Bài & hình: SAO MAI
Chúng tôi bay đến Lisboa, thủ đô nước Bồ Đào Nha (Portugal) vào lúc 9 giờ rưỡi sáng Thứ Hai 9/10. Đến quầy di trú, cô nhân viên di trú lịch sự hỏi mọi người sẽ đi đâu, chúng tôi trả lời Fatima, thì mặt cô dịu hẳn và vui vẻ đóng dấu passport cho qua. Sau đó người của công ty du lịch đã đón chúng tôi tại quán cà phê Starbucks trong phi trường rồi lái xe đưa mọi người đến Fatima.
Chúng tôi bay đến Lisboa, thủ đô nước Bồ Đào Nha (Portugal) vào lúc 9 giờ rưỡi sáng Thứ Hai 9/10. Đến quầy di trú, cô nhân viên di trú lịch sự hỏi mọi người sẽ đi đâu, chúng tôi trả lời Fatima, thì mặt cô dịu hẳn và vui vẻ đóng dấu passport cho qua. Sau đó người của công ty du lịch đã đón chúng tôi tại quán cà phê Starbucks trong phi trường rồi lái xe đưa mọi người đến Fatima.
Theo giai thoại thì chữ Fatima là tên gốc Ả Rập của một công chúa người Moors (một sắc dân theo đạo Hồi giáo ở vùng Bắc Châu Phi đã từng xâm chiếm và cai trị nước Bồ Đào Nha 700 năm khi xưa), sau này cải đạo vào Thiên Chúa giáo. Ngày xưa Fatima chỉ là một ngôi làng nhỏ thôn quê chuyên về chăn nuôi cừu và nông nghiệp nhẹ. Chuyện kể năm 1917, Đức Mẹ Maria hiện ra trên cây sồi 6 lần với 3 em nhỏ chăn cừu -- Lucia de Santos, và hai and em Francisco và Jancinta Marto -- vào ngày 13 mỗi tháng từ tháng 5 tới tháng 10, trừ tháng 8 khi Đức Mẹ hiện ra ngày 19/8. Đức Mẹ đã gửi những điều tiên tri và thông điệp qua 3 em nhỏ này -- trong đó có 3 bí mật: (1) hình ảnh hỏa ngục khủng khiếp có thật; (2) Thế Chiến I sẽ chấm dứt nhưng Thế Chiến khác kinh hoàng hơn có thể sẽ xảy ra vào thời Đức Giáo Hoàng Pius XI nếu loài người, nhất là nước Nga, không trở lại đạo; (3) người đạo Thiên Chúa sẽ bị bách hại và Đức Giáo Hoàng sẽ bị ám sát trong thế kỷ 20 (bí mật thứ 3 vẫn còn gây nhiều tranh cãi). Thông điệp Fatima: để cứu vãn tình thế, loài người hãy ăn năn sám hối đền tội và lần hạt mân côi. Đức Mẹ cũng đã làm phép lạ Mặt Trời Múa để củng cố đức tin của người dân vào lúc đó. Hai anh em Francisco và Jacinta chết sớm vì bệnh dịch vài năm sau; cả hai anh em vừa được Đức Giáo Hoàng Francis phong hiển thánh năm 2017. Chị Lucia ở lại, đi tu, học chữ và truyền bá thông điệp Đức Mẹ Fatima. Dì phước Dòng Kín Cát Minh Maria Lucia Giê Su và Trái Tim Vô Nhiễm qua đời năm 2005, hưởng thọ 97 tuổi.
