Việt Tide
Việt Tide - Việt Tide for Kids - Thế Giới Nghệ Sĩ
  • Trang Chính - Front Page
  • A&E BLOG VĂN NGHỆ
  • ĐỜI SỐNG - LIFE & SOCIETY
    • ĐI ĐÂY ĐI ĐÓ - ON THE ROAD
  • THÁNG TƯ
  • Ước Mơ Việt
  • TỦ SÁCH - LIBRARY
  • PHÂN ƯU
  • CÁO PHÓ
  • Chúc Mừng
  • LIÊN LẠC ~ CONTACT
  • My VietNam Radio
  • ẤN PHẨM - STORE

Truyện rất ngắn: Đại Bác

23/4/2021

0 Comments

 
Thận Nhiên
 
Sau chiến tranh, những bản nhạc phản chiến không còn ai hát, phần vì bị cấm, phần vì chúng không còn phù hợp với tâm thế của thời đại. Nếu phát hiện ra kẻ nào vi phạm điều luật hát nhạc vàng, chính quyền sẽ phạt tù, phạt tiền rất nặng.

Bà không thể không hát. Không hát, đời bà không còn chút giá trị hay ý nghĩa gì. Hát là sự chứng thực rằng bà vẫn còn thanh quản và vòm họng, và điều quan trọng hơn thế: bà đã không hoài phí tuổi thanh xuân của mình.

Trong ba năm đầu sau chiến tranh, bằng cuốc cá nhân trang bị cho lính và một mũ sắt, bà âm thầm đào cái hầm sâu, như địa đạo, ở ngoại ô, chính xác là ở huyện Củ Chi, chiến trường xưa, không còn đồng đội. Tích trữ lương thực, nước, một ít thuốc men, và nhiều đậu xanh để bà làm giá. Nước giá luộc có công dụng tốt, phục hồi chức năng của thanh quản. Bà bắt đầu hát. Quay mặt vào vách đất, ban đầu thì thầm nho nhỏ, rồi to dần, càng về sau, bà gào to hết cỡ. Âm thanh không dội lại. Từng âm tiết nhẫn nại xuyên qua lòng đất như mũi khoan nhỏ, dò hướng, tìm về thành phố, như trong một câu hát, “... đại bác đêm đêm dội về thành phố...” [*], chỉ khác, những đầu đạn trong lời hát thay vì bay trong không trung như thời trước, đì đùng, thì bây giờ, chúng nén, lặng, chìm, sâu, dưới lòng đất, và không có khả năng sát thương.
 
 
[*] Ca từ “Đại bác ru đêm”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
0 Comments

Cụm sáng tác CHỐNG THÁNG TƯ: Thơ Lê thị Thấm Vân

31/5/2020

0 Comments

 
hôm nay là ngày martin luther king, jr. tôi nghĩ, nhờ vào ông, cùng sự đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của người da đen mà ngày nay các sắc dân khác (gồm cả người Việt) được hưởng nhiều quyền lợi. cá nhân tôi mang ơn họ.
 
năm ngoái, vào một sáng mùa đông, tôi khoác áo ra vườn, đứng nhìn mấy cây hoa hồng, những lá non bị bầy nai vào gặm nhấm đêm qua, nhưng vẫn còn vài hoa hồng nở bát ngát, bất chợt tôi nghĩ đến bà rosa parks, người phụ nữ da đen từ chối nhường chỗ ngồi ở dãy ghế đầu trên xe bus chỉ dành riêng cho người da trắng. bà nói là bà đã trả tiền vé xe và cảm thấy phải chịu đựng người da trắng áp bức, kỳ thị trong thời gian quá dài. càng chịu đựng thì sự áp bức càng gay gắt hơn.


