TỬ CUNG
Etgar Keret
Vào sinh nhật lần thứ năm của tôi, người ta phát hiện mẹ tôi bị ung thư, và ông bác sĩ bảo rằng bà phải cắt bỏ tử cung đi. Đó là một ngày sầu thảm. Tất cả chúng tôi leo lên chiếc Subaru của bố đến bệnh viện và chờ cho tới khi ông bác sĩ ra khỏi phòng giải phẫu với đôi mắt đẫm lệ. “Tôi chưa từng thấy cái tử cung nào đẹp như vậy,” ông nói khi đang tháo cái khẩu trang ra. “Tôi cảm thấy mình như một kẻ sát nhân.” Mẹ tôi thật sự có một cái tử cung tuyệt đẹp. Đẹp cho tới nỗi bệnh viện tặng nó cho bảo tàng viện. Và đặc biệt vào ngày Thứ Bảy chúng tôi đến đó, cậu tôi chụp hình cả bọn đứng bên nó. Lúc đó bố tôi đã không còn sống trong nước nữa. Ông li dị Mẹ trong cái ngày sau cuộc giải phẫu. “Một phụ nữ mà không có tử cung thì không phải là phụ nữ. Và người đàn ông nào ở với một người phụ nữ không còn là phụ nữ thì chính hắn cũng không phải đàn ông,” ông nói với anh tôi và tôi một giây trước khi ông leo lên máy bay tới Alaska. “Khi nào khôn lớn, các con sẽ hiểu.”
Etgar Keret
Vào sinh nhật lần thứ năm của tôi, người ta phát hiện mẹ tôi bị ung thư, và ông bác sĩ bảo rằng bà phải cắt bỏ tử cung đi. Đó là một ngày sầu thảm. Tất cả chúng tôi leo lên chiếc Subaru của bố đến bệnh viện và chờ cho tới khi ông bác sĩ ra khỏi phòng giải phẫu với đôi mắt đẫm lệ. “Tôi chưa từng thấy cái tử cung nào đẹp như vậy,” ông nói khi đang tháo cái khẩu trang ra. “Tôi cảm thấy mình như một kẻ sát nhân.” Mẹ tôi thật sự có một cái tử cung tuyệt đẹp. Đẹp cho tới nỗi bệnh viện tặng nó cho bảo tàng viện. Và đặc biệt vào ngày Thứ Bảy chúng tôi đến đó, cậu tôi chụp hình cả bọn đứng bên nó. Lúc đó bố tôi đã không còn sống trong nước nữa. Ông li dị Mẹ trong cái ngày sau cuộc giải phẫu. “Một phụ nữ mà không có tử cung thì không phải là phụ nữ. Và người đàn ông nào ở với một người phụ nữ không còn là phụ nữ thì chính hắn cũng không phải đàn ông,” ông nói với anh tôi và tôi một giây trước khi ông leo lên máy bay tới Alaska. “Khi nào khôn lớn, các con sẽ hiểu.”
Gian phòng mà người ta trưng bày cái tử cung của mẹ tôi tối om. Ánh sáng duy nhất là từ chính cái tử cung, nó phát ra một thứ ánh sáng dịu dàng, như bên trong khoang máy bay của một chuyến bay đêm. Trong các bức ảnh thì nó không giống thứ gì cả, bởi vì đèn flash, nhưng khi nhìn thật gần thì tôi hoàn toàn hiểu được vì sao nó làm cho ông bác sĩ khóc nức nở. “Hai đứa con ra đời từ chỗ đó,” cậu tôi nói và chỉ tay vào nó. “Sống trong đó tụi mày như các hoàng tử, tin tao đi. Các con có một bà mẹ tuyệt vời làm sao, thật là một bà từ mẫu.”
