời tiền chiến với những bài thơ đầu tay viết lúc tuổi còn rất trẻ. Từ năm ông 15 tuổi,  đi học ở Huế và ở nơi đây ông đã gặp những nhà thơ cùng khuynh hướng và cùng tham dự vào một cuộc vận động văn học mà có người đã cho rằng đó là một thời kỳ vàng son của phong trào Thơ Mới. Những bài thơ đầu, ngay từ lúc xuất hiện đã làm nhiều người để ý và đến bây giờ đã thành những bài thơ tiêu biểu một thời không những của riêng nhà thơ Tế Hanh mà còn của văn học thời tiền chiến và cả văn học Việt Nam nữa. Ðó là bài Những Ngày Nghỉ Học, Lời Con Ðường Quê, và Quê Hương.
 
Những bài thơ này ông viết lúc còn ngồi ghế nhà trường Quốc Học và ở đây ông đã gặp những người rất nổi danh sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư,... để tạo thành một phong trào thi ca đặc sắc.
 
Năm 1939, sau kỳ nghỉ hè Tế Hanh học năm thứ tư bậc thành chung vào tựu trường, ông đưa cho bạn bè xem bản thảo tập thơ Nghẹn Ngào gồm 29 bài thơ vừa sáng tác. Cùng lúc đó thì Tự Lực Văn Ðoàn đang mở một cuộc thi thơ. Những người bạn của ông chép tay lại bản thảo và gửi đi dự thi. Qua năm sau cũng vào mùa hè, ông thi trượt bằng thành chung và đang học để đi thi lại thì nhận được tin mình đoạt giải thơ. Tập thơ Nghẹn Ngào này về sau được bổ sung thêm và năm 1944 được nhà xuất bản Ðời Nay in lại thành tập thơ Hoa Niên.
 
Trong bài trả lời cuộc phỏng vấn của nhà thơ Lê Minh Quốc, chính Tế Hanh đã nói về những bài thơ đầu tay của mình:
Năm 1939 tôi hoàn thành tập thơ gồm 29 bài và đặt nhan đề Nghẹn Ngào. Các bạn học chung lớp đọc thấy thích thú khuyên tôi nên gửi dự thi văn chương của Tự Lực Văn Ðoàn. Tôi đồng ý. Mùa hè năm 1940, báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Ðoàn đã công bố kết quả với hai tập thơ được giải thưởng là Bức Tranh Quê của nữ sĩ Anh Thơ và Nghẹn Ngào của tôi. Sau đó tôi nhận được bằng khen với bảy chữ ký của nhà văn, nhà thơ: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thế Lữ, Thạch Lam, Tú Mỡ và Xuân Diệu. Trên báo Ngày Nay tháng 7 năm 1940, Nhất Linh có viết bài bình luận về hai tập thơ này. Nhất Linh viết: “Khi nói đến tập Nghẹn Ngào thì hai bài thơ Quê Hương và Những Ngày Nghỉ Học sẽ còn mãi trong thi đàn Việt Nam”. Mặc dù được giải thưởng nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn vì quanh tôi trong Phong Trào Thơ Mới cũng xuất hiện nhiều tài năng và bản thân tôi cũng muốn tiến xa hơn. Do đó trong hai năm 1940, 1941 tôi viết thêm một số bài để tập thơ Nghẹn Ngào thành 40 bài và gửi ra Hà Nội để xuất bản. Thấy nhan đề Nghẹn Ngào hơi buồn nên tôi đã đổi thành Từ Nhớ Ðến Thương nhưng thấy hơi ví von nên cuối cùng tôi đổi thành Hoa Niên. Tên này hợp với hồn thơ và chất thơ của mình hơn cả. Sự đổi tên này mất hai năm. Cuối năm 1944 nhà xuất bản Ðời Nay tiến hành in và năm 1945 tập thơ ra đời. Khi đó cách mạng đến tôi theo cách mạng và tham gia kháng chiến ở Liên Khu 5. Chín năm sau, 1954 khi tập kết ra Bắc tôi mới thấy lần đầu tiên tập thơ Hoa Niên của tôi do nhà thơ Hồ Dzếnh tặng lại...
 
Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi Nhân Việt Nam đã có nhận định về Tế Hanh:
Tôi  thấy Tế Hanh là người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương” như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ cái thế giới những  tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng chĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải. Trên con đường ngưng lại biết bao nhiêu bâng khuâng hồi hộp...
 
Qua những lời viết trên, một điều rõ ràng là từ những bài thơ đầu này, biểu lộ một tình yêu quê hương thiết tha và một tình cảm trong sáng có pha chút lãng mạn bàng bạc trong suy nghĩ trong ngôn từ. Thơ gần với cảm quan với tình cảm hơn là phân tích suy đoán của lý luận. Khởi viết lúc tuổi chưa đến hai mươi, như con chim ra ràng nhìn trời cao muốn bay bổng và trong tâm trí gợi ra biết bao nhiêu là dặm đường xa. Những bài thơ của Hoa Niên của mơ mộng học trò, của lãng mạn thi nhân đã được biết bao nhiêu là tuổi trẻ  đón nhận một cách nồng nhiệt cũng là một hiện tượng thuận lý. Dù rằng, những cậu học trò đọc trong những cuốn giáo khoa tiểu học ngày xưa, những trang sách Tân Quốc Văn, bây giờ đã thành những ông già trên tuổi sáu mươi vẫn mơ hồ một nỗi niềm nào phảng phất. Chút cũ càng quê kiểng, chút xôn xao đầu đời, những con đường xưa, những hè phố cũ, những nồng biếc không gian, những mơ hồ thời gian, tất cả ngưng đọng lại để thành hồi sinh những đoạn đời đã qua, những cuộc sống đã mất biệt không còn hiện hữu.
 
Ðọc những bài thơ như Quê Hương , ai mà không cảm thấy nhớ đến thắt ruột mảnh đất mình đã chào đời. Ðọc Những Ngày Nghỉ Học, ai mà không dừng được nhớ nhung về tuổi hoa niên ngày xưa đầy mơ với mộng…
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
… Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
 
Ấn tượng quê hương là con thuyền, là cánh buồm vôi, là cái mùi nồng nàn của đại dương, trong thơ Tế  Hanh đã thành những ấn tượng chẳng thể nhòa phai với mọi người. Làng của Tế Hanh là một làng chài lưới nằm trên một bến  sông xa biển tới nửa ngày đường trên một cù lao trên sông Trà Bồng. Câu thơ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người đọc là câu “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” Câu thơ vừa hùng tráng vừa thi vị, làm nổi bật được cái hồn thẳm sâu ẩn trong ngôn ngữ. Mà hình ảnh lại đẹp và đầy ứ sự sống của cuộc đời trong lành của thiên nhiên cao rộng hiền hòa.
 
Có một bài thơ, của một người mẫn cảm, nhìn đời sống tuy lạnh lùng với người đời nhưng lại nồng nàn với người thơ. Nếu bảo đó là những câu thơ của vu vơ,  của “ru với gió, mơ với trăng, và vơ vẩn cùng mây” thì cũng không phải là sai.
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Ðón chuyến tàu đi đến những ga
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa
Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương vấn trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau
Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê
Lâu lâu còi rúc nghe rên rỉ
Lòng của người đi réo kẻ về
Kẻ về không nói mắt vương vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường
Lặng lẽ tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
 
Thi sĩ thường có những lúc thương vay khóc mướn như thế. Nỗi buồn thường hay lây và cuộc đời đầy những sân ga mà ở đó nỗi bùi ngùi chia tay giữa người đi và kẻ ở. Những sân ga hoang trống, những con tàu nặng nề chuyển bánh, những tiếng còi tàu thét lên như gửi lại nỗi niềm. Những câu thơ như “Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu/ Ngàn đời không đủ sức đi mau/ Có chi vương vấn trong hơi máy /Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau/”  thật giàu hình ảnh dù cho có ước lệ nhưng vẫn có sức truyền cảm. Thơ của Tế Hanh có hồn ở trong đó và mặc dù chữ nghĩa giản dị, ý tưởng cũng bình thường thích hợp với cảm quan và suy nghĩ của nhiều người nên có sự lôi cuốn người đọc để khởi đi vào một không gian, thời gian muôn thuở…
 
Xuân Sách, một nhà thơ đã phác thảo nhiều chân dung văn nghệ sĩ với lối diễn tả độc đáo. Và với Tế Hanh là những đường nét khá chân phương và nhiều thông cảm và chia sẻ:
Quá tuổi Hoa Niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tận Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Nai nửa yêu thương một mảnh sầu
 
Xuân Sách dùng tên những tác phẩm của Tế Hanh như Hoa Niên, Hai Nửa Yêu Thương  hoặc nhan đề bài thơ như Bài Thơ Tình ở Hàng Châu để gợi lên những đặc tính của con người và tác phẩm của ông. Thơ quê hương của ông trước năm 1945 với tập Hoa Niên được coi là đỉnh cao nhất của thơ ông. Thơ tình cảm, nhớ nhung quê hương về sau này như trong tập Hai Nửa Yêu Thương biểu lộ tình cảm ở miền Bắc nhớ miền Nam và cả hai nơi đều gợi đến sự dở dang không toàn vẹn của những tấm lòng luôn luôn hoài niệm quê hương.
 
Có hai con người thi sĩ Tế Hanh. Một, của thời tiền chiến của Hoa Niên, Nghẹn Ngào. Và một của thời sau này của lòng nhớ thương quê mẹ đã xa, của những tình cảm mà các nhà phê bình văn học hiện thực xã hôi chủ nghĩa gọi là cái tôi chung của mọi người, khác với cái tôi chủ về cá nhân một mình của thời tiền chiến. Dĩ nhiên, so sánh giữa những tác phẩm cùng của Tế Hanh giữa trước năm 1945 và sau năm 1945, của những nhà phê bình này đều nhận định rằng phần sau đồ sộ và có vóc dáng hơn thời kỳ trước. Riêng với tôi thì cảm giác khi đọc thơ Tế Hanh thì ngược lại. Tôi từ khi học tiểu học đã biết đến Tế Hanh qua những bài thơ đã thành bài học thuộc lòng của thời thơ ấu. Có thể sự kiện ấy  thành ấn tượng trong tôi nên khi đọc những tập thơ về sau này như Hai Nửa Yêu Thương, Tiếng Sóng, Lòng Miền Nam, Gửi Miền Bắc,… vẫn thấy không thích thú bằng và đôi khi còn cảm thấy khó chịu vì những câu thơ bài thơ có tính tuyên truyền khích động chiến tranh hoặc ca ngợi chế độ… Có lẽ, vì tôi đã sống ở miền Nam nên khó chia sẻ được với những suy nghĩ của những người cầm bút mà mục đích chính của các công việc có tính nghệ thuật của họ là phục vụ cho những mục tiêu chính trị tuyên truyền của chế độ…
 
Nhưng có nhiều nhà phê bình của nền văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng nhận thấy những bất cập trong thơ của ông về thời gian sau này.
 
Thí dụ như Vũ Quần Phương trong Nhà Thơ Việt Nam Hiện Ðại (nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội năm 1984) có nhận xét về Tế Hanh:
Thơ Tế Hanh khi hay là một thứ hay thực chất, rất ít trang sức, và khi dở cũng dở một cách thật thà không ẩn giấu trong ngôn ngữ hình ảnh. Cho nên thơ Tế Hanh khi thiếu hụt nội dung tình cảm, để sa xuống một thứ thơ vụng về, không nên có như về cuộc trao trả tù binh Mỹ ở sân bay Gia Lâm 1973, anh viết:
Gia Lâm - 29 tháng  ba
những tên giặc lái bước ra cúi đầu
chúng đi nhanh đến chiếc tàu
núi sông như thể đổi màu từ đây...
Những câu thơ quả là thô sơ về ý tứ và tình cảnh...
 
Tôi cũng đồng ý với Vũ Quần Phương với nhận xét về các bài thơ như vè và giả dối để phục vụ cho chế độ mà tôi đọc thấy tương tự như thế rất nhiều trong các tập thơ của Tế Hanh. Thơ của ông già dặn về kỹ thuật, về ngôn ngữ nhưng lại có những suy nghĩ gượng gạo, viết một bài thơ không ngoài mục đích chứng tỏ lòng trung kiên với Ðảng và chế độ…
 
Hồng Diệu, trong một bài viết “Ðọc Giữa Những Ngày Xuân của Tế Hanh” đăng trên báo Văn Nghệ số 715 năm 1977 có đoạn:
Những năm vừa qua, thơ ta phục vụ rất đắc lực các nhiệm vụ chính trị. Các nhà thơ đủ lứa tuổi đã xông xáo, ứng chiến phục vụ kịp thời trên mặt trận văn học, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương ta có nhiều bài thơ vừa nóng hổi tính thời sự lại có đủ sức đứng lâu dài trong trí nhớ người đọc. Tuy vậy vì nguyên nhân này nguyên nhân khác ta cũng đã để xuất hiện một bệnh khá phổ biến: bệnh dễ dãi. Sự dễ dãi này ở các bạn làm thơ trẻ nhưng không phải không thấy trong các nhà thơ lớp trước. Cũng có lúc Tế Hanh rơi vào trường hợp này. Giữa Những Ngày Xuân có nhiều ý tứ, hình ảnh, cảm xúc, cũng như nhịp điệu quá quen thuộc trong thơ Tế Hanh. Anh lại để một số câu, chữ trở đi trở lại quá nhiều.
Có người nói nếu Tế Hanh lược đi một số bài thì tập thơ của anh sẽ hay. Về phần tôi, tôi thấy hầu hết các bài thơ trong tập đều được cấu từ một cách khá bằng phẳng. Ít có những tứ thơ độc đáo. Ít có những ý thơ sắc sảo. Phần lớn cảm xúc đều lướt qua mặt ngoài của hiện tượng mặc dù tình cảm của anh có tràn trề. Tâm trạng của nhà thơ và đối tượng nhà thơ thể hiện thường ẩn khá sâu tìm kỹ mới thấy. Cho nên nếu nói như Vigni: “Thơ là nhiệt tình kết tinh lại” thì có thể nói, thơ Giữa Những Ngày Xuân giàu nhiệt tình nhưng nhiệt tình ấy chưa được kết tinh. Tôi cho rằng đây là nhược điểm chủ yếu của Giữa Những Ngày Xuân và của một số bài thơ trước kia nữa của Tế Hanh. Do đó vấn đề chính là ở chỗ trong tư tưởng chủ đạo của ngòi bút, ở cả tập, nhà thơ cần đi vào cốt lõi của vấn đề hơn nữa...
 
