Bài & hình: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài học lịch sử: Lời kêu gọi chống ngoại xâm từ Hội Nghị Diên Hồng Bính Thân 1282: “Toàn dân nghe chăng! Sơn Hà nguy biến…” đến lá cờ thêu “Phá cường địch báo Hoàng Ân” của vị danh tướng thiếu niên Trần Quốc Toản, người đã bóp nát trái cam trong tay khi bị từ chối vì chưa đủ hạn tuổi để đầu quân theo lời kêu gọi để chống giặc Nguyên xâm lăng đất nước Đời Trần.
Đất nước không của riêng ai, từ thuở bé đã được nuôi dưỡng bằng tinh thần ái quốc, bảo vệ lãnh thổ biên cương…
Bài học lịch sử: Lời kêu gọi chống ngoại xâm từ Hội Nghị Diên Hồng Bính Thân 1282: “Toàn dân nghe chăng! Sơn Hà nguy biến…” đến lá cờ thêu “Phá cường địch báo Hoàng Ân” của vị danh tướng thiếu niên Trần Quốc Toản, người đã bóp nát trái cam trong tay khi bị từ chối vì chưa đủ hạn tuổi để đầu quân theo lời kêu gọi để chống giặc Nguyên xâm lăng đất nước Đời Trần.
Đất nước không của riêng ai, từ thuở bé đã được nuôi dưỡng bằng tinh thần ái quốc, bảo vệ lãnh thổ biên cương…
Những ngày còn vô tư đánh đũa nhảy dây, tung tăng chạy nhảy trên cánh đồng lúa mới hay lắt lẻo trên cành cây vú sữa già rợp bóng trong khu vườn cây ăn trái của Bà tôi, ký ức muôn màu như một chuỗi diệu kỳ tiếp nối.
Hàng vú sữa già cạnh bờ ao được thay thế bằng những cây xoài cát, xoài thanh ca, đất bùn vét từ lòng mương để bồi đắp thêm lên, Ông Nội nâng niu chọn cây chọn giống tốt để trồng xuống. Hàng ngày, Ông căn dặn chúng tôi phải tưới cây cho đẫm nước, ít nhất là hai chục gầu xuống mỗi gốc cây. Khi Ông đi tuần tra, nhìn lá cây là biết có tên nào chểnh mãng công việc ngay. Đó là khoảng thời gian “ăn chơi là chuyện chính, làm việc là chuyện phụ” giống như trong ngày đầy tháng thôi nôi, Bà tôi chẳng từng van vái “mười hai mụ bà mười ba đức thầy cho cháu ăn no chóng lớn chơi đùa”, điều nầy ứng nghiệm vào bầy cháu tinh nghịch năng động, chúng tôi mê chơi hơn là làm các công việc được giao phó hàng ngày… Ông là người rất mực yêu thương con cháu nhưng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Hàng ngày ngoài giờ học hành, chúng tôi đều phải phụ giúp công việc trong nhà, từ tưới cây trong vườn đến đi xem người làm ngoài ruộng hay đến trại xem thợ cưa cây… mỗi mùa mỗi tháng, không dứt nhiệm vụ. Bà tôi cũng thế, luôn răn dạy con gái thì phải biết quán xuyến mọi việc trong nhà từ may vá, thêu thùa, bánh trái, nấu nướng… Cho dù tất cả công việc đều có người chu tất, nhưng để chăm sóc và trông nom thì ít nhất chúng tôi đều phải học qua cho biết cách và làm cho đúng mẫu mực.
Ba tôi sau khi đi họp trên tỉnh về, quyết định thay đổi bộ mặt khu vườn trái cây của Bà. Trước tiên Ba tôi gọi người làm đến tháo nước, vét mương lấy bùn đắp thành những ụ đất cao chừng nửa thước. Sau đó, trong mỗi ụ đất ba đặt từng nhánh cam, bưởi. Đó là thí điểm cho phương pháp canh nông mới mà Ba tôi vừa học được. Chúng tôi không có một ý niệm gì về việc trồng cây, chiết cành, chỉ biết đến mùa gió bấc, được thi nhau hái những trái cam bưởi ửng màu ngon ngọt, đó cũng là dấu hiệu cho năm cũ trôi qua, Tết sắp chạm ngõ, áo mới vui chơi. Theo phương pháp nầy, cam bưởi được chiết từ thân cây mẹ ra nhánh con và trồng trong ụ đất cao thành hàng kế tiếp nhau, đó là một bước tiến, một canh tân lớn. Trước đây cam quýt được ươn từ hột thành cây con và nuôi dưỡng cho đến khi chiều cao được chừng nửa thước mới đặt xuống đất, cây con mất một thời gian bao nhiêu năm mới thành niên cho trái chuyến năm đầu tiên và sau đó mới thu hoạch từng mùa tiếp theo. Ba tôi ứng dụng phương pháp trồng cây mới nầy chỉ chưa đầy năm thì cây cam đã bắt đầu đơm hoa kết trái.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm nước dâng lên ngập ruộng đồng từ rằm tháng Tám Trung Thu đến rằm tháng Mười Hạ Ngươn, thời gian nầy rất khó khăn cho cây non mới hạ thổ, những gốc cây có thể sống sót qua thời gian ngập nước thường là cây già cỗi, rễ ăn sâu, nhưng không còn cho hoa trái như cây đang sung sức, từ kinh nghiệm đó Ba tôi lại áp dụng cách tháp cây non vào gốc già để giữ cây, đồng thời để lai các giống có thể chịu đựng được phong thổ. Ngoài ra thì chung quanh vườn Ba còn cho đắp thêm các bờ ven, khi mực nước dâng cao thì dùng máy bơm tháo nước ra để bảo vệ cây non trong vườn.