Cũng như bao đề tài về tín ngưỡng và tâm linh, có tin vào phép lạ Đức Mẹ Fatima hiển linh hay không tùy vào cách suy nghĩ và đức tin của mỗi người. Một trăm năm sau phép lạ, nay ngôi làng quê Fatima đã trở thành một thánh địa hành hương cho người theo Thiên Chúa giáo, các tôn giáo bạn và các người tò mò. Giờ đây Fatima đã trở thành một thành phố tân tiến và tiện nghi, nhưng vẫn rất hiền hòa, chuyên về du lịch để có thể tiếp đón khoảng 4 triệu khách hành hương hằng năm. Đông nhất là vào những ngày tháng kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra: ngày 12-13 từ tháng 5 đến tháng 10. Quảng Trường Fatima có sức chứa 200,000 người, gấp đôi Quảng Trường Thánh Phê Rô. Mỗi đêm 12 từ tháng 5 đến tháng 10 là đêm canh thức đón Đức Mẹ với lễ hội đèn cầy và lễ đêm truyền thống, mỗi sáng trưa ngày 13 là lễ vẫy khăn trắng chào tiễn biệt Đức Mẹ.
Đường đi thành phố Fatima khoảng 90 miles về hướng bắc của Lisboa, cảnh hai bên đường khá giống California, trời đẹp nhưng nắng nóng, lưa thưa vài vườn nho, oliu, cây sồi bần. Theo đường xe xa lộ thong thả khoảng 2 tiếng thì đến nơi. Vì nhóm đông người, thích nấu ăn nên chúng tôi mướn trọn căn apartment qua chương trình Airbnb ở cho tiện. Bà chủ nhà đã sẵn sàng cả ghế xếp và những bộ băng bảo vệ đầu gối cho khách hành hương sốt sắng.
Từ apartment chúng tôi đi bộ thong thả 500 mét trong vòng 10 phút đến Quảng Trường Đền Thánh Fatima. Nơi đầu tiên chúng tôi đến và trở lại hoài là Nhà Nguyện Đức Mẹ Hiển Linh, nơi Đức Mẹ đã hiện ra được đánh dấu bằng một bệ đá hoa vuông trụ tượng Đức Mẹ trong lồng kính ở bên trên. Đây là một không gian cởi mở và ân cần vì Nhà Nguyện không có cửa và tường kín, nên lúc nào cũng có người cầu nguyện, lần hạt hoặc than thở với Mẹ ở đây. Phía sau Nhà Nguyện là khu thắp đèn cầy cầu nguyện ngoài trời, hàng hàng lớp lớp người dâng hương và khói bay nghi ngút lên tới thiên đường. Bên cạnh Nhà Nguyện là Cây Sồi nơi ba em ngồi/quỳ lần hạt mân côi chờ Đức Mẹ. Ngược với Nhà Nguyện, Cây Sồi có vòng đai rào chắn không cho ai đụng đến, có lẽ họ sợ những con chiên sùng đạo sẽ hái trụi hết lá cây chăng?
Từ Nhà Nguyện, Đức Mẹ nhìn thẳng ra Đài Thánh Tâm Chúa Giê Su và bồn nước. Sau lưng Chúa là Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi -- rất uy nghi, tráng lệ ngoài trong như những thánh đường lớn ở Âu Châu. Bên ngoài, hốc tượng trên cổng vào chính có tượng Đức Mẹ Fatima, được Linh Mục Hoa Kỳ Dòng Đa Minh Thomas McGlynn tạc theo sự mô tả của chị Lucia. Đây là món quà từ Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ tặng Vương Cung Thánh Đường Fatima năm 1958. Bên trong nhà thờ có 15 bàn thờ dâng kính 15 mầu nhiệm mân côi, vòm khảm bên trên bàn thờ chính có khắc câu “Lạy Nữ Vương Mân Côi Fatima, Xin Cầu Nguyện Cho Chúng Con” bằng tiếng Latin. Phần mộ của Francisco, Jacinta và Lucia cũng nằm ở trong điện của Vương Cung Thánh Đường. Chúng tôi vào bên trong xem cho biết và thăm mộ ba em nhưng không ở lại đây lâu vì hơi đông người ra vào.