Cái nhược điểm chung của những nhà văn nhà thơ miền Bắc có lẽ bởi vì cứ phải theo những khuôn mẫu sáng tác phục vụ chế độ, phục vụ Ðảng nên khó lòng sáng tạo được những công trình riêng của mình. Thành ra, ở các nhà thơ như Xuân Diệu, như Lưu Trọng Lư... công trình văn nghiệp của thời tiền chiến vẫn là chính yếu so với thời gian sau này mà họ xưng tụng là được sự hướng dẫn của Ðảng. Ở trường hợp nhà thơ Tế Hanh cũng giống y như vậy…
 
Một nhà phê bình văn học khác, Mã Giang Lân, trong “Ðọc Con Ðường và Dòng Sông của Tế Hanh” đăng trên báo Văn Nghệ số 892 năm 1980 cũng nhận xét:
Tôi nghĩ, đóng góp của một nhà thơ là ở phần độc đáo riêng của mình miễn là hay là sáng tạo để làm nên sự đa dạng phong phú của nền thơ. Ðòi hỏi nhà thơ nào cũng phải khái quát, phải trí tuệ thì sẽ không khỏi hạn chế những khả năng khác. Vả lại trong cuộc sống trong nghệ thuật nhiều khi cái sâu sắc lại thấy ở những điều bình thường giản dị mà chúng ta gặp trong thơ Tế Hanh. Có điều cái giản dị ấy chắc chắn là đã phải trải qua một quá trình rèn luyện lao động nghệ thuật nếu không sẽ thành dễ dãi sơ sài. Thì chính Tế Hanh ở Con Ðường và Dòng Sông này cũng có lúc nôm na đơn giản. Có thể dẫn ra những đoạn, những câu bình thường và những ý nông nhẹ vì thiếu chọn lọc, xúc cảm (Kỷ Niệm Về Một Bài Hát, Nông Trường Tôi Quê Ta, Xuân Đẹp Hai Lần). Ở đây tác giả ghi chép việc đời nhưng còn thiếu tình đời, kể chi tiết nhưng chưa chuyển hóa thành năng lượng thơ. Cho nên ý chưa sâu mà tình cảm lại không đậm thì bài thơ khó lòng đứng được…
 
Kể ra làm các bài thơ theo đơn đặt hàng của nhu cầu chính trị thì khó lòng đạt được mục đích hoàn thành một bài thơ hay. Khi tâm chưa động, hứng chưa đủ và với cái khuôn mẫu sẵn dành thì làm sao lôi cuốn người đọc được.
 
Trần Lê Văn trong “Bài Ca Sự Sống hay hát từ Hoa Niên” đăng trong Văn Nghệ số 49 năm 1985 cũng có nhận định về sự “dễ dãi” của Tế Hanh:
Trong mười bốn tập thơ đã in và mấy tập thơ mới chưa in của Tế Hanh có không ít những câu thơ hay. Song le những câu không hay cũng khó mà tính đếm. Cái nhược cũng đã thành nếp của anh là nhiều “dễ tính” với mình, chất liệu cuộc sống chưa nhào cho nhuyễn, lọc cho tinh đã viết thành thơ. Có lần anh viết về hoa mà chỉ thấy kể lể chứ nào thấy sắc hương:
Cùng với hoa đào phai
Có thêm hoa đào thắm
Có thêm hoa đơn ghép
Cùng với hoa dơn đơn
Hoa cứ đẹp nhiều hơn
Nhờ bàn tay lao động.
Ðiều này thì ai mà chẳng biết nhưng cũng trong ý này giá nhà thơ khám phá ra cái gì mới thì thú vị hơn. Cái nhược trong thơ Tế Hanh chính anh cho là cái vụng. Tôi cũng nghĩ thế. Làm thơ mà điệu bộ quá thì không hay đã đành nhưng vụng về quá thì cũng không thích…
 
Và còn có nhiều lời phê bình khác về những bài thơ kiểu như trí tuệ như chính luận của Tế Hanh. Cảm nghĩ của tôi khi dị ứng với những bài thơ xưng tụng Hồ Chí Minh, mô tả những cái tốt đẹp của xã hôi chủ nghĩa, của con người mà cái tôi trở thành chung thành một khuôn mẫu kể cả trong những đề tài riêng của từng cá nhân như tình yêu, như cảm nghĩ từ cuộc sống có lẽ không phải vì cái chỗ đứng của tôi khác với chỗ đứng của người sống trong xã hôi chủ nghĩa. Bởi vì như tôi dẫn chứng, những nhà phê bình cùng sống cùng viết với ông cũng có những nhận định tương tự giống tôi.
 
Với tôi, thơ hay nhất của Tế Hanh vẫn là những bài thơ của Hoa Niên thời tiền chiến. Ở đó, tôi tìm được lòng yêu quê hương đất nước… ở đó tôi tìm được những tâm tình trong sáng ngây thơ của tuổi trẻ. Không biết thơ của ông bị sa sút vì ông đã sống trong xã hôi cộng sản không? Nếu ông không tập kết ra Bắc, có thể ông sẽ có những bài thơ tuyệt tác hơn mà phát xuất vì chính cuộc đời và tấm lòng của ông? Ông sẽ không phải viết để có được một địa vị, một chỗ đứng…
 
Từ văn chương đến đời thường, một người viết trẻ tuổi hơn ông nhưng cũng có lúc gần gũi ông trong cuốn sách “Cây Bút, Ðời Người” là Vương Trí Nhàn có những nhận định về Tế Hanh như sau:
Tuy nhiên hình như con người Tế Hanh có vì những sự tôi rèn đó mà thay đổi thì cũng rất kín đáo. Trước sau ông vẫn giữ nguyên cái tính ngơ ngơ ngác ngác và cái xúc động hồn nhiên kiểu học trò của mình - ít ra là ở bên ngoài.
Về mặt chức vụ mà xét trong nhiều năm Tế Hanh từng là ủy viên Ban Chấp Hành hoặc Thường Vụ Hội Nhà Văn (như Ban Thư Ký về sau), từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của hội, từng có chân trong Ban Phụ Trách nhà xuất bản Văn Học những năm nó còn lệ thuộc vào Hội. Nhưng ông đã dễ dàng thoát ra cái ràng buộc đó để trở về vị trí một người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng tác làm lẽ tồn tại.
Nói vậy liệu có nghĩa là bảo Tế Hanh hoàn toàn thoát tục và sống khờ khạo không biết lo liệu những chuyện riêng? Còn nhớ ai đã đốp chát hỏi Tô Hoài “Người ta bảo anh khôn quá anh nghĩ sao?” “Cậu tính, sống được ở trên đời này, ai chẳng phải có một chút khôn, cái chính là đừng khôn lõi, lộ liễu, đừng tham quá đến mờ cả mắt mà thôi”. Cái định lý của Tô Hoài quả là đúng với mọi người kể cả trường hợp Tế Hanh chúng ta đang nói. Khi nghe tôi bảo rằng ông Tế Hanh luôn luôn ngơ ngác, mấy đồng nghiệp phũ mồm đã bảo ngay ngơ ngác làm sao, có cái gì người khác có mà ông ấy thiệt thòi không có đâu? Lại có người lặng lẽ bổ sung một nhận xét “Ấy nhưng một kinh nghiệm của tôi là muốn biết đời sống văn nghệ có gì mới cứ gặp ông Tế Hanh, cái ăng ten của ông ấy thuộc loại cực nhạy, nói nôm na là bố ấy cũng ma xó lắm!” Vâng các nhận xét ấy đều có lý, mỗi con người là một thế giới không cùng và nói chung chúng ta sẽ thất vọng khi muốn tìm hiểu quá kỹ về một người nào đó. Song tôi thấy trên đại thể thì Tế Hanh đó là một con người dễ chịu. Người giữ được cốt cách thi nhân. Người biết điều. Và người có khôn thì cũng là khôn kín đáo.
 
Nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại thôn Ðông Yên xã Bình Dương huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi và từ trần lúc 12 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 2009 thọ 89 tuổi.
 
Ông là một nhà thơ đóng góp rất nhiều cho văn học Việt Nam và từ thời tiền chiến đã đóng góp vào trong phong trào thơ mới với những bài thơ được truyền tụng mãi về sau.
 
Ông được nhắc đến với những bài thơ bày tỏ lòng yêu thương quê hương tha thiết, những tình cảm trong trắng đơn sơ và những tình yêu tha thiết của một trái tim mãi mãi tươi trẻ. Ở những người hậu sinh như chúng tôi, khi ông mất là dịp để đọc lại những bài thơ đã thành tài sản quý báu của văn chương Việt Nam như Quê Hương hay Những Ngày Nghỉ Học…
]]>
<![CDATA[Miss Saigon trở lại Los Angeles]]>Mon, 22 Jul 2019 04:34:39 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/miss-saigon-tro-lai-los-angeles~ VĂN DIỆP ~

Lần đầu tiên sau 17 năm, vở nhạc kịch Broadway Miss Saigon vừa do nhà sản xuất Cameron Mackintosh dàn dựng lại để lưu diễn, được đón chào nồng nhiệt ở miền Nam California. Ngày 17 tháng 7 vừa qua là đêm diễn khai mạc chính thức tại đại hý viện Hollywood Pantages Theatre ở Los Angeles.

Picture
Photo: Matthew Murphy & Johan Persson
Câu chuyện Miss Saigon khởi đi ở cột mốc 1975 khi Saigon đang cầm cự những ngày cuối của chiến cuộc. Một cô gái trẻ mồ côi tên Kim làm gái bán bar, tình cờ quen Chris, một anh lính Mỹ, và hai người yêu nhau, làm lễ cưới trước bàn thờ gia tiên. Những ngày loạn lạc của tháng Tư, Chris lạc mất Kim, lên máy bay về Mỹ, trong khi Kim đang mang thai Tam, con trai với Chris. Ba năm sau, Kim và con trai vượt biên tới Thái Lan, từ nơi này liên lạc được với Chris, nhưng anh đã có vợ mới. Cuộc đoàn viên trên đất Thái tưởng đem niềm vui trọn vẹn, nào ngờ mỗi nhân vật phải quyết định số phận của chính mình.
Tiếng súng nổ, tiếng trực thăng vần vũ, tiếng gót giày khua vang... những âm thanh của chiến tranh, bạo lực dồn dập đến với khán giả của Miss Saigon, và cả những bài tình ca thống thiết cất lên từ đó. Ngoài nhân vật nữ chính là Kim do Emily Bautista thủ diễn, nam diễn viên Red Concepción xuất sắc, duyên dáng hài hước trong vai The Engineer, một người Việt lai Pháp, chủ quán bar Dreamland nơi Kim bị bắt làm việc. Anthony Festa trong vai Chris và J. Daughtry vai John diễn trung thành với nhân vật của mình. Jinwoo Jung vai Thuy, người bạn thuở ấu thời của Kim, đem lòng yêu Kim nhưng theo Việt Cộng, cũng vậy. Vai Ellen, vợ mới của Chris, do Stacie Bono diễn được một bài hát mới “Maybe” trong phiên bản này, mà cô hát với nhiều cảm xúc. Trong đoàn lưu diễn lần này có Jackie Nguyễn, diễn viên người Mỹ gốc Việt đầu tiên từng thủ vai chính Kim trong Miss Saigon. Lần này cô trở lại trong những phần hợp ca.

Kể từ khi mở màn lần đầu ở London năm 1989, vở Miss Saigon do Cameron Mackintosh sản xuất đã đạt thành công tột bực. Khai diễn ở Broadway, New York ngày 11 tháng 4 năm 1991, Miss Saigon đoạt thành tích vé bán trước nhiều nhất trong lịch sử nhạc kịch Broadway ở mức 37 triệu Mỹ kim. Sau đó, Miss Saigon diễn thường trực trên sân khấu Broadway gần 10 năm với 4,111 lần cho hơn 5.9 triệu khán giả. Miss Saigon cũng lưu diễn khắp 32 quốc gia, hơn 350 thành phố, bằng 15 thứ tiếng. Tổng cộng hơn 36 triệu khán giả khắp thế giới đã xem vở nhạc kịch với hơn 70 giải thưởng gồm 2 giải Olivier Award, 3 giải Tony Award và 4 giải Drama Desk Award.