Sau cùng mẹ tôi qua đời. Sau cùng mọi bà mẹ đều qua đời. Và bố tôi trở thành một nhà thám hiểm bắc cực và tay săn cá voi tiếng tăm lừng lẫy. Các cô nàng mà tôi hẹn hò luôn hiểu nhầm khi tôi liếc nhìn tử cung của họ. Họ nghĩ nó là một thứ phức cảm bứt rứt gì đó về phụ khoa, rõ ràng nó là một cú làm tắt hứng. Nhưng một nàng trong các cô ấy, có thân hình chắc lụi, đồng ý lấy tôi. Tôi đã từng phát vào mông mấy đứa con thường xuyên, ngay từ khi thơ ấu, bởi tiếng khóc của chúng làm tôi phát khùng. Và sự thật là chúng học bài học này rất nhanh và ngưng khóc mãi mãi từ khi chúng lên chín tháng tuổi, nếu không sớm hơn thế. Ban đầu, tôi đưa chúng đến bảo tàng viện vào ngày sinh nhật để chỉ cho chúng xem cái tử cung của bà nội, nhưng chúng thật sự không thú vị với điều đó, và vợ tôi thì nổi giận, nên thay vì làm vậy, dần dà tôi đưa chúng đi xem phim Walt Disney.
Một hôm nọ, xe của tôi bị cẩu đi, và bãi chứa xe của sở cảnh sát nằm ngay trong vùng, nên tôi ghé qua bảo tàng viện trong lúc chờ. Cái tử cung không còn ở chỗ thường khi nữa. Người ta đã chuyển nó đến một căn phòng dãy kề bên, chứa đầy những tranh ảnh cũ, và khi nhìn kỹ thì tôi thấy những nốt nho nhỏ màu xanh lá cây bao phủ quanh nó. Tôi hỏi tay bảo vệ vì sao không ai giữ sạch nó, nhưng gã chỉ nhún vai. Tôi năn nỉ tay giám đốc chịu trách nhiệm khu trưng bày cho phép tôi được tự tay lau rửa nó nếu họ bị thiếu nhân viên, nhưng gã lại là một thằng không ra gì. Gã nói tôi không được phép sờ tới những hiện vật trưng bày vì tôi không phải là nhân viên. Vợ tôi cho rằng bảo tàng viện hoàn toàn đúng, và như cô ấy đã lo ngại, việc trưng bày một cái tử cung ở một cơ quan công chúng thì bệnh hoạn quá, nhất là nơi ấy lại đầy trẻ con, nhưng tôi không thể nghĩ ra được điều gì khác. Sâu thẳm tận đáy lòng, tôi biết rằng nếu tôi không đột nhập vào bảo tàng viện, đánh cắp nó ra khỏi đó và chăm sóc nó thì tôi sẽ không còn là tôi nữa. Y như bố tôi đêm đó, khi trên các bậc thang vào máy bay, tôi biết chính xác mình phải làm gì.
Hai hôm sau, tôi lấy chiếc xe tải của sở lái đến bảo tàng viện ngay trước giờ đóng cửa. Các căn phòng đều vắng tanh, nhưng ngay cả nếu gặp ai đó, thì cũng chẳng có gì phải lo. Lần này tôi có trang bị vũ khí, và thêm nữa, tôi đã có một kế hoạch chu đáo. Trục trặc duy nhất của tôi là chính cái tử cung đã biến mất. Tay giám đốc bảo tàng viện ngạc nhiên khi thấy tôi, nhưng khi bị tôi dí nòng khẩu súng ngắn Jericho mới tậu vào cổ họng thì gã vội vàng khạc thông tin ra ngay. Cái tử cung đã được bán cho một nhà từ thiện Do Thái, người này đặt điều kiện rằng nó phải được chuyển đến một trong những trung tâm cộng đồng ở Alaska. Trên đường chuyển tới đó, nó đã bị cướp máy bay bởi vài người thuộc hội nhóm địa phương của Mặt Trận Sinh Thái. Mặt trận phát hành một thông báo báo chí tuyên bố rằng một cái tử cung thì không thuộc về sự cầm giữ, đó là lý do họ quyết định phóng thích nó vào môi trường thiên nhiên quanh đó. Theo hãng tin Reuters, Mặt Trận Sinh Thái này rất cấp tiến và nguy hiểm. Toàn thể hoạt động của nó được điều hành từ một chiếc tàu cướp biển do một tay săn cá voi đã về hưu chỉ huy. Tôi cám ơn gã rồi cất khẩu súng. Suốt đường về, tất cả đèn giao thông đều bật đỏ. Tôi đổi làn đường vèo vèo mà không buồn liếc mắt lên kính chiếu hậu, vật vã làm sao để khạc cái cục nghẹn nơi cổ họng ra. Tôi cố hình dung cái tử cung của mẹ giữa một cánh đồng xanh ngát mờ sương, bềnh bồng trôi trong một đại dương đầy những cá heo và cá ngừ.
