1.
electric angels*
nguyễn hương
Quyên nói nhớ chim đáp xuống nóc nhà thờ Huyện Sĩ. Rồi từ đó một bài hát Thái Thanh vọng về. Rồi thằng bé ở đường Bùi thị Xuân chạy trên lề. Rồi một tuổi thơ trở lại. Rồi một quốc gia. Rồi một thế giới. Cứ thế sống sót, qua tháng Tư. Qua vết chém của thể chế. Qua dịch tễ.
electric angels*
nguyễn hương
Quyên nói nhớ chim đáp xuống nóc nhà thờ Huyện Sĩ. Rồi từ đó một bài hát Thái Thanh vọng về. Rồi thằng bé ở đường Bùi thị Xuân chạy trên lề. Rồi một tuổi thơ trở lại. Rồi một quốc gia. Rồi một thế giới. Cứ thế sống sót, qua tháng Tư. Qua vết chém của thể chế. Qua dịch tễ.
Tôi thì không muốn nhớ gì hết. Ký ức trước tháng Tư kéo theo sau tháng Tư. Ký ức tuổi thơ kéo theo ký ức của một thời trở lại Việt Nam chăm Mẹ những năm cuối, cạnh một quan hệ trắc trở với một kết cục không qua nổi lịch sử chia cắt đã thành định mệnh. Không phải sống không có gì vui, tị nạn hay kiểu nào đi nữa. Nhưng buồn thì như ai lấy chày baseball đập vào đầu, vào ngực, vào bụng. Tôi coi phim tv ăn cắp ngôn ngữ giảo nghiệm sơ khởi gọi là massive trauma to the head and torso. Buồn mới móc vào buồn cũ, suốt mấy mươi năm, nửa đêm rút ra như chùm lưỡi câu mắc họng nhân vật phim Kim Ki Duk.
Cô sinh viên hỏi tại sao những người viết tiếng Việt thế hệ của tôi không đặt bối cảnh truyện ở thời cộng hoà, trước 75. Thế hệ tôi là thế hệ rời Việt Nam khi còn nhỏ. Tôi trả lời quanh co. Nhưng thật ra để nhớ ngược dòng một chuỗi mất mát là một đòi hỏi quá sức. Để sống, nhiều khi phải xuôi dòng. Hay trụ lại trong khoảng trống. Khoảng trống của người mất trí nhớ. Trong cơn trầm cảm lần trước, cách đây 20 năm, tôi đã đọc đi đọc lại tuyển tập truyện ngắn chủ đề mất trí nhớ. Quên sạch. Không phải nhớ mình là ai trong tương quan với ai và những gì đã xảy ra. Không phải xác định mình trong giòng thời gian. Nhẹ như không.
Tôi sống một mình ở thành phố Los Ángeles. Lệnh cô lập đã ban hành cả tháng. Ngoài đường vắng, trừ những người homeless hay vài người có tiền bịt mặt đi mua thực phẩm và thuốc men. Tôi dạy lớp từ nhà vào buổi chiều bằng Zoom. Gương mặt sinh viên hiện lên trong nhiều ô nhỏ, lấp kín màn hình. Khi giảng bài phải chiếu hình ảnh thì không nhìn thấy ai, như lảm nhảm một mình. Vào buổi sáng, tôi đọc tin con số nhiễm bệnh và tử vong. Hay xem hình những người tù sắp hòm ván mỏng chồng lên nhau trong các hố chôn tập thể lấp sấp nước trên Hart Island, New York. Khoảng đất này đã từng bị giành từ người bản địa, có khi chữa thương binh nội chiến, có khi chứa tù chiến tranh, có khi chôn người nghèo vô thừa nhận. Ngồi bờ biển này tôi lo bờ biển kia, vì con trai phải trực tiếp chăm sóc những người bệnh nặng trong nhà thương ở Long Island dành cho covid 19 mà không đủ đồ bảo vệ cá nhân. Nhưng cũng lo từ xa thôi, như lo con gái sốt ở một thành phố khác. Như mọi chuyện đều không thật.