Miss Saigon phiên bản dàn dựng mới công diễn năm 2014 tại London và tiếp tục lưu diễn. Nhạc của Miss Saigon do Claude-Michel Schonberg viết, và phần lời hát của Richard Maltby Jr và Alain Boublil cùng Michael Mahler. Laurence Connor đạo diễn phần dàn dựng mới trong chuyến lưu diễn đợt này cùng với Bob Avian lo phần sân khấu cho nhạc kịch và Geoffrey Garratt tăng cường phần vũ đạo. Thiết kế do công của Totie Driver và Matt Kinley dựa trên khái niệm nguyên thủy của Adrian Vaux; trang phục do Andreane Neofitou thực hiện; ánh sáng bởi Bruno Poet; phóng ảnh bởi Luke Halls; thiết kế âm thanh bởi Mick Potter; William David Brohn soạn hòa âm cho dàn nhạc dưới sự điều khiển của Will Curry. Vở diễn dài 2 tiếng 40 phút, kể cả phần giải lao.

Vé từ $49 có bán tại www.HollywoodPantages.com/MissSaigon và www.Ticketmaster.com, qua điện thoại (800) 982-2787 hoặc tại phòng vé của Hollywood Pantages Theatre. Trẻ em dưới 5 tuổi không được vào rạp. Không thích hợp với trẻ em dưới 12 tuổi vì một số cảnh và ngôn ngữ dùng trong nhạc kịch. Miss Saigon diễn ở Los Angeles cho đến ngày 11 tháng 8, sau đó ghé Denver (Colorado) và Tempe (Arizona) rồi quay lại Costa Mesa, Nam California, tại Segerstrom Center for the Arts.  
]]>
<![CDATA[Văn Cao, thơ của những giấc mơ…]]>Fri, 12 Jul 2019 20:55:34 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/van-cao-tho-cua-nhung-giac-mo~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
 
Văn Cao mất ngày 10 tháng 7 năm 1995, đến nay là 24 năm.
 
Với riêng tôi, Văn Cao vừa quen và vừa lạ. Quen, bởi vì những bản nhạc nghe hàng ngày, những Ðàn Chim Việt, những Suối Mơ, những Buồn Tàn Thu,… từ lúc vừa mới lớn ở quê nhà đến cả những lúc sống ở đây. Quen, bởi vì biết ông là một nghệ sĩ đa tài, nghệ thuật  văn, nhạc, họa độc đáo, là một người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và bị chế độ đương thời đầy ải trù dập suốt cả cuộc đời mặc dù là tác giả của bản quốc ca “Tiến Quân Ca”. Và, cũng quen là những hành khúc hùng tráng mà tôi đã cùng với bạn bè đồng ngũ hát vang lên trên thao trường, trên binh lửa, những “Không Quân Việt Nam”, những “Chiến Sĩ Việt Nam”… của những bài hát mà chúng tôi nghĩ đã nợ từ lòng ái quốc, từ sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.
]]>
<![CDATA[Nhân Ngày Từ Phụ, đọc lại Võ Hồng]]>Wed, 03 Jul 2019 21:12:25 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/nhan-ngay-tu-phu-doc-lai-vo-hong~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
 
Ngày Lễ Từ Phụ là một ngày lễ của nhân loại. Ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 đã trở thành ngày lễ chính thức để vinh danh người cha của 55 quốc gia trên thế giới không kể đến các quốc gia chọn thời điểm khác nhưng cũng cùng mục đích là vinh danh tình cha con. Ðối với người Việt Nam, câu ca dao hầu như mọi người đã thuộc nằm lòng. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nhân dịp ngày từ phụ, chúng tôi xin viết về đề tài thiêng liêng này để phác họa lại một vài chân dung người cha trong văn chương. Ðể từ đó, qua những cảnh đời và kiếp người, thấy được bất cứ trường hợp nào, tình thương cha con cũng có vị trí trường cửu của nó.
Ngày Father’s Day là ngày lễ chính thức của quốc gia Hoa Kỳ.
 
Trong lịch sử, dự luật để chính thức hóa ngày Lễ Từ Phụ đã được nhiều lần biểu quyết tại Quốc Hội. Dự thảo luật đầu tiên vào năm 1913, rồi sau đó Tổng Thống Woodrow Wilson vào năm 1916 cũng tại cuộc phát biểu tại Spokane đề nghị một ngày lễ chính thức nhưng sau đó Quốc Hội không đồng thuận vì sợ ngày lễ này bị thương mại hóa. Năm 1924, Tổng Thống Calvin Coolidge cũng có ý định đó nhưng Quốc Hội cũng không thông qua. Ðến năm 1966, thì Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức vinh danh người cha và đề nghị chọn ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 làm ngày lễ chính thức. Mãi đến năm 1972 , Tổng Thống Richard Nixon mới chính thức ký dự thảo luật chọn ngày nói trên thành ngaỳ lễ quốc gia của Hoa Kỳ.
 
Có người hỏi, ở văn chương Việt Nam, anh thấy có tác giả nào viết về người cha mà anh đọc thấy thích thú và chia sẻ nhất? Câu trả lời là theo ý riêng tôi, khi tôi đọc Võ Hồng, viết về người bác mà ông coi như cha trong “Người Về Ðầu Non” cũng như khi tôi biết  đời sống của ông trong cảnh gà trống nuôi con, tôi thật nhiều thương cảm. Một đời sống qua đi, của Việt Nam với những tình cảnh sinh hoạt của nông thôn và đô thị miền Nam từ năm 1930 đến sau này, đã in đậm dấu ấn trong văn chương. Và ở đó, con người còn ảnh hưởng đời sống cũ xưa đến những người sống trong thời đại ảnh hưởng của chiến tranh khốc liệt được phác họa lại, sâu sắc hiền hòa nhưng không kém phần nặng mang thời đại tính. Ở một khía cạnh nào đó, Võ Hồng đã viết như sống lại cuộc đời mình.
 
Nhà văn Võ Hồng sống trong cảnh gà trống nuôi con chắc phải chật vật trong cuộc sống. Ông là một nhà giáo và đời sống cũng khá thanh bạch. Vợ ông mất sớm và ông đã nuôi ba người con nên người. Ông đã viết một bài thơ để nói về tình cảnh của mình. Bài thơ Sau Ba Mươi Năm.
 
nhờ đất cho món ăn
nhờ nước đưa thức uống
hô hấp nhờ khí trời
mà cây đầy sức sống
cũng vậy ba đứa con
truyền cho cha sinh lực
lao khổ đầu sớm hôm
cô đơn dù nhức buốt
nhưng nhìn con lớn khôn
cha quên mọi cơ cực
đứa út vừa lên ba
biết mẹ qua tấm ảnh
miệng chỉ quen gọi cha
khi đói và khi lạnh
chị  lớn chín tuổi tròn
đóng vai người mẹ nhỏ
vội vã học điều khôn
cửa nhà tập coi ngó
thằng giữa khi vào lớp
tên mình tưởng tên ai
thầy hỏi không biết đáp
nghe chim hơn nghe bài
nay các con nên người
mỗi đứa đi một ngả
mình cha căn nhà xưa
trông vừa quen vừa lạ
không còn ngày gian khổ
chỉ dư ngày tiêu điều
vắng con như cây cỏ
héo úa giữa quạnh hiu
tuổi già ngồi gẫm lại
quý nhất của đời mình
là ba đứa con dại
cha nuôi đến trưởng thành.
 
Tình cảnh của nhà văn Võ Hồng bây giờ thì cô đơn trong tuổi già. Có lúc ông sống tại thị xã Nha trang và chắc là thanh bạch nghèo nàn như  phóng viên Cao Chư mô tả trong bài viết đăng trên Kiến Thức Ngày Nay số tháng 6 năm 1994:
… Lần theo địa chỉ tôi tìm đến Hồng Bàng một đường phố vắng vẻ của Nha Trang. Bước vào căn phòng ông ở tôi ngẩn người vì trước mắt tôi không phải là một người năm sáu mươi như tôi  tưởng khi nhìn trong bức ảnh, mà là một ông lão! Ðúng, một ông lão trán hói cao quá đỉnh đầu, má hóp, người cao gầy. Trong bộ đồ pijama và vắt ngang vai chiếc áo khoác màu hoa đào đã phai, mắt đeo kính trông ông như một đạo sĩ phương Ðông thuở nào. Võ Hồng đang ngồi trên chiếc võng dừa cột vắt qua căn phòng nhỏ, một tay cầm tờ báo, tay kia đang nâng một chiếc ang-gô. Có lẽ ông đang ăn sáng. Thấy khách lạ ông có vẻ hơi lúng túng vì trong phòng ngoài mấy thứ đồ đạc , sách vở chẳng có bàn ghế gì cả. Tôi trấn an ông rồi ngồi xuống sàn gạch. Tôi tự giới thiệu tên mình…
 
Ðoạn văn ấy nghe như có một chút gì vương vướng. Của một người cầm bút sống trong  một hoàn cảnh nghèo khổ mà lại bất an. Những đứa con của ông hình như bây giờ đều sống ở hải ngoại để lại một ông già cô đơn sống cảnh xế bóng buồn phiền. Một hình ảnh người cha Việt Nam suốt đời hy sinh cho con bây giờ sống thật tội nghiệp…
 
Trong văn chương chắc nhà văn Võ Hồng có viết nhiều về đề tài người cha. Ông đã viết tùy bút “Một Bông Hồng Cho Cha” với cả tấm lòng.
Ngày Vu Lan nhiều chùa tổ chức lễ hội bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Ðể tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho Cha. Cha còn sống: nơ xanh. Cha đã mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹ còn cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất cha còn: hoa trắng nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh tủi thân khóc òa và cả lễ đường cũng khóc òa theo. Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày
Ðỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc
Nên mỗi người con đều phải vội vàng. 
Trả hiếu không bao giờ đủ không được coi là dư bởi tình cha thương con là cho chứ không phải cho vay để có thể gọi là trả đủ.
 
Những tùy bút như Một Bông Hồng Cho Cha, Nghĩ Về Mẹ, Nửa Chữ Cũng Thầy, Lời Sám Hối Của Cha,… thấm đẹp nét đẹp của nền văn hóa Ðông phương. Có người hỏi với tình trạng đất nước lúc đó, ảnh hưởng của văn chương Võ Hồng có tác dụng nào trong đời sống xã hội Việt Nam?
 
Chính nhà văn Võ Hồng trả lời câu hỏi ấy khi có một ký giả hỏi một câu cũng tương tự như vậy:
Những tùy bút của tôi không nhằm tạo ra được sức bật mà chỉ khiêm tốn góp phần đắp giữ nền móng đạo đức trong xã hội. Ngạc nhiên và cảm động biết bao khi rất nhiều bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi viết thư cho tôi tỏ ý tán thưởng. Có người mượn tạm tấm ảnh của mẹ bạn mình, đem lắp vào chỗ họa sĩ minh họa nơi bài báo “Nghĩ Về Mẹ” đem photocopy. Rồi gửi tặng bạn nhân sinh nhật của mẹ bạn. Giá rẻ chỉ có vài trăm. Rẻ hơn đóa hoa hồng mau tàn. Nhiều người đã khóc khi đọc bài “Lời Sám Hối Của Cha”…
 
Truyện dài “Người Về Ðầu Non”, nhân vật người bác ấy là anh ruột của người cha không có con nên nhận tác giả làm con nuôi. Và trong suốt cuộc đời của ông đã là bóng mát để che chở cho con cháu. Ðọc Người Về Ðầu Non, tôi như thấy hiển hiện trước mắt người bác già quê mùa đã đi theo tác giả suốt một hành trình dài, một mẫu nhân vật đặc thù người miền Nam Trung Bộ, sống và thở quặn đau theo từng biến cố của đất nước. Một điều rõ nét, trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn là thái độ hy sinh quên mình và tình thương là cái mộc che chắn tất cả những bất tường không may cho những người mà ông thân yêu. Nhân vật ấy vui cái vui của con cái, hãnh diện vì thành công cũng như buồn vì nỗi thăng trầm của chúng.
 
Lại có người nhận xét rằng trong Người Về Ðầu Non hình ảnh nông thôn miền Nam Trung Bộ làm người đọc thích thú và là một nét riêng biệt đối chiếu với các tác giả miền Nam như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc… Ðó là phản ảnh từ lòng yêu thương quê hương qua người qua cảnh. Tả cảnh, tác giả đã mang vào trong đó hồn người. Cảnh, tuy có lúc chỉ là những phác họa thoáng qua nhưng mang lại những cảm giác hồn hậu của quê hương. Và người, qua hình ảnh của sông của núi cũng tượng trưng cho một đời sống phong tục  cũ xưa nhưng lại gợi nhiều hoài cảm.
 
