Việt Tide
Việt Tide - Việt Tide for Kids - Thế Giới Nghệ Sĩ
  • Trang Chính - Front Page
  • A&E BLOG VĂN NGHỆ
  • ĐỜI SỐNG - LIFE & SOCIETY
    • ĐI ĐÂY ĐI ĐÓ - ON THE ROAD
  • THÁNG TƯ
  • Ước Mơ Việt
  • TỦ SÁCH - LIBRARY
  • PHÂN ƯU
  • CÁO PHÓ
  • Chúc Mừng
  • LIÊN LẠC ~ CONTACT
  • My VietNam Radio
  • ẤN PHẨM - STORE

Hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của cựu Đại Sứ Bùi Diễm lần đầu tiên phát hành liên mạng

25/10/2021

10 Comments

 

Một ngày sau khi cựu Đại Sứ VNCH Bùi Diễm qua đời tại nhà riêng ở Rockville, Maryland, hôm 24/10/2021, thọ 99 tuổi, cuốn hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử do ông ủy thác cho nhà xuất bản Việt Tide tái bản năm 2019, đã được đưa lên mạng điện toán, tạo điều kiện thuận tiện cho độc giả khắp thế giới thưởng thức và tham khảo.

Năm 2000, hồi ký chính trị Gọng Kìm Lịch Sử của tác giả Bùi Diễm lần đầu tiên ra mắt độc giả tại Hoa Kỳ dưới dạng sách bìa cứng do cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản. Gọng Kìm Lịch Sử là do chính tác giả viết lại bằng tiếng Việt theo sau ấn bản tiếng Anh In the Jaws of History năm 1987, chứ không phải một tác phẩm dịch lại từ tiếng Anh.

Tuy nhiên, sau khi In the Jaws of History ra đời, đã có một số phiên bản dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt lưu truyền trên liên mạng điện toán. Những phiên bản này đều không có sự đồng ý của tác giả. Do đó, trong lần tiếp xúc với chủ nhiệm Việt Tide, tiến sĩ Ông Thụy Như Ngọc, tại Nam California vào ngày 20 tháng 6 năm 2017, ông Bùi Diễm đã cho phép nhà xuất bản Việt Tide tái bản sách Gọng Kìm Lịch Sử để bản gốc được lưu truyền. Thêm vào đó, trong cuộc điện đàm vào ngày 23 tháng 9 và lá thư đề ngày 1 tháng 10 năm 2019, tác giả Bùi Diễm cho Việt Tide được phép đăng tải toàn bộ hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử lên trang mạng baoviettide.com của tòa soạn để rộng đường dư luận.

Sinh tại Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 1923, tác giả Bùi Diễm là thứ nam của học giả Bùi Kỷ. Như đa số thanh niên thời đó, ông sớm tham gia phong trào độc lập và ông vừa tốt nghiệp Toán học và Cơ Động học tại Đại Học Hà Nội năm 1945 thì đất nước có biến. Là cháu học giả Trần Trọng Kim, ông được quan sát chính phủ Trần Trọng Kim từ khi hình thành và sau đó tham gia đàm phán việc Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. Cũng từ đó, ông đã chứng kiến 30 năm nổi trôi lịch sử từ nhiều vị trí đặc biệt: theo dõi Hội Nghị Genève 1954, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng 1965, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ 1967-1972, Quan Sát Viên Đặc Biệt tại Hòa Đàm Paris 1968, Đại Sứ Lưu Động 1973-1975. Từ 1975, ông định cư gần thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ.

Do kinh nghiệm trực tiếp như vậy, ông Bùi Diễm là tiếng nói được các trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ lắng nghe về quan điểm của người Việt: cố vấn cho tổ hợp Rand Corporation, học giả tại các trung tâm nghiên cứu như Woodrow Wilson Center for International Scholars, American Enterprise Institute, hay Indochinese Institute của Đại Học George Mason, và Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Pacific Basin Research Institute. Nhằm trình bày với dư luận Mỹ quan điểm người Việt ta về cuộc chiến Việt Nam, năm 1987, ông viết cuốn In the Jaws of History, được công nhận là chứng liệu đáng kể. Với bố cục tương tự, Gọng Kìm Lịch Sử của ông là hồi ký chính trị của một người Việt cùng chia sẻ với người Việt kinh nghiệm bi thương của dân tộc về quá khứ cận đại và niềm tin vào viễn tượng sáng sủa hơn của đất nước trong tương lai không xa.

Trước sự ra đi của tác giả Bùi Diễm, nhà xuất bản Việt Tide xin chân thành chia buồn cùng gia quyến.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả trên toàn thế giới ấn bản điện tử Gọng Kìm Lịch Sử
:

GỌNG KÌM LỊCH SỬ - hồi ký chính trị của Bùi Diễm

Quý vị muốn có ấn phẩm tái bản, xin vui lòng vào cửa hàng Ấn Phẩm của Việt Tide:
baoviettide.com/store.html

10 Comments

White supremacy is not your friend

29/3/2021

1 Comment

 
... white supremacy stands tall and seemingly confident; and just like the friend, Asian Americans and other non-Black people of color are offered close proximity or “friendship,” with white supremacy. All they have to do is keep their heads down, keep silent and stay small. But this doesn’t keep them from constantly being reminded of their place in the “friendship.”

Read More
1 Comment

Truyện ngắn: Con Chó Vàng

29/3/2021

0 Comments

 
Tôi nghĩ nếu xử sự như súc vật, bạ ai cũng cắn không phân biệt màu da còn cao hơn xử sự như người, chỉ nhằm màu da đen mà cắn bậy. Lòng kỳ thị làm người ta mù lý lẽ, mù trước công bằng, không phân biệt được giữa sự thật đen, và sự dối trá trắng bóng. Phần sự thật kia mà tôi đang đào tới là nếu tôi ở trong hoàn cảnh bất công thì tôi không thể trông vào những người này đem lại công lý cho tôi.

Read More
0 Comments

Tuần Hành cho Phong Trào Black Lives Matter / Quyền Sống của Người Da Đen ở East Campus vào Juneteenth / Ngày Chấm Dứt Chế Độ Nô Lệ 19 Tháng 6 ~ Black Lives Matter March on East Campus on Juneteenth

23/6/2020

1 Comment

 
Trần Ngọc
 
I felt so happy that finally we had a Black Lives Matter March in our “sleepy” East Campus neighborhood [the housing area of California State University, Monterey Bay] on a very meaningful day: Juneteenth. But a bittersweet feeling overcame me when we (over 200 marchers strong) were marching down Schoonover Road chanting “Black Lives Matter”: while slavery was supposed to have been abolished 155 years ago, racial injustices and white supremacy are raging on nationwide. The Black Lives Matter movement needs to be sustained after this initial groundswell of protests as one after another black person has been brutalized by the police.

Trần Ngọc

Tôi đã cảm thấy rất vui vì cuối cùng chúng tôi cũng có được một buổi Tuần Hành cho Phong Trào Black Lives Matter trong khu phố Đông Khuôn Viên “im ắng” [khu vực nhà ở của đại học California State University, Monterey Bay] vào một ngày rất ý nghĩa: Juneteenth / Ngày Chấm Dứt Chế Độ Nô Lệ 19 Tháng 6. Tuy vui nhưng rồi lại không kiềm chế được một cảm giác vừa ngọt ngào vừa cay đắng khi chúng tôi (hơn 200 người tuần hành) đang xuống đường Schoonover, vừa đi vừa reo vang câu “Black Lives Matter / Quyền Sống của Người Da Đen”, dù chế độ nô lệ được cho là đã bị bãi bỏ cách đây 155 năm, những bất công chủng tộc và phong trào người da trắng thượng đẳng đang tiếp tục hoành hành trên toàn quốc. Phong trào Quyền Sống của Người Da Đen cần phải được duy trì sau làn sóng ủng hộ biểu tình ban đầu này vì người da đen vẫn tiếp tục bị cảnh sát đánh đập dã man.

