Thế Gian Lắm Chuyện do VANN PHAN phụ trách
Ngày 26/11 năm rồi, báo chí Hoa ngữ đưa tin giáo sư Hạ Kiến Khôi (He Jiankui), thuộc Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Miền Nam ở Thẩm Quyến (Shenzhen) thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tuyên bố mình là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới vừa tạo ra được hai bé gái có gien (gene) được biến đổi.
Ngày 26/11 năm rồi, báo chí Hoa ngữ đưa tin giáo sư Hạ Kiến Khôi (He Jiankui), thuộc Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Miền Nam ở Thẩm Quyến (Shenzhen) thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tuyên bố mình là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới vừa tạo ra được hai bé gái có gien (gene) được biến đổi.
Gien của cặp bé gái sinh đôi, là Lộ Lộ và Na Na, đã được chỉnh sửa để có khả năng chống lây nhiễm virus HIV/AIDS. Giáo Sư Hạ nói rằng ông đã thành công giúp chận đứng hoặc kiềm chế một số gien nhất định trong cơ thể các em bé sơ sinh nói trên. Trong đoạn video được đưa lên YouTube, nhà khoa học Trung Quốc miêu tả quy trình này đã “loại bỏ cánh cổng mà virus HIV có thể xâm nhập cơ thể”.
Đây là một bước đột phá có thể làm dấy lên nhiều câu hỏi lớn về đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gien và điều mà người ta gọi là những đứa trẻ tạo ra theo thiết kế nhằm phục vụ ý muốn của con người.
Sửng sốt và lên án mạnh mẽ là phản ứng ban đầu của một số nhà khoa học khi nghe nói đến công trình của khoa học gia họ Hạ. Chuyên gia về biến đổi gien tại trường đại học Harvard (Mỹ), tiến sĩ Kiran Musunuru, đưa ra lời chỉ trích: “Thí nghiệm trên con người là hành động không thể biện hộ về mặt đạo lý và đạo đức”. Trái lại, nhà di truyền học George M. Church, cũng thuộc trường đại học Harvard, lại lên tiếng ủng hộ chuyện chỉnh sửa gien nhằm mục đích chống virus HIV, dù sao vẫn là một mối đe dọa lớn lao đối với sức khỏe con người.
Nhiều quốc gia, tiêu biểu là Hoa Kỳ và Anh Quốc, hiện vẫn cấm chỉnh sửa gien, một tiến trình khoa học bị xem là không an toàn, thiếu đạo đức và có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ có bộ gien được chỉnh sửa theo mưu đồ của con người nhằm phục vụ cho những mục tiêu nguy hiểm.
Ngày 31/12, thông tấn xã cực kỳ đứng đắn với phụ nữ Associated Press loan báo kết quả một cuộc điều tra do Associated Press-NORC Center for Public Affairs Research của Mỹ thực hiện cho thấy 7 trong số 10 người Mỹ được hỏi ý kiến trả lời họ ủng hộ việc dùng kỹ thuật sửa đổi gien để ngăn ngừa những bệnh nan y trong cơ thể trẻ sơ sinh, như ung thư hoặc tật mù mắt bẩm sinh.
Cũng với tỉ lệ đó, người Mỹ chống đối việc dùng kỹ thuật chỉnh gien để thay đổi các khả năng bẩm sinh của con người, như trí thông minh hoặc bắp thịt của các lực sĩ hoặc thay đổi diện mạo con người, từ máu mắt cho tới chiều cao.
Phần mình, các đấng mày dê trên toàn thế giới nhiệt liệt hoan nghênh công trình chỉnh sửa gien con người đầy tính sáng tạo mới mẻ này của khoa học gia họ Hạ. Trước hết, nhờ công trình đó, các bà mẹ có thể hạ sinh ra những chàng trai hiên ngang tha thiết tình yêu hơn cả bạc vàng, cỡ các thiên thần mũ đỏ, coi anh là lính đẹp trai mà khỏe hơn ai, khiến biết bao cô chờ, biết bao cô đợi, biết bao người mơ…
Kế đó, nhờ công trình sửa đổi gien từ trong bụng mẹ này mà nhiều người mẫu đẹp như tiên giáng trần sẽ chào đời, với đầy đủ đồ đạc ngon lành trên cơ thể theo đúng tiêu chuẩn chỗ nào cần to thì cứ to hẳn lên cho đã đời, còn chỗ nào cần phải nhỏ thì hãy nhỏ bớt đi thôi, bảo đảm là đẹp hơn gấp trăm, nghìn lần mấy nàng sex robots hay sex dolls và luôn cả chị em nhà Kardashian-Jenner nữa đó: Trông em xinh xinh mắt tình tình, đôi môi tươi tươi má hồng hồng, mái tóc phất phơ bay như gió đưa làn sóng.
Đến lúc ấy thì thử hỏi con người còn cần gì phải có các sản phẩm AI, tức là trí thông minh nhân tạo, nữa chi cho thêm phiền?
Đây là một bước đột phá có thể làm dấy lên nhiều câu hỏi lớn về đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gien và điều mà người ta gọi là những đứa trẻ tạo ra theo thiết kế nhằm phục vụ ý muốn của con người.
Sửng sốt và lên án mạnh mẽ là phản ứng ban đầu của một số nhà khoa học khi nghe nói đến công trình của khoa học gia họ Hạ. Chuyên gia về biến đổi gien tại trường đại học Harvard (Mỹ), tiến sĩ Kiran Musunuru, đưa ra lời chỉ trích: “Thí nghiệm trên con người là hành động không thể biện hộ về mặt đạo lý và đạo đức”. Trái lại, nhà di truyền học George M. Church, cũng thuộc trường đại học Harvard, lại lên tiếng ủng hộ chuyện chỉnh sửa gien nhằm mục đích chống virus HIV, dù sao vẫn là một mối đe dọa lớn lao đối với sức khỏe con người.
Nhiều quốc gia, tiêu biểu là Hoa Kỳ và Anh Quốc, hiện vẫn cấm chỉnh sửa gien, một tiến trình khoa học bị xem là không an toàn, thiếu đạo đức và có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ có bộ gien được chỉnh sửa theo mưu đồ của con người nhằm phục vụ cho những mục tiêu nguy hiểm.
Ngày 31/12, thông tấn xã cực kỳ đứng đắn với phụ nữ Associated Press loan báo kết quả một cuộc điều tra do Associated Press-NORC Center for Public Affairs Research của Mỹ thực hiện cho thấy 7 trong số 10 người Mỹ được hỏi ý kiến trả lời họ ủng hộ việc dùng kỹ thuật sửa đổi gien để ngăn ngừa những bệnh nan y trong cơ thể trẻ sơ sinh, như ung thư hoặc tật mù mắt bẩm sinh.
Cũng với tỉ lệ đó, người Mỹ chống đối việc dùng kỹ thuật chỉnh gien để thay đổi các khả năng bẩm sinh của con người, như trí thông minh hoặc bắp thịt của các lực sĩ hoặc thay đổi diện mạo con người, từ máu mắt cho tới chiều cao.
Phần mình, các đấng mày dê trên toàn thế giới nhiệt liệt hoan nghênh công trình chỉnh sửa gien con người đầy tính sáng tạo mới mẻ này của khoa học gia họ Hạ. Trước hết, nhờ công trình đó, các bà mẹ có thể hạ sinh ra những chàng trai hiên ngang tha thiết tình yêu hơn cả bạc vàng, cỡ các thiên thần mũ đỏ, coi anh là lính đẹp trai mà khỏe hơn ai, khiến biết bao cô chờ, biết bao cô đợi, biết bao người mơ…
Kế đó, nhờ công trình sửa đổi gien từ trong bụng mẹ này mà nhiều người mẫu đẹp như tiên giáng trần sẽ chào đời, với đầy đủ đồ đạc ngon lành trên cơ thể theo đúng tiêu chuẩn chỗ nào cần to thì cứ to hẳn lên cho đã đời, còn chỗ nào cần phải nhỏ thì hãy nhỏ bớt đi thôi, bảo đảm là đẹp hơn gấp trăm, nghìn lần mấy nàng sex robots hay sex dolls và luôn cả chị em nhà Kardashian-Jenner nữa đó: Trông em xinh xinh mắt tình tình, đôi môi tươi tươi má hồng hồng, mái tóc phất phơ bay như gió đưa làn sóng.
Đến lúc ấy thì thử hỏi con người còn cần gì phải có các sản phẩm AI, tức là trí thông minh nhân tạo, nữa chi cho thêm phiền?