... Khoảng 4 giờ chiều một ngày cuối tháng 12 năm 1980, chiếc ghe nhỏ chứa gần 30 người lớn và trẻ em đi từ Rạch Giá sắp vào hải phận quốc tế. Sau một ngày dài đầy căng thẳng và sợ hãi vì phải qua những trạm kiểm soát, nay nhóm người vượt biên đều vui mừng vì hầu như đã thoát khỏi tầm rượt bắt của công an biên phòng. Theo lời kêu gọi của người chủ ghe, đây là lúc những ai còn giữ tiền Việt Nam, tức “tiền Hồ” thì nên vất hết cho nhẹ “vía”! Mọi người lần lượt lấy ra những cuộn tiền đang giấu kín trong mình và đưa cho người ngồi phía ngoài khoang ghe thẳng tay ném xuống sông, chẳng khác gì kẻ đốt phong long là muốn đốt hết những điều xui xẻo để chờ đợi một vận may mới!
Nhìn những đồng tiền làm ra bởi mồ hôi nước mắt, chắt chiu vay mượn, khó khăn lắm mới được một chỗ trên ghe vượt biên nay đang trôi lềnh bềnh trên mặt nước mà chẳng ai nuối tiếc. Đó là cái giá phải trả để trốn chạy một chính sách cai trị tàn bạo của nhà cầm quyền Cộng Sản sau ngày 30 tháng Tư 1975 dưới chiêu bài: "hộ khẩu", “học tập cải tạo”, “xây dựng vùng kinh tế mới”, “nông trường thủy lợi”, “nghĩa vụ quân sự”, “thanh niên xung phong”, và thân phận “học tài, thi lý lịch”... Người người cứ lũ lượt tìm đường trốn chạy phó mặc cho sống chết, lừa gạt và tù tội... Bầu trời đã bắt đầu chuyển mây xám. Những người đàn ông lấy mấy tấm tôn dự trữ đóng úp lên mui ghe. Chiếc ghe được bịt kín mít, tối đen và nóng hầm hập. Tiếng động cơ của máy đuôi tôm quạt nước kêu xành xạch ru đám người mỏi mệt vào giấc ngủ tạm. Mưa bắt đầu rơi nặng hạt. Cơn bão cấp 3 đã đến đúng như bản tin dự đoán của nha khí tượng...
... Đúng 5 giờ 30 phút, khi tiếng hô: “Đã đến hải phận quốc tế” của người chủ ghe vừa vang lên thì mọi người cũng kinh hoàng nhận ra mình đang đi vào cơn giông bão. Ngọn sóng bạc đầu đập “Ầm” vào bên hông làm chiếc ghe chòng chành, nghiêng hẳn sang một bên rồi quét hai chiếc lu nặng chứa đầy nước uống và mọi vật dụng trên mũi ghe xuống đáy biển. Chiếc đèn bão treo giữa khoang ghe lắc lư rồi phụt tắt. Tất cả đều tối đen như mực. Tiếng khóc, tiếng la thật hỗn loạn và khủng khiếp. Những ngọn sóng to như núi tiếp tục hất tung chiếc ghe lên thật cao rồi nhồi xuống tận đáy vực. Nước biển tràn vào ngập đầy khoang. Tiếng la hét kêu hò tát nước xen lẫn tiếng cầu kinh. Những đứa trẻ không còn sức để khóc, chỉ còn nằm lả người trên tay mẹ. Mọi người đều biết rằng số phận mình mong manh như chiếc lá, làm sao chống được cơn thịnh nộ của biển cả. Đại dương lúc này giống hệt một con quái vật đang hành hạ chiếc ghe nhỏ, chưa biết lúc nào sẽ bị nó lật úp... Trong cơn hoảng sợ và tuyệt vọng, có những tiếng rền rĩ cầu xin: “Cho con được chết lành trong tay Chúa”...
Như một định mệnh đã an bài mà mọi người Việt tị nạn ra đi để tìm sự sống trong cái chết, chỉ sau 3 ngày 2 đêm vật lộn với bão biển, chiếc ghe vượt biên đã dạt vào đảo Mã Lai và được Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đưa vào tạm trú tại Pulau Bidong như đa số các thuyền nhân khác. Còn gì vui sướng hơn khi thân phận cá nằm trên thớt giờ đã vùng vẫy, thoát thân trôi vào con lạch an toàn, đợi chờ ngày định cư nơi vùng đất mới.