Ngôn ngữ mà các nhân vật trong “Người Về Ðầu Non” có phong vị của địa phương quê mùa có phải là một đặc tính của truyện dài này. Có người cho là thô thiển nhiều địa phương tính. Nhưng cái ngôn ngữ bình dân ấy lại gợi lại những mảnh đời sống thực và làm sinh động hơn. Chính trong một cuộc phỏng vấn của nguyệt san Văn (số 209 ngày 1/9/1972), tác giả Võ Hồng đã nói:
Ước vọng của tôi là tìm gặp những ông nông dân già, ông chài cá lưới tôm, ông thợ rừng... nghe họ kể chuyện làm ăn âu lo hy vọng. Khi được in một loạt những cuốn sách như Hồi Ký Của Một Ngư Phủ Ở Tiên Châu, Phút Nói Thật Của Một Nông Dân Miền Hóc Lá,... thì ông tưởng tượng xem độc giả các thế hệ sau sẽ yêu quê hương tha thiết đến bực nào. Quê hương được nuôi dưỡng được bồi đắp được bảo vệ bằng sức cần lao âm thầm của đại đa số những người sống đạm bạc nghèo nàn nơi thôn quê chớ đâu phải nhờ lớp thị dân sung sướng ở thành  phố?
 
Thi sĩ Phạm Công Thiện khi viết về kỷ niệm với nhà văn Võ Hồng, trong tập thơ Ngày Sinh Của Rắn có hai câu thơ, tả cảnh mà tả tình, đẹp một cách đơn giản như phong vị của những câu Hai-Ku:
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông
 
Và, hình như từ hai câu thơ này, Võ Hồng đã viết truyện ngắn “Hoa Khế Lưng Đồi” như một cách thế đáp tạ người tri kỷ.
 
Trong một lá thư gửi cho tác giả “Hoài Cố Nhân”, thiền sư thi sĩ họ Phạm viết:
Anh V.H. ạ , anh có cần gì phải thuyết giảng philo? Tất cả những trang văn anh, những trang văn rất từ tốn khiêm nhượng kia đều tiềm tàng những tư tưởng triết học rất sống. Nó cao hơn philo nữa, bởi nó là sagesse của quả tim.
Và một triệu trang giấy Triết Học cũng không đáng giá bằng một tiếng đập của con tim. Anh có nghe rõ chưa? Tôi muốn hét to lên như vậy.
Anh có nghe tim con người đập trong những trang “Xuất Hành Năm Mới”, trong “Trận Đòn Hòa Giải”? “Xuất Hành Năm Mới” còn cảm động muôn vạn lần hơn những chuyện mà người ta cho rằng buồn nhất! Những đứa nhỏ Hằng, Hào, và Thủy trong “Xuất Hành Năm Mới” và “Trận  Đòn Hòa Giải” là những hình ảnh đau thương nhất trên đời, là những hình ảnh tượng trưng cho tất cả những đứa trẻ ở trần gian này…
 
Phạm Công Thiện tâm sự như thế, dù trong ngôn ngữ của ông có một chút gì hơi phấn khích nhưng cũng khá thành thật.
 
Còn với tôi, Võ Hồng đã có một góc kỷ niệm riêng mình từ lúc còn bắt đầu vào ngôi trường trung học. Lúc ấy , hình như năm 1960, buổi sáng trước cổng trường có mấy người bán sách dạo trải tấm bạt bầy hàng bán. Trong đó có cuốn Hoài Cố Nhân, tác phẩm mà sau này chính tác giả nhìn lại: “Hoài Cố Nhân, nhìn lại mà thương, nghèo nàn, in sai nhiều và chắc chắn có bao nhiêu non nớt”, bìa mầu xanh lam có bức tranh người con gái mặc áo dài cổ thật cao. Tự nhiên tôi thấy thích quyển sách ấy, giở từng trang sách đọc “cọp” nhiều lần và tôi học được câu chữ Hán “tam nhân nhật, hoài cố nhân” và biết thêm ba chữ tam, nhân, nhật ghép lại thành chữ xuân. Ông thầy dạy Việt văn đã tròn mắt ngạc nhiên khi tôi phát biểu về điều mình học lóm trong lớp  bởi một đứa học trò đệ thất khờ khạo mà “thông thái” đến như vậy. Ðâu biết rằng tôi đã nhịn đói cả một tuần quà sáng để có được cuốn sách này. Và, từ đó về sau, mỗi khi vẽ hình khuôn mặt phụ nữ tôi lại nhớ đến hình bìa sách Hoài Cố Nhân và tự nhiên vẽ cái cổ thật cao bắt chước như họa sĩ nào đã trình bày...
 
Kỷ niệm ấy vụn vặt nhưng điều mà tôi thích từ Võ Hồng là những truyện mà ông mô tả về cảnh về người của một đất nước và một thời kỳ khá lạ lùng với tôi. Tuy Hòa, một nơi chốn mà tôi chỉ ghé qua có vài lần trong thời kỳ ở lính ở Pleiku, nơi có hai phi trường Tuy Hòa North, Tuy Hòa South khá lớn và tôi nghĩ là nơi có giá sinh hoạt thấp nhất vùng 2. Ðồ ăn thức uống ở đây rẻ và ngon, mỗi lần có người bạn nào từ Tuy Hòa biệt phái về là có thịt ngon, có cua cá tươi mà giá thì khá rẻ. Ấn tượng về nơi ấy chỉ dung dị như thế.
 
Nhưng, đọc những trang sách của Võ Hồng, tôi lại thấy một đời sống của một thời đã qua, hiển hiện. Tôi chỉ là một người đọc sách và viết những cảm nghĩ của mình trong tư cách một độc giả. Tôi soi tìm trong trang sách những gửi gấm mà tác giả muốn tỏ bầy bằng chữ nghĩa của mình. Với chủ quan như vậy, tôi vẫn nghĩ Võ Hồng là một người yêu quê hương rất mực. Ông yêu Tuy Hòa, ông thương Phú Yên như một câu nói với nhà văn trẻ đã tử trận tại đồn Nora ở Phan Thiết, Y Uyên, người được dựng tượng tại thành phố Tuy Hòa vì những truyện ngắn viết về nơi chốn này: “Một nhà văn chân chính bao giờ cũng nặng tình với mảnh đất nơi nó cư ngụ”. Cả hai nhà văn, Võ Hồng và Y Uyên, cùng nặng tình với Tuy Hòa, với Phú Yên, và cùng chia vui sẻ buồn với đất và người, cũng như tìm được nét văn chương trong đời sống ấy trong một thời đại chiến tranh đầy giông tố.
 
Ðọc “Người Về Ðầu Non”, đọc “Hoa Bươm Bướm”, đọc “Con Suối Mùa Xuân”,… để thấy lại một thời đã qua, sinh động và mới lạ trong văn chương vì ít người viết nhắc tới.
 
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh, nhà văn Võ Hồng tâm sự:
… Ðời sống nông thôn Việt Nam được ghi lại trong văn chương, bắt đầu từ thời Tự Lực Văn Đoàn nhưng mới chỉ là nông thôn miền Bắc quanh quẩn ở miền châu thổ sông Hồng Hà. Ông Lan Khai, ông Thế Lữ giới thiệu thêm miền Trung Du, miền Thượng Du Bắc Việt. Trong thời cực thịnh đó của Tự Lực Văn Đoàn thì nông thôn miền Trung Việt gần như không được nói tới. Cho mãi đến Ðệ Nhị Thế Chiến, nếp sống dân gian ở miền Trung cũng chỉ được mô tả ít ỏi qua vài  sáng tác của Nguyễn Tuân (miền Thanh Hóa) Bùi Hiển (miền Nghệ Tĩnh), Phan Du, Nguyễn Văn Xuân (miền Thuận Quảng). Khi đất nước bị qua phân, miền Bình Ðịnh có thêm ông Võ Phiến, đất Quảng có thêm ông Vũ Hạnh. Ðây tôi chỉ nói đến những người viết văn xuôi viết truyện ngắn truyện dài trong đó phần mô tả con người và môi trường sinh hoạt được coi là trọng tâm. Tôi chưa đề cập đến  những thi sĩ. Ðến bây giờ (cuộc phỏng vấn thực hiện năm 1972) thì không khí sáng tác có phần nhộn nhịp hơn mỗi địa phương đều sản xuất ra  nhiều cây bút trẻ sống gắn chặt với quê hương mình và nói lên cái khổ của đồng bào mình…
 
Võ Hồng đã mô tả quê hương mình bằng cái tâm của một người sống và chết cùng với mồ mả cha ông. Từ phong tục đến cách sinh hoạt thường ngày, từ ngôn ngữ quê kiểng đến suy tư dân giã, những mẫu chân dung ấy linh động trong một ký ức đầy ắp những xúc cảm. Tôi nhớ, trong những số báo xuân của những tạp chí văn học sáng danh thời đó như Văn, Bách Khoa,..., truyện ngắn Võ Hồng đã đem lại nhiều phong vị Tết. Ðọc thử một truyện như “Ngày Xuân Êm Đềm” tự nhiên tôi như lây cái cảm giác nôn nao ngày nào khi mùa xuân Tết thấp thoáng trong những luống cải, tần ô, xà lách ở ven những sân nhà, trong những bụi vạn thọ đi xin từ chùa Châu Lâm về trồng. Xuân cũng mơ hồ trong không khí của những chuyến đò dọc xuôi ngược chợ Ðồng Dài, chợ gò Chai, chợ Gành, chợ Thứ, từ tiếng ốc tù và rền rĩ trong đêm đến ánh đèn chai giăng giăng sáng rực bờ sông của những phiên chợ Tết. Tháng Chạp với những buổi chợ khuya có tiếng pháo tre nổ đì đùng trong nỗi náo nức của bọn trẻ con vui sướng với những món đồ chơi đặc thù ngày Tết như con gà nắn bằng đất tô phẩm xanh đỏ. Cảnh rộn rịp sửa soạn nhà cửa, giã lá me chua ngâm nước để chùi lư đèn đỉnh thờ bằng đồng, nấu những món ăn đặc tết, bánh chưng bánh tét, làm rim mứt,… Ngày mồng một, cả làng ròn rã đầy những tiếng guốc. Những bàn chân trần quen đất đá nay e dè trên đôi guốc mộc là một hình ảnh Tết nhiều ấn tượng nhất ở thôn quê. Ðọc lại trang từnng trang, vẫn thấy khoái và như sống lại một thời, khi tuổi đời đã lớn như bây giờ…
 
Võ Hồng mang quê hương của mình vào trong tác phẩm, ông viết không phải chỉ như một địa dư chí ghi chép lại những dữ kiện mà còn mang cả cái tâm của mình vào trong từng câu văn, từng dòng chữ. Cái đẹp của chữ nghĩa Võ Hồng là nơi tính đôn hậu, là sự hướng thượng luôn nhìn về cái thiện cái tốt lành. Truyện của ông, kể về đời thường, với những chi tiết quá gần gũi đến nỗi không thể nhận ra, đã có sức sống của sự chân thành, của những quặng nguyên chất đời sống ngồn ngộn sinh lực. Ông đã viết:
Thế hệ của chúng tôi bị chiến tranh tàn phá quá nhiều, một số lớn đã chết, những nếp sống cũ lần lượt bị xóa đi, thay thế bằng nếp sống mới. Tôi nghĩ rằng nếu tôi dâng trọn cả cuộc đời của tôi để dựng lại cái dĩ vãng đó cũng vẫn còn chưa đủ… vậy tôi viết về những kỷ niệm dĩ vãng, tôi nhằm vào việc lấp một cái hố trống. Tôi muốn các thế hệ đàn em có dịp thiết tha gắn bó với quê hương…
 
Viết về quê hương xa cách, dường như không có ai nhiều thiết trao gửi hơn Vũ Bằng với “Thương Nhớ Mười Hai”, với “Miếng Ngon Hà Nội”. Cũng như, viết về Tuy Hòa, về Phú Yên không ai thuần phác tâm cảm hơn Võ Hồng. Ở ông Vũ,  miền Bắc quá xa vời chỉ còn trong hồi ức trong tâm tưởng. Với ông Võ, quê hương vẫn còn đây những cảnh vật nhưng người thì đã xa và đời sống đã khuất nẻo vào không gian thời gian nào, có xa vời nhưng lại gần gũi. Tuệ Sĩ đã nhận xét khá xác đáng toàn bộ tác phẩm của Võ Hồng:
Ðó là một thứ tình yêu chỉ có trong thế giới của hoài niệm. Nó có thể chọn một hình thức thích hợp để xuất hiện trong văn chương. Tôi muốn nói các truyện ngắn của Võ Hồng. Nơi ông, có lẽ có một tình yêu đã trở thành vĩnh cửu, đã muôn đời câm lặng được chôn kín dưới lòng đất. Nó thấm vào các truyện ngắn của ông, làm chất liệu hoặc khi ngấm ngầm hoặc khi lộ liễu dưới dáng dấp mệt mỏi nhiều tư lự nhiều phán xét.
Truyện  dài  của ông phần lớn cũng chỉ là những truyện ngắn được ráp lại. Có thể đây chỉ là cái nhìn phiến diện. Nhưng tôi tưởng tượng rằng, nếu cắt riêng từng đoạn trong truyện dài của ông, để chúng thành những đoạn biệt lập, chúng ta dễ bắt gặp nhiều cái nhìn của một người từng trải khôn ngoan trong đời sống và khôn ngoan cả trong tình yêu. Do đó tác phẩm của ông mang nhiều chứng tích xã hội và thời đại. Nhưng nếu nhà văn chỉ ngồi kể lể những chuyện đời đi qua trước mắt dù bằng một giọng điệu trung thực đến mấy vẫn không tránh khỏi tự gán cho mình vai trò trạng sư của một thời đại. Ngôn ngữ của loài người không thể chỉ là phương tiện cho những tranh chấp và hòa giải. Mỗi người đều phải sống bằng cái nhìn phê phán, và đau khổ vì phê phán - phê phán và bị phê phán. Ngôn ngữ không thể chỉ là phương tiện cho sự phê phán…
 
