CUNG TRẦM TƯỞNG ~ Một Hành Trình Thơ 1948-2018
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document.
cungtramtuong-tho-1948-2018.pdf | |
File Size: | 3135 kb |
File Type: |
GỌNG KÌM LỊCH SỬ, hồi ký chính trị của Bùi Diễm
Xuất bản năm 2000, tái bản năm 2019
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document.
gong_kim_lich_su_-_bui_diem.pdf | |
File Size: | 17207 kb |
File Type: |
Cai quản âm nhạc tại Việt Nam:
Cách sử dụng tinh thần quốc gia
từ thời xã hội chủ nghĩa đến hậu xã hội chủ nghĩa
Luận án tiến sĩ môn Chính Trị Học
của Ông Thụy Như Ngọc
Đại học University of California, Irvine (tháng 11/2009)
Ban giáo sư hướng dẫn luận án:
GSTS Dorothy Solinger, trưởng ban (UCI)
GSTS Kevin Olson (UCI)
GSTS Nguyễn-Võ Thu-Hương (UCLA)
Governing music in Vietnam:
From socialist to post-socialist use of nationalism
A dissertation by Ông Thụy Như Ngọc
for the PhD program in Political Science
at University of California, Irvine (11/2009)
ABSTRACT:
After the war and the failed experiment of socialism in the South, the Vietnamese government opened up doors for the logic of the market to enter to correct for the unintended consequences of a planned economy. When the market found its way into the socialist system, almost everything that could be sold was sold. There is a market of governance, where the government engages in the buying and selling of its own authority, for instance, in the form of permission for self-expression, in both the official and the unofficial realms. There are also domestic and international markets for the nation and the representation of history as approved by the Party. In this thesis, I looked at the music industry in Vietnam, which represents a microcosm of the hybrid extension of socialism, one previously unaccounted for in the literature of democratization theories. Instead of following a neat trajectory from a Leninist totalitarian regime with a command economy to a post-socialist regime that accepts and practices market economy, which ultimately leads to democratization of the political system, as many democratization and modernization theorists claim, the Vietnamese government shows its strong resistance to democratic changes. In fact, after nearly a quarter of a century (2009) from the time the Vietnamese government decided to incorporate the logic of the market in 1986, the political regime remains steadfast in its control of freedom of expression and freedom of speech. DOWNLOAD FULL THESIS HERE: |
TÓM LƯỢC:
Sau chiến tranh và cuộc thí nghiệm áp dụng xã hội chủ nghĩa thất bại ở miền Nam, chính phủ Việt Nam mở cửa đón nhận khái niệm kinh tế thị trường để sửa sai cho những hậu quả không lường được của một nền kinh tế tập trung. Khi thị trường tìm đường vào hệ thống xã hội chủ nghĩa, hầu như mọi thứ có thể bán được đã được bán. Có cả một thị trường buôn bán sự cai quản, nơi mà nhà cầm quyền dự phần vào việc mua và bán quyền lực của chính họ, chẳng hạn, qua việc cấp giấy phép cho sự biểu tỏ cá nhân, một cách chính thức hay không chính thức. Có cả những thị trường nội địa và quốc tế cho khái niệm/ý thức về quốc gia và cách viết lịch sử như đã được Đảng chấp thuận. Trong luận án này, tôi tìm hiểu kỹ nghệ âm nhạc tại Việt Nam, vốn đại diện cho một thế giới thu nhỏ của sự nối dài nửa vời của chủ nghĩa xã hội, một điều trước đây chưa được bàn thảo trong các nghiên cứu lý luận về tiến trình dân chủ hóa. Thay vì đi theo một đường hướng thẳng tắp từ chế độ toàn trị Lê-nin-nít với một nền kinh tế chỉ huy sang một chế độ hậu xã hội chủ nghĩa chấp thuận và thực hành kinh tế thị trường, để rồi sau cùng dẫn đến dân chủ hóa hệ thống chính trị, như các lý thuyết gia về tiến trình dân chủ hóa và hiện đại hóa từng lập luận, chính phủ Việt Nam biểu hiện sức cưỡng lại mạnh mẽ những thay đổi tiến đến dân chủ. Thực tế cho thấy, sau gần một phần tư thế kỷ (tính tới năm 2009) kể từ khi chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng kinh tế thị trường vào năm 1986, chế độ chính trị vẫn kềm kẹp, kiểm soát chặt chẽ tự do biểu tỏ và tự do ngôn luận. |