Picture
The Black Lives Matter organizers (Photo: Joe Lubow)

Read More
1 Comment

Cộng Đồng Việt 2.5: Nối quá khứ vào tương lai trong cuộc tranh đấu Black Lives Matter và công bằng màu da tại Mỹ

8/6/2020

0 Comments

 
Bài & hình: nguyễn võ thu hương
Với một số hình ảnh của Minh Nguyễn-võ
 
Sau đây là vài hình ảnh thế hệ tới của cộng đồng Việt tại Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Westminster, Cali, vào ngày 6 tháng 6, 2020. Đây là một trong hằng ngàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đòi quyền sống của người da đen (Black Lives Matter) xảy ra mỗi ngày trong gần hai tuần nay từ khi video phổ biến cảnh ông George Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis chận nghẹt bằng đầu gối trong 8 phút 46 giây cho đến chết.


Read More
0 Comments

Ngày Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong trong thời COVID-19 ~ Memorial Day in the time of COVID-19

25/5/2020

0 Comments

 
BS. TRẦN MAI KHANH
 
Vào Ngày Lễ Tưởng Niệm này, tôi muốn truy điệu một số người đã chết vì chăm sóc những người khác trong năm nay.
MAI KHANH TRAN, MD
 
On this Memorial Day, I would like to pay tribute to some of the men and women who died serving others this year.


Read More
0 Comments

COVID-19: Một tình trạng khó xử ~ A rock and a hard place

17/5/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH
 
Trong cơn đại dịch này, tôi đã gặp phải nhiều tình trạng khó xử.
MAI KHANH TRAN, MD
 
During this pandemic, I find myself in a rock and a hard place multiple times.

Read More
0 Comments

COVID-19: Chuyện Kể về Hai Thế Giới ~ The Tale of Two Worlds

12/5/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH
 
Sáng nay, trên đường đến bệnh viện làm việc, tôi thấy bờ biển Huntington Beach và Newport Beach có đông người hơn một ngày hè bình thường. Tôi đang ngồi trong xe, đợi rẽ vào Bệnh Viện Hoag, vừa ngắm nhìn đoàn người đi biển, người đi xe đạp, người lướt sóng, người tụ tập để băng qua đại lộ biển Pacific Coast Highway. Phần tôi, sau khi đến bệnh viện, phải đi qua khu sàng lọc bệnh và mặc quần áo bảo vệ y tế để vào bên trong. Hai thế giới tuy gần mà lại rất xa nhau.
MAI KHANH TRAN, MD
 
This morning, on my way to the hospital, I saw more people out in Huntington Beach and Newport Beach than a normal summer day. I sat in my car, as I waited to turn into Hoag Hospital, watching the horde of beach-goers, bikers,  surfers, gathered together to cross Pacific Coast Highway. Then when I got to the hospital, I had to be screened and suited up to get in. The two worlds are so near yet so far apart.


Read More
0 Comments

COVID-19: Số thương vong của chiến tranh ~ Casualties of war

5/5/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH

Tuần lễ mới của tôi bắt đầu với tin bác sĩ Lorna Breen tự tử. Là giám đốc y tế của khoa cấp cứu tại Bệnh Viện New York Presbyterian / Trung Tâm Y Tế Đại Học Columbia, bà đã từng giám sát đợt bệnh COVID-19 bùng phát tại thành phố New York, bị nhiễm bệnh, chiến đấu với bệnh và hồi phục, trở lại làm việc, sau đó tự kết liễu đời mình. Một trong những vị tướng chỉ huy của chúng ta đã tử trận và đó là một đòn thảm khốc đối với đội quân đang chiến đấu.

MAI KHANH TRAN, MD

I started my week with the news of Dr. Lorna Breen’s suicide. As medical director of the emergency department at New York Presbyterian Hospital/Columbia University Medical Center, she oversaw the COVID-19 surge in New York City, contracted the disease, fought and recovered, returned to work, then took her own life. One of our generals has fallen and it is a devastating blow to the troop.


Read More
0 Comments

COVID-19: Thật không thể tưởng tượng được ~ It’s unreal

26/4/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH

Trong 25 năm làm bác sĩ y khoa, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì quái lạ như thế này và tôi không có ý nói về con vi khuẩn mới coronavirus.
MAI KHANH TRAN, MD
 
In my 25 year career as a medical doctor, I have never seen anything like this, and I don’t mean the novel coronavirus.

Read More
0 Comments

COVID-19: Cách chữa trị bệnh còn tệ hại hơn căn bệnh? ~ Is the cure worse than the disease?

25/4/2020

0 Comments

 
BS. TRẦN MAI KHANH
 
Câu hỏi hóc búa trong tuần vừa qua, ngay cả khi chúng ta vẫn còn hơn 2,500 người Mỹ chết mỗi ngày, là khi nào chúng ta có thể mở cửa hoạt động kinh tế trở lại? Nhiều người đã nói rằng cách chữa trị còn tệ hại hơn căn bệnh, và nhiều người sẽ chết vì thất nghiệp hơn là vì coronavirus. Có người thậm chí đã biểu tình phản đối lệnh ở-yên-tại-chỗ, trong khi đang đeo mặt nạ y tế, ngay cả ông Tổng Thống đã lại thành lập, một lần nữa, một đội đặc nhiệm giúp ông đưa ra “quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình,” là khi nào và làm cách nào để có thể cho người dân Mỹ đi làm trở lại.
MAI KHANH TRAN, MD 
 
The burning question in this past week, even when we still have more than 2,500 Americans dying every day, is when can we open up the economy? Many have said that the cure is worse than the disease, and that more people would die from unemployment than from coronavirus. People have even protested against the stay-in-place order, some while wearing masks, and even the President has formed, once again, a task force to help him make “the most important decision” of his life, when and how to send the American people back to work.

Read More
0 Comments

COVID-19: Một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm, màn hai ~ It’s A Brave New World, Second Act

13/4/2020

0 Comments

 
BS. TRẦN MAI KHANH

Sự nghiệp bác sĩ của tôi trong thời mắc dịch COVID-19 gặp toàn những chuyện kỳ dị.

Hai ngày trước, khi tôi đang chuẩn bị khám bệnh trực tuyến qua mạng cho một bệnh nhân, thì cô y tá tôi chạy đến bảo tôi phải tìm chỗ trốn ngay. Có một người đang nổ súng trong khuôn viên bệnh viện và chúng tôi được yêu cầu phải khóa cửa, tắt đèn và tìm một nơi, cách xa cửa sổ, để trốn.

MAI KHANH TRAN, MD
 
My life as a physician in time of COVID-19 has been nothing but surreal.
 
Two days ago, as I was about to get onto zoom for my telemedicine visit with a patient, my nurse ran in telling me to hide. There was an active shooter situation on hospital ground, and we were told to lock the doors, turn off the lights, and find a place, away from the windows, to hide.


Read More
0 Comments

COVID-19: Nó tới cửa rồi. ~ It’s Here.

6/4/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH

Cuối cùng thì nó cũng đến rồi. Hai bác sĩ và một nhân viên trong văn phòng của tôi cảm thấy không khỏe, phải vô phòng cấp cứu bệnh viện và được làm xét nghiệm COVID-19. Anh rể tôi, một người ngoài 60 tuổi và có bệnh sử, chợt cảm thấy ớn lạnh và đau nhức. Anh cũng đã được làm xét nghiệm. Một người bạn thân, vẫn khỏe mạnh trước đây, vừa nằm 7 ngày trong Phòng Cấp Cứu Người Bệnh Nặng của một bệnh viện địa phương uy tín. Bệnh viện đã đề nghị anh cân nhắc ký giấy yêu cầu DNR (Đừng Cấp Cứu Hồi Sinh) nhưng rất may anh đã hồi phục sau cơn bệnh thập tử nhất sinh.

MAI KHANH TRAN, MD
 
It’s finally hitting home. Two of my partners and one staff went to the ER sick and were tested for COVID-19. My brother-in-law, who is in his 60s and has a medical condition, felt the chills and bodyache. He too got tested. A dear friend, previously healthy, just spent 7 days in the ICU at a local prestigious hospital. He was asked to consider the DNR (Do Not Resuscitate) order but thankfully he recovered from the near-death experience. 


