2.
Đêm Chờ Sao Băng
Phạm Thị Ngọc, (trích đoạn)
Lần Thảo bắt đầu theo dõi tiết mục phóng sự truyền hình điều tra tội ác là lần một vụ án mạng tại thành phố Thảo cư ngụ đã loan tải trên chương trình này. Vụ một gia đình thượng lưu tại Woodlands, Texas, giữa đêm bị kẻ lạ phục kích giết chết người mẹ, người con trai, và bắn trọng thương người cha và người con trai lớn đã chiếu trên truyền hình toàn quốc, thu hút tỉ lệ người theo dõi tại địa phương khá cao. Vụ một gia đình giàu có bị thảm sát, hung thủ là ai thì trước khi chương trình này được loan chiếu người địa phương đã biết, nhưng mục phóng sự đào sâu và những tình tiết ly kỳ, những chiều hướng điều tra tỉ mỉ và công phu, những nghi can thoạt đầu xem như đúng mà rồi ra là sai, và cuối cùng thì hung thủ là kẻ thân cận không ngờ của nạn nhân. Dần dần Thảo ghiền chương trình này, đón xem từng kỳ như xem phim action thể loại cảnh sát rượt ăn cướp, hoặc gián điệp lớp lang, do một sự kích động suy đoán bởi câu hỏi ai là thủ phạm, whodunit.
Đêm Chờ Sao Băng
Phạm Thị Ngọc, (trích đoạn)
Lần Thảo bắt đầu theo dõi tiết mục phóng sự truyền hình điều tra tội ác là lần một vụ án mạng tại thành phố Thảo cư ngụ đã loan tải trên chương trình này. Vụ một gia đình thượng lưu tại Woodlands, Texas, giữa đêm bị kẻ lạ phục kích giết chết người mẹ, người con trai, và bắn trọng thương người cha và người con trai lớn đã chiếu trên truyền hình toàn quốc, thu hút tỉ lệ người theo dõi tại địa phương khá cao. Vụ một gia đình giàu có bị thảm sát, hung thủ là ai thì trước khi chương trình này được loan chiếu người địa phương đã biết, nhưng mục phóng sự đào sâu và những tình tiết ly kỳ, những chiều hướng điều tra tỉ mỉ và công phu, những nghi can thoạt đầu xem như đúng mà rồi ra là sai, và cuối cùng thì hung thủ là kẻ thân cận không ngờ của nạn nhân. Dần dần Thảo ghiền chương trình này, đón xem từng kỳ như xem phim action thể loại cảnh sát rượt ăn cướp, hoặc gián điệp lớp lang, do một sự kích động suy đoán bởi câu hỏi ai là thủ phạm, whodunit.
Giống như một câu hát của miền Nam thời chiến tranh, Ai, ai đã giết con tôi, ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình... của kỳ Mậu Thân, cái ai và cái ai oán trong chương trình Dateline bao trùm lên mọi giai cấp xã hội, giàu nghèo già trẻ đen trắng và tất cả những màu khác chính giữa, trải dài, ăn sâu vào từng ngõ ngách của nước Mỹ, từ đông sang tây, với cùng cả miền heartland mênh mang. Mỗi câu chuyện đều được mở đầu bằng vẻ đẹp như tranh của bối cảnh, rồi từ đó mở ra tình tiết như bóc một quả lựu đỏ ối, văn vẻ nghe như tiểu thuyết. Cuộc điều tra nào cũng công phu, sâu và dài theo diện tích và địa lý nước Mỹ, từ những miền cao nguyên rừng núi xuống đồng bằng nhiệt đới. Tìm đâu ra tông tích của một người mất tích? Bao nhiêu công sức cho vừa để tìm cho được một người? Và những tập hồ sơ án mạng, hoặc mất tích, có trường hợp kéo dài qua nhiều thập niên trở nên dày cộm, bằng chứng và dữ kiện có còn thuyết phục, và ai sẽ tận tâm đủ để lôi ra một lối mới cho hướng điều tra đã đi vào ngõ cụt? Những viên thanh tra kiên trì, qua nhiều tháng năm tập trung vào một hồ sơ đã trở nên gắn bó với nạn nhân như gắn bó với tâm hồn. Thảo nhận ra một điều, là nền thanh bình của một đất nước cho người ta lòng kiên nhẫn, đuổi theo và đem lại công lý, dù tốn qua bao nhiêu thế hệ, để một cái chết oan uổng cho dù chỉ là một người vô danh cũng không bị lãng quên. Từ động lực này, giấy khai tử được hoàn tất trọn vẹn như giấy khai sinh. Kẻ đã khuất được tái dựng, từ lai lịch con ai, chồng ai, vợ ai, thói hư nết xấu, những vĩ đại và tiểu tốt, những bí ẩn dấu sâu trong ngõ ngách đời người đểu phải được lôi ra để giải thích cho một kết cục bất đắc kỳ tử, và thường là trong cô đơn, giữa cơn mộng đêm thái bình.
