3.
Chưa tới ba phút
Lê Thị Thấm Vân
Soi gương tôi thấy tôi là thằng Châu chứ đéo phải thằng Trường. Tôi là thằng Trường khi tôi không soi gương. Tôi có còn là thằng Châu tuổi nhỏ bị thúi tai, thò lò mũi xanh, bụng ỏng vì sán lãi, dái lòi cả ngoài quần đùi rách đít. Thằng Châu con nhà nghèo, bị bỏ học vì ba chết trận, má không biết chữ. Thằng Châu lười ẵm em, trốn việc nhà, nghịch phá hàng xóm. Hiếm hoi tôi đi tìm thằng Châu tôi đã khai tử. Tôi quen tôi là thằng Trường rồi.
Chưa tới ba phút
Lê Thị Thấm Vân
Soi gương tôi thấy tôi là thằng Châu chứ đéo phải thằng Trường. Tôi là thằng Trường khi tôi không soi gương. Tôi có còn là thằng Châu tuổi nhỏ bị thúi tai, thò lò mũi xanh, bụng ỏng vì sán lãi, dái lòi cả ngoài quần đùi rách đít. Thằng Châu con nhà nghèo, bị bỏ học vì ba chết trận, má không biết chữ. Thằng Châu lười ẵm em, trốn việc nhà, nghịch phá hàng xóm. Hiếm hoi tôi đi tìm thằng Châu tôi đã khai tử. Tôi quen tôi là thằng Trường rồi.
Thằng Châu chỉ xuất hiện trong tôi rất bất chợt như khi bị nổi da gà, khi trời rất nóng hoặc khi tôi đang rơi vào cơn sốt. Giờ đây, tôi là thằng Trường da trắng trẻo, đeo kiếng cận, những ngón tay thon dài, tóc mảnh loà xoà trước trán, tay ôm tập sách đầy chữ bắt đầu vào sáng sớm ngày 30/4/1975 ngay sau khi tôi nhét cái thẻ sinh viên của thằng Trường vào túi áo, cái kiếng cận của thằng Trường vào túi quần, tập sách của thằng Trường vào ba lô. Rồi vuốt vội mắt thằng Trường đang nửa nằm nửa ngồi xoãi thân dưới gốc thông trong nắng sớm nồng mùi biển mặn. Miền Nam được miền Bắc giải phóng. Thằng Châu được thằng Trường giải phóng. Tôi vất ba lô trong đó chứa đựng toàn bộ thằng Châu của hơn hai mươi năm làm người xuống cái giếng sau căn nhà không còn ai trú ngụ. Chắc họ cũng như bầy kiến đang chạy tới chạy lui trên miệng chảo nung nóng. Tôi là một người khác bắt đầu từ đây. Tôi đoạn tuyệt thằng Ngô Văn Châu. Tôi tái sinh tôi bằng một con người khác: Lê Đăng Trường. Tôi phải sống như một người có học thức, có suy nghĩ, có tự do. Thằng lính Châu trong tôi đã chết. Tôi bóp mũi thằng Châu lính. Tôi không khoác lại cái áo lính từ sáng sớm định mệnh lịch sử hôm ấy. Tôi liệm nó theo ba lô quẳng xuống đáy giếng. Tôi thôi phải đối diện với ý tưởng ngày mai mình còn được thức dậy hay ngủm vì đạn bom của phe địch như thằng Thông thằng Hoàn thằng Thái thằng… Đời lính tráng của tôi chấm dứt như cuộc chiến kết thúc vào ngày 30/4/75. Tôi chặt đứt cái kiếp làm thằng lính bất hạnh, tủi nhục, bắt buộc. Giờ đây, tôi là thằng sinh viên da trắng trẻo, đeo kiếng cận, hai bàn tay với những ngón thon dài, vẻ mặt trầm tư, điệu bộ học thức. Nhờ biến cố 30/4/75 tôi đã đạt được ước mơ sâu thẳm trong tôi. Thay vì giết kẻ địch tôi giết chính thằng tôi. Tôi dứt bỏ tất cả sau lưng, tấm thẻ bài không còn cơ hội đặt trên quan tài. Tôi ngửa cổ nhìn trời thề rằng sẽ không hề ngoảnh mặt ngó lại mảnh đất đầy tai ương hoạn nạn chẳng thể dung dưỡng được mái tranh nghèo nàn sản sinh ra thằng Châu thúi tai, sống buộc nghe theo chỉ thị, quyền hành kẻ khác. Tôi theo đoàn người chen lấn leo lên thuyền, thẳng hướng phóng tới phía trước, nơi chân trời xa lạ. Tôi vượt biên, đi Mỹ.