Vườn cam bưởi của Ba cũng lớn theo tháng ngày cùng với chúng tôi, tạo thêm công việc mới cho Bà vốn đã luôn bận bịu trăm công nghìn việc trong ngoài, nay cộng thêm việc canh chừng khu vườn kiểu mẫu, nhắc nhở người làm lo tưới nước bón phân. Sang mùa nước nổi hàng ngày Bà còn phải xem mực nước dâng, nhắc người làm chạy máy bơm thoát nước, khi nước rút cũng là lúc những nhánh cam bưởi sai oằn trái nằm lê xuống mặt đấy, bầy giờ phải đan cây chống cành dưỡng trái.
Từ sau khi phương pháp canh nông mới mà Ba tôi mang về rất thành công, làng quê tôi biến thành một xã nông nghiệp kiểu mẫu với năng lượng sản xuất lớn cung cấp cho cả miền, những chiếc ghe lườn chở lúa gạo khi xưa bây giờ chở đầy các cần xé cam bưởi xuôi dòng sông Hậu về tận tỉnh thành và từ đó theo những chuyến xe hàng vận tải về cung cấp cho thủ đô Sài Gòn.
Khi tôi rời làng quê về tỉnh học, cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hoà chấm dứt, bộ mặt của làng quê tôi thay đổi, những cố vấn Hoa Kỳ thường xuyên về thăm, màu áo quân đội địa phương quân nghĩa quân, vũ khí chiến lượt và huy hiệu binh chủng đã thay đổi cho bộ áo đen và cây súng trường đơn sơ của những chú dân vệ ngày nào. Những người cùng trang lứa với Chú tôi đã đổi chiếc áo trắng phòng thí nghiệm khoác lên chiếc áo kaki vào trận mạc. Đến lúc tôi vào đại học thì những bạn bè của chính tôi cũng đã theo tiếng gọi lên đường.
Cùng với những thay đổi đó, cánh đồng ruộng cò bay thẳng cánh khi xưa lần lượt chia manh xẻ miếng biến thành vườn cam song song với bờ ven ruộng thửa trồng lúa Thần Nông, giống lúa thu hoạch trong vòng ba tháng, thay vì lúa mùa chỉ gặt hái một lần trong năm. Để khuyến khích nông dân canh tác theo phương pháp mới, họ được chính phủ cho vay tiền mua máy móc, viện trợ thêm để mua phân bón… Những chiếc máy bơm nước với công xuất lớn, được mua từ các chương trình viện trợ, đất đai cũng được chia theo chương trình “Người cày có ruộng”, bộ mặt thôn quê đã thay đổi, cuộc sống sung túc của nông gia, điện nước về tận nông thôn… cho đến một ngày, khi cuộc chiến tàn, mất nước mất đi tất cả những điều tốt đẹp đó, hai mươi năm sau khi tôi trở về tìm lại khu vườn xưa, cánh đồng cũ chỉ còn trong trí nhớ niệm hoài…
Đi tìm nguồn cội trái cam trên đất mới
Sau khi rời nơi chốn sinh ra, chúng tôi sống lây lất trong trại tị nạn. Mỗi khi đến làm công tác thiện nguyện với phái đoàn phỏng vấn từ Hoa Kỳ, buổi ăn trưa đơn giản, người nhân viên trong phái đoàn tặng tôi trái cam trong khẩu phần của anh, trái cam màu vàng rực rỡ là món quà quí giá trong tình trạng thiếu thốn Vitamin C lúc bấy giờ, đó là trái cam Sunkist từ California mà sau nầy tôi mới biết tên.
Theo dòng người định cư đưa tôi về Florida, nơi người bạn đang làm cho một hãng nước cam tươi Tropicana rất nổi tiếng. Giống cam trồng nơi đây gợi lại hình ảnh trái cam trong vườn nhà, chỉ có khác chăng là màu vàng rực rỡ chứ không là màu da lươn trơn láng, cam của Florida cho ra nước rất nhiều và vị chua hơn, và cũng không giống trái cam Sunkist mà người nhân viên đã tặng cho tôi.