Trở lại Đài Thánh Tâm Chúa Giê Su, Chúa đang nhìn thẳng về Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi, một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới xây sau 2000. Nhà thờ hình tròn, màu trắng, ngoài trong đơn sơ và có 8,633 ghế ngồi. Bức tranh khảm tường cong sau bàn thờ được đúc khuôn bằng đất nung và mạ vàng. Màu vàng tượng trưng cho sự thiêng liêng và trung thực của Thiên Chúa.
Bước ra khỏi Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi, đi thêm vài bước xuống cầu thang là khu giải tội. Có hai nhà nguyện giải tội và tất cả 28 tòa giải tội… khá hiện đại. Khi bước vào nhà nguyện, có bảng hướng dẫn điện tử trên tường cho biết phòng giải tội số mấy có cha nói được những thứ tiếng nào, phòng bận sẽ có hiệu đèn đỏ, phòng trống sẽ có hiệu đèn xanh. Mình chọn phòng, ngồi chờ đèn xanh với một tâm trạng bồn chồn lo lắng y như đang ngồi chờ đến phiên thử máu ở Kaiser. Vào đến tòa giải tội lại không có màn che giữa linh mục và người xưng tội, nên nếu không quen sẽ có phần ngượng ngùng khó nói.
Sau khi xưng tội thì phải sám hối đền tội. Thường thì mình sẽ đọc bao nhiêu kinh đó, nhưng ở Fatima thì tâm trạng mọi người có hơi nhiệt tình hơn bình thường, nên có không ít người -- nam nữ già trẻ lớn bé đủ cả -- chọn cách vừa quỳ vừa lết trên con đường sám hối để đền tội hoặc khấn hứa điều gì. Lối đi này rộng 1m, dài 400m từ Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi đến Nhà Nguyện, rồi thêm 1 vòng 80m chung quanh Nhà Nguyện. Đây là lúc phải cảm ơn người chủ nhà tử tế đã trữ sẵn những băng bảo vệ đầu gối trong nhà.
Có được chút thì giờ, chúng tôi lấy xe lửa nhỏ đi dạo thành phố Fatima và về làng Aljustrel để thăm hai căn nhà xưa của ba em mục đồng. Nhà của ba em chật hẹp và nghèo thiệt. Thế mới thấm thía phép lạ của sự khiêm tốn và lòng mộ đạo đơn sơ, bình dân. Đức Mẹ đã chọn hiện ra với ba em nhỏ chăn cừu, không biết chữ, nhà nghèo ở một làng quê, nói không ai tin, Francisco qua đời lúc 11 tuổi, em gái Jacinta qua đời lúc 10 tuổi. Chị Lucia tuy sống đến 97 tuổi nhưng chị tu dòng kín và chắc phải nhức đầu chịu nhiều áp lực tôn giáo cũng như chính trị vì những bí mật Fatima. Thế nhưng ba em mục đồng đơn sơ bình dân đã củng cố được niềm tin của thế giới vào Đức Mẹ, và thay đổi làng xóm Fatima trở nên một thánh địa hành hương. Chắc Đức Thánh Cha Phan Xi Cô thích lắm vì Ngài vẫn thường nhắc nhở mọi người đức tin không cần phải cao siêu, phức tạp, rườm rà!