ONG-THESIS-GOVERNING-MUSIC-IN-VIETNAM.pdf | |
File Size: | 800 kb |
File Type: |
Protest and political incorporation:
Vietnamese American protests in Orange County, California, 1975–2001
By Ông Thụy Như Ngọc & David S. Meyer (UC Irvine)
Published in the Journal of Vietnamese Studies, Vol. 3, No. 1, pps. 78-107 (2008)
Biểu tình và hội nhập chính trị:
Các cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam, California, 1975-2001
Bài nghiên cứu của Ông Thụy Như Ngọc & David S. Meyer (UC Irvine)
Đăng trong tạp chí chuyên ngành Journal of Vietnamese Studies, Vol. 3, No. 1, trang 78-107 (năm 2008)
ABSTRACT:
Protest has become a useful window for examining all sorts of broader political phenomena. Using event data from newspaper reports, we trace protest by Vietnamese Americans since the first major wave of immigration. By looking at the issues, tactics, and development of protest within the Vietnamese American community in Orange County, California, we get a view of the development and incorporation of that community into contemporary American politics. DOWNLOAD FULL ARTICLE HERE:
|
TÓM LƯỢC:
Biểu tình là một sinh hoạt hữu dụng để xem xét những hiện tượng chính trị rộng lớn hơn. Sử dụng dữ liệu về các sinh hoạt rút từ các bản tin trên báo chí, chúng tôi dò theo các cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt kể từ đợt di dân lớn đầu tiên. Xem xét các vấn đề, chiến thuật, và sự phát triển của sinh hoạt biểu tình trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam, California, chúng tôi có được một cái nhìn về sự phát triển và hội nhập của cộng đồng vào dòng chính trị hiện thời của Mỹ. |
Single-party rhetoric versus multi-party programs:
The irony of the Communist Party of Vietnam
By Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Paper presented at the Southern Political Science Association meeting, 5-7 January, 2006, in Atlanta, Georgia
Luận cứ độc đảng so với cương lĩnh đa đảng:
Nghịch lý của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bài nghiên cứu của Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Trình bày tại hội nghị chuyên ngành Hiệp Hội Chính Trị Học Miền Nam, nhóm họp ngày 5-7 tháng 1, 2006, tại Atlanta, Georgia
ABSTRACT:
As the Berlin Wall fell, the number of governments run by Marxist-Leninist doctrines has also declined rapidly. Vietnam is one of the five remaining Communist countries in the world. Instead of committing herself to advance the interests of the proletariat worldwide, Vietnam is scurrying toward capitalism and develops some version of nationalism to spice up the fading Communist ideology. This research focuses on the question of whether the Communist Party of Vietnam (CPV) has begun to moderate its ideological position in reaction to the collapse of Communism in Eastern Europe through an analysis of the latest CPV’s program, using the coding scheme from the Comparative Manifesto Research Project (CMRP). The analysis of the CPV program tends to confirm the survival strategy of single-party programs; that is, they have to satisfy both the elitist and mass demand in coping with changes within society and trends in international relations. However, insofar as there are no parties to compete, the CPV may monopolize power and remain quite independent from competitive pressure. The leaders of the CPV have more policy room to manipulate and achieve what they want to accomplish in an authoritarian system, whereas