Tôi ngồi lầu 3 ngó xuống không thấy gì nhiều, chỉ mặt trời mọc mặt trời lặn. Tôi thấy trên phone hình drones chụp những trung tâm thành phố vắng ngắt, như nền văn minh con người đã qua. Hậu duệ con người là drones. Và ángeles. Tôi tưởng tượng thành phố chung quanh xoá trắng, còn lại là khoảng trống của thời nguyên thủy nào đó trả về cho bầy thiên thần trong cái tên của nó, tẩy rửa nhiều ngàn năm lịch sử. Bộ tộc Tongva, đế quốc Tây Ban Nha, đế quốc Hiệp Bang. Giết chóc, giành giật, yêu thương, thù hận. Ra khỏi dòng thời gian. Ra khỏi lịch sử. Nhẹ như không.
Tôi ngồi cạnh cửa kiếng cố không nhớ gì, hít vô thở ra. Con chim bồ câu đâm đầu vô kiếng vì tưởng vòm trời vẫn còn tiếp nối. Nó té ngửa, cánh và chân sãi ra, máu chảy từ đầu đọng thành vũng nhỏ. Massive trauma to the head and torso. Chỉ mấy phút sau là cánh và chân nó khép lại, máu sệt thẫm màu. Tôi quấn xác nó trong lớp vải, thay quần áo, bịt mặt, xuống lầu mang nó vô dãy đồi bên kia đường. Lúc đặt xác bồ câu xuống bụi bông vàng, tôi nghe rõ tiếng cút cu cút cu rùn rụt trong lòng ngực nó. Hôm sau vòng lại thì thú khác đã tha mất xác.
Tôi nghĩ những thiên thần cư dân Los Ángeles sau con người sẽ mang những bộ thông minh nhân tạo. Tôi sẽ quên hết, và chúng sẽ nhớ giùm tôi những vệt rong giữa kẻ gạch tàu sáng sớm. Chúng sẽ nhớ giùm tôi hàng ba có cây ngọc lan và mấy chậu trầu bà chỗ ông cảnh sát nhảy vào trốn trước khi bị lính tác chiến nghỉ phép cuối năm đá văng tròng mắt rồi đạp chết. Chúng sẽ nhớ giùm tôi gang tay Ba đo khoảng cách giữa đại hùng tinh tiểu hùng tinh và bắc đẩu trên vòm trời ngoài Bãi Trước. Chúng sẽ nhớ giùm tôi đêm 28 tháng Tư Vũng Tàu cháy dưới đạn pháo kích. Chúng sẽ nhớ giùm tôi phòng 607. Chúng sẽ nhớ giùm con người toàn thể thời gian, ký ức, lịch sử. Chúng sẽ nhớ giùm con chim mảnh trời xanh còn phía trước. Cucurrucucu paloma.
Tháng Tư 2020
--
Philip K. Dick, Do Androids Dream of Electric Sheep? Doubleday, 1968.
Cô sinh viên hỏi tại sao những người viết tiếng Việt thế hệ của tôi không đặt bối cảnh truyện ở thời cộng hoà, trước 75. Thế hệ tôi là thế hệ rời Việt Nam khi còn nhỏ. Tôi trả lời quanh co. Nhưng thật ra để nhớ ngược dòng một chuỗi mất mát là một đòi hỏi quá sức. Để sống, nhiều khi phải xuôi dòng. Hay trụ lại trong khoảng trống. Khoảng trống của người mất trí nhớ. Trong cơn trầm cảm lần trước, cách đây 20 năm, tôi đã đọc đi đọc lại tuyển tập truyện ngắn chủ đề mất trí nhớ. Quên sạch. Không phải nhớ mình là ai trong tương quan với ai và những gì đã xảy ra. Không phải xác định mình trong giòng thời gian. Nhẹ như không.
