Vann Phan
Đã 45 năm qua kể từ ngày Việt Nam Cộng Hòa thất thủ và toàn bộ Miền Nam Tự Do rơi vào tay các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt xâm lược vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, những vết thương từ cuộc chiến tranh đó dường như vẫn còn rỉ máu vì chính sách tiếp tục chia rẽ và hận thù của Cộng Sản Việt Nam. Trong khi đó, sách lược “nạp mình cho quân Tàu dưới Ải Nam Quan” của chế độ Hà Nội đang có nguy cơ, chẳng chóng thì chầy, xô đẩy toàn bộ đất nước Việt Nam vào vòng nô lệ của Cộng Sản Trung Hoa. Có thể nói rằng nhân loại đã dành hết nửa sau của thế kỷ 20 và ít ra là hai thập niên đầu của thế kỷ 21 để khổ đau, “hồ hởi,” suy nghĩ, hổ thẹn, than thở, vật vả, và ăn năn về biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, ngày mà Việt Nam Cộng Hòa, với nền dân chủ, tự do non trẻ nhưng đầy triển vọng tốt đẹp, bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và đặt dưới ách nô lệ của một chế độ độc tài, đảng trị sau hơn một thập niên phát động cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, với một cái giá đắt chưa từng thấy trong lịch sử xét về tổn thất nhân mạng, tài nguyên đất nước, và luôn cả nền văn minh và văn hoá rực rỡ của nước Việt Nam nghìn năm văn hiến.
Đã 45 năm qua kể từ ngày Việt Nam Cộng Hòa thất thủ và toàn bộ Miền Nam Tự Do rơi vào tay các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt xâm lược vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, những vết thương từ cuộc chiến tranh đó dường như vẫn còn rỉ máu vì chính sách tiếp tục chia rẽ và hận thù của Cộng Sản Việt Nam. Trong khi đó, sách lược “nạp mình cho quân Tàu dưới Ải Nam Quan” của chế độ Hà Nội đang có nguy cơ, chẳng chóng thì chầy, xô đẩy toàn bộ đất nước Việt Nam vào vòng nô lệ của Cộng Sản Trung Hoa. Có thể nói rằng nhân loại đã dành hết nửa sau của thế kỷ 20 và ít ra là hai thập niên đầu của thế kỷ 21 để khổ đau, “hồ hởi,” suy nghĩ, hổ thẹn, than thở, vật vả, và ăn năn về biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, ngày mà Việt Nam Cộng Hòa, với nền dân chủ, tự do non trẻ nhưng đầy triển vọng tốt đẹp, bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và đặt dưới ách nô lệ của một chế độ độc tài, đảng trị sau hơn một thập niên phát động cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, với một cái giá đắt chưa từng thấy trong lịch sử xét về tổn thất nhân mạng, tài nguyên đất nước, và luôn cả nền văn minh và văn hoá rực rỡ của nước Việt Nam nghìn năm văn hiến.
45 năm nhìn lại
Gần nửa thế kỷ sau, khi đống tro tàn của cuộc chiến tàn khốc đã hầu như lắng đọng và khi dân chúng Việt Nam từ Nam chí Bắc đang rên siết vì chế độ độc tài Cộng Sản tại Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” liên tiếp tước đoạt tự do của con người và chà đạp nhân quyền trong khi vẫn tiếp tục đưa “Cả Nước Xuống Hố” sâu Đại Hán, câu hỏi “Vì sao Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ?” đã từng được trả lời bằng tiếng nói và dưới ngòi bút của biết bao nhiêu tác giả, cả bạn lẫn thù, ở hai bên bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì đa số những câu trả lời cho vấn nạn nói trên đều đến từ những kẻ tự giành quyền trả lời thay cho người trong cuộc nhằm biện minh cho những sai lầm của họ trong cuộc chiến đã qua, có thể nói là vẫn chưa có câu trả lời nào thỏa mãn được tâm tư và tình cảm của dân chúng Miền Nam Tự Do, nạn nhân trực tiếp của một cuộc chiến tranh mà xem ra chỉ để thỏa mãn tham vọng mù quáng của các lãnh tụ Cộng Sản chứ không hề có mảy may nào cần thiết cho cuộc sống và hạnh phúc của dân chúng Miền Nam Việt Nam.