Bản dịch của Thận Nhiên từ bản dịch “Uterus” của Miriam Shlesinger, The Bus Driver Who Wanted To Be God & Other Stories, The Toby Press, 2004.
***
ĐÊM CƯỚI
Tom Hawkins
Tôi đã làm ở cái tiệm tạp phẩm nơi trạm xe bus này từ một ngàn chín trăm năm mươi ba, ngóng chờ cô nàng hạp nhãn đến. Khi tôi nhận công việc này, thì lớp sơn trên cái tường đằng kia còn mới, hồi đó nó màu rêu nhạt. Những quân nhân của cuộc chiến tranh Triều Tiên dừng chân mua thuốc lá, và tôi học được những huy hiệu của Bộ Binh, Cảnh Sát Tuần Duyên, Hải Quân, và Thủy Quân Lục Chiến.
Một lần nọ tôi bị một gã da trắng vạm vỡ vận áo khoác nâu trấn lột. Phô cho tôi thấy hai cái răng còn lại trong đầu và khẩu súng tự động nhỏ quấn băng keo chĩa vào tim tôi. Tôi đưa cho gã tất cả tiền nhưng không hề thấy sợ. Tôi nghĩ nó như thế này, gã cũng như mình, và tôi có thể chết đằng sau cái quầy đó, và tôi mới chuồn đi bên trong lớp da của gã, với vài đồng để tiêu. Chúng tôi là một. Thế nên tôi trao tiền cho gã, cảm thấy giàu hơn ngay lập tức – ba trăm hai mươi ba đô-la – và để cho gã chuồn đi trước khi tôi gọi cảnh sát.
Tôi nghe rằng họ chẳng hề bắt được gã, rồi nghe rằng họ tóm cổ gã ở một tiểu bang khác – Utah tôi nghĩ vậy – rồi tôi lại nghe họ thấy gã ngủm trong một bãi đậu xe của phi trường ở Kansas. Tôi không biết. Có lẽ gã còn đâu đó. Có thể gã trở lại. Có thể gã lại cướp tôi tối nay, hay bắn tôi chết, hay cả hai điều đó.
Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra ở trạm xe buýt. Vào những năm của thập niên sáu mươi, chúng tôi có cái bọn mà chúng tôi gọi là bọn hippies, bọn thanh niên vận áo quần rách rưới. Chúng từng ngủ khắp mọi nơi trong túi ngủ, với hành lý gói ghém và lều cuốn.
Đó là thời tôi bắt đầu nghĩ rằng cô nàng hợp nhãn sẽ đến sau mọi chuyện đó, một cô nàng thấy chán bọn con trai tóc dài, chán con đường giang hồ, và đi về nhà với tôi, nắm tay tôi, và rúc vào tôi trên giường và trên những lò-xo giường kêu cọt kẹt của tôi. Tôi ngóng trông nàng. Một hôm tôi thấy một cô gái trẻ: trông nàng quá mỏi mệt và cần một người bạn. Tôi mua bánh mì kẹp, cà phê và bánh bơ đậu phộng cho nàng. Tôi mua thuốc aspirin và một bình sữa, đồ bấm móng tay và một cái áo hàng lưu niệm cho nàng.
