Bài & hình: TRỊNH THANH THỦY
Không nơi nào trên trái đất, Nghệ Thuật Đường Phố (Street Art) được sinh sôi, nuôi dưỡng, chăm sóc và nở hoa như ở Nam Mỹ. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi, trên tường, nhà ở, góc phố, cao ốc, lề đường, quán xá và ngay cả các hẻm tối nhầy nhụa những rác và tệ đoan xã hội.
Không nơi nào trên trái đất, Nghệ Thuật Đường Phố (Street Art) được sinh sôi, nuôi dưỡng, chăm sóc và nở hoa như ở Nam Mỹ. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi, trên tường, nhà ở, góc phố, cao ốc, lề đường, quán xá và ngay cả các hẻm tối nhầy nhụa những rác và tệ đoan xã hội.
Bạn cứ tưởng tượng trên gót chân bộ hành của một khách viễn phương đang lang thang trong một thành phố lạ, bạn bỗng giật mình dừng lại. Chuyện gì xảy ra? Đôi mắt bạn chợt choáng ngợp với những bức tranh sắc màu tuyệt đẹp sừng sững trên tường, gác cao, cửa sổ, lan can lầu, thân cây, đường phố, nghĩa là ở khắp mọi nơi. Bạn như lạc vào một thế giới tranh vẽ huyễn hoặc ba chiều hay chính xác hơn là thành phố thần tiên trong phim ảnh hoạt họa (Cartoon) của Walt Disney.
Bạn cũng không thể ngờ mình đã lạc vào thành phố có cái tên “Ba Lê của Nam Mỹ” (Paris of South America” ở Buenos Aires, Argentina.
Trung tâm của Buenos Aires có nhiều khu phố rất giống quận 16 giàu có của Paris (Pháp). Di sản kiến trúc của Buenos Aires là sự pha trộn của nghệ thuật kiến trúc Italia và Pháp. Nhiều du khách rất thích phong cảnh của San Telmo, La Boca và Recoleta, là những nơi có các tòa biệt thự vô cùng tráng lệ. Chốn ấy có những góc phố luôn luôn đông đảo người qua, cũng như nhiều quán ăn với bàn ghế bày lộ thiên. Bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê, nhìn sinh hoạt phố xá hay ngắm những bức họa vẽ tường mang mang nét bí hiểm, đầy màu sắc.
Buenos Aires còn là nơi sản sinh ra vũ điệu Tango sôi nổi. Cuối thế kỷ 19, vào năm 1870, tại Buenos Aires người da đen bắt đầu được phép tập hợp với nhau theo từng cộng đồng dân tộc. Trong lễ hội, họ múa hát tập thể cùng tiếng trống dân gian và người Argentina gọi đó là Baile de Tango. Đó là lối khiêu vũ của từng cặp nam nữ, trước khi được người da trắng cải tiến. Từ đó đến nay điệu Tango vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn với nhịp điệu sôi động lại vô cùng ấm áp, truyền cảm, cuốn hút từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trên bất cứ đường phố nào của Buenos Aires du khách cũng có thể bắt gặp các đôi nghệ sĩ đường phố biểu diễn Tango thật lãng mạn. Đất nước Argentina còn được gọi là đất nước của điệu nhảy Tango.
Điều đặc biệt hơn là người dân Argentina không quên họa lại hình ảnh cặp đôi của vũ điệu Tango ở khắp nơi trong thành phố biến nó thành một thứ nghệ thuật đường phố đặc thù.
Bạn cũng không thể ngờ mình đã lạc vào thành phố có cái tên “Ba Lê của Nam Mỹ” (Paris of South America” ở Buenos Aires, Argentina.
Trung tâm của Buenos Aires có nhiều khu phố rất giống quận 16 giàu có của Paris (Pháp). Di sản kiến trúc của Buenos Aires là sự pha trộn của nghệ thuật kiến trúc Italia và Pháp. Nhiều du khách rất thích phong cảnh của San Telmo, La Boca và Recoleta, là những nơi có các tòa biệt thự vô cùng tráng lệ. Chốn ấy có những góc phố luôn luôn đông đảo người qua, cũng như nhiều quán ăn với bàn ghế bày lộ thiên. Bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê, nhìn sinh hoạt phố xá hay ngắm những bức họa vẽ tường mang mang nét bí hiểm, đầy màu sắc.