Mãi sau lần đầu tiên về thăm bạn bè ở vùng thủ đô của người Việt Nam ở Orange County, ngồi trên ngọn đồi Orange Hill nhìn xuống những vườn cam ngút mắt, nhớ lại trái cam Sunkist trong trại tị nạn và vườn cam của bà tôi, cứ bảo rằng có cơ hội sẽ tìm hiểu thêm về giống cam ngon ngọt nầy, lời hứa riêng mình đến nay mới có dịp thực hiện.
California Historic Citrus Park Riverside, là nơi tôi tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc từ lâu chưa có cơ hội đi tìm giải đáp.
Khu vườn Citrus của tiểu bang là một bảo tàng thiên nhiên. Chúng tôi vào đến trạm hướng dẫn hỏi thăm thì đã có nhân viên tiếp đón, hướng dẫn và giải thích cho từng nhóm du khách. Chúng tôi theo đoàn đi thăm viếng khu vực trồng trọt từng loại chanh, cam, bưởi của họ Citrus thuần giống nói chung và thêm các thí nghiệm về cam bưởi lai giống khác nhau trên thế giới.
Diện tích khu vườn của tiểu bang rộng 248 acres nằm trong Riverside County, thành lập từ 1915, được tái thiết, trùng tu bảo vệ để nhắc nhở thời kỳ “Citrus làm Vua Chúa”, khi mà kỹ nghệ trồng tỉa thu hoạch Citrus hàng năm mang lại cho các chủ vườn con số lợi tức lớn có thể so sánh giống như “Cơn Sốt Vàng” thời Tây tiến (Gold Rush) tái diễn.
Từ khi có cuộc Tây tiến (Go West Young Men), vùng đất cuối cùng giáp biển Thái Bình Dương, California, là nơi các nhà nông nghiệp tiên phương khởi trồng Citrus, dẫn đến thành công làm nền tảng cho kỹ nghệ trồng trọt Citrus từ năm 1840. Thí điểm Citrus là vùng đất hiện nay đã trở thành Downtown Los Angeles, do William Wolfskill là người đi đầu khởi xướng. Khi Cơn Sốt Vàng bắt đầu năm 1849, Citrus (cam, chanh) trở thành nhu yếu phẩm lẫn thuốc trị bệnh scurvy (phong cùi do thiếu Vitamin C), cơ sở kinh thương Citrus của William Wolfskill lên như diều căng gió, đã phải liên tục thay đổi, thích nghi và trở thành nền tảng cho thị trường cung cấp Citrus sau nầy.
Thật ra thì Citrus đã có mặt ở California từ những năm 1700, khi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đến định cư tại vùng đất nầy. Nguồn gốc chính của chanh cam không ai xác định, chỉ tương truyền là đã xuất phát từ Trung Hoa hàng ngàn năm trước.
William Wolfskill lấy giống hàng trăm cây chanh cam ươm từ hạt giống của Tu Viện San Gabriel. Ban đầu chỉ có thể đáp ứng với nhu cầu địa phương, nhưng với con số cung cấp không đủ đã làm lệch cán cân cung cầu, thị trường luôn đòi hỏi nhiều hơn con số đáp ứng nên đã dẫn đến hàng loạt các nhà vườn trồng trọt tiếp theo. Mãi đến khi giống cam không hột (Naval Orange) xuất hiện khoảng năm 1870 thì bấy giờ kỹ nghệ trồng trọt Citrus mới thật sự bùng nổ. Giống cam mang tên Naval còn có nghĩa là “button belly” (cái rún) vì phần cuối trái cam có một khoang tròn như cái rún, khi xẻ ra thì thường có những múi nhỏ bên trong đặc cứng. Ngoài ra còn thêm đặc điểm không hột, cho nhiều nước ngọt, vỏ cam dầy rất dễ bóc, thời gian thu hoạch vào mùa đông.
Cam Navel là giống không hột nên trồng bằng phương pháp chiết cành và tháp cây, khởi đầu chỉ là một ít cây lấy từ tu viện ở Brazil do Bộ Canh Nông Hoa Kỳ mang về phân phát cho một vài nơi làm thí điểm trồng thử. Do phong thổ khác biệt nên chỉ còn lại có Florida và California là có thể trồng được, một trong các cây giống đó do Eliza Tibbets trồng ở Riverside County, California.
Giống Navel Orange cho ra các trái ngon ngọt hơn tất cả các giống khác trên địa cầu lúc bấy giờ, Riverside là khởi điểm cho một kỹ nghệ trồng trọt và cung cấp Citrus khắp nơi. Vì yếu tố không hột, nên Navel Orange đã làm thay đổi phương pháp trồng trọt. Thông thường thì dùng hột để ươm thành cây, cây non nầy phải trải qua một thời gian dài từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành đơm hoa kết trái. Khoảng thời gian dài nầy không mang lại lợi tức gì cho nhà vườn, chưa kể đến khi cho ra trái thì mới có thể phát giác đặc tính của nó. Phương pháp chiết cành tháp cây mang kết quả nhanh và chính xác cho nhà vườn, từ kinh nghiệm trồng Citrus đã đẩy các nhà nghiên cứu sang các giống cây trái khác, khám phá và sản xuất ra nhiều loại trái cây cung cấp cho thị trường thực phẩm ngày nay.