Hôm nay, 45 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, người dân Miền Nam Tự Do cũ, dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, có thể vẫn cảm thấy cần có thêm một lời giải đáp nữa cho câu hỏi “30 Tháng Tư, 1975: Vì đâu nên nỗi?” Câu hỏi này được trả lời, trước là để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân để bảo vệ Miền Nam Tự Do trong suốt 21 năm trời tồn tại, sau là để ghi nhận công lao của hằng trăm nghìn chiến sĩ và viên chức từng xả thân bảo vệ mảnh đất Miền Nam thân yêu mà đành chịu cảnh đọa đày qua bao năm tháng trong lao tù cộng sản sau ngày Miền Nam mất đi, và kế đó là để thắp một nén hương lòng tưởng nhớ hằng trăm nghìn thuyền nhân và bộ nhân đã bỏ mình trong quá trình vượt thoát gông cùm Cộng Sản, và cuối cùng là để chia sẻ tâm trạng ưu tư, lo lắng và xót xa của những kẻ có lòng với tổ quốc và dân tộc Việt Nam trước viễn tượng toàn bộ đất nước Việt Nam thân yêu sẽ âm thầm, lặng lẽ rơi vào vòng cai trị bạo tàn và nham hiểm của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương. Cộng Sản Trung Hoa nay chẳng cần phải nổ thêm phát súng nào nữa như hồi những năm 1979 (trận 6 tỉnh biên giới phía Bắc), 1984 (Trận Lão Sơn), và 1988 (Trận Đảo Gạc Ma) để nuốt chửng Việt Nam, bởi vì các nhà lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội, vì quyền lợi tối thượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã để cho Bắc Kinh nắm hết của cải và tài nguyên đất nước xuyên qua bàn tay thâu tóm nền kinh tế Việt Nam của Hoa kiều trong nước cùng với đồng tiền vạn năng mà từ lâu Bắc Kinh đã chi trả để nuôi sống chế độ Cộng Sản tại Hà Nội, trong đó có hai lực lượng võ trang có khả năng đập nát mọi cuộc nổi dậy chống chính quyền hiện tại, là quân đội và công an Cộng Sản Việt Nam, các thành phần lúc nào cũng chỉ biết “trung với Đảng” và lâu lâu lại tỏ ra “hiếu với dân” cho có lệ mà thôi.
Một số nguyên nhân dẫn đến thảm họa ngày 30 Tháng Tư
Hầu hết các nguyên nhân được nói đến dưới đây về thảm họa ngày 30 Tháng Tư là tổng hợp những gì mà một số chính khách, nhà văn, nhà báo, chiến sĩ, nạn nhân cuộc chiến… đã đề cập tới trên sách báo và truyền thanh, truyền hình khắp thế giới từ gần nửa thế kỷ qua, nhưng những nguyên nhân được ghi lại nơi đây đều có kèm theo những lời dẫn giải cho rõ ràng hơn và phù hợp với tinh thần của bài viết này.
Thứ nhất, Miền Nam Việt Nam thiếu ý chí chiến đấu so với Miền Bắc, bởi vì kẻ ở vị thế tấn công như Cộng Sản Bắc Việt luôn luôn quyết chí chinh phục mục tiêu đã định, trong khi Miền Nam chỉ lo phòng thủ chống lại kẻ xâm lược từ bên ngoài mà lại không đánh giá đúng mức độ tàn bạo của kẻ địch trong trận chiến. Việt Nam Cộng Hòa vừa đánh kẻ ngoại xâm vừa cãi nhau với đồng minh Mỹ và vừa giằng co với các lực lượng “tiến bộ” cùng các phần tử phản chiến trong nước, trong khi Miền Bắc luôn “nhất trí” trong hành động, bởi vì miền đất này vỏn vẹn chỉ có một đảng duy nhất nắm quyền cai trị và ra lệnh cho toàn thể dân chúng trong nước răm rắp tuân theo. Hơn nữa, như lịch sử cho thấy, các chế độ độc tài vẫn dễ dàng xua đẩy dân chúng vào chỗ chết hơn là các chế độ tự do, dân chủ.
Thứ nhì, nhân dân Miền Nam không biết đoàn kết chặt chẽ sau lưng lãnh tụ và cũng không răm rắp tuân theo mệnh lệnh của những nhà cai trị như dân Miền Bắc, chỉ vì họ đang được hưởng một nền tự do, dân chủ khá hoàn chỉnh so với một số quốc gia đang phát triển khác vào lúc bấy giờ (như Phi Luật Tân, Thái Lan, Trung Hoa Quốc Gia, Đại Hàn, Indonesia, Miến Điện, Pakistan...) Vì quyền tự do, Miền Nam có hàng chục đảng phái khác nhau ngoài đảng cầm quyền và hàng trăm nhân vật đối lập với chính quyền của các Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, trong khi Miền Bắc chỉ có “Đảng ta” mà thôi và hầu hết các thành phần bất đồng chính kiến đều bị bắt giam, mặc cho các tổ chức nhân quyền thế giới tha hồ la ó.