Read More
0 Comments

Cụm sáng tác CHỐNG THÁNG TƯ: Hai truyện rất ngắn Thận Nhiên dịch

25/5/2020

0 Comments

 
TỬ CUNG
 
Etgar Keret
 
Vào sinh nhật lần thứ năm của tôi, người ta phát hiện mẹ tôi bị ung thư, và ông bác sĩ bảo rằng bà phải cắt bỏ tử cung đi. Đó là một ngày sầu thảm. Tất cả chúng tôi leo lên chiếc Subaru của bố đến bệnh viện và chờ cho tới khi ông bác sĩ ra khỏi phòng giải phẫu với đôi mắt đẫm lệ. “Tôi chưa từng thấy cái tử cung nào đẹp như vậy,” ông nói khi đang tháo cái khẩu trang ra. “Tôi cảm thấy mình như một kẻ sát nhân.” Mẹ tôi thật sự có một cái tử cung tuyệt đẹp. Đẹp cho tới nỗi bệnh viện tặng nó cho bảo tàng viện. Và đặc biệt vào ngày Thứ Bảy chúng tôi đến đó, cậu tôi chụp hình cả bọn đứng bên nó. Lúc đó bố tôi đã không còn sống trong nước nữa. Ông li dị Mẹ trong cái ngày sau cuộc giải phẫu. “Một phụ nữ mà không có tử cung thì không phải là phụ nữ. Và người đàn ông nào ở với một người phụ nữ không còn là phụ nữ thì chính hắn cũng không phải đàn ông,” ông nói với anh tôi và tôi một giây trước khi ông leo lên máy bay tới Alaska. “Khi nào khôn lớn, các con sẽ hiểu.”


Read More
0 Comments

Cụm sáng tác CHỐNG THÁNG TƯ: Hai truyện rất ngắn của Thận Nhiên

12/5/2020

0 Comments

 
Cổ
 
Thận Nhiên
 
Ở nước ấy, cổ là bộ phận trên thân thể con người có liên quan mật thiết một cách kỳ dị với phòng tạm giữ của cơ quan công an.

Read More
0 Comments

Cụm sáng tác CHỐNG THÁNG TƯ: Hai truyện rất ngắn của Lê thị Thấm Vân

9/5/2020

0 Comments

 
một ngày trong đời

Lê thị Thấm Vân
 
tôi vác thằng bé theo đoàn người ngược xuôi, ai cũng cố kiếm cho được tờ giấy khai sinh.
 
máu tháng khô cứng băng vệ sinh cọ vào cửa mình tôi đau rát, nhưng tôi cố quên. tôi sợ nếu tôi dừng lại rút băng vệ sinh vất đi thì thằng bé và tôi sẽ ngã gục.
 
tất cả giấy khai sinh trong thành phố lộn tùng phèo vì hệ thống internet bị hỏng.


Read More
0 Comments

Cụm sáng tác CHỐNG THÁNG TƯ: Năm truyện rất ngắn của Lydia Davis

5/5/2020

0 Comments

 
Connie Hoàng và Thận Nhiên dịch
 
Lydia Davis sáng tác năm truyện rất ngắn này do cảm hứng từ những lá thư nhà văn Flaubert gởi cho bà Louise Colet - người tình của ông - trong thời gian ông viết tác phẩm Madame Bovary [1850-1856].

Read More
0 Comments

Việt Nam và thế giới được gì, mất gì sau ngày Sài Gòn sụp đổ?

3/5/2020

0 Comments

 
Vann Phan
 
Trong lúc toàn thể Miền Nam Việt Nam đắm chìm trong nỗi đớn đau, tuyệt vọng khi những chiếc T-54 đầu tiên rầm rộ húc vào cổng Dinh Độc Lập và buộc Tổng Thống Dương Văn Minh phải ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt, chấm dứt 21 năm sinh tồn ngắn ngủi của chế độ tự do, dân chủ tại Miền Nam Việt Nam, các thành phần phản chiến và thân cộng trên thế giới, từ Hoa Kỳ cho tới Thụy Điển và luôn cả tại Miền Nam Việt Nam nữa, đều không che giấu được nỗi vui mừng, bởi vì ước vọng chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu tại Việt Nam của họ đã thành sự thật, bất kể hậu quả của nền hòa bình đó có ra sao đi nữa cho dân tộc Việt Nam và thế giới sau này.

