~ VÕ KIM SƠN ~
Chìa khóa thường để làm gì? Mở cửa xe để lái đi. Mở cửa nhà để vào. Mở va li để lấy quần áo. Mở cửa tủ để cất đồ đạc… Và còn mở gì nữa? Đó chỉ là những loại chìa khóa thường và khi cần làm “copy”, bản sao, chỉ tốn vài đồng bạc vì loại chìa khóa làm bằng kim loại tầm thường. Nơi đây tôi xin giới thiệu một chìa khóa đặc biệt: Chìa Khóa Vàng. Ai muốn cũng có thể có loại chìa khóa nầy, bất kể giàu nghèo, già trẻ lớn bé. Làm sao có được chìa khóa vàng? Và chìa khóa vàng để làm gì? Mời độc giả thử đoán xem.
Chìa khóa thường để làm gì? Mở cửa xe để lái đi. Mở cửa nhà để vào. Mở va li để lấy quần áo. Mở cửa tủ để cất đồ đạc… Và còn mở gì nữa? Đó chỉ là những loại chìa khóa thường và khi cần làm “copy”, bản sao, chỉ tốn vài đồng bạc vì loại chìa khóa làm bằng kim loại tầm thường. Nơi đây tôi xin giới thiệu một chìa khóa đặc biệt: Chìa Khóa Vàng. Ai muốn cũng có thể có loại chìa khóa nầy, bất kể giàu nghèo, già trẻ lớn bé. Làm sao có được chìa khóa vàng? Và chìa khóa vàng để làm gì? Mời độc giả thử đoán xem.
Đó là chìa khóa mở cửa các học đường để học hầu xây dựng tương lai, thay đổi vị trí trong xã hội Hoa Kỳ. Ở Việt Nam ngày xưa các bậc thang trong xã hội thường được nhắc: “Sĩ, Nông, Công, Thương”. Lại có người giễu cợt đọc: “Hết gạo chạy rông thì Nhất Nông Nhì Sĩ” và “Phi Thương Bất Phú” dù Thương từng bị xếp vào bậc thang cuối.
Trong xã hội Hoa Kỳ có ba bậc thang xã hội chính: Giới Lao Động, Giới Trung Lưu và Giới Thựơng Lưu. Chìa Khóa Vàng mở cửa các học đường vẫn luôn được xem là công cụ chính để leo từng bậc thang xã hội. Chúng ta đã chấp nhận nơi đây là quê hương thì có muốn tìm Chìa Khóa Vàng không? Muốn thì được. Chỉ cần sự hy sinh của chính mình, của thân nhân cùng tính kiên nhẫn sẵn có của người Việt.
Ngày xưa các bạn Mỹ cứ hỏi tôi: “Bạn có biết người Việt Nam nên hãnh diện về điểm nào không?”
Ở Mỹ, sĩ số học sinh, sinh viên Việt Nam càng ngày càng gia tăng ở các trường, công cũng như tư. Chưa bao giờ sinh viên Việt Nam được hưởng “Affirmative Action” mới bị bỏ mấy năm gần đây. Affirmative Action là bộ luật bắt buộc các đại học công và khuyến khích các đại học tư phải tuân theo: Mỗi kỳ tuyển sinh các đại học loại 4 năm (university) phải dành 2% - 2.5% cho sinh viên thuộc thành phần “Minority Students”. Được kể là Minorities Students thì sắc tộc của nhóm nầy phải có sĩ số rất thấp trong sân trường. Nhóm Minority Students thường là sinh viên gốc Phi Châu (African Americans) và sinh viên gốc Trung Nam Mỹ (Latinos). Sinh viên Việt Nam chưa bao giờ rơi vào “nhóm thiểu số” nầy nên không hề hưởng được quyền lợi của Affirmative Action đưa ra. Trái lại nhóm sinh Việt góp phần gia tăng số sinh viên Á Châu quá lớn trong các trường nên có tin đồn là một số nhà làm luật muôn giới hạn sĩ số Á Châu trong các đại học công loại 4 năm.
Mấy năm gần đây Affirmative Action bị bãi bỏ. Lý do là sinh viên được tuyển theo lối nầy không đủ khả năng học tập để hoàn tất chương trình Bachelor (Cử Nhân). Nhà trường đâm ra tiếc là sinh viên hưởng Affirmative Action chiếm một số chỗ trong trường lẽ ra phải cho những sinh viên khác có thừa khả năng học tập. Giới trẻ Việt Nam rất ham học.
Rồi có lần các bạn Mỹ và tôi cùng đi công tác ở Việt Nam. Chúng tôi ngồi ăn sáng ở vỉa hè. Các bạn Mỹ hỏi tôi: “Bạn có thấy gì không? Dọc theo vỉa hè có nhiều sạp bán báo mà chỗ nào khách cũng ra vào nườm nượp. Khách vội vã tấp vào sạp báo ném tiền rồi rút tờ báo hấp tấp ra đi đến sở”. Người Việt Nam rất thích đọc báo và trên sạp báo bày bán nhiều loại sách báo. Ở Mỹ hình ảnh các cụ Việt Nam đi dọc theo hè phố nhặt những tờ báo biếu bên ngoài các cửa hàng cũng rất phổ biến. Chị và cháu tôi luân phiên ngày nào cũng phải đến “tiệm Bà Xẩm” ở đường Newland mua về 2-3 tờ báo “đọc cho đã”. Người lớn Việt Nam rất ham đọc.
Chắc độc giả còn nhớ trước 1975, trong Chợ Lớn có xuất bản một loại sách có hình vẽ bán cho trẻ con. Trước trường Thánh Mẫu trong khuôn viên Nhà Thờ Gia Định có Linh Mục Phạm Văn Thăng mỗi sáng trước giờ học thường xua đuổi những chú bán “kẹo quay” tức là quay số để trúng ít nhiều một chút kẹo kéo. Một chút kẹo làm sao no lòng thay thế cho buổi ăn sáng. Rồi LM Thăng cũng giải tán đám trẻ con đang bu quanh bà hàng sách bởi lẽ giản dị: Học sinh nên để dành tiền ăn sáng mới đủ sức ngồi học cả buổi. Và có lần chúng tôi đặt chân ở Củ Chi. Bà bạn Mỹ lôi tôi đi xem một hình ảnh bà bảo rằng “rất đẹp”: Hai đứa bé ăn mặc có vẻ nghèo nàn, độ tuổi 7-8, tựa lưng vào bụi tre chụm đầu chăm chú trên một quyển sách nhàu nát. Trẻ con Việt Nam cũng ham đọc sách.
Người Việt Nam đã có sẵn hai điểm căn bản để có Chìa Khóa Vàng: Ham học và ham đọc. Chỉ cần lần dò tìm phương cách để tìm chìa khóa vàng thì lo gì mà không cầm được chìa khóa trong tay để mở. Xin mời quý độc giả tiếp tục theo dõi cột Chìa Khóa Vàng trên www.baoviettide.com.
Trước khi nghỉ hưu, giáo sư tiến sĩ Võ Kim Sơn là giám đốc của trung tâm đa văn hóa Intercultural Center và giảng dạy Việt ngữ cũng như các lớp về cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ tại đại học California State University, Fullerton. Đồng thời, bà dạy tiếng Việt từ nhiều năm qua tại một số đại học cộng đồng và giữ vai trò cố vấn một số tổ chức công tác xã hội, giáo dục.
Trong xã hội Hoa Kỳ có ba bậc thang xã hội chính: Giới Lao Động, Giới Trung Lưu và Giới Thựơng Lưu. Chìa Khóa Vàng mở cửa các học đường vẫn luôn được xem là công cụ chính để leo từng bậc thang xã hội. Chúng ta đã chấp nhận nơi đây là quê hương thì có muốn tìm Chìa Khóa Vàng không? Muốn thì được. Chỉ cần sự hy sinh của chính mình, của thân nhân cùng tính kiên nhẫn sẵn có của người Việt.
Ngày xưa các bạn Mỹ cứ hỏi tôi: “Bạn có biết người Việt Nam nên hãnh diện về điểm nào không?”