Tôi nói với nàng rằng tôi có một nơi mà nàng có thể đến nghỉ ngơi và trú lại lâu chừng nào cũng được. Tôi bảo rằng nó không sang trọng gì đâu, chỉ là một căn phòng, nhưng cái gì của tôi là của nàng. Tôi biết nó sạch sẽ. Tôi đã dọn dẹp ngày hôm trước khi tôi nhác thấy cô nàng đi tới đi lui quanh đây.
Nàng xoa tóc tôi và bảo trái tim tôi ngập tràn tình yêu thương. Nàng bảo nàng phải ngủ chừng mười hai giờ rồi nàng sẽ ra đi. Tôi đưa nàng về nhà. Nàng nằm vật ra giường và khóc òa – bảo rằng tôi “tốt ơi là tốt”. Rồi nàng ngủ như chết. Tôi nằm xuống sàn nhà cạnh bên, nơi mà tôi đã bảo nàng rằng tôi sẽ nằm. Nửa khuya, tôi thức giấc, lòng bốc lửa rừng rực, và căn phòng quay mòng mòng. Tôi không thể nghĩ ngợi gì nữa. Không khí trở nên mịn màng ấm áp, tôi bò lên rồi chuồi vào giường nằm cạnh, nàng vẫn còn áo xống y nguyên trên người. Nàng thở như biển. Tôi sờ lên da nàng, làn da bên trong áo. Nàng thật sự ngủ mê, chỉ thở dài rồi trở mình. Buổi sáng khi tôi thức giấc trên giường thì nàng đã biến.
Tôi làm việc ở đây từ một ngàn chín trăm năm mươi ba, mong chờ cô nàng hợp nhãn đến. Tôi nghĩ rằng nàng đã đến. Một số cuộc hôn nhân tốt đẹp mà chẳng bền lâu.
Bản dịch của Thận Nhiên từ nguyên tác Wedding Night của Tom Hawkins trong Flash Fiction – 72 Very Short Stories, W.W Norton & Company, Inc.
Sau cùng mẹ tôi qua đời. Sau cùng mọi bà mẹ đều qua đời. Và bố tôi trở thành một nhà thám hiểm bắc cực và tay săn cá voi tiếng tăm lừng lẫy. Các cô nàng mà tôi hẹn hò luôn hiểu nhầm khi tôi liếc nhìn tử cung của họ. Họ nghĩ nó là một thứ phức cảm bứt rứt gì đó về phụ khoa, rõ ràng nó là một cú làm tắt hứng. Nhưng một nàng trong các cô ấy, có thân hình chắc lụi, đồng ý lấy tôi. Tôi đã từng phát vào mông mấy đứa con thường xuyên, ngay từ khi thơ ấu, bởi tiếng khóc của chúng làm tôi phát khùng. Và sự thật là chúng học bài học này rất nhanh và ngưng khóc mãi mãi từ khi chúng lên chín tháng tuổi, nếu không sớm hơn thế. Ban đầu, tôi đưa chúng đến bảo tàng viện vào ngày sinh nhật để chỉ cho chúng xem cái tử cung của bà nội, nhưng chúng thật sự không thú vị với điều đó, và vợ tôi thì nổi giận, nên thay vì làm vậy, dần dà tôi đưa chúng đi xem phim Walt Disney.
Một hôm nọ, xe của tôi bị cẩu đi, và bãi chứa xe của sở cảnh sát nằm ngay trong vùng, nên tôi ghé qua bảo tàng viện trong lúc chờ. Cái tử cung không còn ở chỗ thường khi nữa. Người ta đã chuyển nó đến một căn phòng dãy kề bên, chứa đầy những tranh ảnh cũ, và khi nhìn kỹ thì tôi thấy những nốt nho nhỏ màu xanh lá cây bao phủ quanh nó. Tôi hỏi tay bảo vệ vì sao không ai giữ sạch nó, nhưng gã chỉ nhún vai. Tôi năn nỉ tay giám đốc chịu trách nhiệm khu trưng bày cho phép tôi được tự tay lau rửa nó nếu họ bị thiếu nhân viên, nhưng gã lại là một thằng không ra gì. Gã nói tôi không được phép sờ tới những hiện vật trưng bày vì tôi không phải là nhân viên. Vợ tôi cho rằng bảo tàng viện hoàn toàn đúng, và như cô ấy đã lo ngại, việc trưng bày một cái tử cung ở một cơ quan công chúng thì bệnh hoạn quá, nhất là nơi ấy lại đầy trẻ con, nhưng tôi không thể nghĩ ra được điều gì khác. Sâu thẳm tận đáy lòng, tôi biết rằng nếu tôi không đột nhập vào bảo tàng viện, đánh cắp nó ra khỏi đó và chăm sóc nó thì tôi sẽ không còn là tôi nữa. Y như bố tôi đêm đó, khi trên các bậc thang vào máy bay, tôi biết chính xác mình phải làm gì.