Có thể nói hầu hết các giống Navel Orange của California là con cháu của cây giống từ vườn của Eliza Tibbets. một trong số các cây đó hiện nay vẫn còn cho ra trái và được chọn làm địa điểm lịch sử của Riverside.
Riverside là trung tâm sản xuất, cung cấp hầu hết cho Liên Bang Hoa Kỳ, đến khi con đường sắt liên bang hoàn thành từ 1880, Citrus của California đã vượt qua hàng ngàn dặm để đến tận miền Đông của quốc gia như New York, Boston, miền Trung Tây Chicago, miền Nam New Orleans, con số đòi hỏi của cả nước đã đẩy nền kinh tế của tiểu bang mang tên Golden State (Tiểu Bang Vàng) có chăng thì loại vàng mới khám phá nầy (Citrus) đã mang lại lợi ích không cùng, được hấp thụ và nuôi dưỡng cho cơ thể của chính những con người gây ra giống cây trái đó.
Sự bành trướng của kỹ nghệ trồng trọt Citrus đòi hỏi các trung gian đưa trái cây đến thị trường tiêu thụ, từ đó sinh ra nạn chèn ép của lái buôn, các nhà vườn phải tổ chức liên kết để đưa trái của họ vào chợ và không bị bóp nghẹt lợi tức. Năm 1893, tổ chức Southern California Exchange ra đời, tổ chức nầy đến nay được biết đến bằng tên Sunkist Growers.
California là tiểu bang của nắng ấm và cơ hội, từ khi có phong trào “Go West Young Men” những người thanh niên trai tráng đã theo làn sóng phiêu lưu đi khai phá, cùng với cơn sóng “Gold Rush” đẩy những người lính sau cuộc nội chiến Nam Bắc đi tìm vàng và cơ hội làm giàu trên đất mới. Với cơn sốt vàng Citrus của thập niên 1840 đã đẩy mạnh việc canh tân trồng Citrus, con đường hỏa xa của 1880 mang citrus đi từ bờ Tây sang Đông đã làm nền tảng cho thương hiệu của tiểu bang, còn gì xứng đáng hơn là dùng chính hình ảnh của Citrus làm biểu tượng cho Golden State? Không ngờ với bích chương nầy đã đẩy mạnh con số bán ra của Citrus, California là tiểu bang đi tiên phương trong việc sử dụng hình thức quảng cáo đã được sử dụng và phát triển cho đến bây giờ.
Sang thế kỷ hai mươi, sự phát triển của kỹ nghệ trồng Citrus đòi hỏi sự nghiên cứu và hệ thống hoá phương pháp cũng như thống kê các giống loại. Năm 1906 phòng thí nghiệm Citrus Experiment Station ra đời, đây là nền tảng cho đại học University of California, Riverside. Hiện nay đã đổi tên thành Citrus Research Center and Argriculture Experiment Station. Trung tâm nầy bây giờ vẫn đi tiên phương trong việc nghiên cứu cho các giống, loại, cấu tạo, cách thức gieo trồng thích nghi với thời tiết và đất đai.
Thành quả từ viện nghiên cứu của đại học UC Riverside mang lại những giống Citrus mới có sức chịu đựng, thích nghi với thời tiết cũng như cho ra nhiều lợi tức, phương pháp bón phân, tính toán chu kỳ của mùa thu hoạch để có thể đáp ứng với nhu cầu cũng như phân phát ra thị trường. Hiện nay bộ sưu tập của Viện có hàng ngàn giống loại, có thể nói đây là bộ sưu tập có hệ thống và có con số nhiều nhất trong ngành Citrus.
Riverside có thể gọi là chiếc nôi của Citrus, từ vùng đất nầy đã mang lại bao nhiêu là lợi tức cho California. Con số dân cư càng ngày càng tăng trưởng, nhà cửa mọc lên để đáp ứng đã lấn ra diện tích trồng trọt theo thời gian bị thu hẹp lại, Citrus đang tìm đường di cư từ miền Nam sang Bắc đến sinh trưởng trong vùng Fresno County, lan qua thung lũng San Joaquin. Vùng đất nầy trước đây là bán sa mạc, cỏ gai gió cát, đất đai khô cằn, nhưng bây giờ, những hệ thống dẫn nước và kỹ thuật canh nông hiện đại đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của County. Hàng năm, vào đầu mùa xuân, từ Nam sang Bắc, những khu vườn hoa đào, hoa hạnh nhân, hoa mận… bất tận chạy, dọc theo đường liên tỉnh CA 99 vào các hương lộ về hướng Fresno, dựa lưng vào xương sống rặng núi Sierra, kế tiếp là khu vườn xanh mượt lá non, hương thơm ngào ngạt của hoa cam, chanh, bưởi quất, trước khi vào những luống nho bất tận.