-------
Trưa nay Judy đến trong lúc tôi đang nằm ngủ quên trên sofa. Judy xoã tóc, môi không tô son, bận t-shirt khoét sâu cổ. Tôi thường hơi bị hoảng hốt mấy phút đầu mỗi khi gặp Judy. Vì sao Judy đến với tôi? Một thằng đàn ông không có gì ngoài “trên răng dưới dế”, mà dế giờ đang trên chiều hướng ủ rũ. Tôi khó che giấu vẻ hoảng hốt, dẫu thật ngắn ngủi ấy. Nhưng Judy lại nghĩ rằng lúc đấy tôi yêu nàng, xúc động vì nàng. Judy ôm chầm lấy tôi, hôn lên môi tôi, khi nàng buông tôi ra, tôi còn ngửi được mùi da nồng ấm ở khe vú nàng. Nàng báo tin thằng José, con trai của nàng đã chịu trở lại trường. José 17 tuổi, đang học lớp 11. Cách đây mấy tháng, nó bỏ nhà đi bụi đời theo bạn bè. Tôi cùng Judy lùng kiếm nó thật khó khăn, vất vả. Tôi thường tìm mọi cách giúp đỡ hai mẹ con nàng dù khả năng của tôi rất giới hạn. Có một lần, trong một phút “bốc đồng” tôi đề nghị nếu thằng José không muốn ở với nàng thì nó có thể đến đây ở với tôi. Tôi sẽ lo cho nó đến ngày tốt nghiệp trung học. Judy nghe rất cảm động, nhắc mãi sự tử tế này. Judy ở cách nhà tôi khoảng 15 phút lái xe. Judy là cashier cho tiệm bán đồ dụng cụ nhà thương. Lương đủ chi phí cho hai mẹ con chi tiêu rất tằn tiện. Ngoài tôi ra, tôi biết Judy còn 1-2 người tình cùng gốc Guatemala. Judy hiền lành, chất phát, mập người, thích chưng diện loè loẹt khi không đi làm. Nàng trông trẻ so với tuổi. Tôi thường thắc mắc vì sao Judy đến với tôi. Tôi không phải là thằng khoẻ sinh lý. Tôi không giàu có. Tôi không trẻ đẹp. Tôi chẳng hứa hẹn lấy nàng. Tôi không có gì cho nàng cả.
-----
Thằng Châu lính trong tôi lại mò về đêm qua. Tôi thấy nó đứng thõng tay tựa vách tôn nhìn tôi. Thằng Châu đầu đội nón sắt bận quân phục. Mặt thằng Châu lính từ từ đổi sang mặt thằng Trường sinh viên. Rồi mặt thằng Trường sinh viên lại từ từ đổi sang mặt thằng Châu lính. Cứ thế. Có lúc cái mặt là của nửa thằng đang sống và của nửa thằng đã chết. Cái mặt thằng chết thì đéo nghĩ ngợi, lo âu gì, còn cái mặt thằng sống thì cũng thờ ơ, vô cảm. Tôi bật người dậy, lưng vã mồ hôi. Tôi thèm hớp ngụm rượu cực mạnh. Tôi đi vội vào nhà bếp, mở tủ tìm chai whisky ngửa cổ nốc. Tôi khà một tiếng to, rồi trở vào phòng nằm vật xuống giường. Tôi là ai? là thằng Trường chết hay thằng Châu sống? Thằng Châu chết hay thằng Trường sống? Tôi là thằng nào? Thằng nào là tôi? Những con chữ nhẩy múa. Những trang báo bay bổng trong không gian. Tôi có phải là nhà báo không? Tôi có phải nhà thơ không? Tôi có được quyền sống thật với những con chữ không? Tôi có thể tự gọi tôi là nhà thơ nhà báo không? Tôi được quyền có cái đầu đầy đặc ý nghĩ không? Tôi không muốn nhìn thấy tôi là thân cây rỗng. Thân cây rỗng thì dễ bị gãy đổ. Tôi ôm đầu rồi ôm thân tôi trong đêm. Ngoài trời mưa đang to hột.
------
Tôi lẫn lộn giọng nói của tôi. Giọng tôi lạc hẳn, nặng và khàn đục. Tôi khạc nhổ cục đờm trắng đục nhờ nhợ men xanh vấy máu. Cục đờm nổi lềnh bềnh trong bồn cầu. Tôi cúi gập người ngó trân cục đờm một đỗi rồi giật nước cho nó trôi tuột. Tôi trở ra phòng bếp. Lan đến thăm Thành và phụ lau dọn tủ lạnh. Con bé Vi đang ngồi xem phim hoạt hoạ ở phòng khách. Tôi và Lan trao đổi vài mẩu chuyện vu vơ. Giọng Lan nhỏ nhẹ. Tôi lại nghe giọng tôi bị lạc, nặng, khàn đục. Tôi đằng hắng mấy cái rồi đi vào phòng. Lan vói người nhắc tôi bận thêm áo ấm. Sao giọng tôi vừa trò chuyện với Lan chẳng phải là giọng của tôi? Phải chăng vì tờ lịch treo trên tường phòng bếp in ngày 30/4? Tôi quên quên nhớ nhớ vài chuyện vặt vãnh quen thuộc. Sáng nay đánh răng quên nặn kem, nấu cơm quên vo gạo. Những lúc như thế tôi phân vân không biết mình là ai. Dù sao tôi vẫn còn giữ phong cách của một người đàn ông trung niên, là nhà thơ, nhà báo có căn phòng, dù là garage sửa sang lại, nơi chứa đựng những thứ của riêng tôi. Tôi tin chắc thế. Tôi nắm chặt hai tay, tống mạnh mấy cái vào tường, mu tay nhói buốt, tôi biết tay tôi vẫn còn là của tôi.
------
Tác giả Trần Thị Ngọc Mai gửi tới toà soạn bài thơ dài “Trường Làng Tôi” và tấm ảnh của tác giả. Thơ đọc tạm được. Hình chụp tác giả đứng tựa cây phượng vĩ trong sân trường bỗng làm tôi nhớ tới ngôi trường làng thuở nhỏ của tôi. Mùa hè, tôi vừa học xong tiểu học, nhà nhận được tin ông già tử trận. Bà già lãnh tiền tử tuất mua bốn con heo, một đực ba cái, với niềm hy vọng nuôi bốn anh em tôi. Tôi buộc phải nghỉ học. Nghỉ học, tôi chẳng giúp gì cho bà già, lại còn đi theo mấy thằng bạn phá làng phá xóm. Bốn con heo bà già nuôi hoài không đẻ, bà quay sang bán xôi đậu đen buổi sáng, bán chè đậu đen buổi chiều. Ông anh đầu đi phụ người ta làm gạch. Thằng em kế ở nhà vừa trông em vừa nấu ăn, rửa chén, làm việc vặt. Nó ngoan như mèo con. Tôi bướng như ngựa chứng. Tôi hay vào sân trường ngủ dưới gốc cây keo già. Đến tuổi quân dịch, tôi phải đầu quân. Anh trai tôi miễn dịch vì có cha chết trận. Đời lính bầm dập, tôi chẳng chút thiết tha, nhưng có một may mắn là gặp được thằng Hiếu. Thằng Hiếu vừa là đồng đội vừa là “thầy” của tôi. Thằng Hiếu hay triết lý “vụn”, và triết lý vụn của nó đã đóng góp thay đổi toàn bộ đời tôi. Thằng Hiếu cũng ưa tâm sự. Nó nói chuyện hay, hiểu biết rộng. Tôi ngưỡng mộ nó vô cùng. Tôi nghĩ giá như tôi được đi học, được làm người trí thức như nó chắc thú vị lắm! Tôi bắt đầu mơ mộng giữa những trận pháo kích, lội ruộng, băng rừng. Tôi học hỏi “kiến thức trường ốc” qua thằng Hiếu. Thằng Hiếu