Họa hoằn, có nạn nhân thoát chết, nhưng phải sống với thương tích quá nặng nề, có trường hợp bị rơi vào hôn mê dài. Hậu hôn mê là một cuộc đổi đời, toàn diện con người đến nỗi mắt cũng thay màu. Màu xanh lơ mắt thiếu nữ sau mợt cơn chấn thương đổi thành màu xám của tâm thức lãng đãng. Màu xám của trí nhớ đã bị gội sạch, nạn nhân không nhớ họ là ai, chuyện gì đã xảy ra, mọi người chung quanh hết thảy là lạ. Đời sống hậu hôn mê đầy đe dọa, trong khả năng suy luận chưa phục hồi. Tìm lại tông tích của mình để trở về với ổn định xem như bất khả như kẻ đứng ngoài bờ biển nhìn sóng và đoán ngọn nào là đầu, ngọn nào là cuối. Nhưng tiết mục trinh thám sẽ vô nghĩa nếu chỉ là câu chuyện về một người nằm mãi trong hôn mê. Thảo nhớ ngày còn bé say mê đọc truyện trinh thám của Tây, Sĩ Phú và Phan Tân, dịch từ hai nhân vật Spirou và Fantasio. Trong một kỳ truyện, Sĩ Phú bị kẻ ác đánh cho mất trí nhớ. Dĩ nhiên, cuối truyện thì trí nhớ của Sĩ Phú được phục hồi khi bỗng nhiên anh nhìn thấy một quả kinh khí cầu. Đôi mắt trắng dã không hồn lại mang màu sắc của sự tỉnh thức. Một điều gì đó rất quen thuộc lóe lên trong vùng lãng đãng giúp cho bệnh nhân hồi tỉnh. Một cái tên chôn vùi dưới vùng não trạng đầy thương tích, nay đã được đẩy ra ánh sáng như cơ thể phục hồi kháng sinh và tẩy xóa vi trùng, để cuối cùng thì khám phá ra thủ phạm.
Tiết mục chương trình giới hạn vào 1 hay 2 giờ đồng hồ, tóm lược những vụ điều tra âm thầm kéo dài mấy mươi năm. Những bí ẩn phơi bày, sự thật phanh phui, thủ phạm lãnh án, công lý được ban hành. Nhưng không có màn nào bàn đến đời sống của những kẻ liên lụy sẽ diễn ra như thế nào sau khi hồ sơ đã đóng. Những nỗi đau đớn mất mát hằn trên nét mặt, xuyên mọi màu da và địa vị, vượt quá mọi ngôn ngữ. Cảm xúc lẫn lộn vừa nặng vừa nhẹ, đều quá sức chịu đựng. Nặng khi đau đớn làm quỵ ngã, nhẹ vì mất mát khiến người ta cảm thấy không còn gì nữa để ràng buộc với quả đất. Tuyệt vọng sinh ảo vọng, một ngày nào đó người đã mất, hoặc mất tích, bỗng tìm về, để đời sống được trở lại như cũ. Có vài đêm trong giấc mơ, Thảo vẫn còn thấy những quả bong bóng được thả bay, bao nhiêu quả là bấy nhiêu tuổi của người đang được nhớ. Sự nhẹ tênh chuyên chở bao nhiêu là sức nặng. Màu sặc sỡ của bong bóng hằn lên nền trời xanh, bên dưới là màu vàng ối của ruộng ngô cũng ngần ấy bát ngát. Ruộng ngô trải dài quá mắt mà ngày mới sang Mỹ khi chạy xe ngang qua những ruộng ngô Thảo sợ lạc vào đó sẽ không tìm thấy lối ra. Ruộng cuốn theo đường cong của xa lộ liên bang như chu vi của một vòng tròn khổng lồ. Những cánh đồng ám ảnh. Dấn mình vào ruộng ngô đó để tìm điều gì đó đã mất.
Tuy rằng sự im lặng là ngôn ngữ chung của điều bất khả ngôn, Thảo vẫn luôn thắc mắc về những trường hợp khi nạn nhân là người di dân. Hiếm hoi lắm mới thấy một chương trình nói về án mạng trong một cộng đồng thiểu số. Vì cản trở ngôn ngữ, vì vị thế thấp kém của họ trong xã hội, công lý của họ chậm đến. Những kẻ mất tích, thường là phụ nữ, biến mất như những chiếc lá ngô rụng xuống ruộng chôn vùi vào đất. Hồ sơ của họ chỉ được mở ra sau một thời gian dài nằm quên lãng dưới đáy thùng chứa hồ sơ lạnh, thường là do những viên thanh tra tận tâm hiếm có, hay do một đầu mối mới xảy ra một cách xem như tình cờ. Thảo nhớ mãi một ngày trong thời kỳ mới đến Mỹ nghe mẹ Thảo nói về một gia đình người Việt có cô con gái đi học về bị bắt cóc và bị hãm hiếp. Cộng đồng tị nạn ngày đó yếu ớt và kém ngôn ngữ bản xứ, không ai biết theo dõi vụ này đi đến đâu, chỉ biết rằng gia đình ấy vì tính chất của tội ác đã bỏ dọn đi nơi khác. Mẹ Thảo nói thủ phạm là một bọn da đen. Và Thảo nhớ có một học sinh Việt đi làm sau giờ học bị một đám dân bản xứ lái xe ngang và ném chai thủy tinh vào đầu. Thủ phạm là một bọn da trắng. Thân phận di dân cô thế, mục tiêu dễ dàng nhất cho những cuộc bạo hành. Rồi tất cả đều được quét giấu dưới bức thảm muôn màu của nước Mỹ vĩ đại.
◌◌◌◌◌
Trong vụ thảm sát tại Woodlands, thủ phạm là người con trai lớn của nạn nhân, và hai kẻ đồng lõa khác. Bart đã âm mưu giết cả gia đình để một mình thừa hưởng gia tài. Một triệu dollars là một số tiền khổng lồ, thường là giá treo cho những vụ cố sát, không phải là giá cho những vụ giết người bừa bãi. Bart chạy trốn sang Mễ, nhưng 15 tháng sau thì bị dẫn độ về Mỹ hầu tòa và lãnh án tử hình tội cố sát mẹ và em trai, cùng loạt với tội mưu sát bố. Người bố, sau một thời gian không nuốt nổi sự thật, cuối cùng đi đến tha thứ con, gọi là để trút gánh nặng tinh thần. Sống sót sau thảm họa là sự đổi đời, Kent thành lập một tổ chức thiện nguyện giúp các nạn nhân của các vụ bạo hành đi đến tha thứ. Nhưng khả năng tha thứ của Kent dễ hiểu, vì ông là bố của thủ phạm. Tình phụ tử luôn luôn vượt qua thù hận. Như tình phụ tử giữa David và Absalom. Absalom vì muốn tiếm ngôi của cha là vua David, và muốn trả thù cho em gái đã bị một trong các hoàng tử hãm hiếp, đã khởi binh chém giết hoàng tộc, thành công đánh bật David ra khỏi thành Jerusalem. Trong cuộc truy nã cuối cùng tìm giết David, Absalom đã tử trận. David nghe tin thất thểu trở về Jerusalem, than khóc con suốt một hành trình.
"Ô, Absalom, con của Cha! Absalom, my son, my son! Chớ gì cha chết thay cho con! Ô, Absalom, my son, my son!" (2 Samuel 18:33)
Tha thứ đã khó, vượt qua nỗi thống khổ của tử ly thì khó hơn, đặc biệt là những cái chết bất đắc kỳ tử. Người chết biến hóa thành linh hồn, người sống biến hóa chỉ được một nửa, rơi vào khoảng không gian của những sinh thể mắc kẹt, nửa sống nửa chết, quái đản như những con tằm hóa thân không đến nơi đến chốn. Nghĩ thế nhưng Thảo vẫn muốn quan sát những khuôn mặt méo mó vì thống khổ trên màn ảnh tivi đó để làm gì? Để tìm câu trả lời, hay tìm sự hả hê cho mình chăng? Thảo bình thản xem, bình thản vì nỗi thống khổ đó không thuộc về mình, xem thản nhiên những phim tội ác Holocaust như xem phim giải trí, như lịch sử gần tuyệt chủng của một dân tộc đó không phải là lịch sử của mình.
Dù sao đi nữa thì chương trình phóng sự xã hội giúp người xem hiểu hơn cách làm việc của giới chức trách, cách bảo vệ an toàn cá nhân. Nhiều đêm Thảo chỉ yên trí chợp mắt khi những đứa con trở về muộn màng. Bóng đêm bên ngoài rập rình bao nhiêu là đe dọa, Thảo bồn chồn chờ tiếng xe ngoài sân đậu, tiếng quay của ổ khóa cửa, và tiếng chân rón rén bước về nhà. Thảo ra đón con. Những cái ôm mừng con về có khi có có khi không, những khi chúng nó tránh ôm mẹ để tránh những câu hỏi kèm theo. Đi đâu giờ này mới về. Giản dị là gọi phone sao không gọi.
"Sorry Moth, con quên."
Về trễ thì phải gọi cho gia đình biết.
"Con đi chơi với bạn."
Bạn nào, những chuyện đáng tiếc xảy ra cũng tại bạn.
"Trời ơi, Moth xem nhiều Dateline quá."
Nếu không có những chuyện đã xảy ra thì không có Dateline.
"Moth đi ngủ đi... Good night Moth."
Những lần như thế, Thảo nhớ về mẹ, và chợt thấy trong sự trật tự của Thảo, chị chưa bao giờ có những câu chuyện nửa đêm với mẹ như thế, như nhiều lần mẹ đã nói chuyện với anh của Thảo khi anh trở về từ việc làm khuya. Từ năm 75 đến giờ, mấy chục năm, mấy thập niên, so sánh câu chuyện nửa đêm giữa mẹ con từ đó đến giờ có khác gì nhau.
Ánh đèn vàng loang vào bóng tối từ căn bếp hẹp. Mẹ đốt thì giờ chờ đợi với biến chế nấu nướng trên bếp ga nhỏ, cáu đen qua nhiều đời xử dụng. Tủ lạnh rỉ sét, tróc sơn, đều đặn từng hồi rên rỉ gồng mình toát khí lạnh, cho hợp với bồn nước rửa chén men trắng cũng lấm chấm những vòng tróc men loang lổ. Chiếc bàn gỗ vuông cũ, mặt bọc giấy dán ny lông xanh, được bầy giữa những chiếc ghế cọc cạch quây quần xung quanh. Vật chất không làm nên một gia đình là nhận xét an ủi những kẻ đã trắng tay, trơ trụi đến mức đôi khi sự thinh lặng của màn đêm cũng là xa xỉ. Từ chỗ nằm trên chiếc giường cót, Thảo nhận ra tiếng lũ gián rào rào đạp chạy lên nhau, loài chuột âm thầm gậm nhấm giữa những vách tường, còi xe lửa hụ lên từ xa, và dĩ nhiên tiếng sàn gỗ uốn mình răng rắc theo từng bước chân của mẹ trong bếp, và rổi của anh Quất khi anh về từ một việc làm khuya. Anh là mối mong chờ của mẹ, là lý do mẹ bỏ tất cả để đem đàn con sang Mỹ. Anh xả vòi nước rửa tay, rồi xuống trước bát cháo mẹ đã dọn sẵn, thịnh soạn trong hoàn cảnh khiêm tốn của nó.
"Làm cái việc rửa chén này mệt quá, Mẹ," giọng nói 19 tuổi của anh trầm. "Con có đứa bạn sẽ xin cho con việc làm bán tiệm tạp hóa."
"Người ta nói bán tạp hóa nguy hiểm."
"Con làm đêm, tiệm vắng khách, con sẽ có thì giờ học."
"Anh không cần phải đi làm... Có bao nhiêu sống bấy nhiêu."
"Làm sao lại không đi làm! Mà mẹ đừng lo, sống chết đều có số."
Những mẩu dối thoại tiếp theo, Thảo nhớ mãi lời anh bông đùa.
"Bạn bè xem chỉ tay cho con, nói đường sống trên tay con rất ngắn. Có nghĩa là con phải lấy vợ sớm, để có con nối dõi."
Để mẹ gắt, "Đường sống ngắn còn đòi lấy vợ."
Khi câu chuyện chấm dứt, và khi anh đã đi ngủ trên chiếc ghế sa-lông sờn vải ngoài phòng khách, lò xo đâm lên lưng, một lúc anh sẽ trở mình nằm sấp, thì mẹ tắt đèn, bắt đầu giờ cầu nguyện. Tiếng tràng hạt chạm nhau lách cách đều như lời ru Thảo rơi vào giấc ngủ. Còi hỏa xa nghe ai oán phân ly. Những chiếc lá khô từ mùa đông vẫn còn rơi ngoài khu đất sau nhà. Làm sao một khoảnh khắc lại có thể chứa đựng nhiều trĩu nặng, kéo theo nhau như những toa xe lửa ngàn cân, dù tất cả cũng chỉ trong chớp mắt cũng đủ để khiến Thảo từ đó bước những bước loạng choạng vào tương lai.
Họa hoằn, có nạn nhân thoát chết, nhưng phải sống với thương tích quá nặng nề, có trường hợp bị rơi vào hôn mê dài. Hậu hôn mê là một cuộc đổi đời, toàn diện con người đến nỗi mắt cũng thay màu. Màu xanh lơ mắt thiếu nữ sau mợt cơn chấn thương đổi thành màu xám của tâm thức lãng đãng. Màu xám của trí nhớ đã bị gội sạch, nạn nhân không nhớ họ là ai, chuyện gì đã xảy ra, mọi người chung quanh hết thảy là lạ. Đời sống hậu hôn mê đầy đe dọa, trong khả năng suy luận chưa phục hồi. Tìm lại tông tích của mình để trở về với ổn định xem như bất khả như kẻ đứng ngoài bờ biển nhìn sóng và đoán ngọn nào là đầu, ngọn nào là cuối. Nhưng tiết mục trinh thám sẽ vô nghĩa nếu chỉ là câu chuyện về một người nằm mãi trong hôn mê. Thảo nhớ ngày còn bé say mê đọc truyện trinh thám của Tây, Sĩ Phú và Phan Tân, dịch từ hai nhân vật Spirou và Fantasio. Trong một kỳ truyện, Sĩ Phú bị kẻ ác đánh cho mất trí nhớ. Dĩ nhiên, cuối truyện thì trí nhớ của Sĩ Phú được phục hồi khi bỗng nhiên anh nhìn thấy một quả kinh khí cầu. Đôi mắt trắng dã không hồn lại mang màu sắc của sự tỉnh thức. Một điều gì đó rất quen thuộc lóe lên trong vùng lãng đãng giúp cho bệnh nhân hồi tỉnh. Một cái tên chôn vùi dưới vùng não trạng đầy thương tích, nay đã được đẩy ra ánh sáng như cơ thể phục hồi kháng sinh và tẩy xóa vi trùng, để cuối cùng thì khám phá ra thủ phạm.
