Bài & hình: nguyễn võ thu hương
Với một số hình ảnh của Minh Nguyễn-võ
Sau đây là vài hình ảnh thế hệ tới của cộng đồng Việt tại Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Westminster, Cali, vào ngày 6 tháng 6, 2020. Đây là một trong hằng ngàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đòi quyền sống của người da đen (Black Lives Matter) xảy ra mỗi ngày trong gần hai tuần nay từ khi video phổ biến cảnh ông George Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis chận nghẹt bằng đầu gối trong 8 phút 46 giây cho đến chết.
Với một số hình ảnh của Minh Nguyễn-võ
Sau đây là vài hình ảnh thế hệ tới của cộng đồng Việt tại Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Westminster, Cali, vào ngày 6 tháng 6, 2020. Đây là một trong hằng ngàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đòi quyền sống của người da đen (Black Lives Matter) xảy ra mỗi ngày trong gần hai tuần nay từ khi video phổ biến cảnh ông George Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin của sở cảnh sát Minneapolis chận nghẹt bằng đầu gối trong 8 phút 46 giây cho đến chết.
Ông Floyd không phải là người da đen đầu tiên gọi mẹ và kêu lên ‘Tôi không thở được.’ Ông chỉ là một trong không biết bao nhiêu người da đen tay không đã bị cảnh sát giết hay bị thường dân da trắng săn bắn như thú hoặc treo cổ lên cây như ‘trái lạ’ trong một lịch sử lập quốc triệt tiêu người bản địa, xử dụng lao động nô lệ da đen và cu li da vàng. Lịch sử này đã được định chế hoá trong hệ thống cảnh sát, toà án, và ngay cả luật lệ nhằm đàn áp những phần tử trông đe doạ vì họ nhắc nhở da trắng tội ác tổ tông, và vì họ ít giá trị có thể rút ra cho loại kinh tế tài chánh và kỹ thuật cao dành đặc quyền cho kẻ có tiền và có tài tổ chức. Trong lịch sử và định chế kinh tế-chính trị này, người gốc Á Châu đóng vai lao động trái độn ở thế kỷ 19, chỉ để bị loại trừ ra khỏi cộng đồng chính trị ở phần đầu thế kỷ 20 bằng luật lệ và bằng bạo lực của đám đông. Mãi sau, nhờ thành quả tranh đấu dân quyền của người da đen ở Luật Nhập Cư 1965 mà người Á Châu có thể vào Mỹ ở một con số không bị giới hạn quốc gia và màu da. Và ở giai đoạn này thì người gốc Á được định chế da trắng giao cho trọng trách và danh dự làm ‘thiểu số gương mẫu’ bảo kê cho ý thức hệ da trắng ưu việt trong câu chuyện quảng cáo bình đẳng màu da của một nước tự do đầy cơ hội thực thi giấc mơ Mỹ. Trong cương vị này, người gốc Á, và cả người tị nạn Việt Nam được quăng cho cái quyền kiêu hãnh về thành quả của mình so với người da đen, mà quên đi chúng ta vào được nước Mỹ, được bảo vệ khi đi làm, được sống được mướn hay mua nhà nơi mình chọn là phần lớn nhờ vào sự tranh đấu bền bĩ vừa bằng máu vừa bằng trí tuệ của những người da đen trong cả trăm năm. May thay, không phải người gốc Á nào cũng nhầm lẫn về thân phận mong manh của mình trên xứ sở này khi họ làm khán giả và chứng nhân cho giá trị sinh mạng ông Floyd.
Trong những ngày phẫn nộ và đau đớn nổ bùng, tôi đã lắng nghe rất nhiều sinh viên gốc Việt cùng mang vết thương màu da khi lớn lên ở Mỹ. Họ mong muốn đối thoại với thế hệ cha mẹ trong cộng đồng về lịch sử và định chế chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacy), vì nó đe doạ sinh mạng và phẩm giá của họ trong một xứ sở đang đứng trước chọn lựa đầy kịch tính giữa một ‘nước Mỹ vĩ đại’ củng cố địa vị chủ nhân ông của da trắng trong khẩu hiệu ‘Make America Great Again’ và một nước Mỹ của mọi người.
