Cổ
Thận Nhiên
Ở nước ấy, cổ là bộ phận trên thân thể con người có liên quan mật thiết một cách kỳ dị với phòng tạm giữ của cơ quan công an.
Thận Nhiên
Ở nước ấy, cổ là bộ phận trên thân thể con người có liên quan mật thiết một cách kỳ dị với phòng tạm giữ của cơ quan công an.
Cổ luôn được đặt kèm theo một động từ đứng trước nó như: treo, gãy, cắt, trẹo, siết, bóp, trặc, bẻ, đứt, vặn... Và khi ra khỏi những căn phòng đó cổ thường biến dạng, không còn giữ được chức năng, và có khi không còn ở vị trí trên đôi vai như trước.
Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ quát.
Khi một người có cái cổ bình thường được mời vào cơ quan này, rồi trở ra mà cổ vẫn còn bình thường như trước thì đó là một điều bất thường.
Tuy nhiên, có một động từ đặc biệt khác đi kèm với cổ, cũng đứng trước nó, đó là động từ "cưỡi". "cưỡi cổ" đứng sau "đè đầu", nó vừa là đặc quyền vừa là thú vui của những người không có cổ và không có đầu, và không thuộc về khối nhân dân.
*
Cuộc Cách Mạng Cuối Cùng
Thận Nhiên
Lãnh đạo đất nước này, trong thời đại này, mà không bị bọn phản động, nhất là bọn công dân mạng, đặt điều đàm tiếu, xuyên tạc là điều bất khả. Có biết bao thanh danh đã bị chúng làm ô uế, thậm chí biến thành trò cười, khi họ qua đời.
Để đối phó với tình trạng các đồng chí lãnh đạo dồn dập ra đi, hết thế hệ lão thành đến thế hệ đồng tuế, nhanh và nhiều cho tới nỗi không thể tự mình ngồi soạn văn bản phân ưu cho từng người, ông ra lệnh thành lập một ban thư ký gồm ba người, chỉ chuyên trách về phần việc này, để ông dành thì giờ lo những việc trị nước quan trọng hơn. Ban thư ký này được gọi là Ban Phân Ưu.
Yêu cầu đầu tiên của văn bản phân ưu là phải viết tay để bày tỏ sự tôn trọng đặc biệt với người quá cố và với bộ mặt văn hóa của chính thể, chứ không thể đơn giản là những bản đánh máy máy móc vô hồn. Ban Phân Ưu phải chọn ra một người có nét chữ rõ ràng dễ đọc, đẹp nhưng rắn rỏi, để biểu thị cá tính và khí độ lãnh tụ của ông. Sau khi cùng nhau soạn thảo hàng loạt văn bản, thì người này phải nắn nót viết từng văn bản lên mỗi tờ giấy có đóng triện huy hiệu riêng của ông, để ông chỉ việc ký tên sẵn vào dưới mỗi văn bản mà yên tâm không cần phải đọc lại.
Những văn bản phân ưu thường có một công thức như nhau, chỉ cần thay đổi một số chi tiết như ngày tháng, địa điểm và nhân thân của người quá cố cho phù hợp, những chỗ này để trống để khi cần thì điền vào.
Văn bản phân ưu là một hỗn hợp những cụm từ, danh từ, tính từ, động từ an toàn được sử dụng thường xuyên đến độ quen thuộc, chúng được sắp xếp thành những câu văn có cùng nội dung, và những câu văn này được thay đổi cấu trúc và vị trí cho khác nhau để người đọc khó nhận ra sự trùng lặp và đơn điệu, nhàm chán.
Văn bản phân ưu luôn mở đầu bằng cụm từ “Vô cùng thương tiếc”, rồi kế đến là khoảng trống để điền vào dành cho đồng chí…, hay anh Ba..., chị Tám… - kế đến là chức vụ và nhân thân người quá cố - kế đến là công đức của người quá cố - kế đến là lòng tiếc thương của người còn sống đối với người quá cố - kế đến là lời chia buồn cùng gia quyến - kế đến là lời nhắn gởi và hứa hẹn của ông - kẻ ở lại trần gian - và người đi qua thế giới bên kia nếu có một thế giới như vậy - sau cùng là “Thay mặt…”. Có khi ông thay mặt mặt trận, có khi ông thay mặt chính phủ, có khi ông thay mặt đảng… nghĩa là phải thay mặt một tập thể thích hợp nào đó nhưng không bao giờ ông hiện diện với danh xưng cá nhân mình, và dưới đó là chỗ ông ký tên cùng chức danh của ông.