Sức sống và sáng tạo của con người vẫn tiếp tục, trước đây thì mùa màng chỉ theo thời gian nhất định, nhưng con người đã uyển chuyển thay đổi, cải tiến để trái cam cũng như các thực phẩm khác lúc nào cũng đầy đủ cho nhu cầu. Chưa kể đến các phương tiện giao thông vận tải nhanh chóng ngày nay đã mang trái cây hoa quả từ Bắc Bán Cầu xuống Nam Bán Cầu, từ Brazil đến Canada, Alaska, từ Đông sang Tây, trái nhãn từ Việt Nam, sầu riêng Malaysia, mít Thái Lan đã vào thị trường Hoa Kỳ…
Nguồn tài liệu: California Bountiful - californiacountry.org
Hàng vú sữa già cạnh bờ ao được thay thế bằng những cây xoài cát, xoài thanh ca, đất bùn vét từ lòng mương để bồi đắp thêm lên, Ông Nội nâng niu chọn cây chọn giống tốt để trồng xuống. Hàng ngày, Ông căn dặn chúng tôi phải tưới cây cho đẫm nước, ít nhất là hai chục gầu xuống mỗi gốc cây. Khi Ông đi tuần tra, nhìn lá cây là biết có tên nào chểnh mãng công việc ngay. Đó là khoảng thời gian “ăn chơi là chuyện chính, làm việc là chuyện phụ” giống như trong ngày đầy tháng thôi nôi, Bà tôi chẳng từng van vái “mười hai mụ bà mười ba đức thầy cho cháu ăn no chóng lớn chơi đùa”, điều nầy ứng nghiệm vào bầy cháu tinh nghịch năng động, chúng tôi mê chơi hơn là làm các công việc được giao phó hàng ngày… Ông là người rất mực yêu thương con cháu nhưng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Hàng ngày ngoài giờ học hành, chúng tôi đều phải phụ giúp công việc trong nhà, từ tưới cây trong vườn đến đi xem người làm ngoài ruộng hay đến trại xem thợ cưa cây… mỗi mùa mỗi tháng, không dứt nhiệm vụ. Bà tôi cũng thế, luôn răn dạy con gái thì phải biết quán xuyến mọi việc trong nhà từ may vá, thêu thùa, bánh trái, nấu nướng… Cho dù tất cả công việc đều có người chu tất, nhưng để chăm sóc và trông nom thì ít nhất chúng tôi đều phải học qua cho biết cách và làm cho đúng mẫu mực.
Ba tôi sau khi đi họp trên tỉnh về, quyết định thay đổi bộ mặt khu vườn trái cây của Bà. Trước tiên Ba tôi gọi người làm đến tháo nước, vét mương lấy bùn đắp thành những ụ đất cao chừng nửa thước. Sau đó, trong mỗi ụ đất ba đặt từng nhánh cam, bưởi. Đó là thí điểm cho phương pháp canh nông mới mà Ba tôi vừa học được. Chúng tôi không có một ý niệm gì về việc trồng cây, chiết cành, chỉ biết đến mùa gió bấc, được thi nhau hái những trái cam bưởi ửng màu ngon ngọt, đó cũng là dấu hiệu cho năm cũ trôi qua, Tết sắp chạm ngõ, áo mới vui chơi. Theo phương pháp nầy, cam bưởi được chiết từ thân cây mẹ ra nhánh con và trồng trong ụ đất cao thành hàng kế tiếp nhau, đó là một bước tiến, một canh tân lớn. Trước đây cam quýt được ươn từ hột thành cây con và nuôi dưỡng cho đến khi chiều cao được chừng nửa thước mới đặt xuống đất, cây con mất một thời gian bao nhiêu năm mới thành niên cho trái chuyến năm đầu tiên và sau đó mới thu hoạch từng mùa tiếp theo. Ba tôi ứng dụng phương pháp trồng cây mới nầy chỉ chưa đầy năm thì cây cam đã bắt đầu đơm hoa kết trái.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm nước dâng lên ngập ruộng đồng từ rằm tháng Tám Trung Thu đến rằm tháng Mười Hạ Ngươn, thời gian nầy rất khó khăn cho cây non mới hạ thổ, những gốc cây có thể sống sót qua thời gian ngập nước thường là cây già cỗi, rễ ăn sâu, nhưng không còn cho hoa trái như cây đang sung sức, từ kinh nghiệm đó Ba tôi lại áp dụng cách tháp cây non vào gốc già để giữ cây, đồng thời để lai các giống có thể chịu đựng được phong thổ. Ngoài ra thì chung quanh vườn Ba còn cho đắp thêm các bờ ven, khi mực nước dâng cao thì dùng máy bơm tháo nước ra để bảo vệ cây non trong vườn.