Câu chuyện bỏ nước ra đi đến được bến bờ tự do có gì liên quan tới món Thịt Heo và Lỗ Tai Heo Khìa Nước Dừa trong ngày hôm nay? Món này tuy thường nhưng rất đặc biệt với người Việt tị nạn tại Mã Lai, và đã trở thành một kỷ niệm mỗi khi nhắc tới.
Từ năm 1980 trở đi, đời sống thuyền nhân trên đảo Bidong tạm ổn định với mái lều che mưa nắng và cơm ăn đủ no. Nơi đây, thức ăn phải tự nấu với đầy đủ nhu yếu phẩm như gạo, đường, muối, nước mắm, đậu xanh, cá khô, đồ hộp, mì gói, trứng, bắp cải, gà đông lạnh... nhưng tuyệt đối không có thịt heo. Những người đến trước kể lại rằng, có một chuyến tàu vượt biên đến thẳng đảo Bidong mang theo chú heo con với ý định làm món “heo sữa quay” ăn mừng và tạ ơn trời đất, nhưng chú heo đã bị lính Mã Lai hò hét và mang đi mất tích. Từ đó mọi người biết rằng, Mã Lai là phần đất đa số của những người Mã Ấn Độ, theo đạo Hồi, kiêng ăn thịt heo, ngay cả đụng tới con heo cũng kiêng. Chỉ một số ít người Mã lai Tàu, da trắng, buôn bán tập trung tại thủ đô Kuala Lumpur là khác đạo và không giữ luật này. Mặc dù những ngày ở đảo được no đủ là đã mừng, nhưng không có miếng thịt heo kho mặn vẫn như thấy thiếu một món gì rất quý giá...
Sau thời gian dài tạm trú để chờ được phỏng vấn tại đảo Bidong, người tị nạn được chấp nhận định cư tại đệ tam quốc gia sẽ được đưa sang trại chuyển tiếp tại Kuala Lumpur để chờ chuyến bay. Người Việt lớp đi trước dặn người đi sau nếu còn tiền thì tại đây có thể mua thịt heo của người Mã Lai Tàu bán lén cạnh hàng rào trại. Trại chuyển tiếp là nơi phát cơm nấu sẵn ngày 3 bữa và không cho nấu nướng, vậy mà những người đàn ông đã đốt mảnh thau nhựa để đun bếp, khói mủ cao su bốc lên dày đặc và đen kịt dù cho có lệnh cấm. Mọi người chung tiền nhau mua lỗ tai, lưỡi, bao tử heo hoặc đổi bằng cơm khô. Khìa là món làm nhanh và dễ nhất vì chỉ cần thái thịt thật mỏng và đảo nhanh tay trên chảo dầu cho thơm và mặn ngọt là được. Miếng lỗ tai heo cắt to vuông hình quân cờ khìa lên với nước đường đặc quánh, làm vội vàng trong trại tị nạn (kẻo bị phạt) vẫn còn cứng ngắc, vậy mà vẫn thấy ngon hơn tất cả những món đang ăn bây giờ.
Hôm nay ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lại trở về bỗng ngậm ngùi nhớ món thịt heo khìa nước dừa và viết lại trên trang báo như một kỷ niệm không bao giờ quên trên bước đường tị nạn...