Những cụm từ thường bắt đầu bằng ba chữ “hết lòng với” như: hết lòng với sự nghiệp giải phóng, hết lòng với sự nghiệp xây dựng, hết lòng với sự nghiệp đấu tranh, hết lòng với sự nghiệp phát triển, hết lòng với sự nghiệp thống nhất, hết lòng với sự nghiệp đổi mới, hết lòng với sự nghiệp hội nhập, hết lòng với sự nghiệp giáo dục, hết lòng với sự nghiệp văn hóa, hết lòng với sự nghiệp thi ca… vân vân… Ngoài ra còn các cụm từ khác luôn có tính biểu trưng tố chất và khối lượng như: truyền thống vẻ vang, truyền thống anh hùng, cống hiến to lớn, lãnh đạo xuất sắc, nỗi mất mát sâu sắc vô hạn, nỗi đau thương vô cùng, tổn thất to lớn…
Các tính từ thường có như tận tụy, liêm chính, chí công vô tư, gần gũi, khiêm tốn, bình dị, chân tình, đức độ, thân thiết, chí tình, hi sinh, anh dũng,… và kiên trung, đúng vậy kiên trung, chữ này quan trọng không thể thiếu.
Các danh từ như đảng, tổ quốc, đất nước, đồng bào, chiến sĩ, anh linh, nhiệm vụ, công tác...
Các động từ như kính cẩn nghiêng mình, nhớ mãi, ghi nhớ, tri ân, tiếc thương, thề, hứa, noi theo, bước theo, phấn đấu, vượt qua, giao phó, hoàn thành, vĩnh biệt…
Mỗi ngày đầu tháng ông ký tên vào một xấp 30 văn bản phân ưu như vậy. Chúng được sử dụng và hết đi rất nhanh, có khi chưa hết tháng ông đã phải ký thêm một số bản mới.
Hôm nay, ông quyết định làm một hành vi cách mạng cuối cùng, cho chính mình. Ông đuổi hết nhân viên ra khỏi phòng, đóng cửa lại, ngồi xuống bàn, xem lại tất cả sao lưu của mấy trăm bản phân ưu mà ông từng ký từ khi nhận chức, rồi rị mọ ngồi viết lại một văn bản chi chít chữ kín hai tờ giấy, có đủ những từ ngữ mà ông cho rằng chúng có các thành tố quan trọng nhất để biểu thị cuộc đời mình, điền tên ông vào chỗ dành cho người quá cố, rồi ký.
Hài lòng. Ông bỏ văn bản vào phong bì riêng, đóng dấu tối mật. Cân nhắc chừng một phút, ông dứt khoát đóng thêm dấu KHẨN.
Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ quát.
Khi một người có cái cổ bình thường được mời vào cơ quan này, rồi trở ra mà cổ vẫn còn bình thường như trước thì đó là một điều bất thường.
Tuy nhiên, có một động từ đặc biệt khác đi kèm với cổ, cũng đứng trước nó, đó là động từ "cưỡi". "cưỡi cổ" đứng sau "đè đầu", nó vừa là đặc quyền vừa là thú vui của những người không có cổ và không có đầu, và không thuộc về khối nhân dân.
*
Cuộc Cách Mạng Cuối Cùng
Thận Nhiên
Lãnh đạo đất nước này, trong thời đại này, mà không bị bọn phản động, nhất là bọn công dân mạng, đặt điều đàm tiếu, xuyên tạc là điều bất khả. Có biết bao thanh danh đã bị chúng làm ô uế, thậm chí biến thành trò cười, khi họ qua đời.
Để đối phó với tình trạng các đồng chí lãnh đạo dồn dập ra đi, hết thế hệ lão thành đến thế hệ đồng tuế, nhanh và nhiều cho tới nỗi không thể tự mình ngồi soạn văn bản phân ưu cho từng người, ông ra lệnh thành lập một ban thư ký gồm ba người, chỉ chuyên trách về phần việc này, để ông dành thì giờ lo những việc trị nước quan trọng hơn. Ban thư ký này được gọi là Ban Phân Ưu.
Yêu cầu đầu tiên của văn bản phân ưu là phải viết tay để bày tỏ sự tôn trọng đặc biệt với người quá cố và với bộ mặt văn hóa của chính thể, chứ không thể đơn giản là những bản đánh máy máy móc vô hồn. Ban Phân Ưu phải chọn ra một người có nét chữ rõ ràng dễ đọc, đẹp nhưng rắn rỏi, để biểu thị cá tính và khí độ lãnh tụ của ông. Sau khi cùng nhau soạn thảo hàng loạt văn bản, thì người này phải nắn nót viết từng văn bản lên mỗi tờ giấy có đóng triện huy hiệu riêng của ông, để ông chỉ việc ký tên sẵn vào dưới mỗi văn bản mà yên tâm không cần phải đọc lại.