Thứ ba, nhìn bề ngoài thì nền kinh tế Việt Nam Cộng Hoà có vẻ phồn thịnh và dân chúng Miền Nam có vẻ ấm no hơn Miền Bắc, nhưng trên thực tế, cái phồn thịnh và giàu có đó tùy thuộc rất nhiều vào viện trợ Mỹ. Nền kinh tế tự túc, tự cường tại Miền Nam, khởi sự dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và tiếp tục được trong mấy năm đầu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa -- tiêu biểu là nhà máy xi-măng Hà Tiên, mỏ than Nông Sơn, khu kỹ nghệ Biên Hòa, hãng dệt Vinatexco và Vimytex, kem Perlon và Hynos, xe hơi La Dalat, vân vân -- đã bị đình trệ khi Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam khởi động cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại của họ hồi năm 1960, khiến Miền Nam phải nhờ vào viện trợ Mỹ để sống còn. Ngay cả khi mỏ dầu đầu tiên, do hãng Pecten khoan thành công tại thềm lục địa Miền Nam Việt Nam hồi tháng 10 năm 1974, cũng không kịp hoạt động sản xuất và phải cuốn gói ra đi khi Sài Gòn sụp đổ chỉ 6 tháng sau đó thôi. Nếu Hoa Kỳ, hồi năm 1975, khôn ngoan hơn tí nữa mà không hấp tấp bỏ rơi Miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản Bắc Việt thống trị và bỏ lại Biển Đông (tức Biển Nam Hoa, South China Sea) cho Cộng Sản Trung Hoa “ngon xơi” thì Việt Nam Cộng Hòa có thể vẫn còn tồn tại và lại còn giàu có hơn trước kia nữa, bởi vì sản lượng dầu mỏ mà Miền Nam Việt Nam để lại cho Cộng Sản Bắc Việt “bán ăn” dần được đánh giá là khá dồi dào.
Rồi đến đầu thập niên 1970, khi Mỹ bắt đầu tiến trình cắt giảm viện trợ, Miền Nam Việt Nam không thể đứng vững được lâu dài nữa. Ngược lại, nền kinh tế Miền Bắc tuy không phát triển cho lắm nhưng được đặt trên căn bản tự túc và tiết kiệm tối đa cho nên không cần dựa nhiều vào viện trợ ngoại quốc, dù là từ Liên Xô hay từ Cộng Sản Trung Hoa. Dân Miền Bắc có mức sống thấp kém hơn Miền Nam, nhưng cũng nhờ thế mà sức chịu đựng của họ luôn cao hơn người Miền Nam: Dân Miền Bắc có thể bất chấp gian khổ, năm này qua năm khác băng rừng, lội suối, đội gạo, kéo súng vượt Trường Sơn vào Nam để “chống Mỹ, cứu nước”.
Thứ tư, chính vì là một đất nước có tự do, dân chủ, Miền Nam Việt Nam thường phải đối phó với nhiều rối loạn chính trị làm cho tinh thần chiến đấu của quân và dân bị lung lay và xói mòn dần, trong đó phải kể đến các cuộc biểu tình của sư sãi chống nạn kỳ thị Phật Giáo thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các cuộc làm loạn của sinh viên và dân chúng “đem bàn thờ xuống đường” để đòi tự trị cho Miền Trung, những cuộc biểu tình của các phần tử Công Giáo muốn làm chính trị để chống tham nhũng và của giới ký giả để phản đối việc đàn áp báo chí trong nước, vân vân. Ngược lại, tại Miền Bắc, chính quyền Cộng Sản không ngần ngại dùng võ lực đàn áp và dập tắt ngay lập tức các cuộc nổi dậy từ trong trứng nước, như cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu (1956) hoặc cuộc thanh trừng các nhà văn và giới trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (1958), và gần đây nhất là những cuộc tập họp tưởng niệm các cuộc chiến tranh tại biên giới Việt-Hoa hồi năm 1979 và tại vùng Đảo Gạc Ma ở Trường Sa hồi năm 1988. Những cuộc biểu tình chống công-ty Formoda gây ô nhiễm bờ biển Việt Nam hồi năm 2016, tuy chỉ liên hệ tới vấn đề bảo vệ môi trường mà thôi, cũng bị nhà cầm quyền Hà Nội nhanh tay triệt hạ.
Thứ năm, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ thiếu quyết tâm bảo vệ Miền Nam Tự Do khỏi nanh vuốt Cộng Sản trong khi Cộng Sản Quốc Tế luôn thừa quyết tâm giúp Miền Bắc chinh phục Miền Nam. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, khác với các nước độc tài, đảng trị như Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, hoặc Cu-ba, Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, hễ dân chúng đã chán ngán chiến tranh rồi thì chính phủ trước sau gì cũng phải chấm dứt cuộc chiến và rút quân về. Các cuộc biểu tình phản chiến trên khắp nước Mỹ hồi thập niên 1960 đã làm suy yếu đi rất nhiều nỗ lực yểm trợ của Hoa Kỳ dành cho quân và dân Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống quân Cộng Sản xâm lược. Vả lại, về mặt tâm lý, người Mỹ tuy ưa can thiệp vào chuyện người khác nhưng luôn thiếu kiên nhẫn khi gặp phải khó khăn, trở ngại, do đó người Mỹ đã bỏ cuộc nửa chừng tại Việt Nam khi cuộc chiến cứ kéo dài mãi. Đã thế, bản tính người Mỹ (bản xứ) lại ít khi coi trọng lòng chung thủy với cả người tình lẫn bạn bè, chơi với nhau thân thiết như thế đó nhưng dứt áo bỏ nhau hồi nào không hay.
