Trong một nghiên cứu gần đây, các khoa học gia tìm thấy một lý do nữa để giảm bớt tiêu thụ khối lượng thịt đỏ (bò, heo) vì có liên quan đến việc bao tử tạo ra hóa chất trimethylamine N-oxide (TMAO), vốn dính líu tới các bệnh tim mạch. Những người ăn nhiều thịt đỏ tăng hàm lượng TMAO lên gấp ba so với những người ăn nhiều đạm thực vật hoặc thịt trắng (gà, cá, hải sản), nhưng chỉ cần ngưng ăn thịt đỏ thì mức TMAO xuống thấp ngay.
TMAO là một phó sản do vi trùng trong bao tử tạo nên trong lúc tiêu hóa thịt đỏ. Trước đây mức độ mỡ bão hòa (saturated fat) cao trong thịt đỏ được biết đến như một yếu tố gây rủi ro bệnh tim, vốn là nguyên nhân chết người hàng đầu ở Mỹ. Nay thì các nghiên cứu mới bắt đầu công nhận vai trò của TMAO như là một yếu tố nữa, nhưng khoa học gia chưa hiểu nhiều về ảnh hưởng của dinh dưỡng tạo ra TMAO.
Kết quả nghiên cứu đăng tải trong European Heart Journal hôm 10/12 của một nhóm từ viện nghiên cứu tim, phổi và máu NHLBI thuộc học viện National Institute of Health tại Hoa Kỳ cùng với Cleveland Clinic, gợi ý rằng đo đạc lượng TMAO bằng cách thử máu bệnh nhân là một phương pháp bác sĩ có thể thực hiện để ngăn ngừa bệnh tim qua việc điều chỉnh dinh dưỡng sau đó.
Nghiên cứu theo dõi 113 người nam và nữ khỏe mạnh để xem ảnh hưởng của thành phần chất đạm trong dinh dưỡng ra sao đối với lượng TMAO. Phân bổ một cách ngẫu nhiên, mỗi người được cho thử một trong ba loại dinh dưỡng suốt một tháng. Mỗi phần dinh dưỡng đều cùng khối lượng calories như nhau, chỉ khác về thành phần đạm từ thịt đỏ, thịt trắng, hoặc thực vật.
Những ai theo dinh dưỡng thịt đỏ thì ăn khoảng 8 ounce thịt bò bít-tết mỗi ngày hoặc 2 phần thịt bò xay ¼ pound. Sau một tháng, lượng TMAO trong máu của những người này tăng gấp ba lần, so với khi họ ăn thịt trắng hoặc các chất đạm thực vật.
Ngoài ra, phân nửa số người tham dự vào cuộc nghiên cứu theo mỗi nhóm đạm cũng được cho ăn dinh dưỡng có chất béo cao. Kết quả như nhau, cho nên các khoa học gia cho rằng chất béo không ảnh hưởng đến việc sản xuất hàm lượng TMAO trong máu, mà chất đạm mới là chính.
Quan trọng hơn, các khoa học gia khám phá rằng hàm lượng TMAO có thể đảo ngược, tức là khi ngưng ăn thịt đỏ và đổi qua thịt trắng hoặc đạm thực vật, lượng TMAO xuống nhanh đáng kể.
Ảnh hưởng của TMAO đối với bệnh tim rất phức tạp. Một số nghiên cứu trước đây tìm thấy TMAO làm tăng khối lượng mỡ cholesterol trong máu đóng vào thành động mạch. Nghiên cứu khác cũng cho rằng TMAO tạo ra phản ứng hóa học tương tác với các tiểu cầu (bạch huyết cầu) phụ trách làm cho máu đông, khiến làm tăng rủi ro tạo ra cục máu đông làm nghẽn mạch trong trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này đã cho thấy ảnh hưởng mạnh của dinh dưỡng trên khối lượng TMAO sản sinh liên quan tới bệnh tim mạch, bác sĩ Stanley L. Hazen, một tác giả của nghiên cứu từ Cleveland Clinic, cho hay. BS Hazen ước tính có khoảng một phần tư người Mỹ tuổi trung niên có hàm lượng TMAO tăng cao trong máu một cách tự nhiên, cộng thêm ảnh hưởng của thịt đỏ thì còn cao hơn nữa.