Để chuẩn bị cho ngày 13, Fatima có truyền thống thắp đèn cầy đêm canh thức đón Đức Mẹ và thánh lễ vào đêm 12. Mọi người bắt đầu cầu nguyện và lần hạt bằng nhiều thứ tiếng vào lúc 9 giờ tối. Khoảng 10 giờ 30 tối, kiệu hoa Đức Mẹ được đưa ra khỏi Nhà Nguyện, đi một vòng quảng trường để đến bàn thờ chính ngoài trời. Đoàn kiệu Đức Mẹ có hơn trăm người, đi đầu là thánh giá, theo sau là những người già, bệnh, các đoàn thể, các đức hồng y, giám mục và linh mục (tất cả đều mặc áo lễ màu trắng), kiệu Đức Mẹ, cuối cùng là đoàn người hộ tống. Khách hành hương đứng một chỗ đón kiệu bằng đèn cầy, lần hạt và lời cầu nguyện. Nhóm tui bon chen, xách ghế xếp đến quảng trường thật sớm để dành chỗ đứng/ngồi tốt. Có lẽ không cần phải làm vậy vì mọi người ở đây hiền lành, thân thiện, không chen lấn, không ồn ào, và nhất là không phải xếp hàng đi qua máy dò vũ khí. Tui thích. Mọi người lần hạt đủ thứ tiếng, còn đang mơ màng chợt nghe lời loa xướng kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phước Đức Chúa Trời ở cùng Bà…” thế là mọi người trong nhóm tỉnh táo hẳn lên. Chưa hết ngạc nhiên thì chúng tôi lại thấy có lá cờ vàng 3 sọc đỏ phất phới giữa rừng cờ các đoàn thể. Tui thích. Đến khi kiệu Đức Mẹ đi ngang: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông? Đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, Bà là ai?” (Bà Là Ai / LM. Hoàng Diệp)
Nhìn Mẹ bình an, gần gũi, quan tâm? Mọi người gần như nín thở chờ đón Mẹ. Không biết phải diễn tả cảm xúc như thế nào: vừa xúc động, vừa ấm áp nhưng vừa nổi da gà? Sẽ không bao giờ quên được giây phút khi được nhìn thấy Mẹ đi ngang. Phần rước lễ cũng khá trật tự, khoảng 50 linh mục cho rước lễ. Các cha trong lễ phục màu trắng cùng bước xuống bàn thờ và chia ra đi về nhiều hướng như trăm hoa trắng đua nở giữa ánh nến cam vàng lung linh. Mỗi linh mục còn được một người hộ tống che dù trắng. Hỏi ra mới hiểu vì đông người quá nên giáo dân cứ tìm theo phía dù trắng để lên chịu lễ là được.
Chúng tôi mua rất nhiều quà từ Fatima. Quà nhiều và lỉnh kỉnh mà lại sắp phải rời Fatima, quýnh quá nên giờ cuối đành phải xâm mình “chận đường” một cha xin làm phép cách riêng cho 4-5 bịch quà; cha vui vẻ nhận lời. Thế là tất cả quà cáp dù nhỏ bé hèn mọn đến đâu cũng đã được ban phép lành, mọi người yên tâm rồi. Rất tiếc đã không có dịp vẫy khăn trắng tạm biệt Đức Mẹ vào lễ ngày 13/9 nhưng đó sẽ là một lý do tuyệt vời cho tui trở lại Fatima trong tương lai gần.
Chuyến hành hương Fatima tuy hơi ngắn, nhưng vừa đủ để cho tui cảm nhận được những thông điệp tuyệt vời qua vài hình ảnh mình thấy được:
(1) Hình ảnh những phụ nữ hành hương gốc Phi Châu vừa quỳ vừa lết trên con đường sám hối về phía Nhà Nguyện. Dù họ đến từ một vùng đất đầy bất an -- về kinh tế và chính trị, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ có đức tin đơn sơ, chân thực và mạnh mẽ nên họ vẫn sống còn, sống vui và không tuyệt vọng.
(2) Hình ảnh viên đạn bắn Đức Thánh Cha John Paul II đã được đính vào đỉnh vương miện quý báu của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, "đó là một sự an ủi sâu sắc khi biết rằng Mẹ được tôn vinh không chỉ bằng vàng bạc của niềm vui và hy vọng của chúng con, mà còn bằng ‘viên đạn’ của những lo lắng và đau khổ của chúng con”. Mẹ sẽ không quên con, đừng bao giờ tuyệt vọng.
