Bài: NGUYỄN PHỤC HƯNG * Hình: HIỀN VY
Mỗi khi nhắc đến Châu Phi (Africa) thì hình như ai ai cũng nghĩ ngay đến sa mạc Sahara với những đồi cát nóng bỏng và những sắc dân tương đối "không văn minh". Tuy nhiên Nam Phi (South Africa) rất khác Bắc Phi. Nam Phi vào tháng 6 dương lịch, thì đang là mùa thu và thời tiết bắt đầu lạnh lạnh vì Nam Phi thuộc Nam Bán Cầu, trong khi Bắc Phi với sa mạc Sahara lại ở ngay vùng xích đạo. Trước khi làm một chuyến du lịch Nam Phi, có lẽ nên sơ lược vài hàng về lịch sử địa lý của miền này, vì lịch sử vùng này có nhiều điều thú vị, đáng ngạc nhiên. Vả lại, thêm một chút kiến thức, có thể còn làm cho chuyến đi của thêm ý nghĩa.
Mỗi khi nhắc đến Châu Phi (Africa) thì hình như ai ai cũng nghĩ ngay đến sa mạc Sahara với những đồi cát nóng bỏng và những sắc dân tương đối "không văn minh". Tuy nhiên Nam Phi (South Africa) rất khác Bắc Phi. Nam Phi vào tháng 6 dương lịch, thì đang là mùa thu và thời tiết bắt đầu lạnh lạnh vì Nam Phi thuộc Nam Bán Cầu, trong khi Bắc Phi với sa mạc Sahara lại ở ngay vùng xích đạo. Trước khi làm một chuyến du lịch Nam Phi, có lẽ nên sơ lược vài hàng về lịch sử địa lý của miền này, vì lịch sử vùng này có nhiều điều thú vị, đáng ngạc nhiên. Vả lại, thêm một chút kiến thức, có thể còn làm cho chuyến đi của thêm ý nghĩa.
Vài hàng lịch sử
Trái hẳn với các nước Châu Phi nghèo và chậm tiến khác như Maroc, Tunisie, v.v., Nam Phi (hay tên chính thức là Cộng Hòa Nam Phi - Republic of South Africa, RSA) là một xứ văn minh, rất rộng lớn, chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 2000km và chiều ngang khoảng 1500km. Nam Phi có một lịch sử khá phức tạp. Từ thế kỷ thứ 17, dân Hòa Lan đã đến đây lập nghiệp và dựng ra thành phố nổi tiếng Cape Town, là một hải cảng tiếp lương thực cho các thương thuyền từ Âu Châu qua Á Châu và Ấn Độ Dương. Dân số ở Nam Phi gồm nhiều sắc dân khác nhau; với khoảng 76.7% là các sắc dân da đen. Dân lai chiếm 8.9% tổng số dân số, họ là hậu duệ của những người da trắng kết hôn với dân da màu (Mã Lai, Phi Châu, Ấn Độ, Madagasca). Dân lai rất siêng năng và được người da trắng tin cậy. Phần còn lại là gốc da trắng (khoảng 10.95%), Ấn Độ (khoảng 2.9%), và khoảng 1500 người gốc Tầu (hậu duệ của dân Tầu qua khai mỏ kim cương từ thế kỷ trước). Thành phần dân da trắng cũng rất phức tạp gồm dân Africaners (gốc Hòa Lan, gốc Đức, gốc Pháp hay gốc Anh), họ nói tiếng Afrikaans, một ngôn ngữ bản xứ pha trộn với tiếng Đức và Hòa Lan, rất khó hiểu. Ngoài ra còn dân da trắng nói tiếng Anh gồm các dân gốc Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ý.
Cũng may, ngày nay đa số dân ở các thành phố Nam Phi, dù thuộc nhóm nào, cũng khá thông thạo tiếng Anh nên du khách ít gặp trở ngại, dù tiếng Anh chỉ là một trong 4 sinh ngữ chính thức tại Nam Phi (tiếng Zuolou, Xhosa, Afrikannas và English).
Thủ đô của Nam Phi?
Một câu hỏi giản dị nhưng lại rất khó trả lời: Thành phố nào là Thủ Đô của Nam Phi? Thật là ngạc nhiên và thú vị là Nam Phi có tới 3 Thủ Đô: Cape Town là thủ đô cho ngành Lập Pháp, Bloemfontein là thủ đô cho ngành Tư Pháp (Tòa Án) còn ngành Hành Pháp thì có thủ đô tại Pretoria. Không biết có nơi nào trên thế giới có sự phân quyền rõ ràng hơn tại Nam Phi không? (Có lẽ Việt Nam phải theo gương Nam Phi để có sự phân lập tam quyền rõ ràng như vậy, chứ cứ như bây giờ thì Quốc Hội, Tòa Án và Hành Pháp Việt Nam đều nằm một chỗ và dưới quyền điều động của Đảng Cộng Sản hết!). Còn thành phố lớn nhất Nam Phi lại là Johannesburg.
Thăm viếng Cape Town
Chúng tôi đi Nam Phi, theo sự hướng dẫn của một công ty du lịch Mỹ. Đường từ Hoa Kỳ qua Nam Phi khá xa. Chúng tôi khởi hành từ New York qua Amsterdam, khoảng 6 giờ bay, sau đó từ Amsterdam xuống Capetown mất thêm khoảng 8 giờ bay nữa. Khởi hành từ nơi khác chắc sẽ tốn thêm vài giờ bay nữa. Như vậy, vừa bay vừa chờ quá cảnh cũng mất hơn 1 ngày từ New York mới tới Cape Town. Cape Town giống như một thành phố Âu Mỹ, phi trường rất tân tiến, xa lộ rộng rãi. Dù là một thành phố Nam Phi nhưng ít thấy người da đen, có lẽ còn ít hơn cả Los Angeles hay New York. Đường phố rất sạch sẽ, nhà cao tầng san sát như một thành phố lớn Âu Mỹ. Cape Town có khoảng 450 ngàn dân và đang phát triển mạnh. Theo các nhà tài chính thì thành phố này đang có cơ hội trở thành một trung tâm tài chánh lớn nhất của Nam Phi. Thành phồ này nằm ở ven biển phía Tây Nam của Nam Phi, trên một bán đảo, ngay dưới chân một ngọn núi có mặt phẳng mang tên Table Mountain, có độ cao khoảng 5200ft. Đúng là non nước hữu tình. Hàng ngày có xe hơi hay cable car chở du khách lên núi. Từ trên núi có thế nhìn thấy cả thành phố bên dưới rất ngoạn mục. Tuy nhiên nếu gặp ngày có gió lớn thì đường dây cáp sẽ đóng, không hoạt động được vì sợ tai nạn cho hành khách. Với khí hậu mát mẻ và vị trí tốt, Cape Town là một trung tâm du lịch chính của Nam Phi. Cũng từ nơi đây, du khách có thể đi thăm viếng vùng ven biển rất đẹp của Nam Phi, trong đó có vùng Cape Hope với các di tích lịch sử như phố xá và nhà thờ cổ kính, do người Hòa Lan xây cất từ năm 1666, hay St. George Cathedral, nhà thờ nơi Giám Mục Desmond Tutu từng làm chủ chiên. Giám Mục Tutu rất nổi tiếng trên thế giới và từng được tặng giải Nobel Hòa Bình. Du khách thích rượu ngon có thể ghé thăm các vùng trồng nho, hãng rượu nổi tiếng cùa Nam Phi. Với những người ưa mạo hiểm, thích cảm giác mạnh, có thể tham gia các chuyến bơi cùng cá mập, nguy hiểm nhưng đầy thú vị, nếu du khách có đủ can đảm!