Trước năm 1975 , ông viết rất mạnh và nhiều. Sau 1975, ông uể oải.Tại sao lại như thế? Chúng ta hãy nghe ông tâm sự:
Nhắc lại chuyện cũ. Năm 1985, tạp chí Văn Nghệ Phú Khánh đặt câu hỏi “Xin cho  những nhận xét về tình hình văn nghệ ở địa phương ta sau mười năm”. Tôi ghi những suy nghĩ rồi trao cho anh tổng biên tập, vừa nói: “Tôi có thể viện cớ là bệnh, là bận để khỏi trả lời. Nhưng lòng tự trọng không cho phép tôi nói dối. Nhưng đưa anh đọc rồi xin anh cho lại. Ðừng đăng. Bởi nếu đăng thì tôi bị khó khăn”. Sau đây là tờ giấy tôi trả lời:
“Có một nhược điểm thường gặp nơi văn chương địa phương cấp nhỏ cấp thấp. Ðó là đọc xong thấy tất cả đều tốt, mọi việc đều hay, tiến bộ khả quan mọi người vừa lòng. Văn chương tròn trịa lý tưởng! Không dám có những suy nghĩ gai góc không cho có những  cảm xúc mới lạ độc đáo... Mà chỉ được cảm xúc thông thường bình thường tầm thường bằng phẳng công thức, tất cả gần như đã vạch sẵn. Văn chương được bào chế như những món quà lành mạnh, bởi đã được sát trùng quá kỹ lưỡng. Như kho cá rim thịt đúng theo sách dạy gia chánh…
Mà đúng ra xã hội đòi hỏi người cầm bút phải nhìn thấy những vấn đề, phát biểu những ý nghĩ, nêu lên những băn khoăn... để người đọc cùng cảm xúc cùng suy nghĩ. Có vậy xã hội mới tiến lên được. Chứ nếu tròn trịa như bánh xe thì xã hội cứ như thế mà lăn tới an toàn, hà tất còn cần đến văn chương làm gì?”
Ðó là chuyện cũ. Ðã hơn ba năm trôi qua rồi. Bây giờ chắc nói được. Cán bộ chính trị hay nhắc chừng cán bộ văn học “văn chương phải phản ảnh thực tại”. Chẳng lẽ nói thêm “… mà nhớ lựa cái  thực nào… tốt tốt”. Phải hiểu ngầm lấy. May mà có ông Goócbachốp. Gần đây có xảy ra  vụ Phùng Gia Lộc - Ðặng Bửu. Có Phùng Gia Lộc mà thiếu Ðặng Bửu thì tiếng kêu đâu đã vang xa  đến vậy?
Thêm một điều. Hỏi “văn chương có phản ảnh thực tại không?” thì chưa đủ. Phải hỏi thêm “và phản ảnh thực tại mà có văn chương không?” Ðể ghi lại thực tại, ông thợ chụp hình chỉ cần bấm máy ảnh. Nhưng nhiếp ảnh gia nghệ thuật không ai chỉ làm có vậy. Họ loay hoay tìm mọi cách để thể hiện cho được cái đẹp…
Trong một thời gian dài, chính trị chi phối văn chương quá kỹ. Báo chí nói bây giờ cấp trên đã điều chỉnh lại, nói bớt. Phải lắm. Văn chương không phải là cái xe để chỉ chở tư tưởng chánh trị, không phải chỉ được nuôi dưỡng bằng tư tưởng chánh trị mà đủ. Cả ngay cái thân tứ đại rất vật chất này cũng đâu phải chỉ cần ba loại thức ăn glucit, protit, lipit mà thôi? Nó còn cần như vitamin chẳng hạn. Thậm chí còn cần cả cái xác, cái bã vô ích của loài rau cỏ thực vật. Nếu không có thì thầy thuốc nói sẽ sinh táo bón…
 
Theo Lê Phương Chi trên  tạp chí Bách Khoa số tháng 6 năm 1967, thì tiểu sử của Võ Hồng như sau:
Tên thật được dùng làm bút hiệu.
Sinh ngày 5/5/1921 làng Ngân Sơn, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ðã cộng tác với tạp chí Bách Khoa, Văn Hữu, Mai, Giáo Dục Phổ Thông, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Tin Văn,…
Võ Hồng là con cả (3 trai 4 gái) trong một gia đình điền chủ, anh mồ côi mẹ lúc 11 tuổi. Thuở nhỏ anh học qua các trường Xã (Ngân Sơn) trường Phủ (Tuy An). Năm 1940 đậu Thành Chung xong anh ra Hà Nội học ban Tú Tài thì đồng thời anh học luôn cả Nhật Ngữ. Năm 1943 gặp lúc Hà Nội bị Ðồng Minh dội bom anh chạy luôn về quê. Năm 1945 anh giữ chức bí thư cho ông T.V.L. ở Ðà Lạt trong chính phủ Trần Trọng Kim vì anh biết Nhật Ngữ, lúc bấy giờ chính quyền rất cần người biết tiếng Nhật làm việc. Trong những ngày ở Ðà Lạt anh quen một cô bạn gái và sau ngày VM cướp chính quyền gặp lại nhau trên đường chạy loạn từ Ðà Lạt xuống Phan Rang, Nha Trang về Tuy Hòa. Hai người đã tìm hiểu nhau và sau đó một hôn lễ đã cử hành tại xã Ngân Sơn. Rồi vợ chồng Võ Hồng sống rất hạnh phúc trong những ngày kháng chiến với nhiệm vụ dạy học tại làng quê anh. Mãi đến năm 1951-1952, quân đội Pháp mở chiến dịch Atlante đổ bộ lên Tuy Hòa, để vợ  ở lại nhà một mình anh theo đoàn cán bộ địa phương chạy ra vùng Bình Ðịnh. Tại đây anh đi làm thợ hớt tóc bằng cách theo một người thợ lành nghề trong vùng dù anh chưa hề hớt tóc lần nào. Sau hiệp định Geneve, tháng 8 năm 1954 anh trở về Ðà Lạt vì vợ anh dạy học tại đây. Năm 1956 anh đưa vợ con về Nha Trang. Rồi vợ anh mất để lại cho anh ba con một trai hai gái (con đầu lòng lên 9, đứa út lên 3). Anh đi dạy học từ bấy giờ đến nay. Anh dạy các môn Khoa Học, Sử Địa, Việt Văn, Pháp Ngữ, Công Dân cho các trường Lê Quí Ðôn và Bồ Ðề tại thị xã Nha Trang, trung bình anh dạy 30 tiếng mỗi tuần.
 
Tác phẩm gồm: tiểu thuyết Hoài Cố Nhân (Ban Mai ,1959), Hoa Bươm Bướm (Lá Bối, 1966), Người Về Ðầu Non (Văn, 1968), Gió Cuốn (Lá Bối, 1968), Những Giọt Ðắng (Lá Bối, 1969), Nhánh Rong Phiêu Bạc (Lá  Bối, 1970), Như Cánh Chim Bay (Lá Bối, 1971). Các truyện ngắn: Lá Vẫn Xanh (Thời Mới, 1962), Vết Hằn Năm Tháng (Lá Bối, 1965). Khoảng Mát (An Tiêm, 1966), Con Suối Mùa Xuân (Lá Bối, 1966), Bên Kia Ðường (Mặt Trời, 1968), Trầm Mặc Cây Rừng (Lá Bối, 1971)…
 
Ngày Từ Phụ, đọc lại văn chương Võ Hồng, để thấy ngậm ngùi hơn khi nghĩ về cuộc đời, của những bậc cha mẹ suốt đời hy sinh cho con cái…
]]>
<![CDATA[Thơ Nguyên Sa: Tám Phố Sài Gòn]]>Mon, 10 Jun 2019 01:46:22 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/tho-nguyen-sa-tam-pho-sai-gonMột bài thơ cũ, đọc lên như sống lại một thời đã qua của một nơi chốn chẳng thể nào quên. Nguyên Sa và Tám Phố Sài Gòn.
Ông là một nhà thơ của tình yêu. Ðiều đó hẳn nhiên. Hơn thế nữa ông là người mang những địa danh như Paris, Sài Gòn, thành thánh địa của thi ca. Với ông, những thành phố ấy đã mang tất cả tính chất lãng mạn thơ mộng của một thời yêu đương trẻ trung, của tuổi tác không bao giờ già và tuổi thanh xuân mãi mãi.
 
Với thi ca, là vô vàn tha thiết kỷ niệm, là mở rộng ra những phương trời lãng mạn của những người thèm khát bước phiêu du. Cũng là nắng, cũng là mưa của một thành phố miền nhiệt đới, nhưng sao trong những hạt mưa ấy, những sợi nắng kia, biết bao nhiêu là hồi tưởng về kỷ niệm chẳng thể nào quên của một đời người.
 
Thành phố ấy, không gian ấy, phong cảnh ấy, có phải là “cần thiết” cho những cặp tình nhân. Có những câu hỏi, trong bâng khuâng. Có những giả sử, đặt để ra như một bồi hồi. Những người yêu nhau, thường có khi hỏi nhau những câu hơi lẩn thẩn, nhưng là cái lẩn thẩn đáng yêu.
 
Có một bài thơ, chữ nghĩa như xôn xao những xúc cảm, Sài Gòn được nhắc đến với tất cả nét tuyệt vời thơ mộng. “Tám phố Sài Gòn”. Tại sao tám phố mà không là con số nào khác, như 10 hay 36 chẳng hạn? Hay là bởi bài thơ có tám đoạn như thủ đô Sài Gòn có tám phố? Bài thơ ấy mà theo nhiều người là một bài thơ xuất sắc nhất của thành phố, của những cô gái điệu đàng, của những giờ thư viện nhìn nhau, của tối đi học về khuya dưới bóng trăng, của “mai gọi nhau bằng cưng” nồng nàn, trẻ trung. (NMT)
 
Tám Phố Sài Gòn
 
~ NGUYÊN SA ~
 
Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo
 
Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Ðôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung
 
Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm
Tờ hoa trong sách cũng nằm im
Ðầu thư và cuối cùng trang giấy
Những chữ y dài trông rất ngoan
 
Sài Gòn tối đi học một mình
Cột đèn theo gót bóng lung linh
Mặt trăng theo ánh đèn trăng sáng
Ðôi mắt trông vời theo ánh trăng
Sài Gòn cuối đôi môi rất tròn
 
Vòng cung màu đỏ nét thu cong
Cầu vồng bắc giữa mưa và nắng
Hay đã đưa dần sang nhớ mong
Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
 
Những năm mười sáu mắt nhìn mây
Chiếc tay tròn ánh trăng mười sáu
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay
Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
 
Thứ bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ
Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng
 
Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng trời không có bày chim én
Thành phố đi về cũng đã xuân
]]>
<![CDATA[Tô Thùy Yên, chân dung muôn đời thi sĩ]]>Mon, 03 Jun 2019 04:14:47 GMThttp://baoviettide.com/vannghe/to-thuy-yen-chan-dung-muon-doi-thi-si~ NGUYN MNH TRINH ~
 
Tháng 2, 1987, ở xứ người, đọc Anh Hùng Tận, đọc Qua Sông. Có một liên tưởng nào của một người lính trẻ lái xe xuôi ngược trên freeway Nam Bắc, nhìn mông về rặng núi thẫm xanh trước mặt gờn gợn trong lòng những cơn mưa ngày xưa. Của một thời trận mạc. Của nỗi niềm quẩn quanh một thời hào sảng. Nhớ thi sĩ. Tô Thùy Yên đang mịt mù trong tù ngục quân thù ở quê nhà.
Đọc thơ, tưởng gặp người hào sĩ ở ngã ba sông, xuồng ba lá đậu kế chân bàn. Ôi cái thuở xưa chiến chinh, trời đất làm nhà, bằng hữu muôn phương là anh em. Ôi cái thời tuổi trẻ. “Mấy kẻ gặp nhau nào có hẹn/ nên gặp nhau không giấu nỗi mừng/ ta gạn dăm ba lời tặng bạn/ dẫu từ lâu bỏ việc văn chương/ thiệt tình tên bạn ta không nhớ/ nhưng mà trông mặt thấy quen quen/ hề chi ta uống cho say đã/ nào có ra gì một cái tên/ tới đây toàn những tay hào sĩ/ sống chết không làm thắt ruột gan/ cũng không ai nhắc gì thân thế/ có vợ con mà như độc thân/ bạn hỏi thăm ta cho có lệ/ cuộc đời binh nghiệp ta cười bung/ còn mươi tháng nữa lên trung úy/ có thể ngày mai chửa biết chừng...”
 
