Article & photos by NGUYỄN MINH THY On the east bank of the Vlatva River in Prague’s Lesser Quarter sits the Rudolfinum music hall and art gallery, just north of the Charles Bridge. The walls are Neo-renaissance, beige and symmetrical, representative of the Austrian Habsburg rule. Statues of Bach, Beethoven, Mozart, and Donatello, among other famous artists and composers, line the rooftop edges, protecting the Rudolfinum’s purpose. | NGUYỄN PHƯƠNG chuyển ngữ Bên bờ đông của dòng sông Vlatva qua Malá Strana (khu phố nhỏ) là viện âm nhạc và nghệ thuật Rudolfinum, gần cầu Charles về phía bắc. Những bức tường theo kiểu Tân Phục Hưng, màu ngà, cân đối, đại diện cho mẫu mực của thời trị vì của dòng Hapsburg người Áo. Những bức tượng của Bach, Beethoven, Mozart, và Donatello, cùng với những nghệ sĩ và soạn giả danh tiếng khác, viền theo mái nhà, bảo vệ sứ mạng của Rudolfinum. |
The Rudolfinum was built in Prague between 1876 and 1884 and was named after Rudolf, the Crown Prince of Austria. In 1896, world famous composer, Antonin Dvorak, conducted an orchestra here (Dvorak composed “Song to the Moon” which is the song Neil Armstrong of Apollo 11 played when he first set foot on the moon). Between 1919 and 1932, it served as a House of Commons for the Czechoslovak Republic. It reverted back to being a concert hall during the Nazi occupation. The Nazis entered Prague in 1939 and Reinhard Heydrich was designated by Hitler to be the “Protector of Bohemia and Moravia,” although he was more popularly known as “The Hangman” or the “Butcher of Prague.” Heydrich was a high-ranking German Nazi and was very close to Hitler, commissioned to find a “solution” to the Jewish question. He set up his offices in the Rudolfinum because he loved music but had heard that the statue of the famous composer, Felix Mendelssohn, was on the rooftop. This posed as a problem because Mendelssohn was Jewish. Heydrich ordered the guards to take down the statue, but when they arrived on the roof, they couldn’t figure out which was Mendelssohn. The guards decided that Mendelssohn’s statue must be the one with the longest nose, so they measured the nose on each statue. While they were proudly destroying the statue with the longest nose, Heydrich walks outside, takes a look at the rooftop, and asks, “Where is Richard Wagner?” The guards had mistakenly destroyed the statue of Hitler’s favorite composer. Today, the Rudolfinum continues to host concerts and art exhibits. An organ sits in Dvorak hall and there is a cafe towards the back of the building. I was able to attend a concert held in the building’s Suk Hall. The Parnas Ensemble played “The Best Selection of Classics” which included popular songs by Mozart, Pachebel, Bach, Dvorak, and Vivaldi. I grew up enjoying and recognizing music composed by these musical geniuses, but my husband was able to recognize them from watching Looney Tunes as a child. If Prague’s city walls could speak, they would speak of Austrian rule, World War II, the Nazi occupation, Soviet liberation, Communism, once being Czechoslovakia, and transitioning into democracy as the Czech Republic. It is said that an 85 year old senior in Prague will have lived in 8 countries. The people exist among these stories by living within the walls of 18th century architecture and remembering what once lied within them. The Rudolfinum is just one of Prague’s great stories. | Rudolfinum được xây ở Prague trong khoảng từ 1876 đến 1884, mang tên của Thái Tử Rudolf người Áo. Năm 1896, nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Antonin Dvorak đã điều khiển giàn nhạc ở đây (Dvorak soạn “Bài Ca Đến Cung Trăng” là bài Neil Armstrong của chuyến Apollo 11 chơi khi lần đầu ông đặt chân lên mặt trăng). Từ năm 1919 đến 1932, tòa nhà trở thành Hạ Viện của Cộng Hòa Czechoslovak. Tòa nhà lại trở thành phòng hòa nhạc trong thời Nazi (Quốc Xã) chiếm đóng. Nazi tiến vào Prague năm 1939 và Hitler chỉ định Reinhard Heydrich là người “Hộ Vệ của Bohemia và Moravia”, dù Heydrich được biết đến nhiều hơn với danh hiệu “Người Treo Cổ” hoặc “Đồ Tể của Prague”. Heydrich là một giới chức cấp cao của Đức Quốc Xã và rất thân cận với Hitler, được ủy thác để tìm một “giải pháp” cho vấn đề người Do Thái. Heydrich đặt văn phòng ở Rudolfinum vì ông yêu âm nhạc nhưng nghe rằng mái nhà có tượng của nhà soạn nhạc nổi tiếng Felix Mendelssohn. Đây là vấn đề vì Mendelssohn là người Do Thái. Heydrich ra lệnh cho lính gác lấy tượng xuống, nhưng khi họ lên mái nhà, họ không thể đoán ra tượng nào là Mendelssohn. Họ quyết định rằng tượng Mendelssohn phải có cái mũi dài nhất, thế nên họ đo mũi của từng tượng. Trong khi họ hãnh diện phá tượng có mũi dài nhất, Heydrich bước ra, nhìn lên mái nhà, và hỏi “Richard Wagner đâu rồi?” Lính gác đã phá nhầm tượng của nhà soạn nhạc yêu thích nhất của Hitler. Ngày nay, Rudolfinum vẫn có hòa nhạc và triển lãm nghệ thuật. Đại sảnh Dvorak có một đàn đại phong cầm và phía sau tòa nhà có một quán café. Tôi đã dự được một buổi hòa nhạc ở đại sảnh Suk. Ban nhạc Parnas chơi “Nhạc Cổ Điển Chọn Lọc” bao gồm những bài nổi tiếng của Mozart, Pachebel, Bach, Dvorak, và Vivaldi. Tôi thưởng thức và nhận diện nhạc của những thiên tài này từ bé, còn chồng tôi nhận diện chúng nhờ xem Looney Tunes lúc nhỏ. Nếu tường thành phố Prague nói được, chúng sẽ nói đến nền trị vì của người Áo, Đệ Nhị Thế Chiến, thời Nazi chiếm đóng, thời Sô Viết giải phóng, chủ nghĩa Cộng Sản, thời từng là Czechoslovakia, và biến chuyển thành nền dân chủ Cộng Hòa Czech. Nghe nói một người dân Prague nếu 85 tuổi thì đã sống trong 8 quốc gia. Người dân hiện hữu giữa những câu chuyện này bằng cách sống trong những bức tường theo kiến trúc thế kỷ 18 và nhớ những gì đã từng ở đấy. Rudolfinum chỉ là một trong những câu chuyện tuyệt vời của Prague. |