... Đúng 5 giờ 30 phút, khi tiếng hô: “Đã đến hải phận quốc tế” của người chủ ghe vừa vang lên thì mọi người cũng kinh hoàng nhận ra mình đang đi vào cơn giông bão. Ngọn sóng bạc đầu đập “Ầm” vào bên hông làm chiếc ghe chòng chành, nghiêng hẳn sang một bên rồi quét hai chiếc lu nặng chứa đầy nước uống và mọi vật dụng trên mũi ghe xuống đáy biển. Chiếc đèn bão treo giữa khoang ghe lắc lư rồi phụt tắt. Tất cả đều tối đen như mực. Tiếng khóc, tiếng la thật hỗn loạn và khủng khiếp. Những ngọn sóng to như núi tiếp tục hất tung chiếc ghe lên thật cao rồi nhồi xuống tận đáy vực. Nước biển tràn vào ngập đầy khoang. Tiếng la hét kêu hò tát nước xen lẫn tiếng cầu kinh. Những đứa trẻ không còn sức để khóc, chỉ còn nằm lả người trên tay mẹ. Mọi người đều biết rằng số phận mình mong manh như chiếc lá, làm sao chống được cơn thịnh nộ của biển cả. Đại dương lúc này giống hệt một con quái vật đang hành hạ chiếc ghe nhỏ, chưa biết lúc nào sẽ bị nó lật úp... Trong cơn hoảng sợ và tuyệt vọng, có những tiếng rền rĩ cầu xin: “Cho con được chết lành trong tay Chúa”...
Như một định mệnh đã an bài mà mọi người Việt tị nạn ra đi để tìm sự sống trong cái chết, chỉ sau 3 ngày 2 đêm vật lộn với bão biển, chiếc ghe vượt biên đã dạt vào đảo Mã Lai và được Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đưa vào tạm trú tại Pulau Bidong như đa số các thuyền nhân khác. Còn gì vui sướng hơn khi thân phận cá nằm trên thớt giờ đã vùng vẫy, thoát thân trôi vào con lạch an toàn, đợi chờ ngày định cư nơi vùng đất mới.
Câu chuyện bỏ nước ra đi đến được bến bờ tự do có gì liên quan tới món Thịt Heo và Lỗ Tai Heo Khìa Nước Dừa trong ngày hôm nay? Món này tuy thường nhưng rất đặc biệt với người Việt tị nạn tại Mã Lai, và đã trở thành một kỷ niệm mỗi khi nhắc tới.
Từ năm 1980 trở đi, đời sống thuyền nhân trên đảo Bidong tạm ổn định với mái lều che mưa nắng và cơm ăn đủ no. Nơi đây, thức ăn phải tự nấu với đầy đủ nhu yếu phẩm như gạo, đường, muối, nước mắm, đậu xanh, cá khô, đồ hộp, mì gói, trứng, bắp cải, gà đông lạnh... nhưng tuyệt đối không có thịt heo. Những người đến trước kể lại rằng, có một chuyến tàu vượt biên đến thẳng đảo Bidong mang theo chú heo con với ý định làm món “heo sữa quay” ăn mừng và tạ ơn trời đất, nhưng chú heo đã bị lính Mã Lai hò hét và mang đi mất tích. Từ đó mọi người biết rằng, Mã Lai là phần đất đa số của những người Mã Ấn Độ, theo đạo Hồi, kiêng ăn thịt heo, ngay cả đụng tới con heo cũng kiêng. Chỉ một số ít người Mã lai Tàu, da trắng, buôn bán tập trung tại thủ đô Kuala Lumpur là khác đạo và không giữ luật này. Mặc dù những ngày ở đảo được no đủ là đã mừng, nhưng không có miếng thịt heo kho mặn vẫn như thấy thiếu một món gì rất quý giá...
Sau thời gian dài tạm trú để chờ được phỏng vấn tại đảo Bidong, người tị nạn được chấp nhận định cư tại đệ tam quốc gia sẽ được đưa sang trại chuyển tiếp tại Kuala Lumpur để chờ chuyến bay. Người Việt lớp đi trước dặn người đi sau nếu còn tiền thì tại đây có thể mua thịt heo của người Mã Lai Tàu bán lén cạnh hàng rào trại. Trại chuyển tiếp là nơi phát cơm nấu sẵn ngày 3 bữa và không cho nấu nướng, vậy mà những người đàn ông đã đốt mảnh thau nhựa để đun bếp, khói mủ cao su bốc lên dày đặc và đen kịt dù cho có lệnh cấm. Mọi người chung tiền nhau mua lỗ tai, lưỡi, bao tử heo hoặc đổi bằng cơm khô. Khìa là món làm nhanh và dễ nhất vì chỉ cần thái thịt thật mỏng và đảo nhanh tay trên chảo dầu cho thơm và mặn ngọt là được. Miếng lