Trần Ngọc I felt so happy that finally we had a Black Lives Matter March in our “sleepy” East Campus neighborhood [the housing area of California State University, Monterey Bay] on a very meaningful day: Juneteenth. But a bittersweet feeling overcame me when we (over 200 marchers strong) were marching down Schoonover Road chanting “Black Lives Matter”: while slavery was supposed to have been abolished 155 years ago, racial injustices and white supremacy are raging on nationwide. The Black Lives Matter movement needs to be sustained after this initial groundswell of protests as one after another black person has been brutalized by the police. | Trần Ngọc Tôi đã cảm thấy rất vui vì cuối cùng chúng tôi cũng có được một buổi Tuần Hành cho Phong Trào Black Lives Matter trong khu phố Đông Khuôn Viên “im ắng” [khu vực nhà ở của đại học California State University, Monterey Bay] vào một ngày rất ý nghĩa: Juneteenth / Ngày Chấm Dứt Chế Độ Nô Lệ 19 Tháng 6. Tuy vui nhưng rồi lại không kiềm chế được một cảm giác vừa ngọt ngào vừa cay đắng khi chúng tôi (hơn 200 người tuần hành) đang xuống đường Schoonover, vừa đi vừa reo vang câu “Black Lives Matter / Quyền Sống của Người Da Đen”, dù chế độ nô lệ được cho là đã bị bãi bỏ cách đây 155 năm, những bất công chủng tộc và phong trào người da trắng thượng đẳng đang tiếp tục hoành hành trên toàn quốc. Phong trào Quyền Sống của Người Da Đen cần phải được duy trì sau làn sóng ủng hộ biểu tình ban đầu này vì người da đen vẫn tiếp tục bị cảnh sát đánh đập dã man. |
I’ve been living in this community for over 20 years, but this is the first time that I have witnessed hundreds of people of different races and ethnic groups in the neighborhood, all wearing masks, coming out to join a march. At the Thomas Park, I saw all walks of life, all age groups, parents, children, people in wheelchairs, people in white coats (folks in the Physician Assistant program at CSUMB), and the LGBTQ community. It is simply beautiful: people came out to join a national movement for racial justice. The emotions ran high when we started to move the banner down Schoonover Road. Well, the instructions from the organizers were to stay on the sidewalk with the Black Lives Matter banner facing the street so that people and cars passing by can see our message. But when the three of us (carrying the banner) stepped on the empty road, we looked at each other and said “why not just march in the middle of the street.” So, we did exactly that! What an exhilarating feeling to march proudly in the middle of the street and did the call-and-response and united chants with our raw voices from the top of our lungs (well, we need drums next time!). There were no police, no tear gas, and no rubber bullets as confronted by other marchers elsewhere in the country. There were only organizers, marchers, and “crosswalk” volunteers (friends and neighbors) who set out orange cones to stop the traffic for the marchers to walk toward the CSUMB president’s house (we had a nice and respectful reception from the president). On the way, we saw people greeting us on both sides; some put out water bottles for us to drink (even a good-size gopher snake came out to greet us near a grassy area!). One may say that this is an “enlightened” community, but this is precisely what democracy and America should look like as neighbors volunteer and come out together peacefully to express our support for racial justice and denounce police brutality. | Tôi đã sống trong cộng đồng này hơn 20 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến hàng trăm người từ nhiều chủng tộc và dân tộc khác nhau trong khu phố, tất cả đều đeo khẩu trang, ra đường tham gia biểu tình. Tại công viên Thomas, tôi thấy tất cả các tầng lớp, mọi lứa tuổi, cha mẹ, trẻ em, người ngồi xe lăn, người mặc áo khoác trắng (trong chương trình Phụ Tá Bác Sĩ tại CSUMB) và cộng đồng Người Đồng Tính. Một nét đẹp đơn sơ: mọi người cùng đồng lòng tham gia một phong trào tranh đấu cho công lý chủng tộc trên toàn quốc. Cảm xúc từ từ dâng trào khi chúng tôi bắt đầu đưa biểu ngữ xuống đường Schoonover. Đúng ra thì ban tổ chức hướng dẫn người tuần hành nên đứng trên lề đường với biểu ngữ Black Lives Matter hướng ra ngoài để mọi người và xe cộ qua lại có thể nhìn thấy thông điệp đó. Nhưng khi nhóm ba người chúng tôi (mang theo biểu ngữ) bước xuống con đường vắng vẻ, chúng tôi nhìn nhau và nói “tại sao ta không xuống đường luôn.” Và, chúng tôi đã làm như vậy! Thật là một cảm giác được giải thoát khi chúng tôi tuần hành ngạo nghễ ở giữa đường và gân phổi xướng đáp đến khàn giọng các lời kêu gọi trong hợp nhất (nhưng, chúng tôi nên có thêm nhịp trống vào lần tới!) Không phải đối phó với cảnh sát, hơi cay và đạn cao su như những người biểu tình đã gặp phải ở những nơi khác trong nước. Chỉ có những người tổ chức, người biểu tình và những tình nguyện viên an ninh đường phố (bạn bè và hàng xóm) đã đặt những cọc nón màu cam để chặn xe và dọn đường cho đoàn người tuần hành đi về phía nhà của thầy viện trưởng đại học CSUMB (chúng tôi đã có được một buổi gặp gỡ tốt đẹp và trang trọng với thầy viện trưởng). Trong lúc đi biểu tình, tôi nhìn thấy mọi người chào đón đoàn biểu tình ở hai bên đường; có người mời chúng tôi uống nước (ngay cả một con rắn chuột cỡ to cũng ra mặt chào đón chúng tôi ở thảm cỏ gần đó!) Ai đó có thể nói rằng đây là một cộng đồng mới vừa được “giác ngộ”, nhưng định nghĩa của một nền dân chủ và của nước Mỹ nên là như vậy khi những người hàng xóm cùng tình nguyện ra mặt trong ôn hòa để bày tỏ sự ủng hộ của họ cho công lý chủng tộc và tố cáo sự tàn bạo của cảnh sát. |
