Thận Nhiên
Sau chiến tranh, những bản nhạc phản chiến không còn ai hát, phần vì bị cấm, phần vì chúng không còn phù hợp với tâm thế của thời đại. Nếu phát hiện ra kẻ nào vi phạm điều luật hát nhạc vàng, chính quyền sẽ phạt tù, phạt tiền rất nặng.
Bà không thể không hát. Không hát, đời bà không còn chút giá trị hay ý nghĩa gì. Hát là sự chứng thực rằng bà vẫn còn thanh quản và vòm họng, và điều quan trọng hơn thế: bà đã không hoài phí tuổi thanh xuân của mình.
Trong ba năm đầu sau chiến tranh, bằng cuốc cá nhân trang bị cho lính và một mũ sắt, bà âm thầm đào cái hầm sâu, như địa đạo, ở ngoại ô, chính xác là ở huyện Củ Chi, chiến trường xưa, không còn đồng đội. Tích trữ lương thực, nước, một ít thuốc men, và nhiều đậu xanh để bà làm giá. Nước giá luộc có công dụng tốt, phục hồi chức năng của thanh quản. Bà bắt đầu hát. Quay mặt vào vách đất, ban đầu thì thầm nho nhỏ, rồi to dần, càng về sau, bà gào to hết cỡ. Âm thanh không dội lại. Từng âm tiết nhẫn nại xuyên qua lòng đất như mũi khoan nhỏ, dò hướng, tìm về thành phố, như trong một câu hát, “... đại bác đêm đêm dội về thành phố...” [*], chỉ khác, những đầu đạn trong lời hát thay vì bay trong không trung như thời trước, đì đùng, thì bây giờ, chúng nén, lặng, chìm, sâu, dưới lòng đất, và không có khả năng sát thương.
[*] Ca từ “Đại bác ru đêm”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sau chiến tranh, những bản nhạc phản chiến không còn ai hát, phần vì bị cấm, phần vì chúng không còn phù hợp với tâm thế của thời đại. Nếu phát hiện ra kẻ nào vi phạm điều luật hát nhạc vàng, chính quyền sẽ phạt tù, phạt tiền rất nặng.
Bà không thể không hát. Không hát, đời bà không còn chút giá trị hay ý nghĩa gì. Hát là sự chứng thực rằng bà vẫn còn thanh quản và vòm họng, và điều quan trọng hơn thế: bà đã không hoài phí tuổi thanh xuân của mình.
Trong ba năm đầu sau chiến tranh, bằng cuốc cá nhân trang bị cho lính và một mũ sắt, bà âm thầm đào cái hầm sâu, như địa đạo, ở ngoại ô, chính xác là ở huyện Củ Chi, chiến trường xưa, không còn đồng đội. Tích trữ lương thực, nước, một ít thuốc men, và nhiều đậu xanh để bà làm giá. Nước giá luộc có công dụng tốt, phục hồi chức năng của thanh quản. Bà bắt đầu hát. Quay mặt vào vách đất, ban đầu thì thầm nho nhỏ, rồi to dần, càng về sau, bà gào to hết cỡ. Âm thanh không dội lại. Từng âm tiết nhẫn nại xuyên qua lòng đất như mũi khoan nhỏ, dò hướng, tìm về thành phố, như trong một câu hát, “... đại bác đêm đêm dội về thành phố...” [*], chỉ khác, những đầu đạn trong lời hát thay vì bay trong không trung như thời trước, đì đùng, thì bây giờ, chúng nén, lặng, chìm, sâu, dưới lòng đất, và không có khả năng sát thương.
[*] Ca từ “Đại bác ru đêm”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.