đầu quân vì vừa giận bố vừa bị bồ đá. Nó biết đàn biết hát, biết làm thơ và đặc biệt thuộc rất nhiều thơ. Vóc dáng thằng Hiếu nhỏ nhắn, kiểu công tử con nhà giàu, lại hay ốm vặt. Còn tôi to con, khoẻ mạnh nên hay đưa thân ra bảo vệ nó. Mấy năm trong quân ngũ tôi học nhìn vào cuộc đời qua nhãn quan thằng Hiếu còm. Nhiều lần, giữa tiếng bom nổ, đạn bay, mùi tử khí hay trong đêm tối âm âm u u tôi mơ tôi là “thằng” nào khác. Tôi bắt đầu giận dữ cái óc đặc bùn của tôi. May nhờ biến cố 30/4/1975 đã giúp tôi thoát được khỏi cái thằng tôi.
-----
Biết bao cái chết bờ chết bụi dọc theo những con đường chạy loạn ở ngày tàn cuộc chiến. Tâm trạng tôi vừa mừng vừa lo, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy sợ hãi. Tôi đi lang thang, chẳng biết đi đâu. Tôi không muốn về lại xóm cũ, nơi có bà già, ông anh lam lũ, và hai thằng em khờ dại, sống trong nỗi bần cùng mà tôi đã cố tình gạt ra khỏi trí nhớ suốt những năm lính tráng. Ngày bước chân vào đời quân ngũ, tôi tự coi tôi đã chết. Trong ngày tàn cuộc chiến, tôi đi dọc theo bờ biển nước xâm xấp ngang mắt cá chân, cát biển ban mai chưa kịp nóng nhưng không gian nồng mùi biển mặn, một cặp kiếng cận, mái tóc loà xoà phủ trán, làn da trắng xanh, bàn tay mười ngón thuôn dài, cùng cái thế nửa ngồi nửa nằm xoãi thân dưới gốc thông làm tôi dừng chân, tiến lại gần. Tôi đứng ngắm hắn độ vài giây. Và trong tích tắc, tôi biết tôi phải làm gì. Khuôn mặt, mà trong nhiều giấc mơ đêm lẫn ngày tôi đã từng ao ước có được. Có lẽ hắn mới tắt thở độ vài tiếng. Hắn tắt thở vì lý do gì tôi không bận tâm. Tôi lục kiếm cái ví của hắn đút sâu trong túi nơi cất giữ cái thẻ sinh viên. Tôi gỡ cặp kiếng của hắn, rồi không quên vuốt mắt hắn như thể vuốt mắt cho tôi. Người người chung quanh tôi đang gồng gánh di tản ngược xuôi dọc theo bờ biển hoặc trên đường lộ. Tôi định đoạt cuộc đời tôi trong vòng chưa tới ba phút. Tôi đi từng bước dài, nhanh lên căn nhà trống hoác gần đấy. Có lẽ cả nhà đã bỏ chạy lánh nạn Việt cộng. Tôi đi vòng ra sau hè, múc nước giếng tắm rửa, như thể vừa tẩm liệm chính mình. Xong, tôi vất quân phục, ba lô, súng đạn, tấm thẻ bài xuống giếng. Tôi đi vào trong nhà kiếm bộ đồ thường dân bận vào người. Tôi bước ra khỏi căn nhà lạ với một người hoàn toàn mới: Lê Đăng Trường.
Đã nhiều năm trôi qua, giờ đây, tôi nhận thấy cái quyết định “chưa tới ba phút” đấy là đúng. Chỉ trong những lúc đời quá bấp bênh hay bị tổn thương, tôi đứng soi gương, miệng lẩm bẩm: “Mày là thằng nào đây? Châu hay Trường?” Hoặc có khi, nằm một mình, tôi lấy tay vọc vọc con cu, hỏi: “Của thằng nào đây? Trường hay Châu?”
===
trích vài đoạn ngắn trong tiểu thuyết Thời Hậu Chiến - phần 2 - bóng người trên thiên đường.
-------
Trưa nay Judy đến trong lúc tôi đang nằm ngủ quên trên sofa. Judy xoã tóc, môi không tô son, bận t-shirt khoét sâu cổ. Tôi thường hơi bị hoảng hốt mấy phút đầu mỗi khi gặp Judy. Vì sao Judy đến với tôi? Một thằng đàn ông không có gì ngoài “trên răng dưới dế”, mà dế giờ đang trên chiều hướng ủ rũ. Tôi khó che giấu vẻ hoảng hốt, dẫu thật ngắn ngủi ấy. Nhưng Judy lại nghĩ rằng lúc đấy tôi yêu nàng, xúc động vì nàng. Judy ôm chầm lấy tôi, hôn lên môi tôi, khi nàng buông tôi ra, tôi còn ngửi được mùi da nồng ấm ở khe vú nàng. Nàng báo tin thằng José, con trai của nàng đã chịu trở lại trường. José 17 tuổi, đang học lớp 11. Cách đây mấy tháng, nó bỏ nhà đi bụi đời theo bạn bè. Tôi cùng Judy lùng kiếm nó thật khó khăn, vất vả. Tôi thường tìm mọi cách giúp đỡ hai mẹ con nàng dù khả năng của tôi rất giới hạn. Có một lần, trong một phút “bốc đồng” tôi đề nghị nếu thằng José không muốn ở với nàng thì nó có thể đến đây ở với tôi. Tôi sẽ lo cho nó đến ngày tốt nghiệp trung học. Judy nghe rất cảm động, nhắc mãi sự tử tế này. Judy ở cách nhà tôi khoảng 15 phút lái xe. Judy là cashier cho tiệm bán đồ dụng cụ nhà thương. Lương đủ chi phí cho hai mẹ con chi tiêu rất tằn tiện. Ngoài tôi ra, tôi biết Judy còn 1-2 người tình cùng gốc Guatemala. Judy hiền lành, chất phát, mập người, thích chưng diện loè loẹt khi không đi làm. Nàng trông trẻ so với tuổi. Tôi thường thắc mắc vì sao Judy đến với tôi. Tôi không phải là thằng khoẻ sinh lý. Tôi không giàu có. Tôi không trẻ đẹp. Tôi chẳng hứa hẹn lấy nàng. Tôi không có gì cho nàng cả.
-----
Thằng Châu lính trong tôi lại mò về đêm qua. Tôi thấy nó đứng thõng tay tựa vách tôn nhìn tôi. Thằng Châu đầu đội nón sắt bận quân phục. Mặt thằng Châu lính từ từ đổi sang mặt thằng Trường sinh viên. Rồi mặt thằng Trường sinh viên lại từ từ đổi sang mặt thằng Châu lính. Cứ thế. Có lúc cái mặt là của nửa thằng đang sống và của nửa thằng đã chết. Cái mặt thằng chết thì đéo nghĩ ngợi, lo âu gì, còn cái mặt thằng sống thì cũng thờ ơ, vô cảm. Tôi bật người dậy, lưng vã mồ hôi. Tôi thèm hớp ngụm rượu cực mạnh. Tôi đi vội vào nhà bếp, mở tủ tìm chai whisky ngửa cổ nốc. Tôi khà một tiếng to, rồi trở vào phòng nằm vật xuống giường. Tôi là ai? là thằng Trường chết hay thằng Châu sống? Thằng Châu chết hay thằng Trường sống? Tôi là thằng nào? Thằng nào là tôi? Những con chữ nhẩy múa. Những trang báo bay bổng trong không gian. Tôi có phải là nhà báo không? Tôi có phải nhà thơ không? Tôi có được quyền sống thật với những con chữ không? Tôi có thể tự gọi tôi là nhà thơ nhà báo không? Tôi được quyền có cái đầu đầy đặc ý nghĩ không? Tôi không muốn nhìn thấy tôi là thân cây rỗng. Thân cây rỗng thì dễ bị gãy đổ. Tôi ôm đầu rồi ôm thân tôi trong đêm. Ngoài trời mưa đang to hột.
------
Tôi lẫn lộn giọng nói của tôi. Giọng tôi lạc hẳn, nặng và khàn đục. Tôi khạc nhổ cục đờm trắng đục nhờ nhợ men xanh vấy máu. Cục đờm nổi lềnh bềnh trong bồn cầu. Tôi cúi gập người ngó trân cục đờm một đỗi rồi giật nước cho nó trôi tuột. Tôi trở ra phòng bếp. Lan đến thăm Thành và phụ lau dọn tủ lạnh. Con bé Vi đang ngồi xem phim hoạt hoạ ở phòng khách. Tôi và Lan trao đổi vài mẩu chuyện vu vơ. Giọng Lan nhỏ nhẹ. Tôi lại nghe giọng tôi bị lạc, nặng, khàn đục. Tôi đằng hắng mấy cái rồi đi vào phòng. Lan vói người nhắc tôi bận thêm áo ấm. Sao giọng tôi vừa trò chuyện với Lan chẳng phải là giọng của tôi? Phải chăng vì tờ lịch treo trên tường phòng bếp in ngày 30/4? Tôi quên quên nhớ nhớ vài chuyện vặt vãnh quen thuộc. Sáng nay đánh răng quên nặn kem, nấu cơm quên vo gạo. Những lúc như thế tôi phân vân không biết mình là ai. Dù sao tôi vẫn còn giữ phong cách của một người đàn ông trung niên, là nhà thơ, nhà báo có căn phòng, dù là garage sửa sang lại, nơi chứa đựng những thứ của riêng tôi. Tôi tin chắc thế. Tôi nắm chặt hai tay, tống mạnh mấy cái vào tường, mu tay nhói buốt, tôi biết tay tôi vẫn còn là của tôi.
------
Tác giả Trần Thị Ngọc Mai gửi tới toà soạn bài thơ dài “Trường Làng Tôi” và tấm ảnh của tác giả. Thơ đọc tạm được. Hình chụp tác giả đứng tựa cây phượng vĩ trong sân trường bỗng làm tôi nhớ tới ngôi trường làng thuở nhỏ của tôi. Mùa hè, tôi vừa học xong tiểu học, nhà nhận được tin ông già tử trận. Bà già lãnh tiền tử tuất mua bốn con heo, một đực ba cái, với niềm hy vọng nuôi bốn anh em tôi. Tôi buộc phải nghỉ học. Nghỉ học, tôi chẳng giúp gì cho bà già, lại còn đi theo mấy thằng bạn phá làng phá xóm. Bốn con heo bà già nuôi hoài không đẻ, bà quay sang bán xôi đậu đen buổi sáng, bán chè đậu đen buổi chiều. Ông anh đầu đi phụ người ta làm gạch. Thằng em kế ở nhà vừa trông em vừa nấu ăn, rửa chén, làm việc vặt. Nó ngoan như mèo con. Tôi bướng như ngựa chứng. Tôi hay vào sân trường ngủ dưới gốc cây keo già. Đến tuổi quân dịch, tôi phải đầu quân. Anh trai tôi miễn dịch vì có cha chết trận. Đời lính bầm dập, tôi chẳng chút thiết tha, nhưng có một may mắn là gặp được thằng Hiếu. Thằng Hiếu vừa là đồng đội vừa là “thầy” của tôi. Thằng Hiếu hay triết lý “vụn”, và triết lý vụn của nó đã đóng góp thay đổi toàn bộ đời tôi. Thằng Hiếu cũng ưa tâm sự. Nó nói chuyện hay, hiểu biết rộng. Tôi ngưỡng mộ nó vô cùng. Tôi nghĩ giá như tôi được đi học, được làm người trí thức như nó chắc thú vị lắm! Tôi bắt đầu mơ mộng giữa những trận pháo kích, lội ruộng, băng rừng. Tôi học hỏi “kiến thức trường ốc” qua thằng Hiếu. Thằng Hiếu đầu quân vì vừa giận bố vừa bị bồ đá. Nó biết đàn biết hát, biết làm thơ và đặc biệt thuộc rất nhiều thơ. Vóc dáng thằng Hiếu nhỏ nhắn, kiểu công tử con nhà giàu, lại hay ốm vặt. Còn tôi to con, khoẻ mạnh nên hay đưa thân ra bảo vệ nó. Mấy năm trong quân ngũ tôi học nhìn vào cuộc đời qua nhãn quan thằng Hiếu còm. Nhiều lần, giữa tiếng bom nổ, đạn bay, mùi tử khí hay trong đêm tối âm âm u u tôi mơ tôi là “thằng” nào khác. Tôi bắt đầu giận dữ cái óc đặc bùn của tôi. May nhờ biến cố 30/4/1975 đã giúp tôi thoát được khỏi cái thằng tôi.