Thứ sáu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuy đã hùng mạnh hơn nhiều --mà đỉnh cao là vào hồi Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 khi họ lần lượt đánh bại các cuộc tấn công lớn của Cộng Quân vào Kontum, An Lộc và Quảng Trị -- sau khi được trang bị khí giới và chiến cụ tối tân hơn so với hồi lúc diễn ra Trận Ấp Bắc năm 1962, nhưng lại tùy thuộc nặng nề vào hỏa lực yểm trợ, chẳng hạn từ trọng pháo hay phi pháo, khiến quân đội đó dễ bị suy yếu một khi đạn được và hỏa lực yểm trợ suy giảm, như những năm tháng sau ngày ký Hiệp Định Paris 1973, là lúc Hoa Kỳ khởi sự cắt giảm viện trợ quân sự và không cung cấp đầy đủ súng ống, đạn dược, máy bay, tàu chiến và chi tiêu quốc phòng cho Việt Nam Cộng Hoà như trước kia nữa. Để đối phó với cuộc chiến tranh du kích của Cộng Sản tại Miền Nam Việt Nam, điều thiết yếu là hỏa lực của quân phòng thủ phải vượt trội quân tấn công, bởi vì phía tấn công luôn tập trung lực lượng đông đảo hơn và luôn có lợi thế chiến trường khi họ chủ động về thời gian và địa điểm tấn công.
Thứ bảy, tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gần như hoàn toàn suy sụp sau khi chính quyền của Tổng Thống Gerald Ford rút hết quân chiến đấu Mỹ về nước và Quốc Hội Hoa Kỳ từng bước cắt hết viện trợ kinh tế và tài chánh cho Miền Nam Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973. Ngón đòn cắt giảm viện trợ để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải nhường đất cho Cộng Sản hoặc gia nhập vào một chính phủ liên hiệp với phe Cộng Sản, trên thực tế, đã gây thiệt hại nặng nề cho nỗ lực chiến đấu chống lại cuộc xâm lược Miền Nam Việt Nam của Cộng Sản Bắc Việt. Việc cắt giảm mức tiếp tế đạn được và quân trang, quân dụng cho Miển Nam Việt Nam trong khi chiến cuộc đang gia tăng cường độ đã đặt các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào thế hết sức bất lợi, như từng được thấy rõ trong các cuộc tấn công lớn có, nhỏ có của Cộng Quân vào Tiểu Khu Phước Long hồi cuối năm 1974 hoặc vào Xã Khánh An ở Thới Bình thuộc tỉnh An Xuyên (Cà Mau) hồi đầu năm 1975.
Hai nguyên nhân hiếm khi được nhắc tới
Nhưng còn hai nguyên nhân nữa khiến Việt Nam Cộng Hòa không đủ sức chống lại cuộc xâm lược của quân Cộng Sản từ Miền Bắc -- được sự yểm trợ tối đa và liên tục của Cộng Sản Quốc Tế -- lạ thay, lại rất hiếm khi được nhắc tới trong sử sách, trên báo chí, truyền thông và trong những phim ảnh liên quan tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Đó là sự ngây thơ và lầm mê của thế giới trước những lời tuyên truyền xảo trá về cái gọi là “Thiên Đường Cộng Sản” cùng với cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam” và bản chất tàn bạo của các lực lượng Cộng Sản trong cuộc xâm lược Miền Nam Tự Do.
Về sự thơ ngây và lầm mê của thế giới, trong đó có cả một số người Việt Nam nữa, trước những lời tuyên truyền xảo trá của Cộng Sản Quốc Tế về cái gọi là “Thiên Đường Cộng Sản” và cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam,” tưởng cũng cần phải nhắc đến tên của các phần tử phản chiến, các lãnh tụ chính trị ganh tị với nước Mỹ và vô cớ thù ghét Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, như Jane Fonda, Joan Baez, Tom Hayden, De Gaulle, Olof Palme… cũng như các sinh viên Miền Nam Việt Nam được chính phủ quốc gia gởi ra ngoại quốc du học (trong đó có sinh viên Nguyễn Thái Bình là một) nhưng lại tuyên truyền chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đòi phải có hòa bình bằng bất cứ giá nào, mặc dù Miền Nam Việt Nam không phải là kẻ gây chiến mà chỉ là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược do Cộng Sản Quốc Tế phát động.
Còn về tính tàn bạo của các lực lượng cộng sản trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam Tự Do, xin hãy nghe lời của cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong cuộc phỏng vấn với Đài BBC vào ngày 17 tháng Năm, 2015, do Nguyễn Hùng thực hiện. Tướng Đảo kể: “Một người cộng sản đã nói với chúng tôi thế này: ‘Các anh biết các anh thua, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ cái gì hết cả. Là tại anh không dám cầm súng anh bắn vô dân anh. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...’”