(3) Nhóm bạn cùng đi Fatima với tui -- nửa là Phật giáo, nửa là Công giáo -- hiền lành, tử tế, nhân nhượng và đùm bọc lẫn nhau một cách trọn vẹn. Mọi người toát ra sự bình an và vui vẻ bất thường lúc ở Fatima. Hy vọng lúc về đến Mỹ, trở về với thực tế, mọi người vẫn giữ được cái đà bình an và vui vẻ này, hoặc ít ra cũng đừng bị giảm đi... quá nhiều.
Người Bồ Đào Nha vùng Fatima có bài hát về Đức Mẹ Fatima rất phổ biến, tui không hiểu được tiếng Bồ, chỉ có thể phụ họa phần điệp khúc “Ave, Ave, Ave Maria. Ave, Ave, Ave Maria” lúc dâng đèn cầy lên cao.
Nhưng là người Việt Nam bon chen, tui vẫn phải hát bài hát về Đức Mẹ Fatima phiên bản tiếng Việt, một bài hát mà nhiều người đã thuộc lòng từ thời xa xưa:
(1) Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi. Có Ðức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời: "Hãy mau ăn năn đền bồi, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi".
ÐK. Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ơi! Con vâng nghe Mẹ rồi. Sớm chiều từ nay thống thối. Mẹ Maria ơi! Mẹ Maria ơi! Xin Mẹ đoái thương nhận lời, cho Nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.
(2) Ðôi môi như hoa cười, Mẹ Maria vui tươi. Có biết bao lớp người, gần xa đua nhau bước tới. Lòng trút khỏi ngậm ngùi, mắt khô đôi suối lệ đời. Ngước trông về Mẫu Tâm, sống bên tình Mẹ yên vui.
(Lời Mẹ Nhắn Nhủ của LM. Huyền Linh)
Xin gửi đến mọi người lời chào bình yên. (sm)
Nguồn: wikipedia, www.fatima.pt/en/home và tổng hợp
Cũng như bao đề tài về tín ngưỡng và tâm linh, có tin vào phép lạ Đức Mẹ Fatima hiển linh hay không tùy vào cách suy nghĩ và đức tin của mỗi người. Một trăm năm sau phép lạ, nay ngôi làng quê Fatima đã trở thành một thánh địa hành hương cho người theo Thiên Chúa giáo, các tôn giáo bạn và các người tò mò. Giờ đây Fatima đã trở thành một thành phố tân tiến và tiện nghi, nhưng vẫn rất hiền hòa, chuyên về du lịch để có thể tiếp đón khoảng 4 triệu khách hành hương hằng năm. Đông nhất là vào những ngày tháng kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra: ngày 12-13 từ tháng 5 đến tháng 10. Quảng Trường Fatima có sức chứa 200,000 người, gấp đôi Quảng Trường Thánh Phê Rô. Mỗi đêm 12 từ tháng 5 đến tháng 10 là đêm canh thức đón Đức Mẹ với lễ hội đèn cầy và lễ đêm truyền thống, mỗi sáng trưa ngày 13 là lễ vẫy khăn trắng chào tiễn biệt Đức Mẹ.
Đường đi thành phố Fatima khoảng 90 miles về hướng bắc của Lisboa, cảnh hai bên đường khá giống California, trời đẹp nhưng nắng nóng, lưa thưa vài vườn nho, oliu, cây sồi bần. Theo đường xe xa lộ thong thả khoảng 2 tiếng thì đến nơi. Vì nhóm đông người, thích nấu ăn nên chúng tôi mướn trọn căn apartment qua chương trình Airbnb ở cho tiện. Bà chủ nhà đã sẵn sàng cả ghế xếp và những bộ băng bảo vệ đầu gối cho khách hành hương sốt sắng.