countries with a multi-party system may not do so easily because of inter-party pressure. The result also indicates strong nationalist sentiment under which Communism was able to hide itself by claiming legitimacy for the Party’s continuous rule. From its birth in 1930 to 1975, the CPV, which assumed various names for different periods of operation, spearheaded struggles against the French colonialists then the Americans under the Nationalist banner. From 1975 when Vietnam was reunified until now, the CPV has usurped the government’s power and awarded itself the sole power to rule Vietnam, admitting no opposition. Although the CPV pays lip-service to the socialist orientation throughout its program, the concept is without substance. Facing the inevitable trend of globalization, the CPV is trying to catch up with the capitalist neighbors like Singapore and Thailand by advertising Vietnamese products, people, and country on the global market. In so doing, the CPV is abandoning its socialist content and saying farewell to the proletarian struggle worldwide. Any existing tensions between market economy and central planning will eventually be resolved, perhaps, in favor of the market as evident in the promotion of competition and free market in the program’s text. The ideological split in the proletarian struggle finds its way into the CPV’s intention to make friends worldwide, even with former enemies like the imperialist United States and other capitalist countries. An outlook toward peace and cooperation is more practical than a call to arms these days. A market orientation also brings in more capital to an impoverished country than the failed command-economy experiment. On top of these agendas, the Communist Party of Vietnam once again crowns nationalism as an ideology for all pragmatic purposes while refusing to step down from power. DOWNLOAD FULL ARTICLE HERE:
|
TÓM LƯỢC:
Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, con số những nhà cầm quyền còn theo chủ thuyết Mác-xít Lê-nin-nít cũng giảm xuống nhanh chóng. Việt Nam là một trong năm quốc gia Cộng Sản còn lại trên thế giới. Thay cho lời cam kết vì sự tiến bộ lợi ích của giai cấp công nông thế giới, Việt Nam chạy hùa theo chủ nghĩa tư bản và mở lối cho một thứ tinh thần dân tộc để thêm mắm muối vào tư tưởng Cộng Sản đang bị mờ nhạt, lỗi thời. Nghiên cứu này tập trung vào câu hỏi liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã bắt đầu điều chỉnh chỗ đứng tư tưởng trước sự sụp đổ của Cộng Sản ở Đông Âu qua việc phân tích cương lĩnh mới nhất của ĐCSVN, dùng hệ thống phân loại thống kê của Đề Án Nghiên Cứu So Sánh Các Cương Lĩnh (CMRP). Kết quả phân tích cương lĩnh ĐCSVN có khuynh hướng cho thấy chiến lược sống còn của thể loại cương lĩnh độc đảng; đó là chúng phải thích ứng với nhu cầu của thành phần ưu tú và quảng đại quần chúng để chống chỏi với những thay đổi trong xã hội và xu hướng trong quan hệ bang giao quốc tế. Tuy nhiên, vì chẳng có đảng nào để cạnh tranh, ĐCSVN có thể độc quyền cai trị và giữ vị thế khá độc lập khỏi áp lực cạnh tranh. Giới lãnh đạo ĐCSVN tung hoành thoải mái hơn trong các chính sách và đạt được điều họ muốn trong một hệ thống độc tài, trong khi các nước có hệ thống đa đảng có thể không làm được những điều ấy một cách dễ dàng vì áp lực giữa các đảng phái. Kết quả cũng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản đội lốt một tinh thần dân tộc mạnh mẽ để nắm trọn tính chính đáng cho Đảng liên tục cầm quyền. Kể từ lúc khai sanh năm 1930 đến năm 1975, ĐCSVN, dưới nhiều tên gọi khác nhau cho mỗi thời kỳ hoạt động, dẫn đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới lá cờ Quốc Gia. Từ năm 1975 khi Việt Nam thống nhất tới nay, ĐCSVN đã tiếm quyền chính