Thật không thể nào kể cho hết những hành động bạo tàn của đoàn quân xâm lược Cộng Sản qua các vụ như giết hại hàng loạt dân lành tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968, pháo kích bừa bãi vào xóm nhà dân tại Sài Gòn (1972), sát hại các em học sinh vô tội tại Cai Lậy (1973), nã đạn gây chết chóc cho thường dân trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Quảng Trị (1972), tấn công sát hại dân di tản trên liên tỉnh lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hòa (1975)… Trong cuốn hồi ký chiến trường nhan đề “Hố Chôn Người Ám Ảnh” của Trần Đức Thạch, một cựu sĩ quan trinh sát thuộc Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341 Cộng Sản Bắc Việt, có đoạn kể lại chuyện Cộng Quân đã giết hại hàng trăm người dân vô tội tại một ấp trong tỉnh Long Khánh ngay sau khi họ chiếm được Miền Nam Việt Nam hồi năm 1975.
Theo truyền thống, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân tại những vùng hành quân, cho nên đôi khi, chỉ vì thương dân và vướng víu với dân, mà họ phải hứng chịu nhiều tổn thất trên chiến trường hoặc ngay cả lúc phải di tản chiến thuật, trong khi, tự cổ chí kim, luật chơi của chiến tranh vẫn là “thắng lợi thuộc về kẻ nào tàn bạo hơn tại mặt trận.”
Gần nửa thế kỷ sau, khi đống tro tàn của cuộc chiến tàn khốc đã hầu như lắng đọng và khi dân chúng Việt Nam từ Nam chí Bắc đang rên siết vì chế độ độc tài Cộng Sản tại Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” liên tiếp tước đoạt tự do của con người và chà đạp nhân quyền trong khi vẫn tiếp tục đưa “Cả Nước Xuống Hố” sâu Đại Hán, câu hỏi “Vì sao Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ?” đã từng được trả lời bằng tiếng nói và dưới ngòi bút của biết bao nhiêu tác giả, cả bạn lẫn thù, ở hai bên bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì đa số những câu trả lời cho vấn nạn nói trên đều đến từ những kẻ tự giành quyền trả lời thay cho người trong cuộc nhằm biện minh cho những sai lầm của họ trong cuộc chiến đã qua, có thể nói là vẫn chưa có câu trả lời nào thỏa mãn được tâm tư và tình cảm của dân chúng Miền Nam Tự Do, nạn nhân trực tiếp của một cuộc chiến tranh mà xem ra chỉ để thỏa mãn tham vọng mù quáng của các lãnh tụ Cộng Sản chứ không hề có mảy may nào cần thiết cho cuộc sống và hạnh phúc của dân chúng Miền Nam Việt Nam.
Hôm nay, 45 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, người dân Miền Nam Tự Do cũ, dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, có thể vẫn cảm thấy cần có thêm một lời giải đáp nữa cho câu hỏi “30 Tháng Tư, 1975: Vì đâu nên nỗi?” Câu hỏi này được trả lời, trước là để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân để bảo vệ Miền Nam Tự Do trong suốt 21 năm trời tồn tại, sau là để ghi nhận công lao của hằng trăm nghìn chiến sĩ và viên chức từng xả thân bảo vệ mảnh đất Miền Nam thân yêu mà đành chịu cảnh đọa đày qua bao năm tháng trong lao tù cộng sản sau ngày Miền Nam mất đi, và kế đó là để thắp một nén hương lòng tưởng nhớ hằng trăm nghìn thuyền nhân và bộ nhân đã bỏ mình trong quá trình vượt thoát gông cùm Cộng Sản, và cuối cùng là để chia sẻ tâm trạng ưu tư, lo lắng và xót xa của những kẻ có lòng với tổ quốc và dân tộc Việt Nam trước viễn tượng toàn bộ đất nước Việt Nam thân yêu sẽ âm thầm, lặng lẽ rơi vào vòng cai trị bạo tàn và nham hiểm của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương. Cộng Sản Trung Hoa nay chẳng cần phải nổ thêm phát súng nào nữa như hồi những năm 1979 (trận 6 tỉnh biên giới phía Bắc), 1984 (Trận Lão Sơn), và 1988 (Trận Đảo Gạc Ma) để nuốt chửng Việt Nam, bởi vì các nhà lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội, vì quyền lợi tối thượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã để cho Bắc Kinh nắm hết của cải và tài nguyên đất nước xuyên qua bàn tay thâu tóm nền kinh tế Việt Nam của Hoa kiều trong nước cùng với đồng tiền vạn năng mà từ lâu Bắc Kinh đã chi trả để nuôi sống chế độ Cộng Sản tại Hà Nội, trong đó có hai lực lượng võ trang có khả năng đập nát mọi cuộc nổi dậy chống chính quyền hiện tại, là quân đội và công an Cộng Sản Việt Nam, các thành phần lúc nào cũng chỉ biết “trung với Đảng” và lâu lâu lại tỏ ra “hiếu với dân” cho có lệ mà thôi.