Read More
0 Comments

Cụm sáng tác: CHỐNG THÁNG TƯ: kỷ vật & tiền điện tháng tư

1/5/2020

0 Comments

 
thơ THẬN NHIÊN

 
kỷ vật

lá cờ cũng có phận mệnh như con người
mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời ở trong rừng
có lá cờ nửa xanh nửa đỏ và sao vàng ở giữa
cán bộ treo nó lên
dân gọi là cờ việt cộng
mỹ gọi là vi xi
 
ba tôi đi trận năm 67
mang về lá cờ rách bươm tiểu đoàn ông vừa tịch thu được
tôi nhìn nó vừa tò mò vừa e sợ
tay cố vấn mỹ xin làm kỷ niệm mang về nước
những anh khác cũng muốn có lấy le
ba tôi nhờ ông hàng xóm may cho mỗi người một lá
họ nhúng nó xuống bùn để giống lá cờ thật
tịch thu ở trong bưng
 
buổi sáng hoà bình
tôi gặp lại lá cờ việt cộng
trên đoàn xe lính bắc việt chạy vào thành phố
buổi chiều thấy nó trên tay
vài gã hàng xóm đeo băng đỏ
những kẻ thức thời nhanh giác ngộ nhanh thành cách mạng ba mươi
 
hai năm sau những đứa ba mươi thành ông ba mươi
nhưng lá cờ thì lặng lẽ biến mất cùng mặt trận
người ta bảo vắt chanh bỏ vỏ
những vỏ chanh của lịch sử
tìm ở đâu bây giờ?
 
tôi tự hỏi anh lính mỹ còn giữ kỷ vật không?
 
 
 
tiền điện tháng tư
 
hôm qua bầu trời quá bẩn
tôi lôi nó xuống bỏ vào máy, bỏ bột giặt, rồi bấm nút
rồi đi nhậu vài ly, rồi ngủ
tôi quên bẳng cho tới hôm nay
xô cửa sổ thấy tối om mới nhớ rằng bầu trời còn trong máy giặt
tôi lấy ra bỏ vào máy sấy, bấm 50 phút
khi trở lại thì nó đã khô
 
tôi thả bầu trời về với bầu trời
bầu trời đầy mây trắng mây xanh đờ đẫn bay trên thành phố
 
tôi ký hoá đơn tiền điện
tháng này nhiều hơn tháng trước hai đô la


0 Comments

Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

30/4/2020

0 Comments

 
Trần Gia Phụng
 
Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng khi tấn công dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa CS đã ủi sập cánh cổng dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam [cộng sản] tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế. Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do PGS-TS [phó giáo sư tiến sĩ] Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau:
“Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập – dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập…”

Read More
0 Comments

30 Tháng Tư, 1975: Vì đâu nên nỗi?

27/4/2020

1 Comment

 
Vann Phan
 
Đã 45 năm qua kể từ ngày Việt Nam Cộng Hòa thất thủ và toàn bộ Miền Nam Tự Do rơi vào tay các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt xâm lược vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, những vết thương từ cuộc chiến tranh đó dường như vẫn còn rỉ máu vì chính sách tiếp tục chia rẽ và hận thù của Cộng Sản Việt Nam. Trong khi đó, sách lược “nạp mình cho quân Tàu dưới Ải Nam Quan” của chế độ Hà Nội đang có nguy cơ, chẳng chóng thì chầy, xô đẩy toàn bộ đất nước Việt Nam vào vòng nô lệ của Cộng Sản Trung Hoa. Có thể nói rằng nhân loại đã dành hết nửa sau của thế kỷ 20 và ít ra là hai thập niên đầu của thế kỷ 21 để khổ đau, “hồ hởi,” suy nghĩ, hổ thẹn, than thở, vật vả, và ăn năn về biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, ngày mà Việt Nam Cộng Hòa, với nền dân chủ, tự do non trẻ nhưng đầy triển vọng tốt đẹp, bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và đặt dưới ách nô lệ của một chế độ độc tài, đảng trị sau hơn một thập niên phát động cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, với một cái giá đắt chưa từng thấy trong lịch sử xét về tổn thất nhân mạng, tài nguyên đất nước, và luôn cả nền văn minh và văn hoá rực rỡ của nước Việt Nam nghìn năm văn hiến.

Read More
1 Comment
<<Previous

    Tháng Tư

    Để lưu...

    April 2021
    May 2020
    April 2020

    RSS Feed