phủ và tự thưởng cho mình quyền lực độc tôn để cai trị Việt Nam, không cho phép đối lập. Mặc dù trong cương lĩnh ĐCSVN nhắc đến định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm này không được bồi dưỡng. Trước khuynh hướng toàn cầu hóa không tránh khỏi, trong cương lĩnh đang tìm cách bắt kịp các nước tư bản lân bang như Singapore và Thái Lan bằng cách quảng cáo các sản phẩm, con người, và đất nước Việt Nam trên thị trường quốc tế. Làm như thế là ĐCSVN đã bỏ bê nội dung xã hội chủ nghĩa (trong cương lĩnh) và tạm biệt cuộc đấu tranh cho giới công nông trên thế giới. Những mối căng thẳng giữa kinh tế thị trường và kế hoạch tập trung chỉ huy rồi sẽ được giải tỏa, có lẽ, theo hướng thiên về thị trường như trong cương lĩnh của đảng đã quảng bá cho thị trường tự do và cạnh tranh. Sự chia tay với cuộc đấu tranh giai cấp công nông cũng đã lọt vào ĐCSVN khi có ý định bắt tay làm bạn với thế giới, kể cả với các cựu thù như đế quốc Mỹ và các nước tư bản khác. Ngày nay thì hướng tới hòa bình và hợp tác sẽ thiết thực hơn là kêu gọi chiến tranh. Khuynh hướng thị trường cũng sẽ đem vốn tư bản vào một đất nước nghèo khổ nhiều hơn là một thí nghiệm kinh tế chỉ huy đã thất bại. Trên hết, ĐCSVN một lần nữa đội cho mình vương miện của tinh thần dân tộc để trục lợi trong khi vẫn từ chối không chịu nhượng quyền cai trị. |
Authority orientations and democratic attitudes:
A test of the ‘Asian values’ hypothesis
By Russell J. Dalton & Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Published in the Japanese Journal of Political Science, Vol. 6, No. 2, pps. 211-231 (2005)
& as a book chapter in Citizens, Democracy, and Markets around the Pacific Rim: Congruence Theory and Political Culture,
ed. R. J. Dalton and D. C. Shin, Oxford University Press (2006)
Thái độ đối với uy quyền và dân chủ:
Một phép thử về giả thuyết 'giá trị Á Châu'
Bài nghiên cứu của Russell J. Dalton & Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Đăng trong tạp chí chuyên ngành Japanese Journal of Political Science, Vol. 6, No. 2, trang 211-231 (2005)
& một chương trong sách Citizens, Democracy, and Markets around the Pacific Rim: Congruence Theory and Political Culture,
do R. J. Dalton and D. C. Shin chủ biên, nhà xuất bản Oxford University Press (2006)
ABSTRACT:
The Singaporean patriarch Lee Kuan Yew popularized the argument that ‘Asian values’ derived from Confucian cultural traditions are inconsistent with the development of democracy in East Asia. There is an active scholarly debate over whether the hierarchic and deferential social authority relations of Confucian traditions are incompatible with support for democracy. Drawing upon the newest wave of the World Values Survey (1995-1998 & 2000-2002), we analyze public opinion in six East Asian nations and four Western democracies. We first assess orientations toward authority, and then link these sentiments to support for democracy. The results contradict the core tenets of the ‘culture is destiny’ argument in the Asian values literature, and offer a more positive view of the prospects for political development in the region. DOWNLOAD FULL ARTICLE HERE:
|
TÓM LƯỢC:
Bậc trưởng thượng Lý Quang Diệu của Singapore từng phổ biến lập luận rằng 'giá trị Á Châu' được rút ra từ các truyền thống văn hóa Khổng giáo không phù hợp với sự phát triển dân chủ ở Đông Á. Các học giả thảo luận nhiều quanh việc liệu có những mối quan hệ mang tính tôn ti trật tự và vị nể trong xã hội theo truyền thống Khổng giáo khiến cho không ăn khớp với sự ủng hộ dân chủ. Dùng dữ liệu thu thập trong đợt thăm dò giá trị trên thế giới World Values Survey (1995-1998 & 2000-2002), chúng tôi phân tích ý kiến công chúng trong sáu quốc gia Đông Á và bốn quốc gia dân chủ Tây phương. Đầu tiên, chúng tôi xem xét những thái độ đối với quyền uy, rồi liên hệ những thái độ này với mức ủng hộ dân chủ. Kết quả phản lại nền tảng của lập luận 'văn hóa là định mệnh' trong những nghiên cứu về giá trị Á Châu, và cho thấy một tầm nhìn lạc quan hơn về hy vọng biến chuyển chính trị trong khu vực này. |