Trái hẳn với các nước Châu Phi nghèo và chậm tiến khác như Maroc, Tunisie, v.v., Nam Phi (hay tên chính thức là Cộng Hòa Nam Phi - Republic of South Africa, RSA) là một xứ văn minh, rất rộng lớn, chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 2000km và chiều ngang khoảng 1500km. Nam Phi có một lịch sử khá phức tạp. Từ thế kỷ thứ 17, dân Hòa Lan đã đến đây lập nghiệp và dựng ra thành phố nổi tiếng Cape Town, là một hải cảng tiếp lương thực cho các thương thuyền từ Âu Châu qua Á Châu và Ấn Độ Dương. Dân số ở Nam Phi gồm nhiều sắc dân khác nhau; với khoảng 76.7% là các sắc dân da đen. Dân lai chiếm 8.9% tổng số dân số, họ là hậu duệ của những người da trắng kết hôn với dân da màu (Mã Lai, Phi Châu, Ấn Độ, Madagasca). Dân lai rất siêng năng và được người da trắng tin cậy. Phần còn lại là gốc da trắng (khoảng 10.95%), Ấn Độ (khoảng 2.9%), và khoảng 1500 người gốc Tầu (hậu duệ của dân Tầu qua khai mỏ kim cương từ thế kỷ trước). Thành phần dân da trắng cũng rất phức tạp gồm dân Africaners (gốc Hòa Lan, gốc Đức, gốc Pháp hay gốc Anh), họ nói tiếng Afrikaans, một ngôn ngữ bản xứ pha trộn với tiếng Đức và Hòa Lan, rất khó hiểu. Ngoài ra còn dân da trắng nói tiếng Anh gồm các dân gốc Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ý.
Cũng may, ngày nay đa số dân ở các thành phố Nam Phi, dù thuộc nhóm nào, cũng khá thông thạo tiếng Anh nên du khách ít gặp trở ngại, dù tiếng Anh chỉ là một trong 4 sinh ngữ chính thức tại Nam Phi (tiếng Zuolou, Xhosa, Afrikannas và English).
Thủ đô của Nam Phi?
Một câu hỏi giản dị nhưng lại rất khó trả lời: Thành phố nào là Thủ Đô của Nam Phi? Thật là ngạc nhiên và thú vị là Nam Phi có tới 3 Thủ Đô: Cape Town là thủ đô cho ngành Lập Pháp, Bloemfontein là thủ đô cho ngành Tư Pháp (Tòa Án) còn ngành Hành Pháp thì có thủ đô tại Pretoria. Không biết có nơi nào trên thế giới có sự phân quyền rõ ràng hơn tại Nam Phi không? (Có lẽ Việt Nam phải theo gương Nam Phi để có sự phân lập tam quyền rõ ràng như vậy, chứ cứ như bây giờ thì Quốc Hội, Tòa Án và Hành Pháp Việt Nam đều nằm một chỗ và dưới quyền điều động của Đảng Cộng Sản hết!). Còn thành phố lớn nhất Nam Phi lại là Johannesburg.
Thăm viếng Cape Town
Chúng tôi đi Nam Phi, theo sự hướng dẫn của một công ty du lịch Mỹ. Đường từ Hoa Kỳ qua Nam Phi khá xa. Chúng tôi khởi hành từ New York qua Amsterdam, khoảng 6 giờ bay, sau đó từ Amsterdam xuống Capetown mất thêm khoảng 8 giờ bay nữa. Khởi hành từ nơi khác chắc sẽ tốn thêm vài giờ bay nữa. Như vậy, vừa bay vừa chờ quá cảnh cũng mất hơn 1 ngày từ New York mới tới Cape Town. Cape Town giống như một thành phố Âu Mỹ, phi trường rất tân tiến, xa lộ rộng rãi. Dù là một thành phố Nam Phi nhưng ít thấy người da đen, có lẽ còn ít hơn cả Los Angeles hay New York. Đường phố rất sạch sẽ, nhà cao tầng san sát như một thành phố lớn Âu Mỹ. Cape Town có khoảng 450 ngàn dân và đang phát triển mạnh. Theo các nhà tài chính thì thành phố này đang có cơ hội trở thành một trung tâm tài chánh lớn nhất của Nam Phi. Thành phồ này nằm ở ven biển phía Tây Nam của Nam Phi, trên một bán đảo, ngay dưới chân một ngọn núi có mặt phẳng mang tên Table Mountain, có độ cao khoảng 5200ft. Đúng là non nước hữu tình. Hàng ngày có xe hơi hay cable car chở du khách lên núi. Từ trên núi có thế nhìn thấy cả thành phố bên dưới rất ngoạn mục. Tuy nhiên nếu gặp ngày có gió lớn thì đường dây cáp sẽ đóng, không hoạt động được vì sợ tai nạn cho hành khách. Với khí hậu mát mẻ và vị trí tốt, Cape Town là một trung tâm du lịch chính của Nam Phi. Cũng từ nơi đây, du khách có thể đi thăm viếng vùng ven biển rất đẹp của Nam Phi, trong đó có vùng Cape Hope với các di tích lịch sử như phố xá và nhà thờ cổ kính, do người Hòa Lan xây cất từ năm 1666, hay St. George Cathedral, nhà thờ nơi Giám Mục Desmond Tutu từng làm chủ chiên. Giám Mục Tutu rất nổi tiếng trên thế giới và từng được tặng giải Nobel Hòa Bình. Du khách thích rượu ngon có thể ghé thăm các vùng trồng nho, hãng rượu nổi tiếng cùa Nam Phi. Với những người ưa mạo hiểm, thích cảm giác mạnh, có thể tham gia các chuyến bơi cùng cá mập, nguy hiểm nhưng đầy thú vị, nếu du khách có đủ can đảm!
Thăm viếng vùng các hoang dã
- St. Lucia Estuary
Sau 5 ngày đi quanh Cape Town và vùng lân cận ở phía Tây Nam của Nam Phi, chúng tôi lên máy bay đến Durban để bắt đầu khám phá vùng Đông Nam của xứ này với rất nhiều cảnh hoang dã. Sau vài giờ bay từ Cape Town máy bay đáp xuống Durban, đoàn chúng tôi được hướng dẫn xuống một chuyến du thuyền trên sông tại vùng St. Lucia Estuary là nơi "cư ngụ" của từng đàn hà mã, cá sấu, rùa biển, và cả cá mập nữa. Ngồi trên thuyền, du khách thấy từng đàn hà mã ngụp lặn ngay sát thuyền. Từ trên một góc khác nhiều chú cá sấu đang nằm tắm nắng. Trong khi đó, thì từng đàn chim bay lượn trên đầu, phong cảnh thật là yên bình. Tuy nhiên, bạn đừng nên cao hứng quá mà nhảy xuống sông tắm mát thì chắc chắn các chú cá sấu sẽ bật dậy lao xuống tìm bửa ăn chiều thú vị. Sau vài giờ du ngoạn trên sông chúng tôi được đưa về khách sạn nghỉ ngơi để sáng sớm hôm sau sẽ đi lên khu công viên hoang dã.
- Hluhluwe - Imfolozi Game Reserve
Sáng hôm sau chúng tôi phải thức dậy rất sớm, ăn sáng xong và khởi hành khoảng 5 giờ sáng để lên xe đi Hluhluwe - Imfolozi Game Reserve. Đoàn xe tới khu công viên hoang dã khoảng 6 giờ sáng, trời còn chập choạng tối. Chúng tôi lên loại xe đặc biệt, không có cửa hai bên, nên có thể ngắm nhìn phong cảnh và theo dõi thú rừng tự do. Trời sáng sớm lạnh ngắt, xe không cửa nên gió thổi ào ào, do đó ai cũng tỉnh ngủ, mắt dán vào rừng theo dõi mọi sự chuyển động của thú hoang. Công viên này là nơi trú ngụ của năm loài thú lớn của Phi Châu: voi, trâu rừng, sư tử, beo và tê giác. Các xe đặc biệt này do nhân viên công viên điều khiển, họ có máy truyền tin để thông tin cho nhau khi thấy thú rừng ẩn sau các tàng cây. Họ còn có súng để bảo vệ hành khách khi cần thiết. Họ cần bảo vệ không những cho khách du lịch chống lại thú dữ mà còn phải bảo vệ thú rừng, nhất là tê giác chống lại bọn người săn tê giác bất hợp pháp để lấy sừng tê giác, bán cho bọn buôn lậu qua thị trường Á Châu, nhất là Trung Quốc! Du khách chăm chú và hồi hộp theo dõi thú rừng. Từng đàn voi lững thững dẫn nhau qua đường, xe tự động ngừng lại nhường đường cho đàn voi. Ngoài ra trong công viên này còn có chó sói, hươu cao cổ, rắn, cũng như cá sấu sẵn sàng ra “chào đón” khách du lịch. Xe đang đi thì phải ngừng lại khi một anh hươu cao cổ thản nhiên đứng giữa đường ngắm cảnh, coi như không thấy đoàn xe với đầy nhóc khách du lịch háo hức chụp hình. Công viên hoang dã này quả là một nơi lý tưởng cho dân thành thị muốn ra khỏi không khí ngột ngạt của thành phố, đi tìm một khung cảnh thiên nhiên và hoang dã.
Ra khỏi công viên hoang dã, trên đường về lại khách sạn, du khách được đưa đến thăm viếng một khu vực giống như khu làng thượng du với văn hóa giống như của người dân tộc vùng Sapa tại Việt Nam, đó là Vương Quốc Eswatini. Tại đây du khách có thể mua những đồ kỷ niệm thủ công nghệ rất độc đáo.
Trở về khách sạn nghỉ ngơi, sáng hôm sau đoàn lại tiếp tục du ngoạn trong Vương Quốc Eswatini vì đây là một tiểu quốc nằm gọn trong biên giới Nam Phi với rất nhiều sắc thái đặc biệt và phong cảnh hữu tình rất giống vùng Tây bắc Việt Nam.
- Viếng thăm Công Viên Quốc Gia Kruger
Sáng ngày thứ 9 của chuyến đi, chúng tôi phải thức dậy rất sớm, điểm tâm sơ qua với trà hay coffee và bánh biscuit Nam Phi xong là lên xe tiến vào Công Viên Quốc Gia Kruger. Kruger là một công viên quốc gia rất lớn, diện tích lớn hơn tiểu bang Connecticut. Công viên này là nơi bảo tồn thiên nhiên với rất nhiều loại thú dữ như; cọp, sư tử, voi, beo và các thú khác như ngựa vằn, hươu nai, chim chóc đủ cả. Du khách được đi trên những chiếc xe không cửa trong công viên để săn thú như công viên Hluhluwe nhưng đường đi xa hơn vì công viên rộng lớn hơn nhiều. Đi thăm thú và thăm cảnh công viên suốt buổi sáng, đến trưa đoàn nghỉ ăn trưa, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm thú hoang dã trong rừng, đến xế chiều mới về khách sạn. Trong chuyến đi chúng tôi đã gặp cả đàn voi dắt nhau qua đường, gặp chú sư tử đăm chiêu rình mồi bên bờ sông. Đặc biệt nhất là chứng kiến cảnh một con báo bắt ngay một con nai, cắn cổ kéo tuốt lên ngọn cây để nhâm nhi trong khi cả đàn sói đứng chờ dưới gốc cây, mong anh báo để rơi một phần con nai để chia chác. Trong khi đó đàn nai chạy tán loạn tìm đường sống. Thật là một ngày đi tìm thú hoang hiếm có, vừa thấy cảnh thanh bình của đàn nai, thì ngay đó, tai ương chết chóc dã man lại xảy xa, người xem không khỏi mủi lòng. Tối về khách sạn, xả hơi bên hồ tắm và ăn tối, tạm quên mệt nhọc để sửa soạn cho ngày hôm sau bận rộn.