Read More
0 Comments

COVID-19: Một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm ~ A Brave New World

30/3/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI KHANH
 
Cho dù chúng ta có sẵn sàng hay chưa, có một thế giới mới hỗn loạn ngoài kia. Thật là không may, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã không có sẵn sàng. Con vi khuẩn coronavirus mới lạ này đã bất ngờ đột kích Tổng Thống Trump, ông đã không đỡ được, cho thấy ông không có khả năng bảo vệ người dân Mỹ. Tại sao? Bởi vì ông không tin vào khoa học và dữ liệu. Vì ông nghĩ mọi việc đều là giả tạo. Và bởi vì ông không quan tâm đến bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoại trừ bản thân và cái tôi của ông. Tôi sẽ không nín lặng nữa vì làm như vậy chỉ dẫn đến những hậu quả bi thảm cho thế giới thân yêu của mình thôi.
 
Chúng ta đã đánh mất nhiều thời gian quý báu và cứ phải liên tục rượt đuổi một đại dịch đang lan nhanh. Những trò hề của ngài Tổng Thống này đã làm tình hình thêm rối bời và cản trở sự tập trung mọi nguồn tài nguyên để đối phó với hiểm họa đang ào ạt tiến đến trước mắt, trong trường hợp này, nó là một con vi khuẩn giết người.
 
Đầu tiên, là vấn đề những bộ xét nghiệm hẹn mà không tới. Chúng tôi vẫn không có đủ các bộ xét nghiệm để thử số nhiều bệnh nhân, ngay cả tại các điểm bệnh nóng. Con tàu thử bệnh đã ra khơi và chúng ta đã lỡ chuyến tàu rồi. Các bệnh viện địa phương tại Quận Cam đã gửi chỉ thị cho nhân viên y tế: không xét nghiệm bệnh nhân không có triệu chứng, không gửi họ đến phòng cấp cứu, bệnh viện hoặc phòng khám y tế công cộng. Một bệnh viện lớn thậm chí đã gửi thư đến các bác sĩ nhắc họ không được sử dụng ảnh hưởng và sự quen biết để tự xét nghiệm cho chính mình. Không phải đùa sao? Cá nhân tôi không biết có bác sĩ nào đã làm điều đó. Nhưng tôi biết có nhiều bác sĩ đi làm mỗi ngày, họ cũng sợ hãi và lo lắng, nhưng vẫn đến làm việc của họ. Và nếu như mình đã không bị bệnh thì ai muốn làm xét nghiệm để làm gì? Làm cho vui? Làm cho biết? Một kết quả âm tính hôm nay không bảo đảm sẽ âm tính ngày mai. Và một kết quả âm tính sai còn đưa đến nguy cơ trấn an giả dối. Dù có làm xét nghiệm hay không, cách tốt nhất vẫn là thực hành phương pháp cách ly xã hội tuyệt đối. Thực ra thì đối với những chuyên viên chăm sóc y tế, chúng tôi coi như tất cả các bệnh nhân được khám đều đang bị nhiễm COVID-19 cho đến khi kết quả xét nghiệm chứng minh là không.
 
Kế đến, là vấn đề PPE/Personal Protective Equipment, dụng cụ bảo vệ cá nhân. Mặc dù được cam đoan rằng hàng triệu mặt nạ y tế, găng tay và kính che mặt đã được gửi đi, các chuyên viên chăm sóc y tế vẫn chưa nhận được sự tiếp tế này. Các bác sĩ nhãn khoa và tai mũi họng là những chuyên gia có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất, nhưng em dâu tôi, một bác sĩ nhãn khoa ở Chicago, vẫn chưa có được chiếc mặt nạ n95. Cháu gái của tôi, một bác sĩ sản phụ khoa ở Dallas, vừa đỡ sinh cho hai sản phụ bị nhiễm COVID-19 và cô ấy đã không có được chiếc mặt nạ n95.  Thật là trớ trêu khi cô và chồng, một bác sĩ giải phẫu răng hàm mặt, đã gửi tặng mặt nạ y tế và kính che mặt đến Trung Quốc vào tháng 1 -- lần đầu tiên khi tin tức về con vi khuẩn xuất hiện. Họ làm vậy sau khi nghe tin một bác sĩ nhãn khoa Trung Quốc đã bị lây bệnh và chết vì chăm sóc các bệnh nhân COVID-19. Và chúng tôi cũng sẽ không quên những người bạn bác sĩ  ở NYC. Họ đã im lặng một cách kỳ lạ trong mấy ngày qua nhưng trước đó có gửi những tin nhắn ngắn tâm sự rằng họ không có đủ mặt nạ y tế. Vì vậy, thay vì chờ đợi cho đến khi chính quyền có thể giải quyết vấn đề cho đúng, chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau. Các bạn bè bác sĩ của tôi và tôi đã để dành số mặt nạ n95 của mình cho các đồng nghiệp có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn chúng tôi, mặc dù thật sự mà nói thì chính chúng tôi cũng có nguy cơ cao không kém.
 
Kế đến, là vấn đề máy thở. Vâng, chúng ta sẽ cần nhiều máy thở, và nhiều hơn nữa. Nhưng xin nhớ cho rằng những máy thở này không tự làm việc một mình. Mà chúng còn cần phải có cả một đội cấp cứu chuyên môn -- các bác sĩ, chuyên viên trị liệu hô hấp, y tá, chuyên viên xét nghiệm và dược sĩ -- để cùng chăm sóc những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc sản xuất các máy thở này, như Tổng Thống hiện đang làm, thì sẽ lỡ chuyến tàu để nâng cao sức mạnh nhân lực chuyên môn của chúng ta. Chúng ta hãy đánh giá cao và bắt đầu đền đáp những thiên thần này một cách xứng đáng (tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng, cho đến bây giờ, có nhiều chuyên viên ngành nghề có số lương thấp nhất trong số các chuyên viên chăm sóc y tế). Trả lương cho họ nhiều hơn, chăm sóc họ tốt hơn bằng cách bớt giờ làm việc và thêm nhiều dụng cụ bảo vệ y tế, và tuyển dụng thêm nhiều chuyên viên hơn, từ chương trình trừ bị, những ngành chuyên môn khác, quân đội hoặc từ nước ngoài. Vì khi các thành viên trong đội cấp cứu chuyên môn phải  làm việc quá sức, họ sẽ phạm nhiều sai lầm hơn đối với chính bản thân và bệnh nhân của họ.
 
Loại vi khuẩn mới này bắt buộc chúng ta phải dũng cảm lên, đủ dũng cảm để thay đổi cách chúng ta sống, suy nghĩ, và đủ dũng cảm để đối chất với những người nào không muốn bảo vệ những người già và người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta.
 
Một bạn đồng nghiệp đã tuyên bố chua cay “cách xa nhau sáu feet hay chôn nhau sâu sáu feet”, là lời kêu gọi mà tôi muốn được nghe từ bục phát ngôn Tòa Bạch Ốc. Tôi muốn cả nước đóng cửa nghỉ làm việc hoàn toàn trong 8 tuần.
 
Lệnh ở yên tại chỗ hiện tại ở California và Quận Cam, mặc dù có hữu ích, nhưng vẫn không đủ. Vì có quá nhiều công việc được coi là thiết yếu nên được miễn. Khi chúng ta loại trừ tất cả mọi người dưới ánh mặt trời, thì chúng ta sẽ chẳng bảo vệ được ai. Có nhiều công việc tuy rất quan trọng, nhưng câu hỏi của tôi là liệu chúng có thực sự cần thiết khi chúng ta đang chiến đấu cho cuộc sống còn của mình hay không. Chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại về những gì được coi là thiết yếu đối với cuộc sống của người dân Mỹ.
 
Nhưng tôi biết chắc chắn rằng, trong những cá tính người Mỹ mà tôi học được và trân trọng, không có sự kêu gọi hãy hy sinh những người lớn tuổi và những người dễ bị tổn thương nhất. Không hề, cá tính của người Mỹ không coi trọng sức khỏe kinh tế hơn mạng sống của người cao niên. Không hề, cá tính của người Mỹ không chọn chăm sóc động cơ kinh tế hơn là chăm sóc linh hồn dân tộc của họ.
 
Vì vậy, khi Tổng Thống nói rằng ông muốn mọi người trở lại làm việc vào dịp Lễ Phục Sinh, tôi xin đáp là, “Thưa ngài, thế thì bàn tay nhỏ bé của ông sẽ vấy đầy máu đấy”.