Họ thuộc thế hệ 2.5 của cộng đồng tị nạn từ tuổi trung học đến đại học. Họ giương những biểu ngữ bằng tất cả tiếng Việt mà họ có thể vận dụng kể cả google translate và nhờ vả những người giỏi tiếng, bằng những biểu tượng Việt Nam Cộng Hoà, và biểu hiện bằng thân thể trong những cuộc biểu tình cố gắng nối kết lịch sử của cộng đồng tị nạn với chính trị hiện tại đang quyết định thân phận của họ tại Mỹ. Mong thế hệ cha mẹ họ nhận ra cố gắng này của con em mình đang khẩn thiết tránh quay lưng lại với quá khứ để cứu lấy tương lai của chính họ.
Trong những ngày phẫn nộ và đau đớn nổ bùng, tôi đã lắng nghe rất nhiều sinh viên gốc Việt cùng mang vết thương màu da khi lớn lên ở Mỹ. Họ mong muốn đối thoại với thế hệ cha mẹ trong cộng đồng về lịch sử và định chế chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacy), vì nó đe doạ sinh mạng và phẩm giá của họ trong một xứ sở đang đứng trước chọn lựa đầy kịch tính giữa một ‘nước Mỹ vĩ đại’ củng cố địa vị chủ nhân ông của da trắng trong khẩu hiệu ‘Make America Great Again’ và một nước Mỹ của mọi người.
Họ thuộc thế hệ 2.5 của cộng đồng tị nạn từ tuổi trung học đến đại học. Họ giương những biểu ngữ bằng tất cả tiếng Việt mà họ có thể vận dụng kể cả google translate và nhờ vả những người giỏi tiếng, bằng những biểu tượng Việt Nam Cộng Hoà, và biểu hiện bằng thân thể trong những cuộc biểu tình cố gắng nối kết lịch sử của cộng đồng tị nạn với chính trị hiện tại đang quyết định thân phận của họ tại Mỹ. Mong thế hệ cha mẹ họ nhận ra cố gắng này của con em mình đang khẩn thiết tránh quay lưng lại với quá khứ để cứu lấy tương lai của chính họ.
Cô gái giơ cao phóng bản một phần bài báo “Người Mỹ da đen thúc giục nhận người tị nạn Đông Dương” đăng trên New York Times số ngày 19 tháng 3, 1978 của cộng đồng da đen tại Mỹ kêu gọi nhận người tị nạn Đông Dương vào Mỹ trong lúc nhiều dư luận chống lại. Tạm dịch:
“Trong vùng Á Châu không cộng sản, những người tị nạn Việt Nam, Lào, và Campuchia đang lây lất trong những trại tị nạn tạm bợ. Đa số phải đối diện với viễn cảnh cô lập, thất nghiệp, hay tệ hơn nữa, gần như họ cầm chắc cái chết nếu bị trả về tổ quốc.
Là những công dân quan tâm trong cộng đồng da đen đang tiếp tục đối diện với thiếu thốn kinh tế, chúng tôi đồng cảm với những anh chị em Á Châu của chúng tôi đang trong những trại tị nạn. Nhưng sự quan tâm của chúng tôi phải vượt qua giới hạn của chỉ cảm xúc chia sẻ. Chúng tôi muốn có hành vi cụ thể.
Nhiều người Mỹ tốt ý đã cho rằng không có cách nào giúp người tị nạn vì cái giá kinh tế đắt đỏ và có thể dẫn đến tình huống rối loạn. Chúng tôi nhìn nhận hiện trạng kinh tế tệ hại ở Mỹ--nhất là với những hậu quả tàn hại trong cộng đồng da đen—và chúng tôi nhận rằng chương trình giúp người tị nạn sẽ có một giá kinh tế vừa phải. Nhưng, chúng tôi chống lại khuynh hướng tướt đi nhân phẩm khi gán giá tiền lên đầu người tị nạn Đông Dương.
