Thế Gian Lắm Chuyện do VANN PHAN phụ trách
Hồi đầu tháng này, nhà thiết kế thời trang xa xỉ Pháp Yves Saint Laurent đã cắc cớ tung ra 2 món đồ trang sức mới nhất của họ, gồm một kiểu bông tai và một kiểu dây chuyền (vàng có, bạc có), đeo tòn teng bên dưới là một hình tượng nom thiệt lạ mắt và cũng khá “bắt mắt”. Ai đeo bông tai tôi bán bông tai cho, bông tai nằm trên bàn phấn đợi chờ…
Hồi đầu tháng này, nhà thiết kế thời trang xa xỉ Pháp Yves Saint Laurent đã cắc cớ tung ra 2 món đồ trang sức mới nhất của họ, gồm một kiểu bông tai và một kiểu dây chuyền (vàng có, bạc có), đeo tòn teng bên dưới là một hình tượng nom thiệt lạ mắt và cũng khá “bắt mắt”. Ai đeo bông tai tôi bán bông tai cho, bông tai nằm trên bàn phấn đợi chờ…
Nhưng chị em phụ nữ hãy khoan mua món đồ kia về đeo cái đã mà hãy coi kỹ lại đi, bởi vì cái vật sẽ được đeo tòn teng dưới cặp dái tai nõn nà và chiếc cổ thon thả của chị em chính là thanh kiếm báu mà 2 vị thần Mars và Vulcan trong thần thoại La Mã từng dùng để chinh phục nàng Venus (Vệ Nữ), hoặc là cái bảo đao mà các hiệp sĩ samurai vẫn dùng để sống mái với các nàng geisha Nhật Bản đó.
Nói nôm na cho dễ hiểu, hình tượng kia chính là cái vật mà các bà, các cô ưa gọi là của quý của nam giới trong khi mấy ông thì lại gọi đó là cái cục nợ đời ấy mà.
Dù đã tạ thế từ thế kỷ trước, văn hào kiêm thi sĩ Anh Rudyard Kypling (1865-1936) đã để lại cho hậu thế câu nói bất hủ “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây sẽ chẳng bao giờ tương phùng cả” (“East is East, and West is West, and never the twain shall meet”), ý nói dù người từ Đông phương và từ Tây phương có gặp nhau và cùng nhau làm việc hoặc sống chung hòa bình với nhau đi nữa nhưng cái văn hóa của Tây phương (của người Âu Châu và người Mỹ) lúc nào cũng khác biệt hẳn với cái văn hóa của người Á Châu.
Nói thế để thấy rằng may ra thì một số phụ nữ Tây phương có thể chọn mua sản phẩm mới nhất này của Yves Saint Laurent để đeo cho lạ mắt và để cho vừa lòng anh chứ thật khó để cho phụ nữ Á Châu, đặc biệt là phụ nữ Á Đông, đi sắm cái món đó về đeo vào tai hay choàng vào cổ để cho thiên hạ mặc sức chỉ trỏ, trầm trồ.
Có điều, như người đời vẫn nói, nền văn minh của con người đôi khi có khuynh hướng quay trở về nguồn cội, vì đường xưa, lối cũ, dẫu sao, vẫn có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru hồn ai. Được biết, người dân tại một số quốc gia Á Châu, trong đó có Ấn Độ (ở tỉnh Guwahati), Bhutan (ở huyện Lhuntse), Nhật Bản (ở tỉnh Aichi), và Việt Nam (ở tỉnh Lạng Sơn), vẫn có tục thờ của quý và của báu của người nam và người nữ từ xưa lưu truyền lại, và hàng năm vẫn có những lễ hội linh đình và đầy màu sắc rước mấy món linh vật đó phom phom dạo xóm, dạo làng, như lễ hội Kamakhya của Ấn Độ, lễ hội Lhabon của Bhutan, lễ hội Kanarama Matsuri của Nhật Bản, và lễ hội Ná Nhèm của Việt Nam.
Thiệt đúng là đưa ta đi về nguyên thủy loài người, mùa yêu khi muốn ngỏ, vụng về ngôn ngữ, tình làm bằng dấu đôi tay…
Dù đã tạ thế từ thế kỷ trước, văn hào kiêm thi sĩ Anh Rudyard Kypling (1865-1936) đã để lại cho hậu thế câu nói bất hủ “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây sẽ chẳng bao giờ tương phùng cả” (“East is East, and West is West, and never the twain shall meet”), ý nói dù người từ Đông phương và từ Tây phương có gặp nhau và cùng nhau làm việc hoặc sống chung hòa bình với nhau đi nữa nhưng cái văn hóa của Tây phương (của người Âu Châu và người Mỹ) lúc nào cũng khác biệt hẳn với cái văn hóa của người Á Châu.
Nói thế để thấy rằng may ra thì một số phụ nữ Tây phương có thể chọn mua sản phẩm mới nhất này của Yves Saint Laurent để đeo cho lạ mắt và để cho vừa lòng anh chứ thật khó để cho phụ nữ Á Châu, đặc biệt là phụ nữ Á Đông, đi sắm cái món đó về đeo vào tai hay choàng vào cổ để cho thiên hạ mặc sức chỉ trỏ, trầm trồ.
Có điều, như người đời vẫn nói, nền văn minh của con người đôi khi có khuynh hướng quay trở về nguồn cội, vì đường xưa, lối cũ, dẫu sao, vẫn có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru hồn ai. Được biết, người dân tại một số quốc gia Á Châu, trong đó có Ấn Độ (ở tỉnh Guwahati), Bhutan (ở huyện Lhuntse), Nhật Bản (ở tỉnh Aichi), và Việt Nam (ở tỉnh Lạng Sơn), vẫn có tục thờ của quý và của báu của người nam và người nữ từ xưa lưu truyền lại, và hàng năm vẫn có những lễ hội linh đình và đầy màu sắc rước mấy món linh vật đó phom phom dạo xóm, dạo làng, như lễ hội Kamakhya của Ấn Độ, lễ hội Lhabon của Bhutan, lễ hội Kanarama Matsuri của Nhật Bản, và lễ hội Ná Nhèm của Việt Nam.
Thiệt đúng là đưa ta đi về nguyên thủy loài người, mùa yêu khi muốn ngỏ, vụng về ngôn ngữ, tình làm bằng dấu đôi tay…