Một vài loại thuốc cũng đang được phòng thí nghiệm của BS Hazen bào chế và thử trên động vật nhằm giảm lượng TMAO trong máu và giảm rủi ro đông nghẽn mạch máu, nhưng các loại thuốc này chưa được phổ biến cho công chúng.
Kết quả nghiên cứu đăng tải trong European Heart Journal hôm 10/12 của một nhóm từ viện nghiên cứu tim, phổi và máu NHLBI thuộc học viện National Institute of Health tại Hoa Kỳ cùng với Cleveland Clinic, gợi ý rằng đo đạc lượng TMAO bằng cách thử máu bệnh nhân là một phương pháp bác sĩ có thể thực hiện để ngăn ngừa bệnh tim qua việc điều chỉnh dinh dưỡng sau đó.
Nghiên cứu theo dõi 113 người nam và nữ khỏe mạnh để xem ảnh hưởng của thành phần chất đạm trong dinh dưỡng ra sao đối với lượng TMAO. Phân bổ một cách ngẫu nhiên, mỗi người được cho thử một trong ba loại dinh dưỡng suốt một tháng. Mỗi phần dinh dưỡng đều cùng khối lượng calories như nhau, chỉ khác về thành phần đạm từ thịt đỏ, thịt trắng, hoặc thực vật.
Những ai theo dinh dưỡng thịt đỏ thì ăn khoảng 8 ounce thịt bò bít-tết mỗi ngày hoặc 2 phần thịt bò xay ¼ pound. Sau một tháng, lượng TMAO trong máu của những người này tăng gấp ba lần, so với khi họ ăn thịt trắng hoặc các chất đạm thực vật.
Ngoài ra, phân nửa số người tham dự vào cuộc nghiên cứu theo mỗi nhóm đạm cũng được cho ăn dinh dưỡng có chất béo cao. Kết quả như nhau, cho nên các khoa học gia cho rằng chất béo không ảnh hưởng đến việc sản xuất hàm lượng TMAO trong máu, mà chất đạm mới là chính.
Quan trọng hơn, các khoa học gia khám phá rằng hàm lượng TMAO có thể đảo ngược, tức là khi ngưng ăn thịt đỏ và đổi qua thịt trắng hoặc đạm thực vật, lượng TMAO xuống nhanh đáng kể.
Ảnh hưởng của TMAO đối với bệnh tim rất phức tạp. Một số nghiên cứu trước đây tìm thấy TMAO làm tăng khối lượng mỡ cholesterol trong máu đóng vào thành động mạch. Nghiên cứu khác cũng cho rằng TMAO tạo ra phản ứng hóa học tương tác với các tiểu cầu (bạch huyết cầu) phụ trách làm cho máu đông, khiến làm tăng rủi ro tạo ra cục máu đông làm nghẽn mạch trong trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này đã cho thấy ảnh hưởng mạnh của dinh dưỡng trên khối lượng TMAO sản sinh liên quan tới bệnh tim mạch, bác sĩ Stanley L. Hazen, một tác giả của nghiên cứu từ Cleveland Clinic, cho hay. BS Hazen ước tính có khoảng một phần tư người Mỹ tuổi trung niên có hàm lượng TMAO tăng cao trong máu một cách tự nhiên, cộng thêm ảnh hưởng của thịt đỏ thì còn cao hơn nữa.
Một vài loại thuốc cũng đang được phòng thí nghiệm của BS Hazen bào chế và thử trên động vật nhằm giảm lượng TMAO trong máu và giảm rủi ro đông nghẽn mạch máu, nhưng các loại thuốc này chưa được phổ biến cho công chúng.