~ LONG CHÂU ~
Ngày đó, má là mẹ đơn thân, nhà chỉ có hai má con, má làm trong cafeteria của Đức Hotel, khách sạn này nằm gần hồ con rùa, được Toà Đại Sứ Mỹ mướn riêng cho nhân viên sứ quán cư trú trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam.
Ngày đó, má là mẹ đơn thân, nhà chỉ có hai má con, má làm trong cafeteria của Đức Hotel, khách sạn này nằm gần hồ con rùa, được Toà Đại Sứ Mỹ mướn riêng cho nhân viên sứ quán cư trú trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam.
Là US embassy’s employee, tùy theo người supervisor sắp xếp, má làm cho cả hai cafeteria trong Đức Hotel và Toà Đại Sứ Mỹ. Nhờ công việc này của má, gia đình tôi đã có một cuộc sống vật chất rất đầy đủ, an bình ngày đó.
Một buổi chiều đi làm về, mặt má bỗng thật buồn lo, lặng lẽ thu xếp hai vali cho hai mẹ con, má nói “sắp mất nước rồi, Toà Đại Sứ cho di tản, má con mình sang Mỹ sống nhe con”. Tuổi nhỏ tôi không hiểu gì nhiều, nghe nói được đi Mỹ chơi, khoái chí lắm.
Má từ giã bà con thân quen trong khu xóm chợ Trương Minh Giảng, tính má hiền, hay giúp đỡ mọi người, ai cũng thương, tất cả kéo sang chật nhà, bịn rịn chia tay.
Theo lịch trình giấy tờ di tản hướng dẫn, hai má con sẽ đến thẳng Toà Đại Sứ Mỹ số 18 đường Gia Long, trình giấy tờ di tản đặc biệt, trực thăng đậu ngay trên nóc nhà toà đại sứ sẽ đưa đi.
Định mệnh khắc nghiệt: bỗng có hai mẹ con, nghe tin, tìm đến tận nhà, bà mẹ khóc năn nỉ má “bán” lại giấy tờ di tản đặc biệt tại Toà Đại Sứ Mỹ, để hai mẹ con bà được đoàn tụ với người chồng là sĩ quan cao cấp đã di tản trước, bà mẹ sẽ giả tên má, đứa con trai giả tên tôi. Lúc đầu má dứt khoát không chịu, nhưng sau lại đồng ý, còn nhớ lúc đó tôi bực mình má lắm, chỉ vì trong lòng anh nhóc 12 tuổi rất khoái được đi Mỹ chơi!
- Má, sao mình không đi Mỹ nữa?
Má buồn buồn lắc đầu.
- Thôi con, sang Mỹ, xứ lạ quê người, má không biết tiếng, biết làm gì nuôi con. Với lại giúp cho hai mẹ con này đoàn tụ với gia đình, mình đâu có bà con nào bên Mỹ.
Thế là vali xếp đồ đi Mỹ, lại bỏ ra. Thằng tôi lòng buồn rười rượi, vì mất cơ hội được đi Mỹ... chơi.
Hôm sau, bất ngờ hai mẹ con ông sĩ quan quay trở lại trả lại giấy tờ, xin lấy lại tiền đã mua, không may cho hai mẹ con bà, người lính MP Mỹ gác cửa xét giấy, phát hiện bà đại tá dùng giấy tờ giả, không cho vào.
Má hối tôi.
- Thôi chắc cái số phải đi, hai má con đi Mỹ nha con.
Thằng tôi khoái quá, đồ đạc lại được xếp lại vào vali, chuẩn bị lên đường sang Mỹ... chơi.
Ngày hôm đó, 28 tháng 4 năm 1975, hai má con đi taxi đến Toà Đại Sứ, một cảnh tượng hỗn loạn kinh khủng diễn ra, hàng trăm người chen chúc trước cánh cổng đã khoá kín. Toà Đại Sứ không còn cho phép nhân viên di tản được vào trong sảnh, trên nóc nhà, nhìn thấy hàng trăm người đang chờ được trực thăng đáp xuống, bốc đi...
Sau tháng Tư năm 1975, đất nước hai miền Nam Bắc thống nhất, nhưng lòng người vẫn chia cắt, người dân đói khổ, có lúc hai má con phải bán than để mưu sinh. Ngày nào cũng vậy, từ sáng đến chiều tối, má và tôi, đòn gánh hai đầu, kẻ trước người sau, gánh hàng chục bao tạ than nặng, đến giao tận nhà cho người mua trong vùng.
Một buổi tối, sau một ngày làm việc quá cực nhọc, chân tay, thân thể đau nhức rã rời, má bùi ngùi nói với tôi trong nước mắt: "Má đã sai lầm không đem con sang Mỹ, lúc được Toà Đại Sứ cho đi". Sau đó không lâu, má mất đi trong tủi buồn, uất ức, khổ đau ở tuổi 48.
Má ơi, 1988, con mang lại ước mơ sang Mỹ của má ra đại dương sóng bão chập chùng, trên chiếc ghe vượt biên bé nhỏ, lênh đênh đói khát hơn mười ngày trên biển, mấy lần suýt đắm tàu, con tin có má hiện diện trong lần vượt Biển Đông duy nhất của đời mình. Con đã phải đi vào cửa tử-sinh, để ước mơ sang Mỹ của má con mình thành hiện thực.