Một số nguyên nhân dẫn đến thảm họa ngày 30 Tháng Tư
Hầu hết các nguyên nhân được nói đến dưới đây về thảm họa ngày 30 Tháng Tư là tổng hợp những gì mà một số chính khách, nhà văn, nhà báo, chiến sĩ, nạn nhân cuộc chiến… đã đề cập tới trên sách báo và truyền thanh, truyền hình khắp thế giới từ gần nửa thế kỷ qua, nhưng những nguyên nhân được ghi lại nơi đây đều có kèm theo những lời dẫn giải cho rõ ràng hơn và phù hợp với tinh thần của bài viết này.
Thứ nhất, Miền Nam Việt Nam thiếu ý chí chiến đấu so với Miền Bắc, bởi vì kẻ ở vị thế tấn công như Cộng Sản Bắc Việt luôn luôn quyết chí chinh phục mục tiêu đã định, trong khi Miền Nam chỉ lo phòng thủ chống lại kẻ xâm lược từ bên ngoài mà lại không đánh giá đúng mức độ tàn bạo của kẻ địch trong trận chiến. Việt Nam Cộng Hòa vừa đánh kẻ ngoại xâm vừa cãi nhau với đồng minh Mỹ và vừa giằng co với các lực lượng “tiến bộ” cùng các phần tử phản chiến trong nước, trong khi Miền Bắc luôn “nhất trí” trong hành động, bởi vì miền đất này vỏn vẹn chỉ có một đảng duy nhất nắm quyền cai trị và ra lệnh cho toàn thể dân chúng trong nước răm rắp tuân theo. Hơn nữa, như lịch sử cho thấy, các chế độ độc tài vẫn dễ dàng xua đẩy dân chúng vào chỗ chết hơn là các chế độ tự do, dân chủ.
Thứ nhì, nhân dân Miền Nam không biết đoàn kết chặt chẽ sau lưng lãnh tụ và cũng không răm rắp tuân theo mệnh lệnh của những nhà cai trị như dân Miền Bắc, chỉ vì họ đang được hưởng một nền tự do, dân chủ khá hoàn chỉnh so với một số quốc gia đang phát triển khác vào lúc bấy giờ (như Phi Luật Tân, Thái Lan, Trung Hoa Quốc Gia, Đại Hàn, Indonesia, Miến Điện, Pakistan...) Vì quyền tự do, Miền Nam có hàng chục đảng phái khác nhau ngoài đảng cầm quyền và hàng trăm nhân vật đối lập với chính quyền của các Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, trong khi Miền Bắc chỉ có “Đảng ta” mà thôi và hầu hết các thành phần bất đồng chính kiến đều bị bắt giam, mặc cho các tổ chức nhân quyền thế giới tha hồ la ó.
Thứ ba, nhìn bề ngoài thì nền kinh tế Việt Nam Cộng Hoà có vẻ phồn thịnh và dân chúng Miền Nam có vẻ ấm no hơn Miền Bắc, nhưng trên thực tế, cái phồn thịnh và giàu có đó tùy thuộc rất nhiều vào viện trợ Mỹ. Nền kinh tế tự túc, tự cường tại Miền Nam, khởi sự dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và tiếp tục được trong mấy năm đầu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa -- tiêu biểu là nhà máy xi-măng Hà Tiên, mỏ than Nông Sơn, khu kỹ nghệ Biên Hòa, hãng dệt Vinatexco và Vimytex, kem Perlon và Hynos, xe hơi La Dalat, vân vân -- đã bị đình trệ khi Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam khởi động cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại của họ hồi năm 1960, khiến Miền Nam phải nhờ vào viện trợ Mỹ để sống còn. Ngay cả khi mỏ dầu đầu tiên, do hãng Pecten khoan thành công tại thềm lục địa Miền Nam Việt Nam hồi tháng 10 năm 1974, cũng không kịp hoạt động sản xuất và phải cuốn gói ra đi khi Sài Gòn sụp đổ chỉ 6 tháng sau đó thôi. Nếu Hoa Kỳ, hồi năm 1975, khôn ngoan hơn tí nữa mà không hấp tấp bỏ rơi Miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản Bắc Việt thống trị và bỏ lại Biển Đông (tức Biển Nam Hoa, South China Sea) cho Cộng Sản Trung Hoa “ngon xơi” thì Việt Nam Cộng Hòa có thể vẫn còn tồn tại và lại còn giàu có hơn trước kia nữa, bởi vì sản lượng dầu mỏ mà Miền Nam Việt Nam để lại cho Cộng Sản Bắc Việt “bán ăn” dần được đánh giá là khá dồi dào.
