Bài & hình: TRỊNH THANH THỦY
Tôi theo chân một nhóm du lịch nhỏ, qua đêm trong khu nghỉ dưỡng ở con phố Bago trước khi đến thành phố cổ Bagan của Miến Điện. Sau khi dùng bữa tối ở nhà ăn, chúng tôi đi bộ về phòng. Phòng ngủ là những căn nhà nhỏ xinh xắn, có ban công thật dễ thương nằm giữa vườn cây và hồ bơi được chăm nom đẹp mắt. Bao nhiêu năm xa xứ, đêm ấy buông mùng, nằm nghe tiếng thằn lằn chắc lưỡi và côn trùng thở than, tôi ngậm ngùi nhớ Việt Nam. Lâu lắm tôi mới được nghe lại tấu khúc côn trùng ấy.
Tôi theo chân một nhóm du lịch nhỏ, qua đêm trong khu nghỉ dưỡng ở con phố Bago trước khi đến thành phố cổ Bagan của Miến Điện. Sau khi dùng bữa tối ở nhà ăn, chúng tôi đi bộ về phòng. Phòng ngủ là những căn nhà nhỏ xinh xắn, có ban công thật dễ thương nằm giữa vườn cây và hồ bơi được chăm nom đẹp mắt. Bao nhiêu năm xa xứ, đêm ấy buông mùng, nằm nghe tiếng thằn lằn chắc lưỡi và côn trùng thở than, tôi ngậm ngùi nhớ Việt Nam. Lâu lắm tôi mới được nghe lại tấu khúc côn trùng ấy.
Thức dậy trong cơn ngầy ngật của cơn ngái ngủ, đoàn khởi hành sớm để ngốn nghiến con đường tới Bagan đang trải dài trước mặt. Bagan chào đón chúng tôi với ngôi chợ làng quê Nyaung U tấp nập vui mắt và nhiều màu sắc. Những sạp hàng rau cỏ, trái cây người ngồi, kẻ đứng, bán buôn la liệt.
Sau đó thế giới của vạn đền, ngàn tháp (2500 ngọn tháp) bắt đầu mở ra với những đôi chân trần hay dép lê của chúng tôi. Khi đoàn chúng tôi bắt đầu đến Miến, người hướng dẫn viên đã phát dép cho chúng tôi để mang và khi thăm các đền chùa, vừa bước vào khu vực đền chùa, ai cũng phải bỏ dép bên ngoài để đi chân trần. Ngôi chùa mà chúng tôi viếng đầu tiên là ngôi chùa cổ Shwezigon khởi xây năm 1059, hoàn thành năm 1102. Chùa nổi tiếng là một kiến trúc tôn giáo quan trọng và linh thiêng nhất, được xây dựng bởi vua Anawrahta, mục đích để cất giữ một số xá lợi của Phật, trong đó có một bản sao của xá lợi răng thiêng liêng ở Kandy, Sri Lanka. Chùa Shwezigon là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Myanmar đồng thời cũng là nguyên mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Chùa được đánh giá là ngôi chùa vàng lớn thứ hai sau chùa vàng Shwedagon ở Yangon.
Rồi lần lượt đền Ananda, đền Htilominlo, Dhamagyi, Gubyaukgyi, đến ngôi đền Thatbyinnyu, cao nhất Bagan đều được chúng tôi thăm viếng. Thú vị nhất là các bức tranh tường được thực hiện từ thế kỷ thứ 12 còn sót lại, được lưu dấu bằng những nét vẽ, những vết khắc, chạm trổ vào tường, đã đánh bạt được sự tàn phá của thời gian. Cái đẹp của văn hoá, nét thần bí, thiêng liêng của tôn giáo, những câu chuyện cổ hay sinh hoạt đời thường của một dân tộc được thể hiện qua những bức bích hoạt tuyệt vời, đã là những tài sản quý giá của tổ tiên người Miến để lại.