Và, ở chiều mưa Los Angeles, viết và tưởng tới Tô Thùy Yên, một chân dung muôn đời thi sĩ. Chiều mưa đất khách, đọc Tô Thùy Yên:
Một thằng lính trận đang ngồi nhớ
Chiều mốc hôi xưa mấy dáng cò
Chừng nghe con nước đang lần giở
Qua sông, mưa dột những câu thơ
 
Cây súng đôi vai dường quá nặng
Dựng vách lá xiêu mấy mảng trời
Hào sảng cười ai còn văng vẳng
Rượu đế cùng say chắc đã đời
 
Đỉnh dốc thiên thu nào hiển hiện
Mưa giọt giọt thầm góc quán xưa
Anh hùng tận, tìm đâu chỗ đến
Lục bình hoa tím chuyến đò đưa
 
Cởi đôi giầy trận, ngả nón sắt
Thiếu úy trẻ quên những ý cuồng
Lỡ lên trung úy mai về đất
Có sao? Ngày cũng phải tà dương
 
Chắt ly rượu hết, nghe bất chợt
Xiết vào cò súng bắn lên trời
Loạn tâm lạc giữa mây ngợp ngợp
Binh lửa? ừ thôi tiếng cả cười
 
Khơi khơi quán cóc bờ sát nước
Chỗ này ta đã đến rồi sao?
Xuồng ai đi đến chèo xuôi ngược
Cào ta tủy nhớ vết thương sâu
 
Mường tượng phận thân trời sẵn định
Dông bão giục ta chiến sĩ hành
Dễ chi thân thế vài năm lính
Chiến trường quên mất tuổi xuân xanh
 
Tiếng chân vang vọng ngàn năm trước
Theo giọt mưa xiên đã trở về
Thơ cổ có câu nào chẳng thuộc
Lời ai túy ngọa giữa chiều mê?
 
Tháng 8 năm 1995. Nói chuyện với Tô Thùy Yên. Phỏng vấn trên Hợp Lưu số 24. Thực hiện sau khi thi sĩ đến Mỹ định cư vài năm. Như một tìm hiểu chân dung một thi sĩ vừa bắt đầu cuộc sống mới. Xin ghi chép lại như một tư liệu cho mai sau (mong mỏi như thế!):
 
Nguyễn Mạnh Trinh: Xin anh cho một vài dòng về tiểu sử của mình?
Tô Thùy Yên: Tôi tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, cha mẹ và mấy đời ông bà nội ngoại đều ở tại đất này. Tôi theo học tiểu học ở Trường Tỉnh Gia Định, trung học ở trường Petrus Ký, đại học ở trường Văn Khoa Sài Gòn. Lúc mới vào đời, trong mấy năm, tôi dạy học và làm báo. Cuối năm 1963, tôi bị động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tôi đã phục vụ trong quân đội cho đến những giờ phút cuối cùng của chế độ Miền Nam, phần lớn thời gian trong nghành Chiến Tranh Chính Trị. Cấp bực cuối cùng là Thiếu Tá và chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi bị đưa đi cải tạo hơn 10 năm, trong đó có hơn 6 năm lưu đầy ở Miền Bắc và chịu quản chế 3 năm sau đó. Khoảng cuối năm 1988, tôi bị cầm tù hết mấy tháng vì một chuyến vượt biên thất bại. Trong tù lần này, khi ở biệt giam tôi đã cắt đứt động mạch nơi cườm tay tự tử nhưng rồi được cứu sống vào những hơi thở tưởng là cuối cùng của tôi. Rồi đến năm 1991, tôi lại bị bắt, lần này tại nhà với những tội danh lần lượt gán ghép: sáng tác thơ văn chống chế độ xã hội chủ nghĩa, hoạt động gián điệp, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Tổng cộng cả 3 lần, tôi đã ở tù gần 13 năm. Cuối năm 1993, tôi cùng gia đình được đưa ra khỏi nước, theo diện cựu tù nhân chính trị, và tái định cư từ đó đến nay tại Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ.
 
NMT: Anh bắt đầu cầm bút từ lúc nào? Anh viết những tác phẩm đầu tay trong trường hợp nào? Có kỷ niệm nào đặc biệt không?
TTY: Tôi say mê chữ nghĩa từ hồi còn nhỏ, rất nhỏ, 13, 14 tuổi gì đó. Và tôi cũng đã rón rén tập tành làm văn, làm thơ từ cái tuổi đó, mặc dù lúc bấy giờ cũng như mãi về sau rất lâu, tôi hoàn toàn không có ý thức và càng không có ý muốn sẽ ăn ở một đời sống chết với văn chương. Đầu hè 1954, sau mùa thi tôi lãnh một căn bệnh thập tử nhất sinh, nằm liệt mấy tháng liền và cứ mỗi lần tỉnh sốt, tôi lại ngấu nghiến sách vở, lúc nhìn ra bãi cỏ trước sân nhà xanh rỡ sau những cơn mưa. Lúc đó, tôi thèm một cách thảm khốc được sống, được đi được trở lại căn nhà lá nhỏ lẫn khuất giữa khu vườn cây ăn trái, có những lối đi cỏ mát chân trần mà tôi đã ở qua cùng mẹ và các em tôi chạy loạn ngoài chiến khu chống Pháp. Và lúc đó tôi thấy cần làm thơ, cần hơn tất cả mọi thứ cần khác. Một trong những bài thơ làm lúc đó, tôi gửi cho tạp chí Đời Mới do nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh chủ trương biên tập. Bài thơ đó đã được chọn đăng với lời nhắn của ông Nguyễn Đức Quỳnh muốn tôi đến gặp ông. Lúc đó tôi mới vừa 16 tuổi và tôi chợt lờ mờ hiểu rằng dường như giữa tôi và văn chương đã manh nha một ràng buộc định mệnh chờn rờn nào đó, một ràng buộc mà về sau có nhiều lần tôi muốn tháo bỏ mà tôi vẫn không tháo bỏ được. Tuy rằng bài thơ đầu tiên đăng báo đó chắc chắn không phải là một bài thơ hya và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa.
 
NMT: Anh đã sinh hoạt với nhóm Sáng Tạo khá lâu, vậy anh có thể kể lại để phác họa một thời kỳ rất đặc sắc của văn học miền Nam 1954-1975?
TTY: Thơ tôi lần lượt xuất hiện trên những số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo bộ cũ do Mai Thảo chủ trương. Lúc đó tôi vừa 17 tuổi. Tuổi của Rimbaud Le bateau Ivre khi chàng bỏ trốn gia đình lang thang dưới bầu trời chì quặn thắt gió xấu. On n’est pas sérieux quand on a dix sept ans... Một số những tác giả hợp tác với tạp chí Sáng Tạo mấy năm sau quây quần thành ban biên tập chính thức trong đó có tôi của tạp chí Sáng Tạo Bộ mới, sau một thời gian ngắn đình bản để chỉnh đốn hàng ngũ và chủ trương, những tác giả đó đều lớn tuổi, kể cả Thanh Tâm Tuyền cũng lớn hơn tôi 2 tuổi. Đương nhiên tôi là đứa em út trong đám, le benjamin de la troupe. Đó là thời kỳ hoang tưởng nhưng cũng là thời kỳ định hình của riêng tôi. Còn về phần cả nhóm thì có lẽ không cần phải nhìn kỹ cho lắm, người ta cũng có thể nhận ra ngay rằng chúng tôi hoàn toàn khác biệt nhau, mỗi người một bộ vị riêng tư và chúng tôi chỉ thuần nhất với nhau ở mỗi một sắc thái: muốn làm mới văn học nghệ thuật, cải đổi nhận thức thẩm mỹ. Trong những năm tháng đầu tiên, những năm tháng thuyết phục, nhóm Sáng Tạo, đặc biệt là Thanh Tâm Tuyền tứ bề thọ địch mặc dù tạp chí Sáng Tạo được độc giả, chủ yếu là độc giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, càng lúc càng nồng nhiệt, người viết khí thế bừng bừng đã đành mà cả người đọc cũng vậy. Tiện đây tôi xin mở ngoặc không thể trông mong có được một nền văn học nghệ thuật đổi mới nếu như không có một lớp quần chúng sôi nổi lúc khởi đầu. Tất nhiên chẳng phải lúc nào lịch sử cũng sẵn sàng một cơ hội hào hứng. Và cái cơ hội hào hứng mà may mắn chúng tôi có được đã chẳng kéo dài bao lâu. Chiến tranh gia tăng cường độ, nới rộng địa bàn, chính tình càng lúc càng rối ren mờ mịt. Thanh Tâm Tuyền vào lính, ít lâu sau đến lượt tôi vào lính. Quần chúng lông lốc đảo điên trong cơn bão lốc mỗi ngày một hung hãn, khốc liệt. Riêng tạp chí Sáng Tạo tồn tại cho đến năm 1962 thì đình bản vĩnh viễn. Nhưng tình bạn thắm thiết giữa chúng tôi, những người đã kết hợp thành nhóm Sáng Tạo, đã chẳng chấm dứt tại đó, giấc mơ chung nối kết chúng tôi chẳng tan biến tại đó. Chắc chắn mãi mãi chúng tôi còn muốn mình là những kẻ tiền phong đi cùng những lớp người tiên phong trẻ mới. Liệu rồi trong quãng đời còn lại của chúng tôi, lịch sử có còn kịp một cơ hội hào hứng nào nữa hay không?
 
NMT: Anh cầm bút có chủ đích nào không? Nếu có, chủ đích đó có thay đổi tùy theo thời kỳ mà anh đã sống không?
TTY: Tất nhiên là có chủ đích. Tôi thiết nghĩ ai cầm bút cũng phải có chủ đích. Viết, theo tôi là một hành vi chung hậu khi không còn một hành vi khả thi nào khác nữa, chung hậu đến độ có thể coi như đó là mưu toan tột cùng của vô vọng cũng đúng. Vậy chủ đích của tôi là gì ư? Chủ đích của tôi cực kỳ đơn giản. Rõ rệt: nỗ lực thể hiện đến mức tối đa mà tôi có thể, bằng phương tiện chữ nghĩa tất cả những gì tôi nghe thấy được về đời sống ở nơi tôi. Và ngoài chủ đích đó ra, tôi hoàn toàn không có một vọng động một lung ảo nào khác về việc cầm bút. Thành thử chủ đích của tôi trong thể loại hành vi này trước sau vẫn không hề thay đổi dù đời sống của tôi có thay đổi, thay đổi đến cỡ nào đi nữa cũng vậy. Cũng theo chỗ tôi thiển nghĩ, tất cả việc làm của người cầm bút trong tư cách nghệ sĩ chỉ là đặt, và thường khi là đặt lại những vấn đề nào đó, chớ người cầm bút không có trách vụ cũng như khả năng đưa ra những giải pháp này nọ. Nghệ thuật phát sinh từ những vấn đề trôi nổi và tự sát ở những giải pháp hình thành. Hơn nữa, điều rõ ràng ai cũng nhận thấy là ngôn ngữ như mọi hình thức nghệ thuật nào khác, vốn chỉ là một phương tiện có giới hạn, rất giới hạn. Cái nói lên của nghệ thuật không giống như cái nói lên của một logic bình thường, do đó không thể nào tường tận khúc chiết được. Nhìn chung, nghệ thuật vẫn là một thách đố nào đó giữa người làm nghệ thuật và người thưởng ngoạn nghệ thuật trong bối cảnh hằng có của một thách đố lớn lao hơn, do đó cũng hùng vĩ hơn giữa một bên là nghệ thuật và một bên là đời sống.
 
NMT: Anh có coi công việc làm thơ là một thiên chức cao quý hay cũng chỉ là một công việc bình thường của đời sống mỗi người?
TTY: Tôi coi công việc làm thơ là một công việc bình thường trong đời sống của tôi. Chỉ sau khi bài thơ đã thành hình là một bài thơ được đưa đến người đọc rồi lúc đó bài thơ tự nó có một thiên chức nào hay không, là hoàn toàn do chính nó, tác giả thôi không còn dính dáng gì nữa, không có quyền hạn gì nữa. Nói cách khác, thơ có thiên chức nhưng thi sĩ thì không. Đơn giản thi sĩ chỉ là người ráng làm cho được những bài thơ, những bài thơ hay.
 