Trong quá khứ, nước Mỹ đã từng cho thấy khả năng thích nghi trong những tình huống có vẻ bất khả. Chúng tôi tin rằng người Mỹ có thể cho họ, một thiểu số đang lâm trận, những người tị nạn này, một chốn bình an và hy vọng.
Cho nên, chúng tôi kêu gọi Tổng Thống Carter và Quốc Hội Hoa Kỳ tìm cách đưa vào Mỹ những người tị nạn với cùng tinh thần mà chúng ta nhận những nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt apatheid tại Nam Phi.
Qua cuộc tranh đấu nhọc nhằn của chúng tôi cho dân quyền và quyền kinh tế, chính trị tại Mỹ, chúng tôi đã học một bài học cơ bản: không thể khu biệt cuộc chiến chống sự thống khổ của con người. Cuộc tranh đấu cho tự do chính trị và kinh tế của chúng tôi không thể tách khỏi cuộc tranh đấu của những người tị nạn Đông Dương đang tìm tự do. Nếu nhà nước của chúng ta thiếu lòng tốt đối với những con người này đang bị tướt đoạt sự sống, thì nhà nước đó cũng không thể tốt bụng với người thiểu số da đen hay những người nghèo của nước Mỹ.”
“Trong vùng Á Châu không cộng sản, những người tị nạn Việt Nam, Lào, và Campuchia đang lây lất trong những trại tị nạn tạm bợ. Đa số phải đối diện với viễn cảnh cô lập, thất nghiệp, hay tệ hơn nữa, gần như họ cầm chắc cái chết nếu bị trả về tổ quốc.
Là những công dân quan tâm trong cộng đồng da đen đang tiếp tục đối diện với thiếu thốn kinh tế, chúng tôi đồng cảm với những anh chị em Á Châu của chúng tôi đang trong những trại tị nạn. Nhưng sự quan tâm của chúng tôi phải vượt qua giới hạn của chỉ cảm xúc chia sẻ. Chúng tôi muốn có hành vi cụ thể.
Nhiều người Mỹ tốt ý đã cho rằng không có cách nào giúp người tị nạn vì cái giá kinh tế đắt đỏ và có thể dẫn đến tình huống rối loạn. Chúng tôi nhìn nhận hiện trạng kinh tế tệ hại ở Mỹ--nhất là với những hậu quả tàn hại trong cộng đồng da đen—và chúng tôi nhận rằng chương trình giúp người tị nạn sẽ có một giá kinh tế vừa phải. Nhưng, chúng tôi chống lại khuynh hướng tướt đi nhân phẩm khi gán giá tiền lên đầu người tị nạn Đông Dương.
Trong quá khứ, nước Mỹ đã từng cho thấy khả năng thích nghi trong những tình huống có vẻ bất khả. Chúng tôi tin rằng người Mỹ có thể cho họ, một thiểu số đang lâm trận, những người tị nạn này, một chốn bình an và hy vọng.
Cho nên, chúng tôi kêu gọi Tổng Thống Carter và Quốc Hội Hoa Kỳ tìm cách đưa vào Mỹ những người tị nạn với cùng tinh thần mà chúng ta nhận những nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt apatheid tại Nam Phi.
Qua cuộc tranh đấu nhọc nhằn của chúng tôi cho dân quyền và quyền kinh tế, chính trị tại Mỹ, chúng tôi đã học một bài học cơ bản: không thể khu biệt cuộc chiến chống sự thống khổ của con người. Cuộc tranh đấu cho tự do chính trị và kinh tế của chúng tôi không thể tách khỏi cuộc tranh đấu của những người tị nạn Đông Dương đang tìm tự do. Nếu nhà nước của chúng ta thiếu lòng tốt đối với những con người này đang bị tướt đoạt sự sống, thì nhà nước đó cũng không thể tốt bụng với người thiểu số da đen hay những người nghèo của nước Mỹ.”
Anh học sinh trung học giương lá cờ Việt Nam Cộng Hoà trong gần 4 tiếng đồng hồ không thuộc tổ chức cộng đồng nào. Anh chỉ muốn hậu duệ người tị nạn từ Miền Nam Việt Nam có mặt trong cuộc tranh đấu bảo vệ quyền sống của người da đen.