Có bước đi trong những khu đền đài phế tích rộng lớn thênh thang, trong ánh nắng chiều hắt lung linh qua các vòm cung cửa sổ lộ thiên, con người mới thấy được cái nhỏ bé vô cùng của chính mình. Tôi thấy cái bóng li ti của mình chao đi giữa tín ngưỡng và thiên nhiên, giữa khoảng tối tâm hồn và ánh sáng của chân lý vĩnh hằng. Tôi nghe được tiếng rì rầm của gió đang kể những sự tích, tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca qua các Bản Sinh Kinh thể hiện trên các bức tranh tường. Đời sống dân tộc Myanmar còn được ghi lại trên các khung dệt, hình xăm truyền thống và cả những sản phẩm thủ công nghệ được bày bán khắp nơi có dấu chân du khách ghé qua.
Sau đó thế giới của vạn đền, ngàn tháp (2500 ngọn tháp) bắt đầu mở ra với những đôi chân trần hay dép lê của chúng tôi. Khi đoàn chúng tôi bắt đầu đến Miến, người hướng dẫn viên đã phát dép cho chúng tôi để mang và khi thăm các đền chùa, vừa bước vào khu vực đền chùa, ai cũng phải bỏ dép bên ngoài để đi chân trần. Ngôi chùa mà chúng tôi viếng đầu tiên là ngôi chùa cổ Shwezigon khởi xây năm 1059, hoàn thành năm 1102. Chùa nổi tiếng là một kiến trúc tôn giáo quan trọng và linh thiêng nhất, được xây dựng bởi vua Anawrahta, mục đích để cất giữ một số xá lợi của Phật, trong đó có một bản sao của xá lợi răng thiêng liêng ở Kandy, Sri Lanka. Chùa Shwezigon là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Myanmar đồng thời cũng là nguyên mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Chùa được đánh giá là ngôi chùa vàng lớn thứ hai sau chùa vàng Shwedagon ở Yangon.
Rồi lần lượt đền Ananda, đền Htilominlo, Dhamagyi, Gubyaukgyi, đến ngôi đền Thatbyinnyu, cao nhất Bagan đều được chúng tôi thăm viếng. Thú vị nhất là các bức tranh tường được thực hiện từ thế kỷ thứ 12 còn sót lại, được lưu dấu bằng những nét vẽ, những vết khắc, chạm trổ vào tường, đã đánh bạt được sự tàn phá của thời gian. Cái đẹp của văn hoá, nét thần bí, thiêng liêng của tôn giáo, những câu chuyện cổ hay sinh hoạt đời thường của một dân tộc được thể hiện qua những bức bích hoạt tuyệt vời, đã là những tài sản quý giá của tổ tiên người Miến để lại.
Có bước đi trong những khu đền đài phế tích rộng lớn thênh thang, trong ánh nắng chiều hắt lung linh qua các vòm cung cửa sổ lộ thiên, con người mới thấy được cái nhỏ bé vô cùng của chính mình. Tôi thấy cái bóng li ti của mình chao đi giữa tín ngưỡng và thiên nhiên, giữa khoảng tối tâm hồn và ánh sáng của chân lý vĩnh hằng. Tôi nghe được tiếng rì rầm của gió đang kể những sự tích, tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca qua các Bản Sinh Kinh thể hiện trên các bức tranh tường. Đời sống dân tộc Myanmar còn được ghi lại trên các khung dệt, hình xăm truyền thống và cả những sản phẩm thủ công nghệ được bày bán khắp nơi có dấu chân du khách ghé qua.
Bên ngoài các ngôi đền, đâu đó là các người bán dạo tranh cát hay Longyi và các món quà lưu niệm. Những khuôn mặt bé thơ với những vệt Tanaka chợt ẩn, chợt hiện bên những bờ tường loang lổ mãi sẽ là những dấu ấn trong trí tôi sau này khi tôi nhớ về Myanmar. Tôi và khách du lịch trong đoàn mua vài chiếc Longyi làm kỷ niệm khi được một thiếu phụ mời mọc.