Ở Mỹ, sĩ số học sinh, sinh viên Việt Nam càng ngày càng gia tăng ở các trường, công cũng như tư. Chưa bao giờ sinh viên Việt Nam được hưởng “Affirmative Action” mới bị bỏ mấy năm gần đây. Affirmative Action là bộ luật bắt buộc các đại học công và khuyến khích các đại học tư phải tuân theo: Mỗi kỳ tuyển sinh các đại học loại 4 năm (university) phải dành 2% - 2.5% cho sinh viên thuộc thành phần “Minority Students”. Được kể là Minorities Students thì sắc tộc của nhóm nầy phải có sĩ số rất thấp trong sân trường. Nhóm Minority Students thường là sinh viên gốc Phi Châu (African Americans) và sinh viên gốc Trung Nam Mỹ (Latinos). Sinh viên Việt Nam chưa bao giờ rơi vào “nhóm thiểu số” nầy nên không hề hưởng được quyền lợi của Affirmative Action đưa ra. Trái lại nhóm sinh Việt góp phần gia tăng số sinh viên Á Châu quá lớn trong các trường nên có tin đồn là một số nhà làm luật muôn giới hạn sĩ số Á Châu trong các đại học công loại 4 năm.
Mấy năm gần đây Affirmative Action bị bãi bỏ. Lý do là sinh viên được tuyển theo lối nầy không đủ khả năng học tập để hoàn tất chương trình Bachelor (Cử Nhân). Nhà trường đâm ra tiếc là sinh viên hưởng Affirmative Action chiếm một số chỗ trong trường lẽ ra phải cho những sinh viên khác có thừa khả năng học tập. Giới trẻ Việt Nam rất ham học.
Rồi có lần các bạn Mỹ và tôi cùng đi công tác ở Việt Nam. Chúng tôi ngồi ăn sáng ở vỉa hè. Các bạn Mỹ hỏi tôi: “Bạn có thấy gì không? Dọc theo vỉa hè có nhiều sạp bán báo mà chỗ nào khách cũng ra vào nườm nượp. Khách vội vã tấp vào sạp báo ném tiền rồi rút tờ báo hấp tấp ra đi đến sở”. Người Việt Nam rất thích đọc báo và trên sạp báo bày bán nhiều loại sách báo. Ở Mỹ hình ảnh các cụ Việt Nam đi dọc theo hè phố nhặt những tờ báo biếu bên ngoài các cửa hàng cũng rất phổ biến. Chị và cháu tôi luân phiên ngày nào cũng phải đến “tiệm Bà Xẩm” ở đường Newland mua về 2-3 tờ báo “đọc cho đã”. Người lớn Việt Nam rất ham đọc.
Chắc độc giả còn nhớ trước 1975, trong Chợ Lớn có xuất bản một loại sách có hình vẽ bán cho trẻ con. Trước trường Thánh Mẫu trong khuôn viên Nhà Thờ Gia Định có Linh Mục Phạm Văn Thăng mỗi sáng trước giờ học thường xua đuổi những chú bán “kẹo quay” tức là quay số để trúng ít nhiều một chút kẹo kéo. Một chút kẹo làm sao no lòng thay thế cho buổi ăn sáng. Rồi LM Thăng cũng giải tán đám trẻ con đang bu quanh bà hàng sách bởi lẽ giản dị: Học sinh nên để dành tiền ăn sáng mới đủ sức ngồi học cả buổi. Và có lần chúng tôi đặt chân ở Củ Chi. Bà bạn Mỹ lôi tôi đi xem một hình ảnh bà bảo rằng “rất đẹp”: Hai đứa bé ăn mặc có vẻ nghèo nàn, độ tuổi 7-8, tựa lưng vào bụi tre chụm đầu chăm chú trên một quyển sách nhàu nát. Trẻ con Việt Nam cũng ham đọc sách.
Người Việt Nam đã có sẵn hai điểm căn bản để có Chìa Khóa Vàng: Ham học và ham đọc. Chỉ cần lần dò tìm phương cách để tìm chìa khóa vàng thì lo gì mà không cầm được chìa khóa trong tay để mở. Xin mời quý độc giả tiếp tục theo dõi cột Chìa Khóa Vàng trên www.baoviettide.com.
Trước khi nghỉ hưu, giáo sư tiến sĩ Võ Kim Sơn là giám đốc của trung tâm đa văn hóa Intercultural Center và giảng dạy Việt ngữ cũng như các lớp về cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ tại đại học California State University, Fullerton. Đồng thời, bà dạy tiếng Việt từ nhiều năm qua tại một số đại học cộng đồng và giữ vai trò cố vấn một số tổ chức công tác xã hội, giáo dục.