Khi một chính trị gia từ Texas nói rằng ông sẵn sàng hy sinh bản thân mình để con cháu của ông có được cuộc sống như người Mỹ, tôi xin đáp là, “Thưa ông, thế thì xin ông hãy ký tên vào giấy yêu cầu DNR/Đừng Cấp Cứu Hồi Sinh của ông bây giờ, và căn dặn mọi người đừng ai cứu chữa ông vì ông tự nguyện ra đi trong vui vẻ”. Nhưng ông chớ có đặt gánh nặng đó lên những người cao niên của chúng tôi, vì những người này đã cống hiến và hy sinh quá đủ rồi.

Loại vi khuẩn mới này bắt buộc chúng ta phải đổi mới để thích ứng trong cách chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Tôi đã rất xúc động khi thấy một bao mặt nạ y tế n95 treo trên cửa văn phòng vào sáng sớm, quà tặng cám ơn từ một bệnh nhân vì tôi vẫn làm việc trong lúc nhiều văn phòng bác sĩ khác đóng cửa. Bác sĩ CN thả bao gạo jasmine 50 pound đến trước hiên nhà khi nghe tin mẹ tôi hết gạo và nhà đã không tìm ra được gạo để mua. Vợ của bác sĩ James Trần khăng khăng phải đưa súp đến để ở sân ngoài khi nghe tin chúng tôi bị bệnh. Gia đình 7Leaves tặng tôi một thẻ quà VIP miễn phí cho sáu phần giải khát drive-through hàng ngày. Các phần cơm hộp to-go gọn gàng của Cali Veggie rất tiện lợi cho người ở yên trong nhà, và được phân phối với khoảng cách ly phù hợp. Tôi vừa đem súp cho một người bạn đang hồi phục từ COVID-19. Thực ra phải kể là tôi đã để thức ăn xuống rồi chạy. Để lại một ít thức ăn nhưng chan chứa nhiều tình người, từ một khoảng cách an toàn.

Đây là một thế giới mới đòi hỏi sự dũng cảm của chúng ta trong thời COVID-19. Giờ nó đã đến và ở đây rồi. Nên đối phó như thế nào theo cá tính người Mỹ, thì là tùy thuộc vào chúng ta.

Ngày 28 tháng 3 năm 2020

Bác sĩ Mai Khanh Trần đã hành nghề y khoa tại Quận Cam trong hơn 25 năm. Bà đã tổ chức hơn 100 chuyến công tác y tế lưu động ở ngước ngoài để chăm sóc cho những người bệnh thiếu thốn nhất.
 
Việt Tide chuyển ngữ
MAI KHANH TRAN, MD
 
It is a brave new world out there, whether we are ready or not.
 
Unfortunately, our leaders are not. This novel coronavirus has caught President Trump by surprise, and he is incapable of protecting the American people. Why? Because he does not believe in science and data. Because he thinks everything is fake. And because he does not care for anything or anyone except himself and his ego. I am not holding my tongue anymore because doing so has led to nothing but tragic consequences in the world that I know and love. 

We have lost much precious time and we are constantly playing catch-up to a fast-spreading pandemic. The antics from this President have been distracting and are preventing us from keeping our eyes on the speeding ball, in this case, the killer virus.
 
First, the elusive test. We still do not have enough kits to do mass testing, even in the hotspots. That ship has sailed. The local hospitals in Orange County have sent out directives to the medical staff: do not test asymptomatic patients, do not send them to the ER, hospitals, or public health clinics. One large hospital even sent out a reminder to physicians to not use their influence and connection to get the tests for themselves. Seriously? I do not know of any physician who has done that. I do know plenty of physicians who show up every day at work, scared and worried, but show up nevertheless. And why would anyone not sick want the test anyway? For fun? For information only? A negative test today does not guarantee a negative test tomorrow. And a false negative test would only give false reassurance. Practice absolute social distancing anyway, test or not. Practically speaking, for healthcare providers, we assume that patients we see have COVID-19 until proven otherwise.
 
Then, the PPE, personal protective equipment. Despite reassurances that millions of masks, gloves, and facial guards have been sent, healthcare providers are still not seeing them on the ground. Ophthalmologists and ENTs are specialists at highest risk yet my sister-in-law, an ophthalmologist in Chicago, still does not have an n95 mask. My niece, an Ob-Gyn in Dallas, just delivered two pregnant women with covid-19, and she does not have n95 mask. It is ironic that she and her husband, a maxilla-facial surgeon, had sent a donation of masks and facial guards to China in January when the news of the virus first broke out. They did it when they read about the Chinese ophthalmologist who died taking care of COVID-19 patients. And let’s not forget about my physician friends in NYC. They have been eerily quiet but have confided in short texts that they do not have enough masks. So instead of waiting for the government to handle things properly, we are helping each other out. My physician friends and I have been saving our n95 masks for colleagues who are at higher risk than us, though frankly we really are at high risk already.
 
Then, the ventilators. Yes, we are going to need more, many more. But remember, these ventilators do not run themselves. We need the critical care team -- the doctors, respiratory therapists, nurses, lab technicians, and pharmacists -- to manage the critically ill patients. If we focus on just the production of these ventilators, like the President is currently doing, we are going to miss the boat on upping our professional labor force. We have to start paying these angels their weights in gold (I just want to remind everyone that they are the least well-paid of the healthcare providers, up until now). Pay them more, take care of them better with less hours and more protective equipment, and sign more of them on, from reserves, other specialties, the military, or abroad. When these critical care team members are overworked, they will make more mistakes for themselves and for their patients.
 
This new virus requires us to be brave, brave enough to change the way we live, the way we think, and courageous enough to call people on it when they fail to protect the elderly and weakest of us.
 
“Six feet away or six feet under,” a statement coined so clearly by a colleague, is what I want to be shouted from the White House podium. I want a complete national shut-down for 8 weeks.
 
The current stay-in-place orders in California and Orange County, though helpful, are not enough. Too many jobs are considered essential. When we exclude everyone under the sun, we protect no one. Many of these jobs are important, but I question if they are indeed essential when we are fighting for our lives. We have to re-think about what we consider essential to the American life.
 
But I know for sure, the American way I know and love, does not call for sacrificing our elders and the most vulnerable. No, the American way does not take the health of the economy over the lives of our seniors. No, the American way does not prefer the engine of the economy over the souls of the people.
 
So when the President said he wants people back at work by Easter, I say, “Sir, you will have blood on your small hands.”
 
When the politician from Texas said he is willing to sacrifice himself so that his grandchildren can have the American life the way it was, I say, “Sir, please sign your DNR (do not resuscitate) now and say do not care for me as I go willingly and happily.” But don’t you dare put that burden on our seniors who have given and sacrificed enough already.
 
This new virus requires us to be innovative in the way we care for each other. I was very touched when I found a box of n95 masks hanging on my office door early in the morning, gifted by a patient who appreciates that I still practice. Dr. CN dropped off a 50-pound jasmine rice bag on my porch when she heard that my mom was out of rice and we couldn’t buy any. Dr James Tran’s wife insisted on dropping off soup in the courtyard when she heard we were sick. The 7Leaves family gifted me a VIP card for six daily free drinks from their drive-through. Cali Veggie’s neat to-go portions are great for shut-ins and are distributed with proper distancing. I just dropped off soup for a friend who is recovering from COVID-19. I literally dropped and ran, leaving a little food but a lot of love, from a safe distance.
 
This is our brave new world during the time of COVID-19.  It is here now. It is up to us to make it the American way.
 
March 28, 2020
 
Dr Mai Khanh Tran has been practicing medicine in Orange County for over 25 years and has led more than 100 medical missions abroad to provide care for the underserved.

0 Comments

Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19

27/3/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI-KHANH
 
Là một bác sĩ và là người hâm mộ văn chương thế giới, tôi đặc biệt rất thích cuốn Chuyện Tình Yêu Thời Thổ Tả. Với tình hình hiện tại của chúng ta, tôi đã có thể bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết Mỹ tuyệt hay của riêng mình, về Chuyện Đời Sống Thời Mắc Dịch COVID-19.
Câu chuyện bắt đầu từ chuyến phiêu lưu tìm kiếm một bộ xét nghiệm xa vời nhưng hoàn hảo, hoàn hảo theo lời của Tổng Thống Trump, hoàn hảo như cuộc gọi điện thoại của ông với nhà lãnh đạo Ukraine.