Điều làm du khách chú ý ở dân tộc Miến không phải ở chiếc váy Longyi gợi cảm ôm lấy bờ mông mà các cô thiếu nữ đương xuân đang mặc, mà họ ngạc nhiên ở chỗ đàn ông Miến cũng mặc váy Longyi và ăn trầu như phụ nữ. Váy Longyi của phụ nữ thắt hay túm lại bên hông nhưng của các ông thắt hay túm trước bụng. Nếu bạn để ý lâu lâu các ông rất hồn nhiên bung tấm váy rộng ra hai bên hông rồi quấn lại vì bị… tuột, nhất là người có bụng to.
Nếu ai có thắc mắc, các ông sẽ… tiểu tiện bằng cách nào? Một blogger trên một trang mạng ghi nhận:
Thắc mắc đó được bác tài xế taxi giải đáp ngay tức thì. Đang chở chúng tôi thì gặp đèn đỏ, xe dừng lại. Bằng những động tác rất thuần thục, bác tài xế mở bung cửa ra, lao vào vệ đường và… ngồi thụp xuống. Cũng may, đèn đỏ ở Myanmar khá lâu (thường từ 1-2 phút) nên bác tài sau khi “xả nước cứu thân” còn kịp lấy miếng trầu để sẵn trong túi áo bỏ vào miệng nhai rồi mới đủng đỉnh bước ra xe chạy tiếp.
“Bận váy cảm thấy thế nào?”, tôi hỏi. Anh tài xế trả lời gọn lỏn: “Mát!”. Người Myanmar có cách quấn longyi cầu kỳ hơn Ấn Độ hoặc “xà rông” ở Bali. Vì thế, muốn quấn cho đúng cách chắc phải mất cả ngày để luyện. Nhưng đừng lo, từ bài học kinh nghiệm của mình, tôi sẽ chỉ bạn cách quấn longyi nhanh nhất. Khi mua được cái longyi vừa ý, bạn chỉ cần quấn quanh người và quay đầu nhìn quanh quất một cách “tội nghiệp”. Chỉ cần thế thôi, người dân Myanmar sẽ bu lại và… quấn giùm. Quá dễ phải không?
Nói đến Longyi của phụ nữ, váy có nhiều dạng hoa văn khác nhau thường là sọc ngang. Chỉ cần nhìn hoa văn, chất liệu vải và màu sắc, người Miến sành sõi có thể nhận ra loại Longyi đó sản xuất ở đâu vì đó là đặc sản của địa phương đó. Nơi sản xuất váy được xem như đẹp và nổi tiếng phải nói là hai tiểu bang Chin và KaChin ở phía Bắc Miến Điện. Váy sản xuất ở đó có màu sắc rất đặc biệt. Màu chính thường là xanh, xanh lá cây, đỏ và trắng xám, nền luôn luôn là nền đen. Những bộ Longyi đẹp dệt bằng lụa dùng cho lễ lạc hay trình diễn thường rất đắt và tỉ mỉ công phu giá vài ba trăm đô. Longyi mặc thường ngày được dệt bằng vải cotton giá chỉ khoảng xê xích từ 3, 4 đến 7, 8 đô thôi. Váy của đàn ông có hoa văn sọc carô và hay có màu đậm.
Điều làm du khách chú ý ở dân tộc Miến không phải ở chiếc váy Longyi gợi cảm ôm lấy bờ mông mà các cô thiếu nữ đương xuân đang mặc, mà họ ngạc nhiên ở chỗ đàn ông Miến cũng mặc váy Longyi và ăn trầu như phụ nữ. Váy Longyi của phụ nữ thắt hay túm lại bên hông nhưng của các ông thắt hay túm trước bụng. Nếu bạn để ý lâu lâu các ông rất hồn nhiên bung tấm váy rộng ra hai bên hông rồi quấn lại vì bị… tuột, nhất là người có bụng to.