Những văn bản phân ưu thường có một công thức như nhau, chỉ cần thay đổi một số chi tiết như ngày tháng, địa điểm và nhân thân của người quá cố cho phù hợp, những chỗ này để trống để khi cần thì điền vào.
Văn bản phân ưu là một hỗn hợp những cụm từ, danh từ, tính từ, động từ an toàn được sử dụng thường xuyên đến độ quen thuộc, chúng được sắp xếp thành những câu văn có cùng nội dung, và những câu văn này được thay đổi cấu trúc và vị trí cho khác nhau để người đọc khó nhận ra sự trùng lặp và đơn điệu, nhàm chán.
Văn bản phân ưu luôn mở đầu bằng cụm từ “Vô cùng thương tiếc”, rồi kế đến là khoảng trống để điền vào dành cho đồng chí…, hay anh Ba..., chị Tám… - kế đến là chức vụ và nhân thân người quá cố - kế đến là công đức của người quá cố - kế đến là lòng tiếc thương của người còn sống đối với người quá cố - kế đến là lời chia buồn cùng gia quyến - kế đến là lời nhắn gởi và hứa hẹn của ông - kẻ ở lại trần gian - và người đi qua thế giới bên kia nếu có một thế giới như vậy - sau cùng là “Thay mặt…”. Có khi ông thay mặt mặt trận, có khi ông thay mặt chính phủ, có khi ông thay mặt đảng… nghĩa là phải thay mặt một tập thể thích hợp nào đó nhưng không bao giờ ông hiện diện với danh xưng cá nhân mình, và dưới đó là chỗ ông ký tên cùng chức danh của ông.
Những cụm từ thường bắt đầu bằng ba chữ “hết lòng với” như: hết lòng với sự nghiệp giải phóng, hết lòng với sự nghiệp xây dựng, hết lòng với sự nghiệp đấu tranh, hết lòng với sự nghiệp phát triển, hết lòng với sự nghiệp thống nhất, hết lòng với sự nghiệp đổi mới, hết lòng với sự nghiệp hội nhập, hết lòng với sự nghiệp giáo dục, hết lòng với sự nghiệp văn hóa, hết lòng với sự nghiệp thi ca… vân vân… Ngoài ra còn các cụm từ khác luôn có tính biểu trưng tố chất và khối lượng như: truyền thống vẻ vang, truyền thống anh hùng, cống hiến to lớn, lãnh đạo xuất sắc, nỗi mất mát sâu sắc vô hạn, nỗi đau thương vô cùng, tổn thất to lớn…
Các tính từ thường có như tận tụy, liêm chính, chí công vô tư, gần gũi, khiêm tốn, bình dị, chân tình, đức độ, thân thiết, chí tình, hi sinh, anh dũng,… và kiên trung, đúng vậy kiên trung, chữ này quan trọng không thể thiếu.
Các danh từ như đảng, tổ quốc, đất nước, đồng bào, chiến sĩ, anh linh, nhiệm vụ, công tác...
Các động từ như kính cẩn nghiêng mình, nhớ mãi, ghi nhớ, tri ân, tiếc thương, thề, hứa, noi theo, bước theo, phấn đấu, vượt qua, giao phó, hoàn thành, vĩnh biệt…
Mỗi ngày đầu tháng ông ký tên vào một xấp 30 văn bản phân ưu như vậy. Chúng được sử dụng và hết đi rất nhanh, có khi chưa hết tháng ông đã phải ký thêm một số bản mới.
Hôm nay, ông quyết định làm một hành vi cách mạng cuối cùng, cho chính mình. Ông đuổi hết nhân viên ra khỏi phòng, đóng cửa lại, ngồi xuống bàn, xem lại tất cả sao lưu của mấy trăm bản phân ưu mà ông từng ký từ khi nhận chức, rồi rị mọ ngồi viết lại một văn bản chi chít chữ kín hai tờ giấy, có đủ những từ ngữ mà ông cho rằng chúng có các thành tố quan trọng nhất để biểu thị cuộc đời mình, điền tên ông vào chỗ dành cho người quá cố, rồi ký.
Hài lòng. Ông bỏ văn bản vào phong bì riêng, đóng dấu tối mật. Cân nhắc chừng một phút, ông dứt khoát đóng thêm dấu KHẨN.