Tiết mục chương trình giới hạn vào 1 hay 2 giờ đồng hồ, tóm lược những vụ điều tra âm thầm kéo dài mấy mươi năm. Những bí ẩn phơi bày, sự thật phanh phui, thủ phạm lãnh án, công lý được ban hành. Nhưng không có màn nào bàn đến đời sống của những kẻ liên lụy sẽ diễn ra như thế nào sau khi hồ sơ đã đóng. Những nỗi đau đớn mất mát hằn trên nét mặt, xuyên mọi màu da và địa vị, vượt quá mọi ngôn ngữ. Cảm xúc lẫn lộn vừa nặng vừa nhẹ, đều quá sức chịu đựng. Nặng khi đau đớn làm quỵ ngã, nhẹ vì mất mát khiến người ta cảm thấy không còn gì nữa để ràng buộc với quả đất. Tuyệt vọng sinh ảo vọng, một ngày nào đó người đã mất, hoặc mất tích, bỗng tìm về, để đời sống được trở lại như cũ. Có vài đêm trong giấc mơ, Thảo vẫn còn thấy những quả bong bóng được thả bay, bao nhiêu quả là bấy nhiêu tuổi của người đang được nhớ. Sự nhẹ tênh chuyên chở bao nhiêu là sức nặng. Màu sặc sỡ của bong bóng hằn lên nền trời xanh, bên dưới là màu vàng ối của ruộng ngô cũng ngần ấy bát ngát. Ruộng ngô trải dài quá mắt mà ngày mới sang Mỹ khi chạy xe ngang qua những ruộng ngô Thảo sợ lạc vào đó sẽ không tìm thấy lối ra. Ruộng cuốn theo đường cong của xa lộ liên bang như chu vi của một vòng tròn khổng lồ. Những cánh đồng ám ảnh. Dấn mình vào ruộng ngô đó để tìm điều gì đó đã mất.
Tuy rằng sự im lặng là ngôn ngữ chung của điều bất khả ngôn, Thảo vẫn luôn thắc mắc về những trường hợp khi nạn nhân là người di dân. Hiếm hoi lắm mới thấy một chương trình nói về án mạng trong một cộng đồng thiểu số. Vì cản trở ngôn ngữ, vì vị thế thấp kém của họ trong xã hội, công lý của họ chậm đến. Những kẻ mất tích, thường là phụ nữ, biến mất như những chiếc lá ngô rụng xuống ruộng chôn vùi vào đất. Hồ sơ của họ chỉ được mở ra sau một thời gian dài nằm quên lãng dưới đáy thùng chứa hồ sơ lạnh, thường là do những viên thanh tra tận tâm hiếm có, hay do một đầu mối mới xảy ra một cách xem như tình cờ. Thảo nhớ mãi một ngày trong thời kỳ mới đến Mỹ nghe mẹ Thảo nói về một gia đình người Việt có cô con gái đi học về bị bắt cóc và bị hãm hiếp. Cộng đồng tị nạn ngày đó yếu ớt và kém ngôn ngữ bản xứ, không ai biết theo dõi vụ này đi đến đâu, chỉ biết rằng gia đình ấy vì tính chất của tội ác đã bỏ dọn đi nơi khác. Mẹ Thảo nói thủ phạm là một bọn da đen. Và Thảo nhớ có một học sinh Việt đi làm sau giờ học bị một đám dân bản xứ lái xe ngang và ném chai thủy tinh vào đầu. Thủ phạm là một bọn da trắng. Thân phận di dân cô thế, mục tiêu dễ dàng nhất cho những cuộc bạo hành. Rồi tất cả đều được quét giấu dưới bức thảm muôn màu của nước Mỹ vĩ đại.