Rồi đến đầu thập niên 1970, khi Mỹ bắt đầu tiến trình cắt giảm viện trợ, Miền Nam Việt Nam không thể đứng vững được lâu dài nữa. Ngược lại, nền kinh tế Miền Bắc tuy không phát triển cho lắm nhưng được đặt trên căn bản tự túc và tiết kiệm tối đa cho nên không cần dựa nhiều vào viện trợ ngoại quốc, dù là từ Liên Xô hay từ Cộng Sản Trung Hoa. Dân Miền Bắc có mức sống thấp kém hơn Miền Nam, nhưng cũng nhờ thế mà sức chịu đựng của họ luôn cao hơn người Miền Nam: Dân Miền Bắc có thể bất chấp gian khổ, năm này qua năm khác băng rừng, lội suối, đội gạo, kéo súng vượt Trường Sơn vào Nam để “chống Mỹ, cứu nước”.
Thứ tư, chính vì là một đất nước có tự do, dân chủ, Miền Nam Việt Nam thường phải đối phó với nhiều rối loạn chính trị làm cho tinh thần chiến đấu của quân và dân bị lung lay và xói mòn dần, trong đó phải kể đến các cuộc biểu tình của sư sãi chống nạn kỳ thị Phật Giáo thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các cuộc làm loạn của sinh viên và dân chúng “đem bàn thờ xuống đường” để đòi tự trị cho Miền Trung, những cuộc biểu tình của các phần tử Công Giáo muốn làm chính trị để chống tham nhũng và của giới ký giả để phản đối việc đàn áp báo chí trong nước, vân vân. Ngược lại, tại Miền Bắc, chính quyền Cộng Sản không ngần ngại dùng võ lực đàn áp và dập tắt ngay lập tức các cuộc nổi dậy từ trong trứng nước, như cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu (1956) hoặc cuộc thanh trừng các nhà văn và giới trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (1958), và gần đây nhất là những cuộc tập họp tưởng niệm các cuộc chiến tranh tại biên giới Việt-Hoa hồi năm 1979 và tại vùng Đảo Gạc Ma ở Trường Sa hồi năm 1988. Những cuộc biểu tình chống công-ty Formoda gây ô nhiễm bờ biển Việt Nam hồi năm 2016, tuy chỉ liên hệ tới vấn đề bảo vệ môi trường mà thôi, cũng bị nhà cầm quyền Hà Nội nhanh tay triệt hạ.
Thứ năm, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ thiếu quyết tâm bảo vệ Miền Nam Tự Do khỏi nanh vuốt Cộng Sản trong khi Cộng Sản Quốc Tế luôn thừa quyết tâm giúp Miền Bắc chinh phục Miền Nam. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, khác với các nước độc tài, đảng trị như Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, hoặc Cu-ba, Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, hễ dân chúng đã chán ngán chiến tranh rồi thì chính phủ trước sau gì cũng phải chấm dứt cuộc chiến và rút quân về. Các cuộc biểu tình phản chiến trên khắp nước Mỹ hồi thập niên 1960 đã làm suy yếu đi rất nhiều nỗ lực yểm trợ của Hoa Kỳ dành cho quân và dân Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống quân Cộng Sản xâm lược. Vả lại, về mặt tâm lý, người Mỹ tuy ưa can thiệp vào chuyện người khác nhưng luôn thiếu kiên nhẫn khi gặp phải khó khăn, trở ngại, do đó người Mỹ đã bỏ cuộc nửa chừng tại Việt Nam khi cuộc chiến cứ kéo dài mãi. Đã thế, bản tính người Mỹ (bản xứ) lại ít khi coi trọng lòng chung thủy với cả người tình lẫn bạn bè, chơi với nhau thân thiết như thế đó nhưng dứt áo bỏ nhau hồi nào không hay.
Thứ sáu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuy đã hùng mạnh hơn nhiều --mà đỉnh cao là vào hồi Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 khi họ lần lượt đánh bại các cuộc tấn công lớn của Cộng Quân vào Kontum, An Lộc và Quảng Trị -- sau khi được trang bị khí giới và chiến cụ tối tân hơn so với hồi lúc diễn ra Trận Ấp Bắc năm 1962, nhưng lại tùy thuộc nặng nề vào hỏa lực yểm trợ, chẳng hạn từ trọng pháo hay phi pháo, khiến quân đội đó dễ bị suy yếu một khi đạn được và hỏa lực yểm trợ suy giảm, như những năm tháng sau ngày ký Hiệp Định Paris 1973, là lúc Hoa Kỳ khởi sự cắt giảm viện trợ quân sự và không cung cấp đầy đủ súng ống, đạn dược, máy bay, tàu chiến và chi tiêu quốc phòng cho Việt Nam Cộng Hoà như trước kia nữa. Để đối phó với cuộc chiến tranh du kích của Cộng Sản tại Miền Nam Việt Nam, điều thiết yếu là hỏa lực của quân phòng thủ phải vượt trội quân tấn công, bởi vì phía tấn công luôn tập trung lực lượng đông đảo hơn và luôn có lợi thế chiến trường khi họ chủ động về thời gian và địa điểm tấn công.