Hai hôm sau, tôi lấy chiếc xe tải của sở lái đến bảo tàng viện ngay trước giờ đóng cửa. Các căn phòng đều vắng tanh, nhưng ngay cả nếu gặp ai đó, thì cũng chẳng có gì phải lo. Lần này tôi có trang bị vũ khí, và thêm nữa, tôi đã có một kế hoạch chu đáo. Trục trặc duy nhất của tôi là chính cái tử cung đã biến mất. Tay giám đốc bảo tàng viện ngạc nhiên khi thấy tôi, nhưng khi bị tôi dí nòng khẩu súng ngắn Jericho mới tậu vào cổ họng thì gã vội vàng khạc thông tin ra ngay. Cái tử cung đã được bán cho một nhà từ thiện Do Thái, người này đặt điều kiện rằng nó phải được chuyển đến một trong những trung tâm cộng đồng ở Alaska. Trên đường chuyển tới đó, nó đã bị cướp máy bay bởi vài người thuộc hội nhóm địa phương của Mặt Trận Sinh Thái. Mặt trận phát hành một thông báo báo chí tuyên bố rằng một cái tử cung thì không thuộc về sự cầm giữ, đó là lý do họ quyết định phóng thích nó vào môi trường thiên nhiên quanh đó. Theo hãng tin Reuters, Mặt Trận Sinh Thái này rất cấp tiến và nguy hiểm. Toàn thể hoạt động của nó được điều hành từ một chiếc tàu cướp biển do một tay săn cá voi đã về hưu chỉ huy. Tôi cám ơn gã rồi cất khẩu súng. Suốt đường về, tất cả đèn giao thông đều bật đỏ. Tôi đổi làn đường vèo vèo mà không buồn liếc mắt lên kính chiếu hậu, vật vã làm sao để khạc cái cục nghẹn nơi cổ họng ra. Tôi cố hình dung cái tử cung của mẹ giữa một cánh đồng xanh ngát mờ sương, bềnh bồng trôi trong một đại dương đầy những cá heo và cá ngừ.
Bản dịch của Thận Nhiên từ bản dịch “Uterus” của Miriam Shlesinger, The Bus Driver Who Wanted To Be God & Other Stories, The Toby Press, 2004.
***
ĐÊM CƯỚI
Tom Hawkins
Tôi đã làm ở cái tiệm tạp phẩm nơi trạm xe bus này từ một ngàn chín trăm năm mươi ba, ngóng chờ cô nàng hạp nhãn đến. Khi tôi nhận công việc này, thì lớp sơn trên cái tường đằng kia còn mới, hồi đó nó màu rêu nhạt. Những quân nhân của cuộc chiến tranh Triều Tiên dừng chân mua thuốc lá, và tôi học được những huy hiệu của Bộ Binh, Cảnh Sát Tuần Duyên, Hải Quân, và Thủy Quân Lục Chiến.