Từ apartment chúng tôi đi bộ thong thả 500 mét trong vòng 10 phút đến Quảng Trường Đền Thánh Fatima. Nơi đầu tiên chúng tôi đến và trở lại hoài là Nhà Nguyện Đức Mẹ Hiển Linh, nơi Đức Mẹ đã hiện ra được đánh dấu bằng một bệ đá hoa vuông trụ tượng Đức Mẹ trong lồng kính ở bên trên. Đây là một không gian cởi mở và ân cần vì Nhà Nguyện không có cửa và tường kín, nên lúc nào cũng có người cầu nguyện, lần hạt hoặc than thở với Mẹ ở đây. Phía sau Nhà Nguyện là khu thắp đèn cầy cầu nguyện ngoài trời, hàng hàng lớp lớp người dâng hương và khói bay nghi ngút lên tới thiên đường. Bên cạnh Nhà Nguyện là Cây Sồi nơi ba em ngồi/quỳ lần hạt mân côi chờ Đức Mẹ. Ngược với Nhà Nguyện, Cây Sồi có vòng đai rào chắn không cho ai đụng đến, có lẽ họ sợ những con chiên sùng đạo sẽ hái trụi hết lá cây chăng?
Từ Nhà Nguyện, Đức Mẹ nhìn thẳng ra Đài Thánh Tâm Chúa Giê Su và bồn nước. Sau lưng Chúa là Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi -- rất uy nghi, tráng lệ ngoài trong như những thánh đường lớn ở Âu Châu. Bên ngoài, hốc tượng trên cổng vào chính có tượng Đức Mẹ Fatima, được Linh Mục Hoa Kỳ Dòng Đa Minh Thomas McGlynn tạc theo sự mô tả của chị Lucia. Đây là món quà từ Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ tặng Vương Cung Thánh Đường Fatima năm 1958. Bên trong nhà thờ có 15 bàn thờ dâng kính 15 mầu nhiệm mân côi, vòm khảm bên trên bàn thờ chính có khắc câu “Lạy Nữ Vương Mân Côi Fatima, Xin Cầu Nguyện Cho Chúng Con” bằng tiếng Latin. Phần mộ của Francisco, Jacinta và Lucia cũng nằm ở trong điện của Vương Cung Thánh Đường. Chúng tôi vào bên trong xem cho biết và thăm mộ ba em nhưng không ở lại đây lâu vì hơi đông người ra vào.
Trở lại Đài Thánh Tâm Chúa Giê Su, Chúa đang nhìn thẳng về Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi, một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới xây sau 2000. Nhà thờ hình tròn, màu trắng, ngoài trong đơn sơ và có 8,633 ghế ngồi. Bức tranh khảm tường cong sau bàn thờ được đúc khuôn bằng đất nung và mạ vàng. Màu vàng tượng trưng cho sự thiêng liêng và trung thực của Thiên Chúa.
Bước ra khỏi Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi, đi thêm vài bước xuống cầu thang là khu giải tội. Có hai nhà nguyện giải tội và tất cả 28 tòa giải tội… khá hiện đại. Khi bước vào nhà nguyện, có bảng hướng dẫn điện tử trên tường cho biết phòng giải tội số mấy có cha nói được những thứ tiếng nào, phòng bận sẽ có hiệu đèn đỏ, phòng trống sẽ có hiệu đèn xanh. Mình chọn phòng, ngồi chờ đèn xanh với một tâm trạng bồn chồn lo lắng y như đang ngồi chờ đến phiên thử máu ở Kaiser. Vào đến tòa giải tội lại không có màn che giữa linh mục và người xưng tội, nên nếu không quen sẽ có phần ngượng ngùng khó nói.
Sau khi xưng tội thì phải sám hối đền tội. Thường thì mình sẽ đọc bao nhiêu kinh đó, nhưng ở Fatima thì tâm trạng mọi người có hơi nhiệt tình hơn bình thường, nên có không ít người -- nam nữ già trẻ lớn bé đủ cả -- chọn cách vừa quỳ vừa lết trên con đường sám hối để đền tội hoặc khấn hứa điều gì. Lối đi này rộng 1m, dài 400m từ Vương Cung Thánh Đường Chúa Ba Ngôi đến Nhà Nguyện, rồi thêm 1 vòng 80m chung quanh Nhà Nguyện. Đây là lúc phải cảm ơn người chủ nhà tử tế đã trữ sẵn những băng bảo vệ đầu gối trong nhà.