- St. Lucia Estuary
Sau 5 ngày đi quanh Cape Town và vùng lân cận ở phía Tây Nam của Nam Phi, chúng tôi lên máy bay đến Durban để bắt đầu khám phá vùng Đông Nam của xứ này với rất nhiều cảnh hoang dã. Sau vài giờ bay từ Cape Town máy bay đáp xuống Durban, đoàn chúng tôi được hướng dẫn xuống một chuyến du thuyền trên sông tại vùng St. Lucia Estuary là nơi "cư ngụ" của từng đàn hà mã, cá sấu, rùa biển, và cả cá mập nữa. Ngồi trên thuyền, du khách thấy từng đàn hà mã ngụp lặn ngay sát thuyền. Từ trên một góc khác nhiều chú cá sấu đang nằm tắm nắng. Trong khi đó, thì từng đàn chim bay lượn trên đầu, phong cảnh thật là yên bình. Tuy nhiên, bạn đừng nên cao hứng quá mà nhảy xuống sông tắm mát thì chắc chắn các chú cá sấu sẽ bật dậy lao xuống tìm bửa ăn chiều thú vị. Sau vài giờ du ngoạn trên sông chúng tôi được đưa về khách sạn nghỉ ngơi để sáng sớm hôm sau sẽ đi lên khu công viên hoang dã.
- Hluhluwe - Imfolozi Game Reserve
Sáng hôm sau chúng tôi phải thức dậy rất sớm, ăn sáng xong và khởi hành khoảng 5 giờ sáng để lên xe đi Hluhluwe - Imfolozi Game Reserve. Đoàn xe tới khu công viên hoang dã khoảng 6 giờ sáng, trời còn chập choạng tối. Chúng tôi lên loại xe đặc biệt, không có cửa hai bên, nên có thể ngắm nhìn phong cảnh và theo dõi thú rừng tự do. Trời sáng sớm lạnh ngắt, xe không cửa nên gió thổi ào ào, do đó ai cũng tỉnh ngủ, mắt dán vào rừng theo dõi mọi sự chuyển động của thú hoang. Công viên này là nơi trú ngụ của năm loài thú lớn của Phi Châu: voi, trâu rừng, sư tử, beo và tê giác. Các xe đặc biệt này do nhân viên công viên điều khiển, họ có máy truyền tin để thông tin cho nhau khi thấy thú rừng ẩn sau các tàng cây. Họ còn có súng để bảo vệ hành khách khi cần thiết. Họ cần bảo vệ không những cho khách du lịch chống lại thú dữ mà còn phải bảo vệ thú rừng, nhất là tê giác chống lại bọn người săn tê giác bất hợp pháp để lấy sừng tê giác, bán cho bọn buôn lậu qua thị trường Á Châu, nhất là Trung Quốc! Du khách chăm chú và hồi hộp theo dõi thú rừng. Từng đàn voi lững thững dẫn nhau qua đường, xe tự động ngừng lại nhường đường cho đàn voi. Ngoài ra trong công viên này còn có chó sói, hươu cao cổ, rắn, cũng như cá sấu sẵn sàng ra “chào đón” khách du lịch. Xe đang đi thì phải ngừng lại khi một anh hươu cao cổ thản nhiên đứng giữa đường ngắm cảnh, coi như không thấy đoàn xe với đầy nhóc khách du lịch háo hức chụp hình. Công viên hoang dã này quả là một nơi lý tưởng cho dân thành thị muốn ra khỏi không khí ngột ngạt của thành phố, đi tìm một khung cảnh thiên nhiên và hoang dã.
Ra khỏi công viên hoang dã, trên đường về lại khách sạn, du khách được đưa đến thăm viếng một khu vực giống như khu làng thượng du với văn hóa giống như của người dân tộc vùng Sapa tại Việt Nam, đó là Vương Quốc Eswatini. Tại đây du khách có thể mua những đồ kỷ niệm thủ công nghệ rất độc đáo.
Trở về khách sạn nghỉ ngơi, sáng hôm sau đoàn lại tiếp tục du ngoạn trong Vương Quốc Eswatini vì đây là một tiểu quốc nằm gọn trong biên giới Nam Phi với rất nhiều sắc thái đặc biệt và phong cảnh hữu tình rất giống vùng Tây bắc Việt Nam.
- Viếng thăm Công Viên Quốc Gia Kruger
Sáng ngày thứ 9 của chuyến đi, chúng tôi phải thức dậy rất sớm, điểm tâm sơ qua với trà hay coffee và bánh biscuit Nam Phi xong là lên xe tiến vào Công Viên Quốc Gia Kruger. Kruger là một công viên quốc gia rất lớn, diện tích lớn hơn tiểu bang Connecticut. Công viên này là nơi bảo tồn thiên nhiên với rất nhiều loại thú dữ như; cọp, sư tử, voi, beo và các thú khác như ngựa vằn, hươu nai, chim chóc đủ cả. Du khách được đi trên những chiếc xe không cửa trong công viên để săn thú như công viên Hluhluwe nhưng đường đi xa hơn vì công viên rộng lớn hơn nhiều. Đi thăm thú và thăm cảnh công viên suốt buổi sáng, đến trưa đoàn nghỉ ăn trưa, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm thú hoang dã trong rừng, đến xế chiều mới về khách sạn. Trong chuyến đi chúng tôi đã gặp cả đàn voi dắt nhau qua đường, gặp chú sư tử đăm chiêu rình mồi bên bờ sông. Đặc biệt nhất là chứng kiến cảnh một con báo bắt ngay một con nai, cắn cổ kéo tuốt lên ngọn cây để nhâm nhi trong khi cả đàn sói đứng chờ dưới gốc cây, mong anh báo để rơi một phần con nai để chia chác. Trong khi đó đàn nai chạy tán loạn tìm đường sống. Thật là một ngày đi tìm thú hoang hiếm có, vừa thấy cảnh thanh bình của đàn nai, thì ngay đó, tai ương chết chóc dã man lại xảy xa, người xem không khỏi mủi lòng. Tối về khách sạn, xả hơi bên hồ tắm và ăn tối, tạm quên mệt nhọc để sửa soạn cho ngày hôm sau bận rộn.