Tôi sống một mình ở thành phố Los Ángeles. Lệnh cô lập đã ban hành cả tháng. Ngoài đường vắng, trừ những người homeless hay vài người có tiền bịt mặt đi mua thực phẩm và thuốc men. Tôi dạy lớp từ nhà vào buổi chiều bằng Zoom. Gương mặt sinh viên hiện lên trong nhiều ô nhỏ, lấp kín màn hình. Khi giảng bài phải chiếu hình ảnh thì không nhìn thấy ai, như lảm nhảm một mình. Vào buổi sáng, tôi đọc tin con số nhiễm bệnh và tử vong. Hay xem hình những người tù sắp hòm ván mỏng chồng lên nhau trong các hố chôn tập thể lấp sấp nước trên Hart Island, New York. Khoảng đất này đã từng bị giành từ người bản địa, có khi chữa thương binh nội chiến, có khi chứa tù chiến tranh, có khi chôn người nghèo vô thừa nhận. Ngồi bờ biển này tôi lo bờ biển kia, vì con trai phải trực tiếp chăm sóc những người bệnh nặng trong nhà thương ở Long Island dành cho covid 19 mà không đủ đồ bảo vệ cá nhân. Nhưng cũng lo từ xa thôi, như lo con gái sốt ở một thành phố khác. Như mọi chuyện đều không thật.
Tôi ngồi lầu 3 ngó xuống không thấy gì nhiều, chỉ mặt trời mọc mặt trời lặn. Tôi thấy trên phone hình drones chụp những trung tâm thành phố vắng ngắt, như nền văn minh con người đã qua. Hậu duệ con người là drones. Và ángeles. Tôi tưởng tượng thành phố chung quanh xoá trắng, còn lại là khoảng trống của thời nguyên thủy nào đó trả về cho bầy thiên thần trong cái tên của nó, tẩy rửa nhiều ngàn năm lịch sử. Bộ tộc Tongva, đế quốc Tây Ban Nha, đế quốc Hiệp Bang. Giết chóc, giành giật, yêu thương, thù hận. Ra khỏi dòng thời gian. Ra khỏi lịch sử. Nhẹ như không.
Tôi ngồi cạnh cửa kiếng cố không nhớ gì, hít vô thở ra. Con chim bồ câu đâm đầu vô kiếng vì tưởng vòm trời vẫn còn tiếp nối. Nó té ngửa, cánh và chân sãi ra, máu chảy từ đầu đọng thành vũng nhỏ. Massive trauma to the head and torso. Chỉ mấy phút sau là cánh và chân nó khép lại, máu sệt thẫm màu. Tôi quấn xác nó trong lớp vải, thay quần áo, bịt mặt, xuống lầu mang nó vô dãy đồi bên kia đường. Lúc đặt xác bồ câu xuống bụi bông vàng, tôi nghe rõ tiếng cút cu cút cu rùn rụt trong lòng ngực nó. Hôm sau vòng lại thì thú khác đã tha mất xác.
Tôi nghĩ những thiên thần cư dân Los Ángeles sau con người sẽ mang những bộ thông minh nhân tạo. Tôi sẽ quên hết, và chúng sẽ nhớ giùm tôi những vệt rong giữa kẻ gạch tàu sáng sớm. Chúng sẽ nhớ giùm tôi hàng ba có cây ngọc lan và mấy chậu trầu bà chỗ ông cảnh sát nhảy vào trốn trước khi bị lính tác chiến nghỉ phép cuối năm đá văng tròng mắt rồi đạp chết. Chúng sẽ nhớ giùm tôi gang tay Ba đo khoảng cách giữa đại hùng tinh tiểu hùng tinh và bắc đẩu trên vòm trời ngoài Bãi Trước. Chúng sẽ nhớ giùm tôi đêm 28 tháng Tư Vũng Tàu cháy dưới đạn pháo kích. Chúng sẽ nhớ giùm tôi phòng 607. Chúng sẽ nhớ giùm con người toàn thể thời gian, ký ức, lịch sử. Chúng sẽ nhớ giùm con chim mảnh trời xanh còn phía trước. Cucurrucucu paloma.
Tháng Tư 2020
--
Philip K. Dick, Do Androids Dream of Electric Sheep? Doubleday, 1968.