Buenos Aires còn là nơi sản sinh ra vũ điệu Tango sôi nổi. Cuối thế kỷ 19, vào năm 1870, tại Buenos Aires người da đen bắt đầu được phép tập hợp với nhau theo từng cộng đồng dân tộc. Trong lễ hội, họ múa hát tập thể cùng tiếng trống dân gian và người Argentina gọi đó là Baile de Tango. Đó là lối khiêu vũ của từng cặp nam nữ, trước khi được người da trắng cải tiến. Từ đó đến nay điệu Tango vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn với nhịp điệu sôi động lại vô cùng ấm áp, truyền cảm, cuốn hút từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trên bất cứ đường phố nào của Buenos Aires du khách cũng có thể bắt gặp các đôi nghệ sĩ đường phố biểu diễn Tango thật lãng mạn. Đất nước Argentina còn được gọi là đất nước của điệu nhảy Tango.
Điều đặc biệt hơn là người dân Argentina không quên họa lại hình ảnh cặp đôi của vũ điệu Tango ở khắp nơi trong thành phố biến nó thành một thứ nghệ thuật đường phố đặc thù.
Vui chân hơn, bạn bay qua Brazil, xem bóng tròn, theo chân các cô vũ công Samba đến São Paulo, bạn sẽ khám phá ra trong đời bạn đã có lần được đối diện thật gần với nghệ thuật. Những nghệ thuật tạo hình nằm ngay trên tường, đập vào mắt bạn, trên lề đường, xe hơi, xe bus, xe lửa, tòa cao ốc hay trong một góc nhỏ bình yên ở chốn khuất nào đó. Đất Ba Tây là mảnh đất được trời ưu đãi, khí hậu ôn hòa, bờ biển thoai thoải với những hàng cọ cao đẹp mắt, thiên nhiên hùng vĩ, rừng núi chập chùng. Vì khí hậu dễ chịu, người dân có nhiều cơ hội lang thang ngoài trời, khiến văn hóa “đường phố” giàu mạnh từ ẩm thực cho tới nghệ thuật.
Ranh giới giữa nghệ thuật đường phố và nghệ thuật vẽ tường không được rõ ràng. Đôi khi nghệ thuật đường phố có thể là một bức dự án phát triển cộng đồng mà lối trình bày làm người ta lầm tưởng đó là lối vẽ nguệch ngoạc xấu xí của bọn băng đảng. Nó giống nghệ thuật thị giác vậy, tùy theo sự diễn giảng của người xem và người hoạ sĩ nào vẽ, cũng như nơi nào mà bạn thấy nó. Nghệ thuật đường phố thường phản ảnh văn hóa, xã hội và những quan điểm chính trị vì chất liệu sáng tác rẻ tiền và được trưng bày lộ liễu ngoài trời cho nhiều người xem.
Có thể nói Graffiti (vẽ tường) là khuôn mặt chính của Nghệ Thuật Đường Phố. Chữ Graffiti bắt nguồn từ tiếng La tinh “Graffito”, có nghĩa là “hình vẽ trên tường”. Vẽ tường có nhiều kiểu, nó có thể là những chữ in đậm, viết tay, chữ ký, ký hiệu hay những hình vẽ rõ nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Tường còn là nơi cho những kẻ thừa sơn vẽ bậy hoặc là chốn các băng đảng hay giới trẻ thể hiện những thông điệp xã hội, quảng cáo văn hóa và âm nhạc hip hop hay pop.
Nổi tiếng là thành phố đông dân nhất Brazil, São Paulo là thánh địa mới của nghệ thuật Vẽ Tường (Graffiti). Nơi đây chính là nơi cư ngụ của những người giàu nứt đố đổ vách mà cũng là nơi tăm tối của những kẻ không nhà lăn lóc dưới tầng thấp nhất của xã hội. Hố ngăn cách giàu nghèo sâu thăm thẳm tạo nên nhiều bất mãn đã nung nấu và đổ dầu vào lửa, đốt cháy ngọn đuốc phản kháng. Nghệ thuật phản kháng ra đời với những bức tranh tường nói lên sự bất công, nghèo đói, và ước vọng thay đổi xã hội. Dưới đây là bức tranh xã hội của nghệ thuật phản kháng khi người dân phẫn nộ về việc dân đói mà chính quyền đã dùng tiền thuế người dân vào việc xây vận động trường bóng đá cho World Cup 2014 và Olympic 2016.