Lên đường đi Johannesburg
Ngày thứ 10, chúng tôi lên xe tiến về Johannesburg, thành phố lớn nhất của Nam Phi. Đường đi Johannesburg có phong cảnh rất đẹp, vòng qua vùng núi đồi, hết rừng thông qua rừng cây khuynh diệp và rừng cây bông gòn hay các ruộng bắp thẳng cánh ngút ngàn. Nam Phi là xứ xuất cảng dầu khuynh diệp, bông gòn và bắp rất nhiều. Đặc biệt là phong cảnh khúc đường 16 dặm quanh co khu Blyde River Canyon, vùng Đá Đỏ, khúc Cổng Trời (God's Window) và lúc vòng nhìn xuống Công Viên Quốc Gia Kruger, cùng các thác nước, trước khi vào đến thành phố Johannesburg. Mặc dù mất cả ngày trên xe nhưng chuyến đi này là một cuộc du ngoạn xem phong cảnh rất tuyệt vời.
Johannesburg
Johannesburg là thành phố lớn nhất của Nam Phi và đang là thành phố lớn thứ 50 của toàn thế giới với dân số khoảng 1 triệu người.
Johannesburg là một thành phố rất đa dạng, một trung tâm tài chánh, văn hóa, chính trị và cũng như là nơi khởi xướng cho các phong trào âm nhạc, thời trang của Nam Phi. Đặc biệt nhất có lẽ là đài kỷ niệm Soweto và Viện Bảo Tàng Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid Museum). Nhà của Giám Mục Desmond Tutu và nhà của nhà cách mạng Nam Phi Mandela Nelson, mà bây giờ là một bảo tàng viện, luôn luôn tấp nập du khách đến chiêm ngưỡng.
Bảo Tàng Viện và Đài Kỷ Niệm Soweto
Chúng tôi được ghé thăm nơi này vào tháng 6, 2018. Một sự tình cờ ngẫu nhiên nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tôi và có lẽ với hầu hết người Việt tha hương vì 42 năm trước, ngày 16 tháng 6, năm 1976, học sinh Soweto đã vùng lên đòi bình đẳng giáo dục cho học sinh Nam Phi. Lúc đó học sinh Sowesto phải học một chương trình giáo dục dành riêng chủng tộc da màu ở Nam Phi, làm cản trở sự phát triển của các em trong cộng đồng da trắng, nhất là về ngôn ngữ, vì các em chỉ được học Afrikanna là sinh ngữ chính, một ngôn ngữ giới hạn trong những người gốc da đen và rất khó học. Học sinh Soweto đã đứng lên biểu tình bất bạo động, bãi khóa, đòi hỏi phải được dùng Anh Ngữ là sinh ngữ phổ quát làm đà tiến thân, hội nhập cùng học sinh toàn quốc và thế giới.
Chính cuộc nổi dậy của các em học sinh đã châm ngòi cho cuộc cách mạng bãi bỏ chính sách kỳ thị chủng tộc Aparthheid tại Nam Phi, mở màn cho một cuộc giải phóng dân tộc. Đài Kỷ Niệm và viện Bảo Tàng Hector Pieterson tại Soweto ghi dấu cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động của khoảng 20 ngàn học sinh Soweto và nam sinh Hector Pieterson, 13 tuổi, là học sinh đầu tiên bi bắn chết hôm 16 tháng 6, 1976. Sau khi Hector bị bắn chết cuộc biểu tình trở thành bạo động và đã có đến 23 người chết ngay trong ngày đầu. Liên tiếp những ngày sau đó dân chúng đồng loạt tham gia đoàn biểu tình, chống lại chính sách kỳ thị màu da, như nước vỡ bờ và ngày nay các báo cáo chính thức ghi nhận có 176 người bị cảnh sát bắn chết. Tuy vậy, các phúc trình bán chính thức cho rằng số nạn nhân bị sát hại lên đến hơn 700 người. Cuộc biểu tình đẫm máu gây xúc động trên toàn thế giới và cuối cùng Liên Hiệp Quốc và các cường quốc đã phải can thiệp, gây áp lực, khiến chính phủ Nam Phi phải bãi bỏ chính sách kỳ thị màu da, thay đổi hiến pháp.
Cũng tháng 6 vừa qua, tháng 6, 2018, khi tôi đang thăm viếng Soweto, thì tại quê nhà, đồng bào Phan Rí đã nổi dậy biểu tình ôn hòa, chống lại luật đặc khu và luật an ninh mạng. Cuộc biểu tình của đồng bào Phan Rí đã lan rộng toàn quốc từ Bắc chí Nam, xô xát cũng đã xảy ra khắp nơi, nhiều người đã bị bắt bớ tù đày và chắc chắn là đã có người hy sinh như nam sinh Hector. Tôi thầm hy vọng, mong rằng đây là khởi đầu của một cuộc cách mạng, bãi bỏ chế độ Cộng Sản đang manh tâm bán nước cho Bắc phương. Các học sinh thơ ngây Nam Phi làm được, thì tại sao người Việt, vốn rất anh hùng của mình, chưa làm được! Đứng trước tượng Hector tôi xúc động cầu nguyện cho Anh Linh Hector và các chiến sĩ tự do nhân quyền của Nam Phi. Tôi cầu nguyện cho đồng bào Phan Rí và dân Việt đang lầm than, được thành công trong cuộc cách mạng đang thành hình.