Luôn thương nhớ Má.
Con của Má
Long Châu là bút hiệu của một thương gia sinh sống ở tiểu bang Oregon. Thỉnh thoảng, anh góp bài “Vui Buồn Oregon” cho báo Việt Tide.
Một buổi chiều đi làm về, mặt má bỗng thật buồn lo, lặng lẽ thu xếp hai vali cho hai mẹ con, má nói “sắp mất nước rồi, Toà Đại Sứ cho di tản, má con mình sang Mỹ sống nhe con”. Tuổi nhỏ tôi không hiểu gì nhiều, nghe nói được đi Mỹ chơi, khoái chí lắm.
Má từ giã bà con thân quen trong khu xóm chợ Trương Minh Giảng, tính má hiền, hay giúp đỡ mọi người, ai cũng thương, tất cả kéo sang chật nhà, bịn rịn chia tay.
Theo lịch trình giấy tờ di tản hướng dẫn, hai má con sẽ đến thẳng Toà Đại Sứ Mỹ số 18 đường Gia Long, trình giấy tờ di tản đặc biệt, trực thăng đậu ngay trên nóc nhà toà đại sứ sẽ đưa đi.
Định mệnh khắc nghiệt: bỗng có hai mẹ con, nghe tin, tìm đến tận nhà, bà mẹ khóc năn nỉ má “bán” lại giấy tờ di tản đặc biệt tại Toà Đại Sứ Mỹ, để hai mẹ con bà được đoàn tụ với người chồng là sĩ quan cao cấp đã di tản trước, bà mẹ sẽ giả tên má, đứa con trai giả tên tôi. Lúc đầu má dứt khoát không chịu, nhưng sau lại đồng ý, còn nhớ lúc đó tôi bực mình má lắm, chỉ vì trong lòng anh nhóc 12 tuổi rất khoái được đi Mỹ chơi!
- Má, sao mình không đi Mỹ nữa?
Má buồn buồn lắc đầu.
- Thôi con, sang Mỹ, xứ lạ quê người, má không biết tiếng, biết làm gì nuôi con. Với lại giúp cho hai mẹ con này đoàn tụ với gia đình, mình đâu có bà con nào bên Mỹ.
Thế là vali xếp đồ đi Mỹ, lại bỏ ra. Thằng tôi lòng buồn rười rượi, vì mất cơ hội được đi Mỹ... chơi.
Hôm sau, bất ngờ hai mẹ con ông sĩ quan quay trở lại trả lại giấy tờ, xin lấy lại tiền đã mua, không may cho hai mẹ con bà, người lính MP Mỹ gác cửa xét giấy, phát hiện bà đại tá dùng giấy tờ giả, không cho vào.
Má hối tôi.
- Thôi chắc cái số phải đi, hai má con đi Mỹ nha con.
Thằng tôi khoái quá, đồ đạc lại được xếp lại vào vali, chuẩn bị lên đường sang Mỹ... chơi.
Ngày hôm đó, 28 tháng 4 năm 1975, hai má con đi taxi đến Toà Đại Sứ, một cảnh tượng hỗn loạn kinh khủng diễn ra, hàng trăm người chen chúc trước cánh cổng đã khoá kín. Toà Đại Sứ không còn cho phép nhân viên di tản được vào trong sảnh, trên nóc nhà, nhìn thấy hàng trăm người đang chờ được trực thăng đáp xuống, bốc đi...
Sau tháng Tư năm 1975, đất nước hai miền Nam Bắc thống nhất, nhưng lòng người vẫn chia cắt, người dân đói khổ, có lúc hai má con phải bán than để mưu sinh. Ngày nào cũng vậy, từ sáng đến chiều tối, má và tôi, đòn gánh hai đầu, kẻ trước người sau, gánh hàng chục bao tạ than nặng, đến giao tận nhà cho người mua trong vùng.
Một buổi tối, sau một ngày làm việc quá cực nhọc, chân tay, thân thể đau nhức rã rời, má bùi ngùi nói với tôi trong nước mắt: "Má đã sai lầm không đem con sang Mỹ, lúc được Toà Đại Sứ cho đi". Sau đó không lâu, má mất đi trong tủi buồn, uất ức, khổ đau ở tuổi 48.
Má ơi, 1988, con mang lại ước mơ sang Mỹ của má ra đại dương sóng bão chập chùng, trên chiếc ghe vượt biên bé nhỏ, lênh đênh đói khát hơn mười ngày trên biển, mấy lần suýt đắm tàu, con tin có má hiện diện trong lần vượt Biển Đông duy nhất của đời mình. Con đã phải đi vào cửa tử-sinh, để ước mơ sang Mỹ của má con mình thành hiện thực.
Luôn thương nhớ Má.
Con của Má
Long Châu là bút hiệu của một thương gia sinh sống ở tiểu bang Oregon. Thỉnh thoảng, anh góp bài “Vui Buồn Oregon” cho báo Việt Tide.