-----
Biết bao cái chết bờ chết bụi dọc theo những con đường chạy loạn ở ngày tàn cuộc chiến. Tâm trạng tôi vừa mừng vừa lo, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy sợ hãi. Tôi đi lang thang, chẳng biết đi đâu. Tôi không muốn về lại xóm cũ, nơi có bà già, ông anh lam lũ, và hai thằng em khờ dại, sống trong nỗi bần cùng mà tôi đã cố tình gạt ra khỏi trí nhớ suốt những năm lính tráng. Ngày bước chân vào đời quân ngũ, tôi tự coi tôi đã chết. Trong ngày tàn cuộc chiến, tôi đi dọc theo bờ biển nước xâm xấp ngang mắt cá chân, cát biển ban mai chưa kịp nóng nhưng không gian nồng mùi biển mặn, một cặp kiếng cận, mái tóc loà xoà phủ trán, làn da trắng xanh, bàn tay mười ngón thuôn dài, cùng cái thế nửa ngồi nửa nằm xoãi thân dưới gốc thông làm tôi dừng chân, tiến lại gần. Tôi đứng ngắm hắn độ vài giây. Và trong tích tắc, tôi biết tôi phải làm gì. Khuôn mặt, mà trong nhiều giấc mơ đêm lẫn ngày tôi đã từng ao ước có được. Có lẽ hắn mới tắt thở độ vài tiếng. Hắn tắt thở vì lý do gì tôi không bận tâm. Tôi lục kiếm cái ví của hắn đút sâu trong túi nơi cất giữ cái thẻ sinh viên. Tôi gỡ cặp kiếng của hắn, rồi không quên vuốt mắt hắn như thể vuốt mắt cho tôi. Người người chung quanh tôi đang gồng gánh di tản ngược xuôi dọc theo bờ biển hoặc trên đường lộ. Tôi định đoạt cuộc đời tôi trong vòng chưa tới ba phút. Tôi đi từng bước dài, nhanh lên căn nhà trống hoác gần đấy. Có lẽ cả nhà đã bỏ chạy lánh nạn Việt cộng. Tôi đi vòng ra sau hè, múc nước giếng tắm rửa, như thể vừa tẩm liệm chính mình. Xong, tôi vất quân phục, ba lô, súng đạn, tấm thẻ bài xuống giếng. Tôi đi vào trong nhà kiếm bộ đồ thường dân bận vào người. Tôi bước ra khỏi căn nhà lạ với một người hoàn toàn mới: Lê Đăng Trường.
Đã nhiều năm trôi qua, giờ đây, tôi nhận thấy cái quyết định “chưa tới ba phút” đấy là đúng. Chỉ trong những lúc đời quá bấp bênh hay bị tổn thương, tôi đứng soi gương, miệng lẩm bẩm: “Mày là thằng nào đây? Châu hay Trường?” Hoặc có khi, nằm một mình, tôi lấy tay vọc vọc con cu, hỏi: “Của thằng nào đây? Trường hay Châu?”
===
trích vài đoạn ngắn trong tiểu thuyết Thời Hậu Chiến - phần 2 - bóng người trên thiên đường.