MINH HOA TA Thắng Đỗ chuyển ngữ Theo tôi hiểu, tôi lớn lên ở Việt Nam trong một gia đình khác với nhiều người. Tôi nhớ các mùa nghỉ hè bận rộn với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là từ năm 1972 cho đến 1974. Mẹ tôi mang hết mấy đứa con tới các trại tị nạn ở Củ Chi và An Lộc. Cả nhà bỏ hết ngày hôm trước để gói rất nhiều bao gạo và phân loại quần áo cũ đã quyên được. Ngày Chủ Nhật lúc mặt trời chưa mọc, mười mấy người chúng tôi dồn vào một chiếc xe van hiệu Ford, chạy sau hai chiếc vận tải lớn về miền quê để trợ giúp người tị nạn. Chẳng có lần nào chúng tôi không nghe tiếng đại bác và súng từ phía xa khi xe lăn bánh trên mặt đường mấp mô. Vào cuối ngày, ông tôi đứng chờ trước cổng nhà khi chúng tôi trở về an toàn. Các Chủ Nhật khác, chúng tôi lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung hay ghé một cô nhi viện ở Biên Hòa. Là con gái, tôi chứng kiến ba mẹ tôi nhiều đêm mất ngủ vì mong anh tôi trở về từ nơi hành quân. Là người Việt, tôi chứng kiến nhiều dòng nước mắt vì chết chóc hay khổ đau. Tôi khóc trong lòng cho những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mất nhà cửa, tách biệt khỏi gia đình và ám ảnh bởi chiến tranh. Là đứa trẻ con, tôi lúc nào cũng biết mình được thương yêu. Tôi đủ may mắn để sống trong sự an toàn ở Thủ Đô. Tôi không thể nào tưởng tượng được sẽ có ngày chính Việt Nam Cộng Hòa cũng sụp đổ và biến tôi thành một người tị nạn. | By MINH HOA TA As far as I can tell, I grew up in a very unconventional family in Vietnam. I recall my summer vacations often filled with community activities. My most memorable summer memories were from 1972 to 1974. Mother took all her children to the refugee camps near Củ Chi and An Lộc. We spent the day before packaging bags and bags of rice, collecting used and new clothes and sorting them by groups. Before sunrise on Sunday, twelve to fifteen of us, young and old, packed ourselves into a Ford van, which navigated behind two big trucks toward the country side to assist war refugees. Without failing on each trip, we heard the sound of artillery (pháo kích) and gunfire from the distance as we drove on bumpy country roads. Later, Grandfather often greeted us at the entrance to our house upon our safe return. On other Sundays, we went to Quang Trung Military Training Center or visited an orphanage in Biên Hòa. As a daughter, I witnessed my parents spending sleepless nights longing for my brother to come back safely from his military mission. As a young Vietnamese, I witnessed tears brought about by death or suffering. My heart cried for the men, women and children who endured displacement, separation, and torment of war. As a child, I always knew I was loved. I was fortunate enough to live and be protected in the Capital City. I could never have imagined the end of the Republic of South Vietnam in 1975 that turned me into a refugee. |
0 Comments
|
Đời Sống
|