Có được chút thì giờ, chúng tôi lấy xe lửa nhỏ đi dạo thành phố Fatima và về làng Aljustrel để thăm hai căn nhà xưa của ba em mục đồng. Nhà của ba em chật hẹp và nghèo thiệt. Thế mới thấm thía phép lạ của sự khiêm tốn và lòng mộ đạo đơn sơ, bình dân. Đức Mẹ đã chọn hiện ra với ba em nhỏ chăn cừu, không biết chữ, nhà nghèo ở một làng quê, nói không ai tin, Francisco qua đời lúc 11 tuổi, em gái Jacinta qua đời lúc 10 tuổi. Chị Lucia tuy sống đến 97 tuổi nhưng chị tu dòng kín và chắc phải nhức đầu chịu nhiều áp lực tôn giáo cũng như chính trị vì những bí mật Fatima. Thế nhưng ba em mục đồng đơn sơ bình dân đã củng cố được niềm tin của thế giới vào Đức Mẹ, và thay đổi làng xóm Fatima trở nên một thánh địa hành hương. Chắc Đức Thánh Cha Phan Xi Cô thích lắm vì Ngài vẫn thường nhắc nhở mọi người đức tin không cần phải cao siêu, phức tạp, rườm rà!
Để chuẩn bị cho ngày 13, Fatima có truyền thống thắp đèn cầy đêm canh thức đón Đức Mẹ và thánh lễ vào đêm 12. Mọi người bắt đầu cầu nguyện và lần hạt bằng nhiều thứ tiếng vào lúc 9 giờ tối. Khoảng 10 giờ 30 tối, kiệu hoa Đức Mẹ được đưa ra khỏi Nhà Nguyện, đi một vòng quảng trường để đến bàn thờ chính ngoài trời. Đoàn kiệu Đức Mẹ có hơn trăm người, đi đầu là thánh giá, theo sau là những người già, bệnh, các đoàn thể, các đức hồng y, giám mục và linh mục (tất cả đều mặc áo lễ màu trắng), kiệu Đức Mẹ, cuối cùng là đoàn người hộ tống. Khách hành hương đứng một chỗ đón kiệu bằng đèn cầy, lần hạt và lời cầu nguyện. Nhóm tui bon chen, xách ghế xếp đến quảng trường thật sớm để dành chỗ đứng/ngồi tốt. Có lẽ không cần phải làm vậy vì mọi người ở đây hiền lành, thân thiện, không chen lấn, không ồn ào, và nhất là không phải xếp hàng đi qua máy dò vũ khí. Tui thích. Mọi người lần hạt đủ thứ tiếng, còn đang mơ màng chợt nghe lời loa xướng kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phước Đức Chúa Trời ở cùng Bà…” thế là mọi người trong nhóm tỉnh táo hẳn lên. Chưa hết ngạc nhiên thì chúng tôi lại thấy có lá cờ vàng 3 sọc đỏ phất phới giữa rừng cờ các đoàn thể. Tui thích. Đến khi kiệu Đức Mẹ đi ngang: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông? Đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, Bà là ai?” (Bà Là Ai / LM. Hoàng Diệp)
Nhìn Mẹ bình an, gần gũi, quan tâm? Mọi người gần như nín thở chờ đón Mẹ. Không biết phải diễn tả cảm xúc như thế nào: vừa xúc động, vừa ấm áp nhưng vừa nổi da gà? Sẽ không bao giờ quên được giây phút khi được nhìn thấy Mẹ đi ngang. Phần rước lễ cũng khá trật tự, khoảng 50 linh mục cho rước lễ. Các cha trong lễ phục màu trắng cùng bước xuống bàn thờ và chia ra đi về nhiều hướng như trăm hoa trắng đua nở giữa ánh nến cam vàng lung linh. Mỗi linh mục còn được một người hộ tống che dù trắng. Hỏi ra mới hiểu vì đông người quá nên giáo dân cứ tìm theo phía dù trắng để lên chịu lễ là được.