Nếu ai có thắc mắc, các ông sẽ… tiểu tiện bằng cách nào? Một blogger trên một trang mạng ghi nhận:
Thắc mắc đó được bác tài xế taxi giải đáp ngay tức thì. Đang chở chúng tôi thì gặp đèn đỏ, xe dừng lại. Bằng những động tác rất thuần thục, bác tài xế mở bung cửa ra, lao vào vệ đường và… ngồi thụp xuống. Cũng may, đèn đỏ ở Myanmar khá lâu (thường từ 1-2 phút) nên bác tài sau khi “xả nước cứu thân” còn kịp lấy miếng trầu để sẵn trong túi áo bỏ vào miệng nhai rồi mới đủng đỉnh bước ra xe chạy tiếp.
“Bận váy cảm thấy thế nào?”, tôi hỏi. Anh tài xế trả lời gọn lỏn: “Mát!”. Người Myanmar có cách quấn longyi cầu kỳ hơn Ấn Độ hoặc “xà rông” ở Bali. Vì thế, muốn quấn cho đúng cách chắc phải mất cả ngày để luyện. Nhưng đừng lo, từ bài học kinh nghiệm của mình, tôi sẽ chỉ bạn cách quấn longyi nhanh nhất. Khi mua được cái longyi vừa ý, bạn chỉ cần quấn quanh người và quay đầu nhìn quanh quất một cách “tội nghiệp”. Chỉ cần thế thôi, người dân Myanmar sẽ bu lại và… quấn giùm. Quá dễ phải không?
Nói đến Longyi của phụ nữ, váy có nhiều dạng hoa văn khác nhau thường là sọc ngang. Chỉ cần nhìn hoa văn, chất liệu vải và màu sắc, người Miến sành sõi có thể nhận ra loại Longyi đó sản xuất ở đâu vì đó là đặc sản của địa phương đó. Nơi sản xuất váy được xem như đẹp và nổi tiếng phải nói là hai tiểu bang Chin và KaChin ở phía Bắc Miến Điện. Váy sản xuất ở đó có màu sắc rất đặc biệt. Màu chính thường là xanh, xanh lá cây, đỏ và trắng xám, nền luôn luôn là nền đen. Những bộ Longyi đẹp dệt bằng lụa dùng cho lễ lạc hay trình diễn thường rất đắt và tỉ mỉ công phu giá vài ba trăm đô. Longyi mặc thường ngày được dệt bằng vải cotton giá chỉ khoảng xê xích từ 3, 4 đến 7, 8 đô thôi. Váy của đàn ông có hoa văn sọc carô và hay có màu đậm.
Hôm ấy, trên đường đi xem một ngôi làng quê, chúng tôi may mắn gặp một đám rước được gọi Lễ Xuất Gia (Shin Pyu hoặc Noviciation Ceremony) rất độc đáo. Lễ xuất gia là một tập tục tôn giáo của người Myanmar có từ ngàn xưa. 89% người dân Miến theo đạo Phật, nên văn hoá của đạo Phật ăn sâu và thể hiện rõ nét trong cung cách sống hàng ngày của dân Miến. Số người mỗi năm đi tu không phải ít, vì thế trẻ em Miến được gia đình cho xuất gia để tu tập trước khi tự quyết định có đi tu cả đời hoặc nếu không có duyên, sau đó sẽ hoàn tục. Đó là một buổi lễ quan trọng nhất trong đời người vì một nam nhân ở Miến từ lúc sinh cho đến lúc mất đi, nếu chưa một lần xuất gia hay vào tu viện thì chưa được xem là một Phật Tử tốt và gia đình không có cơ hội tạo được thiện nghiệp lớn. Lễ xuất gia thường làm tập thể cho tiện với vài ba đứa trẻ.