Thứ bảy, tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gần như hoàn toàn suy sụp sau khi chính quyền của Tổng Thống Gerald Ford rút hết quân chiến đấu Mỹ về nước và Quốc Hội Hoa Kỳ từng bước cắt hết viện trợ kinh tế và tài chánh cho Miền Nam Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973. Ngón đòn cắt giảm viện trợ để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải nhường đất cho Cộng Sản hoặc gia nhập vào một chính phủ liên hiệp với phe Cộng Sản, trên thực tế, đã gây thiệt hại nặng nề cho nỗ lực chiến đấu chống lại cuộc xâm lược Miền Nam Việt Nam của Cộng Sản Bắc Việt. Việc cắt giảm mức tiếp tế đạn được và quân trang, quân dụng cho Miển Nam Việt Nam trong khi chiến cuộc đang gia tăng cường độ đã đặt các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào thế hết sức bất lợi, như từng được thấy rõ trong các cuộc tấn công lớn có, nhỏ có của Cộng Quân vào Tiểu Khu Phước Long hồi cuối năm 1974 hoặc vào Xã Khánh An ở Thới Bình thuộc tỉnh An Xuyên (Cà Mau) hồi đầu năm 1975.
Hai nguyên nhân hiếm khi được nhắc tới
Nhưng còn hai nguyên nhân nữa khiến Việt Nam Cộng Hòa không đủ sức chống lại cuộc xâm lược của quân Cộng Sản từ Miền Bắc -- được sự yểm trợ tối đa và liên tục của Cộng Sản Quốc Tế -- lạ thay, lại rất hiếm khi được nhắc tới trong sử sách, trên báo chí, truyền thông và trong những phim ảnh liên quan tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Đó là sự ngây thơ và lầm mê của thế giới trước những lời tuyên truyền xảo trá về cái gọi là “Thiên Đường Cộng Sản” cùng với cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam” và bản chất tàn bạo của các lực lượng Cộng Sản trong cuộc xâm lược Miền Nam Tự Do.
Về sự thơ ngây và lầm mê của thế giới, trong đó có cả một số người Việt Nam nữa, trước những lời tuyên truyền xảo trá của Cộng Sản Quốc Tế về cái gọi là “Thiên Đường Cộng Sản” và cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam,” tưởng cũng cần phải nhắc đến tên của các phần tử phản chiến, các lãnh tụ chính trị ganh tị với nước Mỹ và vô cớ thù ghét Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, như Jane Fonda, Joan Baez, Tom Hayden, De Gaulle, Olof Palme… cũng như các sinh viên Miền Nam Việt Nam được chính phủ quốc gia gởi ra ngoại quốc du học (trong đó có sinh viên Nguyễn Thái Bình là một) nhưng lại tuyên truyền chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đòi phải có hòa bình bằng bất cứ giá nào, mặc dù Miền Nam Việt Nam không phải là kẻ gây chiến mà chỉ là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược do Cộng Sản Quốc Tế phát động.
Còn về tính tàn bạo của các lực lượng cộng sản trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam Tự Do, xin hãy nghe lời của cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong cuộc phỏng vấn với Đài BBC vào ngày 17 tháng Năm, 2015, do Nguyễn Hùng thực hiện. Tướng Đảo kể: “Một người cộng sản đã nói với chúng tôi thế này: ‘Các anh biết các anh thua, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ cái gì hết cả. Là tại anh không dám cầm súng anh bắn vô dân anh. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...’”
Thật không thể nào kể cho hết những hành động bạo tàn của đoàn quân xâm lược Cộng Sản qua các vụ như giết hại hàng loạt dân lành tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968, pháo kích bừa bãi vào xóm nhà dân tại Sài Gòn (1972), sát hại các em học sinh vô tội tại Cai Lậy (1973), nã đạn gây chết chóc cho thường dân trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Quảng Trị (1972), tấn công sát hại dân di tản trên liên tỉnh lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hòa (1975)… Trong cuốn hồi ký chiến trường nhan đề “Hố Chôn Người Ám Ảnh” của Trần Đức Thạch, một cựu sĩ quan trinh sát thuộc Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341 Cộng Sản Bắc Việt, có đoạn kể lại chuyện Cộng Quân đã giết hại hàng trăm người dân vô tội tại một ấp trong tỉnh Long Khánh ngay sau khi họ chiếm được Miền Nam Việt Nam hồi năm 1975.
Theo truyền thống, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân tại những vùng hành quân, cho nên đôi khi, chỉ vì thương dân và vướng víu với dân, mà họ phải hứng chịu nhiều tổn thất trên chiến trường hoặc ngay cả lúc phải di tản chiến thuật, trong khi, tự cổ chí kim, luật chơi của chiến tranh vẫn là “thắng lợi thuộc về kẻ nào tàn bạo hơn tại mặt trận.”