Sau khi tiếp tục và liên tục đặt câu hỏi và năn nỉ nhiều cơ quan y tế, chúng tôi đã nhận được 5, NĂM, bộ xét nghiệm quẹt cho một trung tâm y tế bận rộn với 15 bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu / primary care physician. Không những thế, ngay lập tức, chúng tôi còn nhận được sự hướng dẫn khắt khe về cách dùng bộ xét nghiệm: đừng gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm y tế công cộng, vì các bệnh viện sẽ có mọi ưu tiên, và các phòng xét nghiệm trong hạt Orange không có khả năng thử hơn 1,500 mẫu xét nghiệm. Có trường hợp nếu vẫn gửi mẫu vào, các phòng xét nghiệm có thể sẽ không có đủ nhân lực hoặc thuốc thử để làm xét nghiệm trong vòng thời gian quy định 72 giờ. Kết quả xét nghiệm ngoài thời gian quy định sẽ không có giá trị nên các mẫu gửi đến trễ sẽ không được thử.

Vì vậy, cho dù số lượng và phẩm chất của những bộ xét nghiệm đã nhận được có tính cách là to lớn và hoàn hảo (không tính đến những bộ xét nghiệm bị sai sót của cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã gửi đến lúc ban đầu), về cơ bản thì những bộ xét nghiệm này là vô dụng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ thử những ai đây? Sẽ đặt ra thứ tự ưu tiên cho người thử như thế nào? Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể tự xoay xở, như chúng tôi đã phải làm từ ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Những bệnh nhân có triệu chứng nặng sẽ phải nhập viện và rất có thể, họ sẽ được xét nghiệm. Những người có triệu chứng nhẹ sẽ phải tự chữa và phục hồi tại nhà với các loại thuốc không cần toa, và được yêu cầu phải tránh xa những người chung quanh.  
 
Khi chúng ta không thể xét nghiệm và ngăn chận dịch bệnh, chúng ta sẽ phải làm nó nhẹ bớt đi bằng cách tự cô lập và hạn chế giao tiếp với người chung quanh/cách ly xã hội/social distancing. Đó là cách duy nhất để làm chậm lại đại dịch này. Tiểu bang California vừa đưa ra lệnh mọi người hãy ở yên trong nhà ngày hôm qua, 18 tháng 3. Xin cảm ơn Thượng Đế. Tôi thực sự tin rằng người dân Mỹ sẽ chọn làm những gì đúng nhất, bất kể đảng phái chính trị, chủng tộc hay giới tính của chúng ta, tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ người già và người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta.

Nhưng tại sao các nhà lãnh đạo từ cấp liên bang đến địa phương của chúng ta đã chờ quá lâu để đưa ra những chỉ thị rõ ràng? Bất cứ khoảng thời gian nào cũng là quá dài đối với những người đang phải chống đỡ ở tuyến đầu của trận chiến này.

Vào ngày 26 tháng 2, các Giám Sát Viên của Quận Cam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, nhưng không đưa ra bất kỳ chỉ thị hay kế hoạch rõ ràng nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vào ngày 17 tháng 3, Viên Chức Y Tế OC đã ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp công cộng và riêng tư bất kể số người, ngoại trừ các “hoạt động thiết yếu”. Thật không may, danh sách các hoạt động thiết yếu này rất chung chung, bao gồm hầu hết mọi thứ trừ nhà hàng, quán nhậu và rạp hát. Chỉ thị này cũng không đả động và giải quyết vấn đề xét nghiệm cũng như các tiêu chuẩn cho khi nào và làm sao để được khám chữa bệnh.

Vào ngày 4 tháng 3, Sở Y Tế Công Cộng California cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và hứa sẽ gửi thêm bộ xét nghiệm đến tất cả các khu vực trong tiểu bang. Lời hứa đó đã không đi đến đâu trong hầu hết các cộng đồng. Cuối cùng, phải mất thêm hai tuần nữa để Thống Đốc ban hành lệnh ở yên một chỗ với toàn tiểu bang.

Dân Biểu Rouda, đại diện cho địa hạt có 3 bệnh viện lớn, gửi ra một thông báo cho các cử tri trong vùng nhắc nhở họ rửa tay, ở nhà khi bị bệnh, và các lời khuyên rất chung chung khác.

Tôi cũng có xem qua phần chất vấn tài tình của nữ Dân Biểu Porter khi bà thúc đẩy các viên chức y tế về vấn đề miễn phí tiền xét nghiệm COVID-19 cho mọi người. Xúc động và cảm kích với sự tận tâm của bà, tôi đã cố gắng liên lạc với bà, qua điện thoại riêng, email riêng và email văn phòng như tôi vẫn thường làm trước đây, để góp ý rằng--được xét nghiệm miễn phí thì tốt đấy; nhưng nếu có thể giúp cho những người cần được làm xét nghiệm được xét nghiệm thì tốt hơn. Vì được xét nghiệm miễn phí để làm gì khi một người thường dân còn không được cho làm xét nghiệm. Tôi thậm chí còn dùng đến tư cách quen biết nhau để năn nỉ bà. Tôi viết: “Bà và tôi đã cùng ra ứng cử Quốc Hội vì muốn bảo vệ gia đình của chúng ta.  Bà đang làm thật tốt nhiệm vụ của mình ở Washington. Xin bà hãy giúp tôi làm tốt nhiệm vụ của tôi tại Quận Cam”.

Tôi vẫn chưa nhận được trả lời nào của bà. Cũng dễ hiểu bởi vì tôi chắc chắn rằng họ đang bận rộn đối phó với cuộc khủng hoảng này. Nhưng tôi có thể bảo đảm với mọi người rằng những người đại diện dân cử của chúng ta không bận rộn và kiệt sức bằng những chuyên viên chăm sóc sức khỏe, y tá, bác sĩ và dược sĩ, những người đang ở tuyến đầu của cuộc chiến này.

Và chúng tôi đang đánh trận chiến này trong khi không có được các trang bị phù hợp cần thiết để bảo vệ bản thân, bệnh nhân và gia đình của chúng tôi. Tôi chỉ có một mặt nạ y tế n95 mà tôi phải dùng đi dùng lại sau mỗi lần làm sạch và khử trùng. Tôi không có kính bảo vệ mắt hoặc áo bảo vệ y tế trừ chiếc áo khoác trắng. Và tôi kiệt sức vì phải chăm sóc nhiều bệnh nhân vừa mắc bệnh vừa hoảng sợ, ngay trong phòng khám và qua điện thoại.
 
Thật là không may vì tôi đã không được lo lắng một mình. Em dâu tôi, một bác sĩ nhãn khoa ở Chicago, thậm chí còn không có được một mặt nạ y tế n95 nào. Con trai của bạn tôi, một bác sĩ nội khoa ở New York, chỉ được một mặt nạ y tế mỗi ngày, nhưng không có được bộ xét nghiệm cho chính mình hoặc cho bệnh nhân của mình.

Tôi có thể là một bà mẹ siêu đẳng, có thể là một nữ siêu chiến binh, nhưng tôi KHÔNG THỂ và SẼ KHÔNG LÀ một người truyền bệnh siêu nhanh, siêu nguy hiểm. Là một bác sĩ, tôi hiểu biết và chấp nhận những rủi ro nghề nghiệp của mình. Nhưng còn người mẹ già lớn tuổi và người chồng có vấn đề sức khỏe của tôi thì sao? Tim của tôi run rẩy và lỡ nhịp theo từng tiếng ho vang trong nhà. Tôi thức cả đêm để canh nghe tiếng ho từ phòng mẹ tôi.
 
Rồi sau đó, tôi đến văn phòng và phải có những quyết định đúng nhất, đó là cho những nhân viên lớn tuổi và những người có rủi ro cao nghỉ việc về nhà. Khi về nhà, tôi thay quần áo trong nhà để xe, bây giờ đã trở thành một phòng ngủ tạm thời khi cần. Tôi khóc nức nở khi đọc tin về người bác sĩ Phòng Cấp Cứu sống trong nhà để xe để giữ an toàn cho gia đình của mình. Tôi cảm thấy rất có lỗi vì chưa có được cái ý chí và can đảm để làm như vậy. Tôi không thể tưởng tượng ra việc mình không được chăm lo cho con gái và mẹ già, và cũng không nhẫn tâm để chồng mình phải gánh vác mọi việc.