Viếng thăm Bảo Tàng Viện Mandela tai Soweto
Tại Soweto còn có căn nhà của Nelson Mandela, nay là một bảo tàng viện quốc gia của Nam Phi. Thực ra, căn nhà xưa của ông Mandela không có gì đồ sộ nguy nga cả. Đây chỉ là một căn nhà trung lưu, nơi ông và gia đình cư ngụ từ năm 1946 tới năm 1962, trước khi bị tù đày vì các hoạt động cách mạng chống chánh sách kỳ thị da màu của nhà nước Nam Phi. Ông đã tặng căn nhà này cho quận hạt Soweto khi lên làm Tổng Thống Nam Phi. Căn nhà còn các dấu tích bom đạn nhằm tấn công ông khi ông đang hoạt động chống lại nhà nước. Đi thăm căn nhà này, du khách thấy được những cam go của một nhà cách mạng hiến thân cho tổ quốc và dân tộc, rất đáng khâm phục và cũng ngậm ngùi. Cuộc đời Mandela là một cuộc đời tranh đấu chống lại chế độ kỳ thị màu da. Ông sinh năm 1918, năm 1962 ông vào tù 27 năm vì tội chống kỳ thị chủng tộc kể cả những chủ trương bạo động. Trong thời gian ngồi tù, ông trở thành một luật sư qua một đại học Anh Quốc và vẫn hăng say hoạt động chống Apartheid. Tuy nhiên, ông dần dần đổi qua chủ chương bất bạo động và tìm cách vận động hòa giải với chính quyền, nhất là sau những vụ thảm sát khởi xướng bởi học sinh Soweto. Ông trở thành một lãnh tụ được sự cộng tác của chính quyền cũng như được sự tín nhiệm của đa số dân chúng. Năm 1993 ông được ra tù và năm 1994 ông đắc cử Tổng Thống da đen đầu tiên của Nam Phi qua cuộc bầu phiếu phổ thông đầu tiên của quốc gia này. Năm 1999 mãn nhiệm kỳ, ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục các công việc cải tiến xã hội và giáo dục cho Nam Phi. Ông được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1993 và luôn luôn được dân Nam Phi kính yêu khư một vị cha già dân tộc đáng yêu quí thực sự. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 2013 trước sự tiếc thương của đại đa số dân Nam Phi. Ước gì lúc này Việt Nam có một người như Mandela để qui tụ các cuộc tranh đấu đang diễn ra khắp nơi trên đất nước.
Viếng Bảo Tàng Viện Apartheid
Ra khỏi Soweto chúng tôi ghé thăm Bảo Tàng Viện Apartheid tại Johannesburg là nơi trình bày cuộc sống của người da đen Nam Phi trong thời kỳ thị chủng tộc, đời sống của những người nô lệ. Bây giờ, vẫn có "hai loại vé" để vào thăm Bảo Tàng Viện này. Loại cho người da trắng và loại cho người không phải da trắng. Nếu bạn có vé như một người da trắng, bạn sẽ vào cửa suôn sẻ, dễ dàng, được đón tiếp lịch sự. Tôi tình cờ có vé của một người da đen. Tôi vào cửa dành cho dân nô lệ, bị hạch sách, khám xét đủ thứ, rất bực mình. Không ai thèm nghe lời phân trần thắc mắc của tôi. Tôi không là gì cả, không được hỏi và chỉ được phép trả lời khi lính gác hỏi. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng trong khi một số du khách khác được đón tiếp rất lịch sự. Nhìn lên bảng cổng vào tôi chợt hiểu ra là ban tổ chức cố tình làm cho du khách sống lại vài giây phút khổ đau của những người nô lệ năm xưa!
Những chưng bày về đời sống không khác con vật của những người dân nô lệ làm tôi rơi nước mắt. Bên cạnh các cảnh khổ đau của dân nô lệ là các cảnh tù đày của những nhà cách mạng, trong đó có ngục tù của Mandela và nhiều người khác. Các tài liệu về các cuộc biểu tình bạo động, cảnh bắn giết, đàn áp, các đoàn biểu tình đòi bình quyền được thu và chiếu lại, làm sống lại những năm tranh đấu gian khổ của người Nam Phi. Sau bao nhiêu năm tranh đấu người da đen tại Nam Phi đã thành công và sống trong một chính thể Dân Chủ Thực Sự và Hòa Hợp giữa các chủng tộc và nhân bản để cùng xây dựng một đất nước an bình trong Độc Lập, Tự Do và Bình Đẳng trước Pháp Luật. Họ đã phải hy sinh, đúng như câu nói "Tự Do không hề miễn phí", Freedom Is Not Free.
Từ Nam Phi nghĩ về Việt Nam
12 ngày viếng thăm Nam Phi cho tôi những cảm nghĩ vui buồn khó tả. Với tôi, đây không chỉ thuần là một chuyến đi du lịch ngoạn cảnh mà là một cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm lịch sử đáng suy ngẫm. Những tên tuổi Hector, Mandela đã làm mờ đi trong tôi một phần những hình ảnh đẹp trên các công viên hoang dã, những vùng thiên nhiên và thú rừng đang được bảo vệ tối đa mặc dù tôi nhìn nhận là cảnh thiên nhiên ở Nam Phi rất đẹp, rất đáng cho khách du lịch chiêm ngưỡng.
Khung cảnh và bối cảnh lịch sử Nam Phi tuy có khác Việt Nam nhưng chủ điểm vẫn là chung một ước nguyện cho một Đất Nước Độc Lập và người dân được sống trong Tự Do và Công Bình. Người Nam Phi đã tranh đấu, đã hy sinh và họ đã thành công. Người Việt mình cũng không ngừng tranh đấu, không ngừng hy sinh qua hàng thế kỷ để tìm Tự Do, Độc Lập và Nhân Quyền để toàn dân được sống trong thực sự an bình. Bất hạnh thay, cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước vẫn còn phải miệt mài tranh đấu chống lại một nhà nước cam tâm nô lệ cho Bắc phương. Người dân Việt trong nước không có quyền sống Tự Do và Bình Đẳng vì luật pháp chỉ dùng để bảo vệ quyền thống trị của đảng Cộng Sản. Người dân Việt ngày nay sống như những Nô Lệ mới, không khác dân Phi Châu trong thời Apartheid bao nhiêu, họa chăng chỉ có một mớ mỹ từ mị dân. Cho đến ngày hôm nay nhà nước Việt Nam vẫn đang thẳng tay đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, ôn hòa kêu gọi cải cách trả lại quyền căn bản cho người dân. Cho đến nay, Mẹ Nấm vẫn trong tù. Cho đến nay, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn đang ở trong tù, và bao nhiêu người khác nữa. Các cuộc biểu tình đòi quyền sống, đòi Tự Do và Độc Lập vẫn đang âm thầm diễn ra. Bao nhiêu người dân Việt đã hy sinh và người dân Việt sẽ còn phải hy sinh bao nhiêu năm và bao nhiêu nhân mạng nữa? Một câu hỏi làm chúng ta rơi lệ!