◌◌◌◌◌
Trong vụ thảm sát tại Woodlands, thủ phạm là người con trai lớn của nạn nhân, và hai kẻ đồng lõa khác. Bart đã âm mưu giết cả gia đình để một mình thừa hưởng gia tài. Một triệu dollars là một số tiền khổng lồ, thường là giá treo cho những vụ cố sát, không phải là giá cho những vụ giết người bừa bãi. Bart chạy trốn sang Mễ, nhưng 15 tháng sau thì bị dẫn độ về Mỹ hầu tòa và lãnh án tử hình tội cố sát mẹ và em trai, cùng loạt với tội mưu sát bố. Người bố, sau một thời gian không nuốt nổi sự thật, cuối cùng đi đến tha thứ con, gọi là để trút gánh nặng tinh thần. Sống sót sau thảm họa là sự đổi đời, Kent thành lập một tổ chức thiện nguyện giúp các nạn nhân của các vụ bạo hành đi đến tha thứ. Nhưng khả năng tha thứ của Kent dễ hiểu, vì ông là bố của thủ phạm. Tình phụ tử luôn luôn vượt qua thù hận. Như tình phụ tử giữa David và Absalom. Absalom vì muốn tiếm ngôi của cha là vua David, và muốn trả thù cho em gái đã bị một trong các hoàng tử hãm hiếp, đã khởi binh chém giết hoàng tộc, thành công đánh bật David ra khỏi thành Jerusalem. Trong cuộc truy nã cuối cùng tìm giết David, Absalom đã tử trận. David nghe tin thất thểu trở về Jerusalem, than khóc con suốt một hành trình.
"Ô, Absalom, con của Cha! Absalom, my son, my son! Chớ gì cha chết thay cho con! Ô, Absalom, my son, my son!" (2 Samuel 18:33)
Tha thứ đã khó, vượt qua nỗi thống khổ của tử ly thì khó hơn, đặc biệt là những cái chết bất đắc kỳ tử. Người chết biến hóa thành linh hồn, người sống biến hóa chỉ được một nửa, rơi vào khoảng không gian của những sinh thể mắc kẹt, nửa sống nửa chết, quái đản như những con tằm hóa thân không đến nơi đến chốn. Nghĩ thế nhưng Thảo vẫn muốn quan sát những khuôn mặt méo mó vì thống khổ trên màn ảnh tivi đó để làm gì? Để tìm câu trả lời, hay tìm sự hả hê cho mình chăng? Thảo bình thản xem, bình thản vì nỗi thống khổ đó không thuộc về mình, xem thản nhiên những phim tội ác Holocaust như xem phim giải trí, như lịch sử gần tuyệt chủng của một dân tộc đó không phải là lịch sử của mình.
Dù sao đi nữa thì chương trình phóng sự xã hội giúp người xem hiểu hơn cách làm việc của giới chức trách, cách bảo vệ an toàn cá nhân. Nhiều đêm Thảo chỉ yên trí chợp mắt khi những đứa con trở về muộn màng. Bóng đêm bên ngoài rập rình bao nhiêu là đe dọa, Thảo bồn chồn chờ tiếng xe ngoài sân đậu, tiếng quay của ổ khóa cửa, và tiếng chân rón rén bước về nhà. Thảo ra đón con. Những cái ôm mừng con về có khi có có khi không, những khi chúng nó tránh ôm mẹ để tránh những câu hỏi kèm theo. Đi đâu giờ này mới về. Giản dị là gọi phone sao không gọi.
"Sorry Moth, con quên."
Về trễ thì phải gọi cho gia đình biết.
"Con đi chơi với bạn."
Bạn nào, những chuyện đáng tiếc xảy ra cũng tại bạn.
"Trời ơi, Moth xem nhiều Dateline quá."
