Hôm 29/11, trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Centers for Disease Control and Prevention (CDC) vừa đưa ra thống kê cập nhật từ 1999 đến 2017, cho thấy tỷ lệ tự tử tăng 3.7% trong năm 2017. So với 2016 có 44,965 cái chết do quyên sinh thì 2017 có đến 47,173 vụ tự tử, tăng 2,208 vụ. Ngoài ra, tỷ lệ tự tử tăng 30% trong hơn phân nửa các tiểu bang Hoa Kỳ kể từ 1999.
Tự tử là nguyên nhân dẫn đến cái chết đứng hàng thứ 10 tại Hoa Kỳ. CDC cho biết, nữ giới ở độ tuổi 45-64 có tỷ lệ tự tử cao nhất (9.7 trên 100,000 người); nam giới thì ở độ tuổi 75 trở lên (39.7 trên 100,000); và người sống ở nông thôn có tỷ lệ tự tử cao hơn (20 trên 100,000) so với ở thành thị (11.1 trên 100,000).
Bác sĩ Christine Moutier, giám đốc y tế thuộc hiệp hội ngăn ngừa tự tử American Foundation for Suicide Prevention (AFSP), phát biểu: “Chúng ta cần đề cập đến tự tử như một vấn đề sức khỏe công cộng, như khi nhắc đến những nguyên do dẫn đến cái chết như ung thư và HIV/AIDS. Tự tử có thể ngăn chặn được... Mạng sống hàng triệu người Mỹ dựa vào những nỗ lực đó”.
Theo đề nghị của AFSP, cần tìm đến và giúp đỡ những người có vấn đề tâm thần để chữa trị kịp thời; cần có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người dễ sử dụng; cần huấn luyện bác sĩ gia đình và các nhân viên y tế nhận biết những dấu hiệu nguy cơ tự tử nơi bệnh nhân để đáp ứng kịp lúc; cần giảm súng ống và chất độc để người muốn tự tử khó tiếp cận hơn; cần có thêm dữ kiện chính xác hơn về các vụ tự tử và có ý định tự tử.
Đường dây nóng National Suicide Prevention Lifeline: 1-800-273-TALK (8255)
Theo đề nghị của AFSP, cần tìm đến và giúp đỡ những người có vấn đề tâm thần để chữa trị kịp thời; cần có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người dễ sử dụng; cần huấn luyện bác sĩ gia đình và các nhân viên y tế nhận biết những dấu hiệu nguy cơ tự tử nơi bệnh nhân để đáp ứng kịp lúc; cần giảm súng ống và chất độc để người muốn tự tử khó tiếp cận hơn; cần có thêm dữ kiện chính xác hơn về các vụ tự tử và có ý định tự tử.
Đường dây nóng National Suicide Prevention Lifeline: 1-800-273-TALK (8255)