Xin cầu nguyện cho những nhà Dân Chủ Việt Nam và cho Dân Tộc Việt Nam. (NPH)
Ngày thứ 10, chúng tôi lên xe tiến về Johannesburg, thành phố lớn nhất của Nam Phi. Đường đi Johannesburg có phong cảnh rất đẹp, vòng qua vùng núi đồi, hết rừng thông qua rừng cây khuynh diệp và rừng cây bông gòn hay các ruộng bắp thẳng cánh ngút ngàn. Nam Phi là xứ xuất cảng dầu khuynh diệp, bông gòn và bắp rất nhiều. Đặc biệt là phong cảnh khúc đường 16 dặm quanh co khu Blyde River Canyon, vùng Đá Đỏ, khúc Cổng Trời (God's Window) và lúc vòng nhìn xuống Công Viên Quốc Gia Kruger, cùng các thác nước, trước khi vào đến thành phố Johannesburg. Mặc dù mất cả ngày trên xe nhưng chuyến đi này là một cuộc du ngoạn xem phong cảnh rất tuyệt vời.
Johannesburg
Johannesburg là thành phố lớn nhất của Nam Phi và đang là thành phố lớn thứ 50 của toàn thế giới với dân số khoảng 1 triệu người.
Johannesburg là một thành phố rất đa dạng, một trung tâm tài chánh, văn hóa, chính trị và cũng như là nơi khởi xướng cho các phong trào âm nhạc, thời trang của Nam Phi. Đặc biệt nhất có lẽ là đài kỷ niệm Soweto và Viện Bảo Tàng Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid Museum). Nhà của Giám Mục Desmond Tutu và nhà của nhà cách mạng Nam Phi Mandela Nelson, mà bây giờ là một bảo tàng viện, luôn luôn tấp nập du khách đến chiêm ngưỡng.
Bảo Tàng Viện và Đài Kỷ Niệm Soweto
Chúng tôi được ghé thăm nơi này vào tháng 6, 2018. Một sự tình cờ ngẫu nhiên nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tôi và có lẽ với hầu hết người Việt tha hương vì 42 năm trước, ngày 16 tháng 6, năm 1976, học sinh Soweto đã vùng lên đòi bình đẳng giáo dục cho học sinh Nam Phi. Lúc đó học sinh Sowesto phải học một chương trình giáo dục dành riêng chủng tộc da màu ở Nam Phi, làm cản trở sự phát triển của các em trong cộng đồng da trắng, nhất là về ngôn ngữ, vì các em chỉ được học Afrikanna là sinh ngữ chính, một ngôn ngữ giới hạn trong những người gốc da đen và rất khó học. Học sinh Soweto đã đứng lên biểu tình bất bạo động, bãi khóa, đòi hỏi phải được dùng Anh Ngữ là sinh ngữ phổ quát làm đà tiến thân, hội nhập cùng học sinh toàn quốc và thế giới.
Chính cuộc nổi dậy của các em học sinh đã châm ngòi cho cuộc cách mạng bãi bỏ chính sách kỳ thị chủng tộc Aparthheid tại Nam Phi, mở màn cho một cuộc giải phóng dân tộc. Đài Kỷ Niệm và viện Bảo Tàng Hector Pieterson tại Soweto ghi dấu cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động của khoảng 20 ngàn học sinh Soweto và nam sinh Hector Pieterson, 13 tuổi, là học sinh đầu tiên bi bắn chết hôm 16 tháng 6, 1976. Sau khi Hector bị bắn chết cuộc biểu tình trở thành bạo động và đã có đến 23 người chết ngay trong ngày đầu. Liên tiếp những ngày sau đó dân chúng đồng loạt tham gia đoàn biểu tình, chống lại chính sách kỳ thị màu da, như nước vỡ bờ và ngày nay các báo cáo chính thức ghi nhận có 176 người bị cảnh sát bắn chết. Tuy vậy, các phúc trình bán chính thức cho rằng số nạn nhân bị sát hại lên đến hơn 700 người. Cuộc biểu tình đẫm máu gây xúc động trên toàn thế giới và cuối cùng Liên Hiệp Quốc và các cường quốc đã phải can thiệp, gây áp lực, khiến chính phủ Nam Phi phải bãi bỏ chính sách kỳ thị màu da, thay đổi hiến pháp.
Cũng tháng 6 vừa qua, tháng 6, 2018, khi tôi đang thăm viếng Soweto, thì tại quê nhà, đồng bào Phan Rí đã nổi dậy biểu tình ôn hòa, chống lại luật đặc khu và luật an ninh mạng. Cuộc biểu tình của đồng bào Phan Rí đã lan rộng toàn quốc từ Bắc chí Nam, xô xát cũng đã xảy ra khắp nơi, nhiều người đã bị bắt bớ tù đày và chắc chắn là đã có người hy sinh như nam sinh Hector. Tôi thầm hy vọng, mong rằng đây là khởi đầu của một cuộc cách mạng, bãi bỏ chế độ Cộng Sản đang manh tâm bán nước cho Bắc phương. Các học sinh thơ ngây Nam Phi làm được, thì tại sao người Việt, vốn rất anh hùng của mình, chưa làm được! Đứng trước tượng Hector tôi xúc động cầu nguyện cho Anh Linh Hector và các chiến sĩ tự do nhân quyền của Nam Phi. Tôi cầu nguyện cho đồng bào Phan Rí và dân Việt đang lầm than, được thành công trong cuộc cách mạng đang thành hình.