Ranh giới giữa nghệ thuật đường phố và nghệ thuật vẽ tường không được rõ ràng. Đôi khi nghệ thuật đường phố có thể là một bức dự án phát triển cộng đồng mà lối trình bày làm người ta lầm tưởng đó là lối vẽ nguệch ngoạc xấu xí của bọn băng đảng. Nó giống nghệ thuật thị giác vậy, tùy theo sự diễn giảng của người xem và người hoạ sĩ nào vẽ, cũng như nơi nào mà bạn thấy nó. Nghệ thuật đường phố thường phản ảnh văn hóa, xã hội và những quan điểm chính trị vì chất liệu sáng tác rẻ tiền và được trưng bày lộ liễu ngoài trời cho nhiều người xem.
Có thể nói Graffiti (vẽ tường) là khuôn mặt chính của Nghệ Thuật Đường Phố. Chữ Graffiti bắt nguồn từ tiếng La tinh “Graffito”, có nghĩa là “hình vẽ trên tường”. Vẽ tường có nhiều kiểu, nó có thể là những chữ in đậm, viết tay, chữ ký, ký hiệu hay những hình vẽ rõ nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Tường còn là nơi cho những kẻ thừa sơn vẽ bậy hoặc là chốn các băng đảng hay giới trẻ thể hiện những thông điệp xã hội, quảng cáo văn hóa và âm nhạc hip hop hay pop.
Nổi tiếng là thành phố đông dân nhất Brazil, São Paulo là thánh địa mới của nghệ thuật Vẽ Tường (Graffiti). Nơi đây chính là nơi cư ngụ của những người giàu nứt đố đổ vách mà cũng là nơi tăm tối của những kẻ không nhà lăn lóc dưới tầng thấp nhất của xã hội. Hố ngăn cách giàu nghèo sâu thăm thẳm tạo nên nhiều bất mãn đã nung nấu và đổ dầu vào lửa, đốt cháy ngọn đuốc phản kháng. Nghệ thuật phản kháng ra đời với những bức tranh tường nói lên sự bất công, nghèo đói, và ước vọng thay đổi xã hội. Dưới đây là bức tranh xã hội của nghệ thuật phản kháng khi người dân phẫn nộ về việc dân đói mà chính quyền đã dùng tiền thuế người dân vào việc xây vận động trường bóng đá cho World Cup 2014 và Olympic 2016.
Đất khó người khôn, là nơi con người tranh sống, là lúc các nghệ sĩ tài hoa ra đời. Nghệ thuật đường phố nơi đây rực rỡ với các họa sĩ nổi tiếng như Os Gêmeos, Boleta, Nunca, Nina, Speto, Tikka, và T. Freak. Những tác phẩm nghệ thuật của họ thành công vì nó khác biệt, lạ lẫm, phá vỡ quy tắc và vượt thoát khỏi những khuôn phép của mỹ thuật thông thường. Không gian rộng khiến các hoạ sĩ thỏa sức tung hê cây cọ tài năng của mình như thực hiện các cuộc mạo hiểm tới đỉnh điểm của núi cao nghệ thuật.
Sau cùng, tôi xin mượn lời phát biểu của Shaka để kết thúc cuộc viễn du cùng bạn đọc vào thế giới nghệ thuật đầy màu sắc này.
Shaka, một hoạ sĩ vẽ tường nổi tiếng với lối vẽ 3D nổi bật của Paris đã tâm sự khi viếng Brazil:
Nghệ thuật ngày nay đã trở thành văn hóa toàn cầu nhờ liên mạng. Những nét đặc thù văn hóa bây giờ khó giữ được ranh giới của sự khác biệt hay độc lập vì chúng có thể được pha trộn. Khi đi du lịch, tôi tìm được nhiều ý tưởng khác nhau. Tôi thích đối đầu với những khác biệt văn hóa ở Brazil nơi cho tôi cái cảm giác của một người đang đi biệt xứ. Thật là thú vị.
Sau cùng, tôi xin mượn lời phát biểu của Shaka để kết thúc cuộc viễn du cùng bạn đọc vào thế giới nghệ thuật đầy màu sắc này.
Shaka, một hoạ sĩ vẽ tường nổi tiếng với lối vẽ 3D nổi bật của Paris đã tâm sự khi viếng Brazil:
Nghệ thuật ngày nay đã trở thành văn hóa toàn cầu nhờ liên mạng. Những nét đặc thù văn hóa bây giờ khó giữ được ranh giới của sự khác biệt hay độc lập vì chúng có thể được pha trộn. Khi đi du lịch, tôi tìm được nhiều ý tưởng khác nhau. Tôi thích đối đầu với những khác biệt văn hóa ở Brazil nơi cho tôi cái cảm giác của một người đang đi biệt xứ. Thật là thú vị.