Đám rước này tôi thấy có 5 bé trai. Các em được ăn mặc với trang phục truyền thống đẹp đẽ trông như những hoàng tử bé ngồi trên lưng ngựa được trang trí sặc sỡ, có cả lọng che. Các bé gái bạn bè, cha mẹ, họ hàng cũng ăn mặc và trang điểm rực rỡ, được rước đi quanh làng. Tất cả các hình thức này đều để bảo đảm một điều giống như Đức Phật ngày xưa khi ngài quyết định xuất gia. Sau khi xuất gia, các tiểu sadi đi khất thực, học chữ Miến, học kinh Phật tiếng Pali và mọi thứ liên quan đến Phật giáo. Nếu các em không hợp với cuộc sống này hoặc muốn hoàn tục để đi học cao hơn, lập gia đình, chúng sẽ trở về nhà.
Chiều xuống, chúng tôi được dẫn đi ngắm mặt trời lặn ở ngôi đền cổ Shwesandaw cao nhất Bagan. Muốn ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở đất Phật cổ này khách phải leo lên rất nhiều những nấc thang gạch đỏ thô nhám, khoảng cách rất sâu bằng chân trần, để lên gần đỉnh ngọn tháp cao nhất. Cầu thang hẹp chỉ đủ một người lên và một người xuống như con đường hai chiều mà không biết bao nhiêu ngàn người đã ở trên ấy, trong khi số người leo lên vẫn tiếp tục tăng. Lên tới nơi tìm được một nơi đặt chân an toàn cũng vất vả lắm. Tuy nhiên, khi mặt trời bắt đầu giảm độ nóng, rơi từ từ xuống đường chân trời như một trái cam đỏ trên nền trời toàn những ngôi đền hình tháp, ai cũng không khỏi sững sờ. Phải nói là tuyệt đẹp. Tôi thấy mình lặng đi trong ánh hoàng hôn rực rỡ đang phai dần theo vó ngựa chiếc xe thổ mộ ở phía trời xa.
Đám rước này tôi thấy có 5 bé trai. Các em được ăn mặc với trang phục truyền thống đẹp đẽ trông như những hoàng tử bé ngồi trên lưng ngựa được trang trí sặc sỡ, có cả lọng che. Các bé gái bạn bè, cha mẹ, họ hàng cũng ăn mặc và trang điểm rực rỡ, được rước đi quanh làng. Tất cả các hình thức này đều để bảo đảm một điều giống như Đức Phật ngày xưa khi ngài quyết định xuất gia. Sau khi xuất gia, các tiểu sadi đi khất thực, học chữ Miến, học kinh Phật tiếng Pali và mọi thứ liên quan đến Phật giáo. Nếu các em không hợp với cuộc sống này hoặc muốn hoàn tục để đi học cao hơn, lập gia đình, chúng sẽ trở về nhà.
Chiều xuống, chúng tôi được dẫn đi ngắm mặt trời lặn ở ngôi đền cổ Shwesandaw cao nhất Bagan. Muốn ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở đất Phật cổ này khách phải leo lên rất nhiều những nấc thang gạch đỏ thô nhám, khoảng cách rất sâu bằng chân trần, để lên gần đỉnh ngọn tháp cao nhất. Cầu thang hẹp chỉ đủ một người lên và một người xuống như con đường hai chiều mà không biết bao nhiêu ngàn người đã ở trên ấy, trong khi số người leo lên vẫn tiếp tục tăng. Lên tới nơi tìm được một nơi đặt chân an toàn cũng vất vả lắm. Tuy nhiên, khi mặt trời bắt đầu giảm độ nóng, rơi từ từ xuống đường chân trời như một trái cam đỏ trên nền trời toàn những ngôi đền hình tháp, ai cũng không khỏi sững sờ. Phải nói là tuyệt đẹp. Tôi thấy mình lặng đi trong ánh hoàng hôn rực rỡ đang phai dần theo vó ngựa chiếc xe thổ mộ ở phía trời xa.