Nếu không có những chuyện đã xảy ra thì không có Dateline.
"Moth đi ngủ đi... Good night Moth."
Những lần như thế, Thảo nhớ về mẹ, và chợt thấy trong sự trật tự của Thảo, chị chưa bao giờ có những câu chuyện nửa đêm với mẹ như thế, như nhiều lần mẹ đã nói chuyện với anh của Thảo khi anh trở về từ việc làm khuya. Từ năm 75 đến giờ, mấy chục năm, mấy thập niên, so sánh câu chuyện nửa đêm giữa mẹ con từ đó đến giờ có khác gì nhau.
Ánh đèn vàng loang vào bóng tối từ căn bếp hẹp. Mẹ đốt thì giờ chờ đợi với biến chế nấu nướng trên bếp ga nhỏ, cáu đen qua nhiều đời xử dụng. Tủ lạnh rỉ sét, tróc sơn, đều đặn từng hồi rên rỉ gồng mình toát khí lạnh, cho hợp với bồn nước rửa chén men trắng cũng lấm chấm những vòng tróc men loang lổ. Chiếc bàn gỗ vuông cũ, mặt bọc giấy dán ny lông xanh, được bầy giữa những chiếc ghế cọc cạch quây quần xung quanh. Vật chất không làm nên một gia đình là nhận xét an ủi những kẻ đã trắng tay, trơ trụi đến mức đôi khi sự thinh lặng của màn đêm cũng là xa xỉ. Từ chỗ nằm trên chiếc giường cót, Thảo nhận ra tiếng lũ gián rào rào đạp chạy lên nhau, loài chuột âm thầm gậm nhấm giữa những vách tường, còi xe lửa hụ lên từ xa, và dĩ nhiên tiếng sàn gỗ uốn mình răng rắc theo từng bước chân của mẹ trong bếp, và rổi của anh Quất khi anh về từ một việc làm khuya. Anh là mối mong chờ của mẹ, là lý do mẹ bỏ tất cả để đem đàn con sang Mỹ. Anh xả vòi nước rửa tay, rồi xuống trước bát cháo mẹ đã dọn sẵn, thịnh soạn trong hoàn cảnh khiêm tốn của nó.
"Làm cái việc rửa chén này mệt quá, Mẹ," giọng nói 19 tuổi của anh trầm. "Con có đứa bạn sẽ xin cho con việc làm bán tiệm tạp hóa."
"Người ta nói bán tạp hóa nguy hiểm."
"Con làm đêm, tiệm vắng khách, con sẽ có thì giờ học."
"Anh không cần phải đi làm... Có bao nhiêu sống bấy nhiêu."
"Làm sao lại không đi làm! Mà mẹ đừng lo, sống chết đều có số."
Những mẩu dối thoại tiếp theo, Thảo nhớ mãi lời anh bông đùa.
"Bạn bè xem chỉ tay cho con, nói đường sống trên tay con rất ngắn. Có nghĩa là con phải lấy vợ sớm, để có con nối dõi."
Để mẹ gắt, "Đường sống ngắn còn đòi lấy vợ."
Khi câu chuyện chấm dứt, và khi anh đã đi ngủ trên chiếc ghế sa-lông sờn vải ngoài phòng khách, lò xo đâm lên lưng, một lúc anh sẽ trở mình nằm sấp, thì mẹ tắt đèn, bắt đầu giờ cầu nguyện. Tiếng tràng hạt chạm nhau lách cách đều như lời ru Thảo rơi vào giấc ngủ. Còi hỏa xa nghe ai oán phân ly. Những chiếc lá khô từ mùa đông vẫn còn rơi ngoài khu đất sau nhà. Làm sao một khoảnh khắc lại có thể chứa đựng nhiều trĩu nặng, kéo theo nhau như những toa xe lửa ngàn cân, dù tất cả cũng chỉ trong chớp mắt cũng đủ để khiến Thảo từ đó bước những bước loạng choạng vào tương lai.