Chúng tôi mua rất nhiều quà từ Fatima. Quà nhiều và lỉnh kỉnh mà lại sắp phải rời Fatima, quýnh quá nên giờ cuối đành phải xâm mình “chận đường” một cha xin làm phép cách riêng cho 4-5 bịch quà; cha vui vẻ nhận lời. Thế là tất cả quà cáp dù nhỏ bé hèn mọn đến đâu cũng đã được ban phép lành, mọi người yên tâm rồi. Rất tiếc đã không có dịp vẫy khăn trắng tạm biệt Đức Mẹ vào lễ ngày 13/9 nhưng đó sẽ là một lý do tuyệt vời cho tui trở lại Fatima trong tương lai gần.
Chuyến hành hương Fatima tuy hơi ngắn, nhưng vừa đủ để cho tui cảm nhận được những thông điệp tuyệt vời qua vài hình ảnh mình thấy được:
(1) Hình ảnh những phụ nữ hành hương gốc Phi Châu vừa quỳ vừa lết trên con đường sám hối về phía Nhà Nguyện. Dù họ đến từ một vùng đất đầy bất an -- về kinh tế và chính trị, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ có đức tin đơn sơ, chân thực và mạnh mẽ nên họ vẫn sống còn, sống vui và không tuyệt vọng.
(2) Hình ảnh viên đạn bắn Đức Thánh Cha John Paul II đã được đính vào đỉnh vương miện quý báu của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, "đó là một sự an ủi sâu sắc khi biết rằng Mẹ được tôn vinh không chỉ bằng vàng bạc của niềm vui và hy vọng của chúng con, mà còn bằng ‘viên đạn’ của những lo lắng và đau khổ của chúng con”. Mẹ sẽ không quên con, đừng bao giờ tuyệt vọng.
(3) Nhóm bạn cùng đi Fatima với tui -- nửa là Phật giáo, nửa là Công giáo -- hiền lành, tử tế, nhân nhượng và đùm bọc lẫn nhau một cách trọn vẹn. Mọi người toát ra sự bình an và vui vẻ bất thường lúc ở Fatima. Hy vọng lúc về đến Mỹ, trở về với thực tế, mọi người vẫn giữ được cái đà bình an và vui vẻ này, hoặc ít ra cũng đừng bị giảm đi... quá nhiều.
Người Bồ Đào Nha vùng Fatima có bài hát về Đức Mẹ Fatima rất phổ biến, tui không hiểu được tiếng Bồ, chỉ có thể phụ họa phần điệp khúc “Ave, Ave, Ave Maria. Ave, Ave, Ave Maria” lúc dâng đèn cầy lên cao.
Nhưng là người Việt Nam bon chen, tui vẫn phải hát bài hát về Đức Mẹ Fatima phiên bản tiếng Việt, một bài hát mà nhiều người đã thuộc lòng từ thời xa xưa:
(1) Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi. Có Ðức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời: "Hãy mau ăn năn đền bồi, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi".
ÐK. Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ơi! Con vâng nghe Mẹ rồi. Sớm chiều từ nay thống thối. Mẹ Maria ơi! Mẹ Maria ơi! Xin Mẹ đoái thương nhận lời, cho Nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.
(2) Ðôi môi như hoa cười, Mẹ Maria vui tươi. Có biết bao lớp người, gần xa đua nhau bước tới. Lòng trút khỏi ngậm ngùi, mắt khô đôi suối lệ đời. Ngước trông về Mẫu Tâm, sống bên tình Mẹ yên vui.
(Lời Mẹ Nhắn Nhủ của LM. Huyền Linh)
Xin gửi đến mọi người lời chào bình yên. (sm)
Nguồn: wikipedia, www.fatima.pt/en/home và tổng hợp