Trong vòng thân hữu nhỏ bé của tôi, chúng tôi đã khóc tiễn đưa 5 người thân gồm cha mẹ hoặc ông bà lớn tuổi đã ra đi trong tháng này. Trong số người quá cố có một người, bà vừa là một huyền thoại âm nhạc Việt Nam vừa là một người nữ gia trưởng của một gia đình có nhiều phụ nữ phi thường. Gia đình của bà đã không thể làm một đám tang theo đúng nghi thức hoặc một lễ tưởng niệm cuộc đời thành tựu của bà. Ba trong số 5 người đã mất có con cháu là chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Các bạn có thể tưởng tượng ra cơn ác mộng này trong một cộng đồng nhỏ, gần gũi và nặng tình gia đình như của chúng ta.

Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi trở nên cáu kỉnh khi Tổng Thống Trump trả lời rằng “chính phủ không phải là nhân viên gửi hàng” khi người ta hỏi ông về việc bảo đảm sẽ có đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân sẵn sàng cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
 
Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi nổi giận khi thấy các dân biểu Quốc Hội lên TV khuyến khích mọi người hãy đi ăn nhà hàng hoặc đi máy bay vì bây giờ những nơi này đang rất vắng.  Đây không chỉ là một phát biểu ngu xuẩn. Mà nó còn là phạm tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Và xin đừng chấp tôi nếu tôi chửi thầm khi nữ thông tín viên đài FOX News nói rằng “bàn tay người Hoa vấy đầy máu”. Đây không phải là con vi khuản được sản xuất ở Trung Cộng. Đây không phải là con vi khuẩn từ nước ngoài. Chính quyền Tổng Thống Trump, những người đảng Cộng Hòa, và các nhà khoa học hiểu biết hơn nhưng chọn thái độ giữ im lặng, sẽ phải đối diện với lương tâm của chính mình, từ bây giờ và cho lịch sử mai sau.

Và chớ có giúp đỡ các ngành hàng không, du lịch hoặc các đại công ty lớn trước khi giúp đỡ những người thường dân Mỹ bình thường. Hãy giúp cho mỗi người đang đi làm 4 tuần lương cho thời gian họ đã phải nghỉ việc ở nhà. Hãy làm điều đó thông qua phòng quản lý lương bổng của họ ngay bây giờ. Đồng thời, hãy gửi một khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em cho tất cả các cha mẹ phải nghỉ việc ở nhà trong các khi trường học của con cái họ bị đóng cửa.  
 
Nếu họ chỉ lo giúp đỡ cho các công ty lớn trước khi lo cho các doanh nghiệp nhỏ và những người thường dân đáng được trân trọng nhưng thấp cổ bé miệng, chúng ta sẽ bỏ phiếu bầu họ ra khỏi chức vụ, không để cho họ nắm quyền lực nữa, trước khi họ hại chết mọi người.

Sau 25 năm làm bác sĩ, tôi chưa bao giờ tự hào hơn về nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe và về các đồng nghiệp trong ngành y tế của mình, và tức giận hơn với các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.

Đây là câu chuyện cuộc sống của tôi trong thời mắc dịch COVID-19.

Ngày 20 tháng 3 năm 2020

Bác sĩ Mai-Khanh Trần là một bác sĩ nhi khoa thực hành tại Quận Cam trong 25 năm. Bà đã tổ chức hơn 100 chuyến công tác y tế lưu động ở nước ngoài để chăm sóc cho những người thiếu thốn nhất.
 
(Việt Tide chuyển ngữ)

MAI-KHANH TRAN, MD

As a doctor and a lover of world literature, I have a special fondness for Love in the Time of Cholera.  Given our current situation, I should start writing my great American novel, Life in the Time of COVID-19.

 

That story begins with my search for the elusive, perfect test, according to the words of President Trump, as perfect as his phone call to the Ukrainian leader.
 
After continued and constant questioning and pleading with multiple health agencies, we were given 5, FIVE, swab kits for a busy group of 15 primary care providers. Even then, we were immediately reminded of strict guidelines: do not send to public health center for testing, hospitals have priorities, and the labs are over their capacity of 1,500 tests for the County. If the samples are sent, the labs may not have enough manpower or reagents to run the test in the allotted time of 72 hours. The tests then would be invalid and not ran at all.
 
So the tests, grand in number and perfect (never mind the faulty tests that CDC initially sent out) in nature, are essentially useless to us. Who would we use it on? How do we prioritize? So we just have to manage, as we have been forced to do from the beginning of this crisis. The patients who have severe symptoms would have to be hospitalized and most likely, they would get tested. Those who have mild symptoms would have to recover at home with over-the-counter medications and order to stay away from others. When we cannot test and contain, we have to mitigate with isolation and social distancing. That is the only way to slow down this pandemic. Thank God for the California state-wide order to stay in place announced yesterday, March 18.  I truly believe that the American people will do what is right, that regardless of our political leaning, our race, or our gender, we all want to protect our elders and the most vulnerable of us.
 
But what has taken so long for clear directives from our leaders, from local to national? Any time is too long for people on the frontline of this battle.
 
On February 26, the Supervisors of Orange County declared a public health emergency, but did not issue any clear directive or plan to address this crisis. On March 17, the OC Health Officer did issue an order to prohibit public and private gatherings of any number of people, except for “essential activities.” 
 
Unfortunately, the list for essential activities are so broad, they include almost everything except restaurants, bars, and theaters. The order also fails to address the testing issue and the criteria for how and when to seek healthcare.
 
On March 4, the California Dept of Public Health also declared a public health emergency and promised to send more test kits to all regions in the state. That never materialized for most of the communities. It took two weeks for the Governor to finally issue the state-wide order to stay in place.
 
Congressman Rouda, with 3 large hospitals in his district, issued a one page reminder to his constituents to wash hands, stay home when sick, and other very generic recommendations. 
 
I saw Congresswoman Porter’s brilliant grilling of health officials on coverage for COVID-19 testing.  Impressed and emboldened by her dedication, I tried to reach out to her through ways that I normally did—personal phone, personal email, and office email—to say that coverage is good but access is better.  What is the point of covering the cost when an ordinary citizen cannot get the test anyway? I even appealed to her on a personal level. I wrote “you and I ran for Congress to protect our families. You are doing a great job in Washington. Please help me do mine in Orange County.”
 
I haven’t gotten a single response back. It is understandable because I am sure they are busy dealing with this crisis. But I guarantee you; our representatives are not as busy and as exhausted as the healthcare providers, the nurses and doctors and pharmacists, who are on the frontline of this war.
 
And we are fighting this battle without the proper equipments necessary to protect ourselves, our patients, and our families. I only have one n95 mask that I would re-use after cleaning with disinfectant.  I do not have eye protection or gown except for my white-coat. And I am exhausted from caring for many sick and terrified patients, both in person and on the phone. Unfortunately, I am not alone. My sister-in-law, an ophthalmologist in Chicago, does not even have a single n95 mask. My friend’s son, an internist in New York, has only one mask a day and no tests for himself or his patients.
 
I can be a Super Mom, I can be a Wonder Woman, but I CANNOT and WILL NOT be a Super-Spreader. As a doctor, I know my risk and accept it. But what about my elderly mom and my husband who has an existing medical condition? Every cough in my house and my heart flutters. I stay up all night listening to the coughing noises from my mom’s room. Then I go to the office and I have to do what is right, which is to send the older employees and those with high risks home. When I get home, I change in the garage which I have set up as a temporary bedroom. I sobbed with my whole being when I read about the ER doctor living in the garage to keep his family safe. I feel so guilty because I don’t have the will and courage to do that yet. I can’t imagine not checking in on my daughter and my mom and I don’t have the heart to put that responsibility solely on my husband.
 
In my small circle, we have already seen 5 deaths of elderly parents/grandparents this month. One of them is a Vietnamese musical legend and the matriarch to a family of incredible women. Her family can’t even have a proper funeral or a dignified celebration of her life. Three out of 5 deaths have children/grandchildren as healthcare providers. Imagine this nightmare in our closed-knit, family-oriented community.
 
So forgive me if I get livid when President Trump said, when asked about making sure personal protective equipment are available to healthcare providers, that “the government is not a shipping clerk.”
 
So forgive me if I get angry when I see Congressmen on TV encouraging people to go out to restaurants or fly because now these places are empty. It is not just stupid. It is downright criminal.
 