NMT: Theo anh, thế nào là một bài thơ hay?
TTY: Giải thích thế nào là một bài thơ hay quả là một điều không thể nào làm được dù rằng người đọc có năng khiếu thưởng lãm thơ, nhận biết dễ dàng bài thơ nào là một bài thơ hay. Phù, thi chi, nan ngôn dã. Ôi thơ là điều khó nói vậy. Chắc chắn Cao Bá Quát không phải là người đầu tiên hay là người cuối cùng kêu lên như vậy. Bởi lẽ tôi nghĩ không thể có một khuôn mẫu nhất định, bất biến nào cho thơ nói chung. Thơ hay, hay theo từng bài, mỗi bài hay một cách, không bài nào giống bài nào. Do đó nếu tìm một quy định thơ hay phải như thế này, hoặc như thế kia thì một quy định như vậy, cứ tạm cho là tìm được đi, đương nhiên sẽ khiếm khuyết què quặt một cách thảm hại, sẽ khoanh vùng hạn chế một cách ngu đần phạm vi hiểu biết và thưởng lãm thơ. Trong khi đó cõi bay lượn của thơ thì vô cùng vô định. Nên cái khó khăn duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng của người đọc, đó là chính người đọc phải cố gắng thi triển trọn vẹn đôi khi vượt quá khả năng bình sinh của mình bay đuổi kịp theo cái hay thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường của thơ như một kỳ công phóng lượn vô song, tuyệt vời của hồn người chưa từng khứng chịu giam hãm vùi dập. Bài thơ hay không đứng đợi những người đọc nặng nhọc, bài thơ nào đứng đợi như vậy chắc chắn chẳng phải là một bài thơ hay, chẳng phải là thơ. Phần tôi nếu như có người bạn nào cứ một mực khăng khăng đòi tôi giải thích cho kỳ được thế nào là một bài thơ hay có lẽ tôi phải tạm bằng lòng với ý nghĩ rằng một bài thơ hay là bài thơ mà sau khi đã được đọc thấy rồi, bài thơ đó một cách vô thức mặc nhiên trở thành một phần hồn của người đọc. Thơ hay, thơ có hồn, và cái hồn đó của thơ không thể chỉ tồn tại ở bài thơ mà nó phải đáo nhập vào hồn của người đọc, biểu lộ trọn vẹn sinh kiếp ở nơi đó và chỉ nơi đó mà thôi. Tôi xin lỗi không thể nói được rõ ràng hơn. Khôn ngoan một chút, nói về thơ, bao giờ cũng nên xin lỗi trước.
 
NMT: Điều gì xảy ra để anh làm thơ, cảm hứng tức thời hay là những nung nấu lâu ngày trong tâm tưởng? Có phải thơ cũng như rượu, càng ủ lâu càng ngon...?
TTY: Làm thơ, cũng như là bất cứ thể loại nghệ thuật nào khác đương nhiên đòi hỏi trước tiên phải có cảm hứng, tia sét thần khải đánh vỡ khối đá câm đặc ôm giấu trong lòng viên ngọc ẩn. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, cảm hứng đó do đâu mà phát sinh, nếu chẳng phải là từ những nung nấu trường kỳ đến mức đã trở thành những ám ảnh một đời của tác giả. Bản thân tôi không tin là có thể có những cảm hứng ngẫu sinh. Dĩ nhiên bài thơ thành hình không chỉ thuần với cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó. Từ cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó đến cuối bài thơ được hoàn thành, với tôi, luôn luôn là một con đường xa vợi nhọc nhằn lắm khi tuyệt vọng ê chề vì lực bất tòng tâm. Tôi thọ nhận lời dạy của Paul Valery: “Nàng thơ ban cho thi sĩ một câu thơ đầu, còn những câu thơ sau, thi sĩ phải tự tìm kiếm lấy”. Thành quả nào cũng phải là thành quả của cơ duyên, tu luyện và lao động. Một nghệ sĩ hoàn chỉnh nào cũng phải là một nghệ nhân hoàn chỉnh trước đã. Hiển nhiên quan niệm này chẳng phải là quan niệm riêng biệt của Paul Valery. Ông chỉ lặp lại một quan niệm đã có từ trước, trước cả thời của những Malherbe hay Boileau, nhằm nhắc nhở....
Tôi cũng tâm niệm lời hứa của Đỗ Phủ: “Ngữ bất kinh nhân, tử bất an”. Nói không làm người sợ, chết không yên. Dường như chẳng bao giờ tôi ngừng nghỉ kiếm tìm cho dù có khổ công đến đâu một chữ đắc, cái chữ độc nhất mà không một chữ nào khác cho là tương đương hòng thay thế được. Nói cách khác tôi chỉ chịu đi qua một câu thơ, một đoạn thơ khi nào tôi hoàn toàn kiệt quệ khả năng thể hiện hay hơn, gần hơn, sống hơn điều tôi ao ước thể hiện. Nhân đây tôi cũng muốn góp phần soi sáng một điều thoạt đầu nghe có vẻ rất nghịch lý là làm việc nhọc nhằn với chữ nghĩa tuyệt nhiên không có nghĩa là kiếm tìm điên đảo những cái cầu kỳ quái dị mịt mờ biến chữ nghĩa thành diêm dúa, hợm hĩnh giảo ngụy. Bậc võ công thượng thừa không để cho thấy chỗ tuyệt tử công phu của mình. Tôi nhại lời của Lão Trang: mức cao nhất của chỗ tuyệt tử công phu xem ra chẳng khác gì với cái thoải mái hồn nhiên của kẻ chưa từng biết thế nào là thao luyện. Câu thơ hay nhất mà thi sĩ nào cũng mong mỏi làm được có lẽ là câu thơ gần gũi nhất với lời nói thông thường mà mới thoạt nghe ai cũng nhận ra ngay là thơ, không giải thích được, không diễn dịch được.
 
NMT: Có phải như Bạch Cư Dị đã luận: Thơm tình là gốc, chữ là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là qu. Và như thế, phần nào là quan yếu nhất?
TTY: Theo tôi, nói chung, phần nào cũng quan yếu hết. Còn phân lượng, gia giảm như thế nào tùy ở mỗi bài thơ. Lời bàn ví von bóng bảy của Bạch Cư Dị nghe ra chẳng khác nào một bài giảng cách trí đầu mình chân tay về thơ. Liệu người nghe có hiểu biết  thêm một chút gì về thơ không? Phần tôi thì không. Bởi đó vốn là những điều ai ai cũng biết cả rồi. Khổ quá...
Tôi có cảm tưởng là Bạch Cư Dị đứng giữa nhà xác thơ, nói về những cơ phận của tử thi thơ. Mà thơ thì nhất định không phải là một cái xác. Thơ đã chết không phải là thơ nữa. Tôi không muốn nói trái ý Bạch Cư Dị, ờ, thơ như một cái cây và tôi chỉ cảm nhận nó nguyên vẹn là một cái cây, một cái cây có sự sống của cây ở nơi tôi mà thôi.
 
NMT: Làm thơ có người chú trọng đến ngôn ngữ, có người lại để ý đến hình ảnh hoặc âm điệu... Phần anh, anh để ý đến điều gì nhất?
TTY: Tôi không quen phân tích như vậy. Theo tôi, câu thơ đạt, bài thơ đạt phải là một toàn khối gắn bó hữu cơ. Chữ mà dùng tới đương nhiên hội tập đông đủ, mật thiết tất cả các điều mãnh liệt tối yếu đó. Thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ, nó chính là phần huyền nhiệm của ngôn ngữ. Và thơ xuất hiện hân hoan từ cơ may mãi mãi trước sau chỉ xảy ra mỗi một lần đó thôi của những chữ tiếng hằng thất lạc nhau trong mịt mùng hoài vọng, chợt tương phùng phối kết nhau, mừng tủi điếng lặng...
 
NMT: Làm mới thi ca có phải là niềm băn khoăn thường hằng của thi sĩ?
TTY: Không thể nào còn được thi ca, còn được nghệ thuật nếu như không có sự làm mới thi ca, làm mới nghệ thuật. Vấn đề cần đặt ra là làm mới và làm mới như thế nào. Nghệ thuật là bóng dáng của đời sống. Đời sống biến thiên, nghệ thuật cũng biến thiên theo. Tôi thiển nghĩ nghệ thuật đạt là nghệ thuật biểu lộ được đến mức tối đa cái tưởng tính mà người làm nghệ thuật nhìn thấy được của đời sống. Và đạt được đến mức đó đương nhiên cũng là đạt được đến sự làm mới chính đáng của nghệ thuật. Người làm nghệ thuật nhìn ngắm đời sống mà tìm thấy nghệ thuật, chớ không phải nhìn ngắm nghệ thuật mà tìm thấy nghệ thuật. Tôi không tin là trong nghệ thuật lại có một phân lìa có thể nhận thức được của hình thức và nội dung. Nội dung nào có cái hình thức tương ứng đó và ngược lại, hình thức nào có cái nội dung tương ứng đó, không sai chạy đi đâu được.
 
NMT: Jan Skacel viết: Thi sĩ không sáng tạo thi ca. Thi ca một chốn nào đó ở đằng sau. Đã ở đó từ thời gian dài thật dài. Mà thi sĩ mãi miệt mài tìm kiếm. Như vậy thơ chỉ là tìm kiếm những cái đã có sẵn chứ không có tính sáng tạo. Theo anh, có kết luận nào không? Và đó có phải là một quan niệm để làm mới thi ca không?
TTY: Dường như tôi hiểu lời của tác giả anh vừa trích đọc đó khác anh. Tôi cũng vừa nói qua là thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ. Trạng thái thơ là một trạng thái có sẵn trong tâm khảm của loài người. Vậy tại sao cuộc miệt mài tìm kiếm thơ của thi sĩ lại chẳng phải là một sự sáng tạo, một sự làm mới thi ca? Thử hỏi sự tìm kiếm nào lại chẳng là một sự sáng tạo? Hơn nữa, trong bản chất sự sáng tạo nghệ thuật là gì, nếu chẳng phải là sự tái tạo, sự dựng lại một cách chủ quan bằng những phương tiện riêng khác những cái vốn đã có sẵn trong ký ức tồn đọng từ muôn nghìn năm rồi bây giờ chợt tìm thấy lại trong đời sống?
 
NMT: Milan Kundura đã thắc mắc trong việc phân biệt âm điệu và vần điệu trong thơ văn xuôi và tản văn. Theo anh có khi nào một bài tản văn hoặc tùy bút lại rất giống với một bài thơ văn xuôi?
TTY: Tôi thật không hiểu là có những áng tản văn nào đó bàng bạc chất thơ, do đó nên được coi là những bài thơ văn xuôi chăng? Nếu vậy tôi sẽ không đồng ý với ông ta. Theo tôi một áng tản văn dù có chan chứa chất thơ đến đâu cũng không thể đồng hóa với một bài thơ văn xuôi được. Một bài tản văn còn có thể được diễn dịch ra trong cùng ngôn ngữ đó theo một cách thức khác mà vẫn không suy suyển gì giá trị của nó, nhưng với một bài thơ dù là thơ văn xuôi thì nhất định chẳng thể làm như vậy được. Bài thơ khi được diễn dịch ra tức khắc sẽ tan biến không còn là bài thơ, chính bài thơ đó nữa. Bởi lẽ một bài thơ được hình thành bằng những chữ không thể đổi khác được, nó là một toàn khối khắng khít đá vàng của những chữ hội ngộ hân hoan. Người ta cần đọc thuộc bài thơ nhưng không cần đọc thuộc áng tản văn. Cũng vì lý do đó, riêng tôi, khi đọc thơ nước ngoài qua một chuyển ngữ nào đó, tôi vẫn thích bản dịch sít sao từng chữ, từng dòng hơn là đọc một bản dịch bằng thơ cho dù bản dịch thơ dịch đó có tài tình đến đâu chăng nữa. Bài thơ dịch Phong Kiều Dạ Bạc của Tản Đà chẳng hạn, không ai không nhận là tuyệt vời, nhưng đối với tôi, dường như đó là một bài thơ riêng của Tản Đà chớ không phải là bài thơ của chính Trương Kế. Trường hợp bản chuyển kiệt tác bằng thơ Anh của Edward Fitzerald những bài thơ Rubaiyat của Omar Khayyam cũng vậy.
 
NMT: Triết học và thi ca là những phạm trù khác nhau. Nhưng có nhiều người làm thơ triết học. Theo anh có biên giới nào giữa thi ca và triết học không?
TTY: Có một loại thơ gọi là thơ triết học sao?
 
NMT: Anh theo học chương trình Pháp từ trung học. Và chắc quen thuộc với những nhà thơ Tây Phương. Như vậy tự nhìn ngắm mình anh thấy có những ảnh hưởng nào?
TTY: Tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ nơi những nhà thơ Tây Phương thuộc mọi trường phái, khuynh hướng kể cả những nhà thơ mà vì những duyên do nào đó khác nhau tôi đã chẳng thâm nhập được. Tôi không đặc biệt yêu mến một nhà thơ nào nhất định bởi lẽ ở một giai đoạn của đời tôi, tôi lại phát hiện, yêu mến một hay những nhà thơ nào đó. Có rất nhiều nhà thơ tôi đã trở lại nhiều lần và mỗi lần trở lại, tôi đều khám phá thêm những điều mới lạ ở nơi họ và cả ở nơi tôi. Tôi nghĩ một tác giả lớn là một tác giả mà người đọc sau bao nhiêu biến thiên của đời mình vẫn bị réo gọi phải trở lại và sẽ chẳng bao giờ múc cạn được tác giả đó. Một tác giả lớn bao giờ cũng vô hạn. Nói chung tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng của thi ca Tây Phương. Nhưng ảnh hưởng như thế nào, đến mức nào thì quả tình tôi chẳng thể nhận biết thấu đáo được. Có lẽ tôi nên mượn câu hỏi này của anh mà đặt lại với anh, nhờ anh giải đáp giúp. Cùng lắm tôi cũng chỉ có thể nói là kinh nghiệm thi ca Tây Phương phần nào đã củng cố cho tôi niềm tin trong nỗ lực tăng cường khả năng chuyển vận của thi ca, cái khả năng mà tôi cảm thấy là còn bị hạn chế rất nhiều nơi thi ca Việt Nam nói riêng và Đông Phương nói chung.
 