Viếng thăm Bảo Tàng Viện Mandela tai Soweto
Tại Soweto còn có căn nhà của Nelson Mandela, nay là một bảo tàng viện quốc gia của Nam Phi. Thực ra, căn nhà xưa của ông Mandela không có gì đồ sộ nguy nga cả. Đây chỉ là một căn nhà trung lưu, nơi ông và gia đình cư ngụ từ năm 1946 tới năm 1962, trước khi bị tù đày vì các hoạt động cách mạng chống chánh sách kỳ thị da màu của nhà nước Nam Phi. Ông đã tặng căn nhà này cho quận hạt Soweto khi lên làm Tổng Thống Nam Phi. Căn nhà còn các dấu tích bom đạn nhằm tấn công ông khi ông đang hoạt động chống lại nhà nước. Đi thăm căn nhà này, du khách thấy được những cam go của một nhà cách mạng hiến thân cho tổ quốc và dân tộc, rất đáng khâm phục và cũng ngậm ngùi. Cuộc đời Mandela là một cuộc đời tranh đấu chống lại chế độ kỳ thị màu da. Ông sinh năm 1918, năm 1962 ông vào tù 27 năm vì tội chống kỳ thị chủng tộc kể cả những chủ trương bạo động. Trong thời gian ngồi tù, ông trở thành một luật sư qua một đại học Anh Quốc và vẫn hăng say hoạt động chống Apartheid. Tuy nhiên, ông dần dần đổi qua chủ chương bất bạo động và tìm cách vận động hòa giải với chính quyền, nhất là sau những vụ thảm sát khởi xướng bởi học sinh Soweto. Ông trở thành một lãnh tụ được sự cộng tác của chính quyền cũng như được sự tín nhiệm của đa số dân chúng. Năm 1993 ông được ra tù và năm 1994 ông đắc cử Tổng Thống da đen đầu tiên của Nam Phi qua cuộc bầu phiếu phổ thông đầu tiên của quốc gia này. Năm 1999 mãn nhiệm kỳ, ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục các công việc cải tiến xã hội và giáo dục cho Nam Phi. Ông được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1993 và luôn luôn được dân Nam Phi kính yêu khư một vị cha già dân tộc đáng yêu quí thực sự. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 2013 trước sự tiếc thương của đại đa số dân Nam Phi. Ước gì lúc này Việt Nam có một người như Mandela để qui tụ các cuộc tranh đấu đang diễn ra khắp nơi trên đất nước.
Viếng Bảo Tàng Viện Apartheid
Ra khỏi Soweto chúng tôi ghé thăm Bảo Tàng Viện Apartheid tại Johannesburg là nơi trình bày cuộc sống của người da đen Nam Phi trong thời kỳ thị chủng tộc, đời sống của những người nô lệ. Bây giờ, vẫn có "hai loại vé" để vào thăm Bảo Tàng Viện này. Loại cho người da trắng và loại cho người không phải da trắng. Nếu bạn có vé như một người da trắng, bạn sẽ vào cửa suôn sẻ, dễ dàng, được đón tiếp lịch sự. Tôi tình cờ có vé của một người da đen. Tôi vào cửa dành cho dân nô lệ, bị hạch sách, khám xét đủ thứ, rất bực mình. Không ai thèm nghe lời phân trần thắc mắc của tôi. Tôi không là gì cả, không được hỏi và chỉ được phép trả lời khi lính gác hỏi. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng trong khi một số du khách khác được đón tiếp rất lịch sự. Nhìn lên bảng cổng vào tôi chợt hiểu ra là ban tổ chức cố tình làm cho du khách sống lại vài giây phút khổ đau của những người nô lệ năm xưa!
Những chưng bày về đời sống không khác con vật của những người dân nô lệ làm tôi rơi nước mắt. Bên cạnh các cảnh khổ đau của dân nô lệ là các cảnh tù đày của những nhà cách mạng, trong đó có ngục tù của Mandela và nhiều người khác. Các tài liệu về các cuộc biểu tình bạo động, cảnh bắn giết, đàn áp, các đoàn biểu tình đòi bình quyền được thu và chiếu lại, làm sống lại những năm tranh đấu gian khổ của người Nam Phi. Sau bao nhiêu năm tranh đấu người da đen tại Nam Phi đã thành công và sống trong một chính thể Dân Chủ Thực Sự và Hòa Hợp giữa các chủng tộc và nhân bản để cùng xây dựng một đất nước an bình trong Độc Lập, Tự Do và Bình Đẳng trước Pháp Luật. Họ đã phải hy sinh, đúng như câu nói "Tự Do không hề miễn phí", Freedom Is Not Free.
Từ Nam Phi nghĩ về Việt Nam
12 ngày viếng thăm Nam Phi cho tôi những cảm nghĩ vui buồn khó tả. Với tôi, đây không chỉ thuần là một chuyến đi du lịch ngoạn cảnh mà là một cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm lịch sử đáng suy ngẫm. Những tên tuổi Hector, Mandela đã làm mờ đi trong tôi một phần những hình ảnh đẹp trên các công viên hoang dã, những vùng thiên nhiên và thú rừng đang được bảo vệ tối đa mặc dù tôi nhìn nhận là cảnh thiên nhiên ở Nam Phi rất đẹp, rất đáng cho khách du lịch chiêm ngưỡng.
Khung cảnh và bối cảnh lịch sử Nam Phi tuy có khác Việt Nam nhưng chủ điểm vẫn là chung một ước nguyện cho một Đất Nước Độc Lập và người dân được sống trong Tự Do và Công Bình. Người Nam Phi đã tranh đấu, đã hy sinh và họ đã thành công. Người Việt mình cũng không ngừng tranh đấu, không ngừng hy sinh qua hàng thế kỷ để tìm Tự Do, Độc Lập và Nhân Quyền để toàn dân được sống trong thực sự an bình. Bất hạnh thay, cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước vẫn còn phải miệt mài tranh đấu chống lại một nhà nước cam tâm nô lệ cho Bắc phương. Người dân Việt trong nước không có quyền sống Tự Do và Bình Đẳng vì luật pháp chỉ dùng để bảo vệ quyền thống trị của đảng Cộng Sản. Người dân Việt ngày nay sống như những Nô Lệ mới, không khác dân Phi Châu trong thời Apartheid bao nhiêu, họa chăng chỉ có một mớ mỹ từ mị dân. Cho đến ngày hôm nay nhà nước Việt Nam vẫn đang thẳng tay đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, ôn hòa kêu gọi cải cách trả lại quyền căn bản cho người dân. Cho đến nay, Mẹ Nấm vẫn trong tù. Cho đến nay, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn đang ở trong tù, và bao nhiêu người khác nữa. Các cuộc biểu tình đòi quyền sống, đòi Tự Do và Độc Lập vẫn đang âm thầm diễn ra. Bao nhiêu người dân Việt đã hy sinh và người dân Việt sẽ còn phải hy sinh bao nhiêu năm và bao nhiêu nhân mạng nữa? Một câu hỏi làm chúng ta rơi lệ!
Xin cầu nguyện cho những nhà Dân Chủ Việt Nam và cho Dân Tộc Việt Nam. (NPH)