And forgive me if I scream, silently of course, profanity when FOX News anchorwoman said that “the Chinese have blood on their hands.” This is not a Chinese virus. This is not a foreign virus. President Trump and his administration, and the Republicans and scientists who know better but stood silently behind, have this on their conscience, now and for the history book.
 
And don’t they dare bail out the airline industries, tourism industries, or big corporations before they bail out the American workers. Send every employee 4 weeks’ salary for the time they have to stay home from work. Do it through their payroll managers and do it now. Also send a child-care stipend for all the working parents who have to stay home while their children’s schools are closed. If they bail out the big companies before the small businesses and the even-smaller but valuable workers, we are going to vote them out of power, before they kill all of us.
 
After 25 years as a doctor, I have never been more proud of my profession and my healthcare colleagues and angrier with our political leaders.
 
This is my life in the time of COVID-19.
 
March 20, 2020
 
Dr Mai-Khanh Tran is a practicing pediatrician in Orange County for 25 years. She has led more than 100 medical missions abroad to provide care for the most underserved.

0 Comments

COVID-19: Cơn khủng hoảng hiện đại ~ A modern day crisis

2/3/2020

0 Comments

 
BS TRẦN MAI-KHANH

Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng.

Là một bác sĩ nhi khoa làm việc trong cộng đồng và người đã thực hiện nhiều chuyến công tác y tế cứu trợ quốc tế, tôi nghĩ rằng mình biết cách giải quyết những vấn đề khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như thế nào.

Nhưng tôi đã sai.

MAI-KHANH TRAN, MD
 
We are facing a crisis.
 
As a pediatrician practicing in the community and one who has done much international medical relief work, I thought I know how to handle a public health crisis.
 
But I am wrong.


Read More
0 Comments

Cảm nghĩ của một người cựu tị nạn ~ Reflections of a former refugee

2/1/2020

0 Comments

 
MINH HOA TA
Thắng Đỗ chuyển ngữ
 
Theo tôi hiểu, tôi lớn lên ở Việt Nam trong một gia đình khác với nhiều người. Tôi nhớ các mùa nghỉ hè bận rộn với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là từ năm 1972 cho đến 1974. Mẹ tôi mang hết mấy đứa con tới các trại tị nạn ở Củ Chi và An Lộc. Cả nhà bỏ hết ngày hôm trước để gói rất nhiều bao gạo và phân loại quần áo cũ đã quyên được. Ngày Chủ Nhật lúc mặt trời chưa mọc, mười mấy người chúng tôi dồn vào một chiếc xe van hiệu Ford, chạy sau hai chiếc vận tải lớn về miền quê để trợ giúp người tị nạn. Chẳng có lần nào chúng tôi không nghe tiếng đại bác và súng từ phía xa khi xe lăn bánh trên mặt đường mấp mô. Vào cuối ngày, ông tôi đứng chờ trước cổng nhà khi chúng tôi trở về an toàn. Các Chủ Nhật khác, chúng tôi lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung hay ghé một cô nhi viện ở Biên Hòa. Là con gái, tôi chứng kiến ba mẹ tôi nhiều đêm mất ngủ vì mong anh tôi trở về từ nơi hành quân. Là người Việt, tôi chứng kiến nhiều dòng nước mắt vì chết chóc hay khổ đau. Tôi khóc trong lòng cho những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mất nhà cửa, tách biệt khỏi gia đình và ám ảnh bởi chiến tranh. Là đứa trẻ con, tôi lúc nào cũng biết mình được thương yêu. Tôi đủ may mắn để sống trong sự an toàn ở Thủ Đô. Tôi không thể nào tưởng tượng được sẽ có ngày chính Việt Nam Cộng Hòa cũng sụp đổ và biến tôi thành một người tị nạn.
By MINH HOA TA
 
As far as I can tell, I grew up in a very unconventional family in Vietnam. I recall my summer vacations often filled with community activities. My most memorable summer memories were from 1972 to 1974. Mother took all her children to the refugee camps near Củ Chi and An Lộc. We spent the day before packaging bags and bags of rice, collecting used and new clothes and sorting them by groups.  Before sunrise on Sunday, twelve to fifteen of us, young and old, packed ourselves into a Ford van, which navigated behind two big trucks toward the country side to assist war refugees. Without failing on each trip, we heard the sound of artillery (pháo kích) and gunfire from the distance as we drove on bumpy country roads. Later, Grandfather often greeted us at the entrance to our house upon our safe return.  On other Sundays, we went to Quang Trung Military Training Center or visited an orphanage in Biên Hòa. As a daughter, I witnessed my parents spending sleepless nights longing for my brother to come back safely from his military mission. As a young Vietnamese, I witnessed tears brought about by death or suffering. My heart cried for the men, women and children who endured displacement, separation, and torment of war. As a child, I always knew I was loved. I was fortunate enough to live and be protected in the Capital City. I could never have imagined the end of the Republic of South Vietnam in 1975 that turned me into a refugee.  

Read More
0 Comments

Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Hoa

28/12/2019

0 Comments

 
~ TRẦN GIA PHỤNG ~
 
Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.

Read More
0 Comments

Trung Tâm Dịch Vụ Việt - Mỹ đánh dấu một mốc quan trọng ~ Vietnamese-American Service Center marks a milestone

28/12/2019

0 Comments

 
~ ĐỆ TRẦN ~
 
Quận Hạt Santa Clara gần đây đã tổ chức lễ khởi công cho Trung Tâm Dịch Vụ Việt Mỹ. “Hôm nay là một phần của cuộc hành trình,” Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ-San Jose) đã phát biểu với khoảng 600 người Mỹ gốc Việt trong dịp này. “Bắt đầu từ một việc đau thương, tức là sự sụp đổ của Việt Nam vào tay cộng sản. Nhưng kết thúc là tin vui, với hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt nay là hàng xóm của chúng ta.”
By ĐỆ TRẦN
 
Santa Clara County recently held the groundbreaking ceremony for the Vietnamese-American Service Center. “Today is part of a journey,” Rep. Zoe Lofgren (D-San Jose) told the estimated 600 Vietnamese-Americans at the event. “It started with a tragedy, which is the fall of Vietnam to the communists. But it ended up with good news, which is the hundreds of thousands of Vietnamese-Americans who are now our neighbors.”

Read More
0 Comments

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ sống còn của nhân loại ~ Climate change: the existential threat for humanity

7/12/2019

0 Comments

 
HIẾU LÊ & THẮNG ĐỖ
 
Tương lai của con cháu là việc mà chắc không ai có thể thờ ơ được. Chúng ta bỏ rất nhiều thời giờ, năng lực và tiền bạc để tạo cho chúng một đời sống hoàn thiện nhất có thể. Tuy thế, rất nhiều người hầu như không để tâm đến cái môi trường sống mà con cháu sẽ thừa hưởng. Di sản chúng ta để lại sẽ là gì? Tiền bạc và của cải không mua được không khí trong lành, nguồn nước uống sạch và an toàn, hay khí hậu được giữ ở mức điều độ để tiếp tục hỗ trợ cho đời sống con người.

Chúng ta chỉ có một trái đất để sống, gìn giữ và bảo vệ. Biến đổi khí hậu là nguy cơ sống còn của nhân loại.

PictureNASA Photo
By HIẾU LÊ & THẮNG ĐỖ
 
None among us can afford to be indifferent about the future of our children and grandchildren. We invest much time, effort and money in order for them to enjoy the best life possible. At the same time, many don’t pay enough attention to the environment that future generations will inherit from us. What legacy are we leaving for them? Money and possession can’t buy clean air, safe water, or a climate that remains within a reasonable range to support human life.



Read More
0 Comments

Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam ra mắt tại Little Saigon, Nam California, nhân dịp tái bản hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm

4/12/2019

1 Comment

 
Tiến sĩ Thái Đình Võ, trường Đại Học Cornell, sẽ có mặt tại Little Saigon để giới thiệu Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam, và nhân dịp này nhà xuất bản Việt Tide cũng sẽ đưa ra cuốn hồi ký Gọng Kìm Lịch Sử của cựu Đại Sứ Bùi Diễm vừa được in lại.