Một lần nọ tôi bị một gã da trắng vạm vỡ vận áo khoác nâu trấn lột. Phô cho tôi thấy hai cái răng còn lại trong đầu và khẩu súng tự động nhỏ quấn băng keo chĩa vào tim tôi. Tôi đưa cho gã tất cả tiền nhưng không hề thấy sợ. Tôi nghĩ nó như thế này, gã cũng như mình, và tôi có thể chết đằng sau cái quầy đó, và tôi mới chuồn đi bên trong lớp da của gã, với vài đồng để tiêu. Chúng tôi là một. Thế nên tôi trao tiền cho gã, cảm thấy giàu hơn ngay lập tức – ba trăm hai mươi ba đô-la – và để cho gã chuồn đi trước khi tôi gọi cảnh sát.
Tôi nghe rằng họ chẳng hề bắt được gã, rồi nghe rằng họ tóm cổ gã ở một tiểu bang khác – Utah tôi nghĩ vậy – rồi tôi lại nghe họ thấy gã ngủm trong một bãi đậu xe của phi trường ở Kansas. Tôi không biết. Có lẽ gã còn đâu đó. Có thể gã trở lại. Có thể gã lại cướp tôi tối nay, hay bắn tôi chết, hay cả hai điều đó.
Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra ở trạm xe buýt. Vào những năm của thập niên sáu mươi, chúng tôi có cái bọn mà chúng tôi gọi là bọn hippies, bọn thanh niên vận áo quần rách rưới. Chúng từng ngủ khắp mọi nơi trong túi ngủ, với hành lý gói ghém và lều cuốn.
Đó là thời tôi bắt đầu nghĩ rằng cô nàng hợp nhãn sẽ đến sau mọi chuyện đó, một cô nàng thấy chán bọn con trai tóc dài, chán con đường giang hồ, và đi về nhà với tôi, nắm tay tôi, và rúc vào tôi trên giường và trên những lò-xo giường kêu cọt kẹt của tôi. Tôi ngóng trông nàng. Một hôm tôi thấy một cô gái trẻ: trông nàng quá mỏi mệt và cần một người bạn. Tôi mua bánh mì kẹp, cà phê và bánh bơ đậu phộng cho nàng. Tôi mua thuốc aspirin và một bình sữa, đồ bấm móng tay và một cái áo hàng lưu niệm cho nàng.
Tôi nói với nàng rằng tôi có một nơi mà nàng có thể đến nghỉ ngơi và trú lại lâu chừng nào cũng được. Tôi bảo rằng nó không sang trọng gì đâu, chỉ là một căn phòng, nhưng cái gì của tôi là của nàng. Tôi biết nó sạch sẽ. Tôi đã dọn dẹp ngày hôm trước khi tôi nhác thấy cô nàng đi tới đi lui quanh đây.
Nàng xoa tóc tôi và bảo trái tim tôi ngập tràn tình yêu thương. Nàng bảo nàng phải ngủ chừng mười hai giờ rồi nàng sẽ ra đi. Tôi đưa nàng về nhà. Nàng nằm vật ra giường và khóc òa – bảo rằng tôi “tốt ơi là tốt”. Rồi nàng ngủ như chết. Tôi nằm xuống sàn nhà cạnh bên, nơi mà tôi đã bảo nàng rằng tôi sẽ nằm. Nửa khuya, tôi thức giấc, lòng bốc lửa rừng rực, và căn phòng quay mòng mòng. Tôi không thể nghĩ ngợi gì nữa. Không khí trở nên mịn màng ấm áp, tôi bò lên rồi chuồi vào giường nằm cạnh, nàng vẫn còn áo xống y nguyên trên người. Nàng thở như biển. Tôi sờ lên da nàng, làn da bên trong áo. Nàng thật sự ngủ mê, chỉ thở dài rồi trở mình. Buổi sáng khi tôi thức giấc trên giường thì nàng đã biến.
Tôi làm việc ở đây từ một ngàn chín trăm năm mươi ba, mong chờ cô nàng hợp nhãn đến. Tôi nghĩ rằng nàng đã đến. Một số cuộc hôn nhân tốt đẹp mà chẳng bền lâu.
Bản dịch của Thận Nhiên từ nguyên tác Wedding Night của Tom Hawkins trong Flash Fiction – 72 Very Short Stories, W.W Norton & Company, Inc.