Four Vietnamese generations:
Support for democracy and market economy
By Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Published in The Future of Development in Vietnam and Challenges of Globalization:
Interdisciplinary Essays, ed. Hans Stockton, Edwin Mellen Press (2006)
Bốn thế hệ người Việt Nam:
Mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường
Bài nghiên cứu của Ông Thụy Như Ngọc (UC Irvine)
Đăng trong sách The Future of Development in Vietnam and Challenges of Globalization:
Interdisciplinary Essays, do Hans Stockton chủ biên, nhà xuất bản Edwin Mellen Press (2006)
Bản tiếng Việt do Nguyễn Quốc Cường dịch
Đăng trong sách Việt Nam 2005: Phát triển và hội nhập toàn cầu, nhà xuất bản Ngày Nay (2005)
ABSTRACT:
Vietnam is a young country with more than half of the population born after 1975. Using data from the World Values Survey conducted in Vietnam in 2001, the current research explores the differences in political and economic values across four Vietnamese generations and between North and South Vietnamese, given their distinct historical experiences. The Vietnamese people show overwhelming support for democracy and the market. Support for market economy is in the high range with variations across four generations, and support for democracy is near ubiquitous although North-South differences persist. As socialization theory predicts, distinct influences of each historical period can be traced through measurement of orientations toward democracy and market economy across the generational units: regional differences defined by historical events help mark the context of democratic support, whereas age associated with each period of history turns influential as a marker of support for the market. North-South and generational differences, however, are bound to be eliminated as Vietnam undertakes its political and economic transformations. More liberal politics and economics will diversify Vietnamese interests and broaden the spectrum of their social and cultural values. DOWNLOAD FULL ARTICLE HERE:
|
TÓM LƯỢC:
Hơn phân nửa dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 (tính tới thời điểm viết bài). Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ cuộc thăm dò giá trị trên thế giới World Values Survey được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2001, để xem xét những dị biệt về thái độ đối với thể chế chính trị và kinh tế qua bốn thế hệ người Việt và giữa hai miền Nam Bắc, với những kinh nghiệm sống qua những thời kỳ lịch sử khác nhau. Người Việt Nam cho thấy mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường rất cao. Mức độ ủng hộ kinh tế thị trường luôn luôn cao tuy có khác biệt giữa bốn thế hệ, còn mức ủng hộ dành cho dân chủ thì gần như đều khắp mặc dù có dị biệt Bắc Nam. Theo lý thuyết hội nhập xã hội về sự hình thành niềm tin và giá trị ở tuổi đang lớn, mỗi thời kỳ lịch sử ảnh hưởng riêng biệt đối với mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường của từng thế hệ: sự khác biệt vùng miền gắn liền với từng thời kỳ lịch sử tạo nên dị biệt trong mức độ ủng hộ dân chủ, trong khi tuổi tác gắn liền với mỗi thời kỳ lịch sử lại ảnh hưởng đến mức ủng hộ kinh tế thị trường. Lằn ranh khác biệt Nam Bắc và giữa các thế hệ sẽ nhòa dần đi khi Việt Nam có những chuyển biến về chính trị và kinh tế. Tự do kinh tế và chính trị sẽ đa dạng hóa những mối quan tâm của người Việt và mở rộng các giá trị xã hội văn hóa của họ. |