Read More
1 Comment

Thủ tục luận tội: Điểm son của nền dân chủ Mỹ

23/11/2019

2 Comments

 
~ THẮNG ĐỖ ~
 
Hiến Pháp Mỹ cho ra đời hệ thống dân chủ dựa trên Tam Quyền Phân Lập: ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp hiện diện cùng với nhau. Quyền lực của mỗi ngành có những hạn chế nhất định và được giám sát bởi hai ngành kia, và còn được gọi là ‘Giám Sát và Phân Quyền’ (Checks and Balances). Một trong những quyền của ngành lập pháp để giám sát hành pháp là luận tội tổng thống (còn gọi là ‘đàn hặc’, hay ‘impeachment’ tiếng Anh), khi cảm thấy Tổng Thống đã phạm trọng tội (high crimes and misdemeanors). Hạ Viện Quốc Hội sẽ đứng vào vai công tố viên: điều tra và buộc tội, rồi sau đó Thượng Viện trở thành tòa án, nơi tội cáo buộc được xét xử. Buộc tội và xét xử đều tùy thuộc vào lá phiếu của mỗi vị dân cử, nên thủ tục này không thuần túy luật pháp, mà nặng tính chính trị.

Read More
2 Comments

Bức Tường Bá Linh sụp đổ, mang hy vọng tới cho toàn nhân loại ~ The fall of the Berlin Wall gives hope to all

21/11/2019

0 Comments

 
Nguyên bản tiếng Anh của ED ROYCE
G.O. chuyển ngữ
 
Dư luận hướng rất nhiều sự chú ý vào ngày kỷ niệm lần thứ 30 Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Biến cố quan trọng này đánh dấu cột mốc diệt vong của Liên Bang Xô Viết, giải phóng hàng chục triệu người dưới gông cùm của chế độ cộng sản độc tài. Nhưng ngoài việc suy niệm về quá khứ, chúng ta cũng nên tập trung vào những cá nhân đang bị đàn áp chính trị thời nay. Trong suốt những năm tháng làm việc tại Quốc Hội, tôi đã vận động để hướng sự ủng hộ đến những người Việt đang thống khổ chịu đựng sự tà quyền và bạo tàn của chế độ cộng sản.
Picture
By ED ROYCE
 
A lot of attention has been paid to the 30th anniversary of the fall of the Berlin Wall. That momentous event, marking the end of the Soviet Union, freed tens of millions of people trapped under communist tyranny. But while it is important to reflect on this past, it is essential that we focus on those being politically repressed today. Throughout my years in Congress, I worked to assist the Vietnamese people, who still suffer under a brutal, communist regime.


Read More
0 Comments

Nước Mỹ là xứ của người di dân; hãy tuyên dương văn hóa của mình ~ In our nation of immigrants, embrace cultural heritage

16/11/2019

0 Comments

 
Nguyên bản tiếng Anh của MARY NGUYỄN
Thắng Đỗ chuyển ngữ
 
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. Năm học mẫu giáo, sau khi bị một đứa bạn cùng lớp chế nhạo rằng món chà bông tôi mang theo nhìn giống tóc người, tôi đã đòi chuyển sang Lunchables (loại thức ăn làm sẵn của Mỹ). Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.

Mỗi khi cha mẹ tôi nói chuyện hay gọi tôi bằng tiếng Việt ở nơi công cộng, tôi đỏ mặt vì xấu hổ. Tôi trả lời bằng tiếng Anh để tỏ ý không bằng lòng, tuy biết điều này sẽ làm tôi và cha mẹ xa cách nhau hơn.
 
Khi trưởng thành và hiểu biết hơn về nguồn gốc của mình, tôi bắt đầu có khái niệm về những gì gia đình tôi đã trải qua khi là thuyền nhân và tôi thông cảm hơn với hoàn cảnh của gia đình và những người tương tự.
By MARY NGUYỄN
 
There have been many occasions when I caved to the pressure to be “white” to conform with societal norms. In kindergarten, I chose to pack Lunchables after a “lunch box moment” occurred when a classmate claimed chà bông looked like hair. On Lunar New Year, I refused to wear my favorite áo dài to school for fear of standing out.

Picture

Read More
0 Comments

Hong Kong: Luật cấm đeo mặt nạ biểu tình - Bạo lực tình dục trong nhà tù

13/10/2019

0 Comments

 

NHÀ CẦM QUYỀN HONG KONG VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẠO LUẬT MẶT NẠ


Sau khi đạo luật cấm đeo mặt nạ khi tham gia đấu tranh biểu tình được thông qua bởi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam và Hội Đồng Cố Vấn hôm Chủ Nhật 06/10 vừa qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành ôn hòa thể hiện sự bất tuân đạo luật này.

Chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, buổi tuần hành đã ngập chìm trong bạo lực, và biến thành những cuộc đụng độ, xô xát mạnh mẽ giữa người biểu tình và lực lượng hành pháp Hong Kong, mà theo giới đấu tranh, lực lượng này đang chấp pháp theo lối chẳng khác gì những kẻ giết người, khi tuần vừa rồi theo Twitter của Đảng Demosisto, họ đã nổ hai phát súng, một vào ngực trái của một thiếu niên trẻ tuổi, vết đạn tưởng chừng đã găm thẳng vào tim của cậu, đã “may mắn” chệch qua phổi, nhưng hiện cũng chưa rõ tình hình mạng sống của cậu ra sao, phát đạn thứ hai thì găm thẳng vào đùi trái của một cậu bé 14 tuổi khác. Cả hai đều đã bị nhà cầm quyền Hong Kong cáo buộc hai tội trạng, bạo động và tấn công cảnh sát.

Luật cấm mặt nạ mở rộng quyền hạn hành pháp khi lãnh thổ bị cho là đối diện “mối nguy hiểm trầm trọng”, một kiểu làm luật từ thời còn thuộc địa Anh. Lần cuối kiểu làm luật này diễn ra là vào đợt biểu tình thân Cộng năm 1967 chống lại nhà nước thuộc địa Anh Quốc.
 
BẠO LỰC TÌNH DỤC CỦA CẢNH SÁT HONG KONG

Hôm Thứ Năm 10/10, một nữ nạn nhân của cảnh sát Hong Kong đã dũng cảm lên tiếng tố cáo lực lượng cảnh sát Hong Kong vì đã thực hiện bạo lực tình dục lên các tù nhân của nhà tù di động ở San Uk Ling, một khu vực gần biên giới với Trung Quốc.

Toàn văn bài phát biểu của cô (nạn nhận được báo giới giấu tên): “Cảnh sát đã yêu cầu chúng tôi phải đi đến bất cứ nơi nào họ muốn. Chẳng hạn như việc họ đã ra lệnh cho chúng tôi phải đi vào một căn phòng tăm tối, bắt chúng tôi phải cởi bỏ hết quần áo. Các bạn có biết rằng tôi có những người bạn cùng trường, đến bây giờ họ vẫn còn cần được hội chẩn điều trị vì đã bị bọn cảnh sát côn đồ hành hung một cách tàn bạo? Các bạn có biết rằng tất cả những căn phòng ở San Uk Ling đều vô cùng tối tăm? Các bạn có biết rằng tôi không phải là nạn nhân duy nhất của hoạt động bạo lực tình dục này? Các bạn có biết rằng những anh chị em tù nhân khác cũng bị đánh đập và tra tấn tình dục vô cùng dã man, họ không từ đó là nam hay nữ? Các bạn có biết rằng khi chúng tôi bị cảnh sát hành quyết, nhân viên đường sắt công cộng MTR đã ngó lơ và dửng dưng trước những gì đang diễn ra? Các bạn có biết rằng tất cả chúng tôi đã bị băm vằm trong suốt 48 giờ đồng hồ bị giam giữ không?”

Được biết, cô gái này từng là sinh viên của Đại Học Trung Hoa Hong Kong.

[Eng Sub] A victim from #SanUkLing has first spoken up for her and other arrestees' terrible experiences.

She as a stud from @CUHKofficial asking the Uni Vice-Chancellor if he knows the difficulties faced by the students.

It's heartbreaking to watch.#HongKongProstests #MeToo pic.twitter.com/VpapN1tips

— □ WATCHING Y□U (@thetimeusedtobe) October 10, 2019
~ G.O. lược tin ~
0 Comments
<<Previous

    Đời Sống
    Life & Style

    Bài Đã Đăng
    Archives

    October 2021
    March 2021
    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018

    RSS Feed