Vườn cam bưởi của Ba cũng lớn theo tháng ngày cùng với chúng tôi, tạo thêm công việc mới cho Bà vốn đã luôn bận bịu trăm công nghìn việc trong ngoài, nay cộng thêm việc canh chừng khu vườn kiểu mẫu, nhắc nhở người làm lo tưới nước bón phân. Sang mùa nước nổi hàng ngày Bà còn phải xem mực nước dâng, nhắc người làm chạy máy bơm thoát nước, khi nước rút cũng là lúc những nhánh cam bưởi sai oằn trái nằm lê xuống mặt đấy, bầy giờ phải đan cây chống cành dưỡng trái.
Từ sau khi phương pháp canh nông mới mà Ba tôi mang về rất thành công, làng quê tôi biến thành một xã nông nghiệp kiểu mẫu với năng lượng sản xuất lớn cung cấp cho cả miền, những chiếc ghe lườn chở lúa gạo khi xưa bây giờ chở đầy các cần xé cam bưởi xuôi dòng sông Hậu về tận tỉnh thành và từ đó theo những chuyến xe hàng vận tải về cung cấp cho thủ đô Sài Gòn.
Khi tôi rời làng quê về tỉnh học, cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hoà chấm dứt, bộ mặt của làng quê tôi thay đổi, những cố vấn Hoa Kỳ thường xuyên về thăm, màu áo quân đội địa phương quân nghĩa quân, vũ khí chiến lượt và huy hiệu binh chủng đã thay đổi cho bộ áo đen và cây súng trường đơn sơ của những chú dân vệ ngày nào. Những người cùng trang lứa với Chú tôi đã đổi chiếc áo trắng phòng thí nghiệm khoác lên chiếc áo kaki vào trận mạc. Đến lúc tôi vào đại học thì những bạn bè của chính tôi cũng đã theo tiếng gọi lên đường.
Cùng với những thay đổi đó, cánh đồng ruộng cò bay thẳng cánh khi xưa lần lượt chia manh xẻ miếng biến thành vườn cam song song với bờ ven ruộng thửa trồng lúa Thần Nông, giống lúa thu hoạch trong vòng ba tháng, thay vì lúa mùa chỉ gặt hái một lần trong năm. Để khuyến khích nông dân canh tác theo phương pháp mới, họ được chính phủ cho vay tiền mua máy móc, viện trợ thêm để mua phân bón… Những chiếc máy bơm nước với công xuất lớn, được mua từ các chương trình viện trợ, đất đai cũng được chia theo chương trình “Người cày có ruộng”, bộ mặt thôn quê đã thay đổi, cuộc sống sung túc của nông gia, điện nước về tận nông thôn… cho đến một ngày, khi cuộc chiến tàn, mất nước mất đi tất cả những điều tốt đẹp đó, hai mươi năm sau khi tôi trở về tìm lại khu vườn xưa, cánh đồng cũ chỉ còn trong trí nhớ niệm hoài…
Đi tìm nguồn cội trái cam trên đất mới
Sau khi rời nơi chốn sinh ra, chúng tôi sống lây lất trong trại tị nạn. Mỗi khi đến làm công tác thiện nguyện với phái đoàn phỏng vấn từ Hoa Kỳ, buổi ăn trưa đơn giản, người nhân viên trong phái đoàn tặng tôi trái cam trong khẩu phần của anh, trái cam màu vàng rực rỡ là món quà quí giá trong tình trạng thiếu thốn Vitamin C lúc bấy giờ, đó là trái cam Sunkist từ California mà sau nầy tôi mới biết tên.
Theo dòng người định cư đưa tôi về Florida, nơi người bạn đang làm cho một hãng nước cam tươi Tropicana rất nổi tiếng. Giống cam trồng nơi đây gợi lại hình ảnh trái cam trong vườn nhà, chỉ có khác chăng là màu vàng rực rỡ chứ không là màu da lươn trơn láng, cam của Florida cho ra nước rất nhiều và vị chua hơn, và cũng không giống trái cam Sunkist mà người nhân viên đã tặng cho tôi.
Mãi sau lần đầu tiên về thăm bạn bè ở vùng thủ đô của người Việt Nam ở Orange County, ngồi trên ngọn đồi Orange Hill nhìn xuống những vườn cam ngút mắt, nhớ lại trái cam Sunkist trong trại tị nạn và vườn cam của bà tôi, cứ bảo rằng có cơ hội sẽ tìm hiểu thêm về giống cam ngon ngọt nầy, lời hứa riêng mình đến nay mới có dịp thực hiện.
California Historic Citrus Park Riverside, là nơi tôi tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc từ lâu chưa có cơ hội đi tìm giải đáp.
Khu vườn Citrus của tiểu bang là một bảo tàng thiên nhiên. Chúng tôi vào đến trạm hướng dẫn hỏi thăm thì đã có nhân viên tiếp đón, hướng dẫn và giải thích cho từng nhóm du khách. Chúng tôi theo đoàn đi thăm viếng khu vực trồng trọt từng loại chanh, cam, bưởi của họ Citrus thuần giống nói chung và thêm các thí nghiệm về cam bưởi lai giống khác nhau trên thế giới.