NMT: Anh có đọc Đường Thi và Tống Thi không? nh hưởng của hai thời kỳ thi ca này đối với anh như thế nào?
TTY: Có một thời gian khá dài, tôi đã mày mò tự học chữ Hán để đọc thơ Trung Hoa. Chẳng những tôi ngưỡng mộ một số đông đảo những thi sĩ đời Đường cùng một số ít hơn những thi sĩ đời Tống, Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Lục Du, Tần Khí Tật,... mà còn ngưỡng mộ cả những thi sĩ vô danh của Kinh Thi và xây xẩm kinh hoàng trước Khuất Nguyên. Tôi cũng có lúc yêu thích Ái Thanh, có lẽ là khuôn mặt lớn gần như duy nhất của thi ca Trung Hoa trong thế kỷ này, một nền thi ca dường như càng lúc càng khan hiếm tài năng vì tính chất tiểu xảo đè nén cầm hãm lẩn quẩn muôn đời của nó. Nhìn toàn cảnh, thi ca Trung Hoa là một thế giới rất ư diệu kỳ và cũng rất ư cách biệt. Từ những thời kỳ xa xôi, thi ca Trung Hoa tự nó đã hoàn thiện chung quyết những biên cương nghiêm ngặt của nó để rồi không làm sao vượt thoát được chính nó nữa. Phải, sau những thời kỳ hoàn thiện cực kỳ rạng rỡ đó rồi, thi ca Trung Hoa hoàn toàn chẳng có được một thời kỳ hưng phấn kế tiếp nào nữa. Riêng đối với tôi, bất kỳ ở giai đoạn nào của tôi, bao giờ thi ca Trung Hoa cũng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm và tuy tôi đã trở lại gần như thường xuyên với nó nhưng không lần nào ở lại lâu dài được với nó. Tất nhiên qua cái gia sản thi ca Việt Nam mà tôi đã thọ lãnh từ lúc còn nằm nôi, ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa đối với tôi chắc chắn là không nhỏ. Tuy nhiên, tôi ước lượng, hay đúng hơn là tôi mong mỏi, rằng những ảnh hưởng đó đối với tôi cuối cùng cũng tương tự như những ảnh hưởng nào đó của nó đối với Saint John Perse và Ezra Pound chẳng hạn.
 
NMT: Chiến tranh đã hiện diện trong đời sống cá nhân và thi ca của anh như thế nào? Trước năm 1975 anh là một người lính và là sĩ quan Tâm Lý Chiến... Vậy anh có tin tưởng nào về một chiến thắng không? Hay chỉ là một thái độ hoài nghi như trong thơ anh đã bàng bạc có?
TTY: Chiến tranh đã tiêu thụ gần như cả cuộc đời tôi. Cho đến những nông nỗi tù rạc, lưu vong sau này hẳn nhiên cũng là do chiến tranh mà ra. Trong gần 12 năm của tuổi trẻ, tôi đã làm một người lính, một người lính động viên nhưng không hẳn là bất đắc dĩ. Bổi khi chấp nhận vào lính, tôi chỉ tự nhủ một điều là tôi phải chia sẻ số phận của dân tộc tôi và tôi mong mỏi rằng lịch sử sẽ sang trang khi tôi vừa đi mòn một hay hai đôi giày trận. Tôi nghĩ một cách tự nhiên rằng không có lý do nào chính đáng biện minh được cho một cá nhân tìm cách thoát thân lấy một mình khỏi cái đại họa đang trùm phủ xuống tập thể mà mình trực thuộc. Nhất là khi cá nhân đó lại là người cầm bút. Do đó rất nhiều khi tôi đã tự nguyện lao mình đi giữa chiến tranh chỉ vì tôi muốn nghe thấy trên làn da và tâm khảm của mình niềm rát phỏng của đám cháy quê hương. Thật tình ngay trong cả thời kỳ đó, tôi cũng chẳng tin tưởng gì vào một chiến thắng, tôi chỉ dám hoài vọng vào một trì hoãn một sursis khả hữu nào đó cho miền Nam trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị toàn bộ. Nhưng tâm trạng đó cũng đã không hề ngăn trở tôi thường xuyên mong mỏi như André Malraux từng mong mỏi khi tham gia vào cuộc chiến tranh chống Đức Quốc Xã: Cầu cho chiến thắng sẽ đến với những ai tham gia chiến tranh mà không hề yêu thích nó. Tôi có làm vài bài thơ về chiến tranh và những bài thơ đó thật sự chẳng nói được bao nhiêu so với những điều tôi đã thấy và muốn nói.
 
NMT: Khi bị đối phương cầm tù, tâm trạng thực của anh ra sao? Có giống như trong những bài thơ mà sau này anh đã viết ra không?
TTY: Tôi nghĩ lại là đại để trong tù và tâm trạng trong thơ của tôi không khác nhau. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi đã vào tù rồi, tôi luôn luôn tự nhắc nhở mỗi một điều là hãy coi mình như đã chết và đây chính là phần posthumost life của mình Đời ta sáng mượn ánh tàn dư/ đến từ một hành tinh đã tắt nghỉ... Tất cả mọi nỗ lực nhiều khi vượt sức bình sinh của mình trong thế giới đày đọa đó là phải làm thế nào gìn vàng giữ ngọc, đương đầu với mọi kỹ thuật thâm độc nhằm hủy diệt nhân cách như là cái phần duy nhất còn lại của những người bại trận. Kẻ có liêm sỉ không vỗ ngực mình là người anh hùng trong một hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy mà chỉ có thể hài lòng là mình đã chẳng gục mặt trước bạo quyền để phải nhục nhã về sau với bạn hữu.
 
NMT: Anh đã sống một thời gian khá dài ở trong nước sau 1975. Vậy anh có thể nào nói và mô tả xã hội mà anh phải sống với và những nỗi niềm ray rứt đã có trong thời gian ấy?
TTY: Nói ngắn gọn, đó không phải là một xã hội dành cho con người. Ray rứt  ghê gớm nhất là sống trong xã hội đó, liệu mình còn là con người cho đến lúc nào đây...
 
NMT: Nhìn lại nửa thế kỷ vừa qua, anh có nghĩ chiến tuyến Quốc Cộng vẫn còn giữa những người Việt Nam? Hay nghĩ rằng đó là chuyện quá khứ và bây giờ là hiện tại và tương lai?
TTY: Trong thâm tâm chúng ta, những con người Việt Nam, thật sự chúng ta có chút nào hài lòng về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua không? Nếu không thì tại sao chúng ta cứ phải duy trì và duy trì cho đến bao giờ cái điều mà chính chúng ta không hài lòng đó. Nghĩ như vậy không có nghĩa là chúng ta nhắm mắt làm ngơ cho bất kỳ thế lực tối tăm ngu muội nào muốn làm gì thì làm trên đất nước chúng ta. Từ hai mươi năm qua, những người Cộng Sản đã toàn thắng nhưng chính sự toàn thắng đó đã hàm chứa cái mầm mống đương nhiên của sự thất bại hiện giờ và vĩnh viễn của họ. Điều tiên quyết hết sức đơn giản là chúng ta phải tách ra khỏi, trong cái nhìn của chúng ta một bên là dân tộc Việt Nam dù ở miền Bắc hay ở miền Nam, dù ở trong nước hay ngoài hải ngoại, một dân tộc từ lâu mòn mỏi kêu cầu được xót thương nhau, vỗ về nhau, tha thứ nhau, với một bên là tập đoàn Cộng Sản thống trị ngăn trở. Từ đó, có thể chúng ta sẽ tìm ra được cái cách thức hữu hiệu nhất, nhẹ nhàng nhất nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ Cộng Sản. Tôi đặt một hy vọng lớn lao vào những tiếng nói văn hóa.
 
NMT: Anh có tham vọng diễn tả nỗi niềm chung mang của thế hệ chúng ta qua những bài thơ anh viết? Như Đỗ Phủ vẽ lại một xã hội và thời thế tan nát ngày xưa.
TTY: Có. Một cách chung chung đó là tham vọng đương nhiên của bất kỳ ai cầm bút. Đỗ Phủ là nhà thơ mà tôi thường tưởng nghĩ tới.
 
NMT: Anh có mơ ước sẽ chen chân trên văn đàn thế giới quốc tế để nói lên nỗi niềm của con người Việt Nam không?
TTY: Hiển nhiên là có. Điều bao giờ tôi cũng muốn làm là cố gắng, qua tác phẩm của mình, biểu hiện được tâm hồn dân tộc Việt Nam, biểu hiện đến tối đa mà tôi có thể biểu hiện được. Thường tôi tự dầy vò với câu hỏi là tại sao mãi chúng ta vẫn chưa có được những tác phẩm đậm đà bề thế nói lên được những gì mà dân tộc ta phải gánh chịu cũng như những gì mà nhờ đó, dân tộc ta đã trường tồn và còn trường tồn. Bởi lẽ đứng trên bình diện văn học nghệ thuật mà xét thì một thời kỳ đại họa của một dân tộc bao giờ cũng tiên đoán một thời kỳ được mùa văn học nghệ thuật của dân tộc đó. Nên chẳng lúc nào trong lòng tôi tắt đi niềm mong ước ngày đêm đó. Và nếu như tôi chỉ còn được một niềm tin tưởng nào thì đó phải là niềm tin tưởng vào dân tộc Việt Nam.
 
NMT: Có người chê bai và đánh giá thấp những thi sĩ mang chính đời sống mình ra mà giãi bày tâm sự. Theo anh, sự phê phán này có chính xác không?
TTY: Ai mà chê bai kỳ vậy? Cái cao thấp của một tác phẩm không ở cái đề tài được xử dụng mà là ở cái cách thức diễn đạt cùng những tình ý được diễn đạt chung quanh hay đằng sau cái đề tài đó. Hơn nữa, nghệ thuật xuất phát từ cái riêng lẻ. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến cái chủ quan. Tại sao cứ phải áp đặt   một cách nghiệt ngã như vậy những thể loại đề tài?
 
NMT: Trong thơ anh có tình yêu không?
TTY: Anh thấy có không?
 
NMT: Khuôn dáng người nữ khá mờ nhạt trong thơ anh. Tại sao vậy?
TTY: Tôi không rõ là tại sao. Có thể là trong những bài thơ mà tôi đã làm, tôi không chủ vào việc mô tả khuôn dáng người nữ.
 
NMT: Khi làm một bài thơ anh có chọn lựa thể loại lục bát, bảy chữ, tám chữ hay thơ tự do... không? Hay tùy hứng không chủ đích trước?
TTY: Thường tôi không có chủ đích trước. Sự chọn lựa của tôi về thể thơ chủ yếu được quy định bởi tính chất của những tình ý mà tôi muốn diễn đạt.
 
NMT: Anh có nhận xét nào về văn học trong nước, văn học ngoài nước? Có thể có sự so sánh nào không?
TTY: Nhìn toàn cảnh, từ mấy năm nay, văn học trong nước có phần nào đổi khác; ít ra không còn bị khuôn bó trong một số những đề tài nào đó được ấn định sẵn nên người đọc còn muốn đọc qua. Cảm tưởng chung của tôi là phần lớn những tác giả trong nước dường như có vẻ gì đó vội vội vàng vàng của những người không muốn bị trễ muộn hơn nữa cho một chuyến xe, đồng thời cũng có điều gì đó còn ấp úng, không được mạnh dạn, thoải mái cho lắm đối với chính mình. Vài ba khuôn mặt nổi lên trong những ánh đèn chính trị chiếu từ nhiều phía hơn là do chính sức sáng tự có của tài năng văn chương. Còn văn học hải ngoại thì dường như cũng có chung cái sắc mặt mất ngủ dã dượi bần thần của nỗi hồi niệm câm hãm. Tôi có cảm tưởng những tác giả hải ngoại chưa quyết định xong cho mình về một chuyến xe cần phải chọn. Số lượng phong phú sách báo văn học xuất bản tự nhiều tụ điểm văn hóa lưu vong cho thấy một chen chúc nở rộ của rất nhiều tác giả cũ có, mới có nhưng thẳng thắn mà nói, chưa có tài năng nào hay tác phẩm nào có đủ từ lực khiến cho người đọc còn đang trông chờ phải tìm kiếm đến. Giữa hai trạng thái văn học trong nước và hải ngoại, tôi nghĩ không cần và cũng không thể có sự so sánh.
 
NMT: Anh nghĩ thế nào về giao lưu văn hóa giữa trong nước và hải ngoại? Vào thời điểm bây giờ? Và trong tương lai?
TTY: Lý ra ta không cần phải đặt ra vấn đề giao lưu văn hóa bởi lẽ chuyện văn hóa giao lưu nhau vốn là chuyện đương nhiên phải như vậy. Ngăn sông cấm chợ văn hóa là một việc làm bỉ ổi của những quyền lực sợ hãi dù rằng nó có nhân danh một thứ gì cho là cao quý đến mấy đi nữa. Ờ, tại sao người Việt Nam trong nước lại không được đọc tác phẩm của những tác giả Việt Nam ở hải ngoại?
 
NMT: Những dự trù văn chương của anh?
TTY: Viết, viết, viết và viết...

]]>