As I listened to all the wonderful speakers, demanding racial justice in more systemic and institutionalized ways on campus and in our everyday lives, I couldn’t help but reflect on my personal connection to Black Lives Matter. About two weeks ago, I was inspired by an article written by Nguyễn Võ Thu Hương about a Black Lives Matter March, organized and participated by the Vietnamese American second and third generations in the middle of Little Saigon in Orange County.[1] One of the protest signs caught my eyes: it is a copy of the New York Times article published in March 1978, about how the African American community called on the Carter administration and Congress to accept “Indochinese refugees.” The historical context took us back 42 years ago (or three years after the end of the bloody US-Vietnam war in 1975) when the African American community tried to convince the US government to accept refugees from Vietnam, Laos and Cambodia to the US on the grounds of human rights and freedom, in the same spirit of the US accepting refugees from Apartheid South Africa. Then, the African American community argued that they could not compartmentalize their own struggles for human rights, economic and political justice from the plights of these refugees in search of freedom. As a boat person who was able to come to the U.S. in 1980, I’m one of the thousands of Vietnamese refugees who benefitted from this magnanimous gesture of the African American community. They took the Vietnamese plight as if it were their own. I am so moved by this newfound knowledge, humbled by the maturity of the young Vietnamese student organizers and marchers who are in solidarity with black and brown and other ethnic groups in many Black Lives Matter protests in southern California. That’s why I feel honored to be part of this movement in our very neighborhood, to be in solidarity for the long haul to demand racial justice, especially for African Americans. As one of the speakers said today, this is not a black-white problem, it is our problem in our everyday interactions with people around us. I cannot agree more. And I think that we need to sustain this beautiful grassroots movement not only until the US presidential election in November, but long after that, to secure justice for all. June 19, 2020 [1] Nguyễn Võ Thu Hương, “Cộng Đồng Việt 2.5: Nối quá khứ vào tương lai trong cuộc tranh đấu Black Lives Matter và công bằng màu da tại Mỹ” (article and photos), baoviettide.com | Khi lắng nghe tất cả các diễn giả tuyệt vời, đòi hỏi công lý chủng tộc một cách có hệ thống và thể chế hơn trong khuôn viên trường đại học và trong cuộc sống hàng ngày, tôi cũng phải góp phần phản ảnh về chính mối liên kết cá nhân của mình với phong trào Black Lives Matter. Khoảng hai tuần trước, tôi đã được truyền cảm hứng từ một bài báo của Nguyễn Võ Thu Hương viết về Cuộc Tuần Hành Cho Quyền Sống của Người Da Đen, được những người Mỹ gốc Việt trẻ thế hệ thứ hai và thứ ba tổ chức và tham gia ngay tại Little Saigon ở Quận Cam. Một trong những tấm bảng phản kháng đã thu hút sự chú ý của tôi: đó là bản sao của một bài báo New York Times xuất bản vào tháng 3 năm 1978, viết về cộng đồng người Mỹ gốc Phi kêu gọi chính quyền Carter và Quốc hội chấp nhận “người tị nạn Đông Dương”. Bối cảnh lịch sử đưa chúng ta trở về 42 năm trước (hoặc ba năm sau khi cuộc chiến tranh Mỹ-Việt đẫm máu kết thúc năm 1975) khi cộng đồng người Mỹ gốc Phi cố gắng thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho người tị nạn từ Việt Nam, Lào và Campuchia sang Mỹ dựa trên nền tảng vì nhân quyền và sự tự do, theo tinh thần tương tự khi Hoa Kỳ chấp nhận người tị nạn Chủ Nghĩa Phân Biệt Màu Da Nam Phi. Sau đó, cộng đồng người Mỹ gốc Phi còn lập luận rằng họ không thể phân loại các cuộc đấu tranh cho nhân quyền, công bằng kinh tế và chính trị của chính họ là khác với hoàn cảnh của những người tị nạn tìm kiếm tự do này. Là một thuyền nhân đến được Hoa Kỳ vào năm 1980, tôi là một trong số hàng ngàn người tị nạn Việt Nam đã hưởng lợi ích từ cử chỉ hào hiệp này của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Họ đã chấp nhận cảnh ngộ khốn khổ của người Việt Nam như thể đó là của riêng họ. Tôi rất cảm động với kiến thức mới này, làm cho khiêm tốn trước sự trưởng thành của các em học sinh, sinh viên Việt Nam trẻ trong ban tổ chức và đoàn biểu tình, các em cùng có mặt để đoàn kết với nhóm người thiểu số da đen và da nâu và các nhóm thiểu số khác trong nhiều cuộc biểu tình cho phong trào Black Lives Matter ở miền nam California. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy thật vinh dự khi được tham gia vào phong trào này ngay trong chính khu phố của chúng tôi, để bày tỏ tình đoàn kết cho một đoạn đường dài đòi hỏi công lý chủng tộc, đặc biệt là cho người Mỹ gốc Phi. Như một trong những diễn giả đã nói hôm nay, đây không phải là vấn đề giữa người da trắng da đen, mà là vấn đề của tất cả chúng ta trong các tương tác hàng ngày với mọi người xung quanh. Tôi đồng ý hết mình. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải duy trì phong trào dân thường cơ bản tuyệt vời này không chỉ cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, mà rất lâu sau đó, để bảo đảm công lý cho tất cả mọi người. Ngày 19 tháng 6 năm 2020 |