Diện tích khu vườn của tiểu bang rộng 248 acres nằm trong Riverside County, thành lập từ 1915, được tái thiết, trùng tu bảo vệ để nhắc nhở thời kỳ “Citrus làm Vua Chúa”, khi mà kỹ nghệ trồng tỉa thu hoạch Citrus hàng năm mang lại cho các chủ vườn con số lợi tức lớn có thể so sánh giống như “Cơn Sốt Vàng” thời Tây tiến (Gold Rush) tái diễn.
Từ khi có cuộc Tây tiến (Go West Young Men), vùng đất cuối cùng giáp biển Thái Bình Dương, California, là nơi các nhà nông nghiệp tiên phương khởi trồng Citrus, dẫn đến thành công làm nền tảng cho kỹ nghệ trồng trọt Citrus từ năm 1840. Thí điểm Citrus là vùng đất hiện nay đã trở thành Downtown Los Angeles, do William Wolfskill là người đi đầu khởi xướng. Khi Cơn Sốt Vàng bắt đầu năm 1849, Citrus (cam, chanh) trở thành nhu yếu phẩm lẫn thuốc trị bệnh scurvy (phong cùi do thiếu Vitamin C), cơ sở kinh thương Citrus của William Wolfskill lên như diều căng gió, đã phải liên tục thay đổi, thích nghi và trở thành nền tảng cho thị trường cung cấp Citrus sau nầy.
Thật ra thì Citrus đã có mặt ở California từ những năm 1700, khi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đến định cư tại vùng đất nầy. Nguồn gốc chính của chanh cam không ai xác định, chỉ tương truyền là đã xuất phát từ Trung Hoa hàng ngàn năm trước.
William Wolfskill lấy giống hàng trăm cây chanh cam ươm từ hạt giống của Tu Viện San Gabriel. Ban đầu chỉ có thể đáp ứng với nhu cầu địa phương, nhưng với con số cung cấp không đủ đã làm lệch cán cân cung cầu, thị trường luôn đòi hỏi nhiều hơn con số đáp ứng nên đã dẫn đến hàng loạt các nhà vườn trồng trọt tiếp theo. Mãi đến khi giống cam không hột (Naval Orange) xuất hiện khoảng năm 1870 thì bấy giờ kỹ nghệ trồng trọt Citrus mới thật sự bùng nổ. Giống cam mang tên Naval còn có nghĩa là “button belly” (cái rún) vì phần cuối trái cam có một khoang tròn như cái rún, khi xẻ ra thì thường có những múi nhỏ bên trong đặc cứng. Ngoài ra còn thêm đặc điểm không hột, cho nhiều nước ngọt, vỏ cam dầy rất dễ bóc, thời gian thu hoạch vào mùa đông.
Cam Navel là giống không hột nên trồng bằng phương pháp chiết cành và tháp cây, khởi đầu chỉ là một ít cây lấy từ tu viện ở Brazil do Bộ Canh Nông Hoa Kỳ mang về phân phát cho một vài nơi làm thí điểm trồng thử. Do phong thổ khác biệt nên chỉ còn lại có Florida và California là có thể trồng được, một trong các cây giống đó do Eliza Tibbets trồng ở Riverside County, California.
Giống Navel Orange cho ra các trái ngon ngọt hơn tất cả các giống khác trên địa cầu lúc bấy giờ, Riverside là khởi điểm cho một kỹ nghệ trồng trọt và cung cấp Citrus khắp nơi. Vì yếu tố không hột, nên Navel Orange đã làm thay đổi phương pháp trồng trọt. Thông thường thì dùng hột để ươm thành cây, cây non nầy phải trải qua một thời gian dài từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành đơm hoa kết trái. Khoảng thời gian dài nầy không mang lại lợi tức gì cho nhà vườn, chưa kể đến khi cho ra trái thì mới có thể phát giác đặc tính của nó. Phương pháp chiết cành tháp cây mang kết quả nhanh và chính xác cho nhà vườn, từ kinh nghiệm trồng Citrus đã đẩy các nhà nghiên cứu sang các giống cây trái khác, khám phá và sản xuất ra nhiều loại trái cây cung cấp cho thị trường thực phẩm ngày nay.
Có thể nói hầu hết các giống Navel Orange của California là con cháu của cây giống từ vườn của Eliza Tibbets. một trong số các cây đó hiện nay vẫn còn cho ra trái và được chọn làm địa điểm lịch sử của Riverside.
