Constantine, hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Công giáo, đã cho xây một thánh đường vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên trên đồi Caelian, thành Rome, là Tổng Lãnh Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan tại Latêranô, nơi đặt ngai của Đức Giáo Hoàng.
Tên đầy đủ tiếng Latin của thánh đường cổ nhất trên thế giới là Archibasilica Sanctissimi Salvatoris ac Sancti Ioannis Baptistae et Ioannis Evangelistae ad Lateranum, nơi còn tàng trữ nhiều dấu tích của thành phố cổ xưa, theo các nhà khảo cổ thuộc Lateran Project gồm các đại học Newcastle University ở Anh Quốc, Florence, Amtersdam, và bảo tàng viện Vatican.
Nền của thánh đường vĩ đại là Castra Nova, một thành trì kiên cố được xây cách đó một thế kỷ bởi Hoàng Đế Septimius Severus. Trước đó nữa là những căn biệt thự của giới nhà giàu quyền lực của Rome.
Như thế, hàng trăm năm lịch sử thành Rome được dựng lên, lớp này chồng lên lớp khác, phản ảnh những ưu tiên và mức độ thịnh vượng của đế quốc La Mã.
Các nhà nghiên cứu dùng kỹ thuật vẽ bản đồ điện tử, bắn sóng radar xuyên thấu nền đất, dò tìm bằng laser, và kỹ thuật tạo hình ảnh 3 chiều, đã dựng lại hàng trăm năm lịch sử thành Rome. Kết quả được công bố hôm 27/11 trong tạp chí chuyên ngành Current World Archaeology mới nhất.
Giáo sư Ian Haynes, đồng giám đốc Lateran Project từ đại học Newcastle, cho biết: “Công việc khảo cổ đến được nhiều tầng bên dưới mặt đất, ở độ sâu nhất là 8.5 thước dưới bề mặt hiện tại”.
Việc xây dựng thánh đường đánh dấu một cột mốc quan trọng vì đó là khởi đầu của những công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo định hình thành Rome và là một biểu tượng mạnh mẽ của quân sự nhường bước cho tôn giáo.
Năm 312, đạo quân của Hoàng Đế Constantine đánh chiếm thành trì và tàn phá những tòa nhà gần đó. Đất đai này được giao cho nhà thờ và trở thành địa điểm để Constantine phát triển tầm nhìn tương lai của ông cho thành Rome.
Công trình khởi sự xây cất có lẽ chỉ trong vòng vài tuần sau trận đánh chiếm thành trì, trước khi khởi công thánh đường Thánh Phê-rô nổi tiếng.
Tổng Lãnh Vương Cung Thánh Đường được trùng tu vào thập niên 1650 nhưng vẫn giữ nhiều nét từ thời ban đầu. Sau đó có thêm nhiều nỗ lực trùng tu nữa.
Các nhà khảo cổ đang muốn thâu tóm tất cả dữ kiện vào một khối để tạo ra một mô hình thánh đường điện toán mở rộng cho mọi người viếng thăm và thấy hết lịch sử của ngôi thánh đường đầu tiên trên thế giới.
Nền của thánh đường vĩ đại là Castra Nova, một thành trì kiên cố được xây cách đó một thế kỷ bởi Hoàng Đế Septimius Severus. Trước đó nữa là những căn biệt thự của giới nhà giàu quyền lực của Rome.
Như thế, hàng trăm năm lịch sử thành Rome được dựng lên, lớp này chồng lên lớp khác, phản ảnh những ưu tiên và mức độ thịnh vượng của đế quốc La Mã.
Các nhà nghiên cứu dùng kỹ thuật vẽ bản đồ điện tử, bắn sóng radar xuyên thấu nền đất, dò tìm bằng laser, và kỹ thuật tạo hình ảnh 3 chiều, đã dựng lại hàng trăm năm lịch sử thành Rome. Kết quả được công bố hôm 27/11 trong tạp chí chuyên ngành Current World Archaeology mới nhất.
Giáo sư Ian Haynes, đồng giám đốc Lateran Project từ đại học Newcastle, cho biết: “Công việc khảo cổ đến được nhiều tầng bên dưới mặt đất, ở độ sâu nhất là 8.5 thước dưới bề mặt hiện tại”.
Việc xây dựng thánh đường đánh dấu một cột mốc quan trọng vì đó là khởi đầu của những công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo định hình thành Rome và là một biểu tượng mạnh mẽ của quân sự nhường bước cho tôn giáo.
Năm 312, đạo quân của Hoàng Đế Constantine đánh chiếm thành trì và tàn phá những tòa nhà gần đó. Đất đai này được giao cho nhà thờ và trở thành địa điểm để Constantine phát triển tầm nhìn tương lai của ông cho thành Rome.
Công trình khởi sự xây cất có lẽ chỉ trong vòng vài tuần sau trận đánh chiếm thành trì, trước khi khởi công thánh đường Thánh Phê-rô nổi tiếng.
Tổng Lãnh Vương Cung Thánh Đường được trùng tu vào thập niên 1650 nhưng vẫn giữ nhiều nét từ thời ban đầu. Sau đó có thêm nhiều nỗ lực trùng tu nữa.
Các nhà khảo cổ đang muốn thâu tóm tất cả dữ kiện vào một khối để tạo ra một mô hình thánh đường điện toán mở rộng cho mọi người viếng thăm và thấy hết lịch sử của ngôi thánh đường đầu tiên trên thế giới.