Riverside là trung tâm sản xuất, cung cấp hầu hết cho Liên Bang Hoa Kỳ, đến khi con đường sắt liên bang hoàn thành từ 1880, Citrus của California đã vượt qua hàng ngàn dặm để đến tận miền Đông của quốc gia như New York, Boston, miền Trung Tây Chicago, miền Nam New Orleans, con số đòi hỏi của cả nước đã đẩy nền kinh tế của tiểu bang mang tên Golden State (Tiểu Bang Vàng) có chăng thì loại vàng mới khám phá nầy (Citrus) đã mang lại lợi ích không cùng, được hấp thụ và nuôi dưỡng cho cơ thể của chính những con người gây ra giống cây trái đó.
Sự bành trướng của kỹ nghệ trồng trọt Citrus đòi hỏi các trung gian đưa trái cây đến thị trường tiêu thụ, từ đó sinh ra nạn chèn ép của lái buôn, các nhà vườn phải tổ chức liên kết để đưa trái của họ vào chợ và không bị bóp nghẹt lợi tức. Năm 1893, tổ chức Southern California Exchange ra đời, tổ chức nầy đến nay được biết đến bằng tên Sunkist Growers.
California là tiểu bang của nắng ấm và cơ hội, từ khi có phong trào “Go West Young Men” những người thanh niên trai tráng đã theo làn sóng phiêu lưu đi khai phá, cùng với cơn sóng “Gold Rush” đẩy những người lính sau cuộc nội chiến Nam Bắc đi tìm vàng và cơ hội làm giàu trên đất mới. Với cơn sốt vàng Citrus của thập niên 1840 đã đẩy mạnh việc canh tân trồng Citrus, con đường hỏa xa của 1880 mang citrus đi từ bờ Tây sang Đông đã làm nền tảng cho thương hiệu của tiểu bang, còn gì xứng đáng hơn là dùng chính hình ảnh của Citrus làm biểu tượng cho Golden State? Không ngờ với bích chương nầy đã đẩy mạnh con số bán ra của Citrus, California là tiểu bang đi tiên phương trong việc sử dụng hình thức quảng cáo đã được sử dụng và phát triển cho đến bây giờ.
Sang thế kỷ hai mươi, sự phát triển của kỹ nghệ trồng Citrus đòi hỏi sự nghiên cứu và hệ thống hoá phương pháp cũng như thống kê các giống loại. Năm 1906 phòng thí nghiệm Citrus Experiment Station ra đời, đây là nền tảng cho đại học University of California, Riverside. Hiện nay đã đổi tên thành Citrus Research Center and Argriculture Experiment Station. Trung tâm nầy bây giờ vẫn đi tiên phương trong việc nghiên cứu cho các giống, loại, cấu tạo, cách thức gieo trồng thích nghi với thời tiết và đất đai.
Thành quả từ viện nghiên cứu của đại học UC Riverside mang lại những giống Citrus mới có sức chịu đựng, thích nghi với thời tiết cũng như cho ra nhiều lợi tức, phương pháp bón phân, tính toán chu kỳ của mùa thu hoạch để có thể đáp ứng với nhu cầu cũng như phân phát ra thị trường. Hiện nay bộ sưu tập của Viện có hàng ngàn giống loại, có thể nói đây là bộ sưu tập có hệ thống và có con số nhiều nhất trong ngành Citrus.
Riverside có thể gọi là chiếc nôi của Citrus, từ vùng đất nầy đã mang lại bao nhiêu là lợi tức cho California. Con số dân cư càng ngày càng tăng trưởng, nhà cửa mọc lên để đáp ứng đã lấn ra diện tích trồng trọt theo thời gian bị thu hẹp lại, Citrus đang tìm đường di cư từ miền Nam sang Bắc đến sinh trưởng trong vùng Fresno County, lan qua thung lũng San Joaquin. Vùng đất nầy trước đây là bán sa mạc, cỏ gai gió cát, đất đai khô cằn, nhưng bây giờ, những hệ thống dẫn nước và kỹ thuật canh nông hiện đại đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của County. Hàng năm, vào đầu mùa xuân, từ Nam sang Bắc, những khu vườn hoa đào, hoa hạnh nhân, hoa mận… bất tận chạy, dọc theo đường liên tỉnh CA 99 vào các hương lộ về hướng Fresno, dựa lưng vào xương sống rặng núi Sierra, kế tiếp là khu vườn xanh mượt lá non, hương thơm ngào ngạt của hoa cam, chanh, bưởi quất, trước khi vào những luống nho bất tận.
Sức sống và sáng tạo của con người vẫn tiếp tục, trước đây thì mùa màng chỉ theo thời gian nhất định, nhưng con người đã uyển chuyển thay đổi, cải tiến để trái cam cũng như các thực phẩm khác lúc nào cũng đầy đủ cho nhu cầu. Chưa kể đến các phương tiện giao thông vận tải nhanh chóng ngày nay đã mang trái cây hoa quả từ Bắc Bán Cầu xuống Nam Bán Cầu, từ Brazil đến Canada, Alaska, từ Đông sang Tây, trái nhãn từ Việt Nam, sầu riêng Malaysia, mít Thái Lan đã vào thị trường Hoa Kỳ…
Nguồn tài liệu: California Bountiful - californiacountry.org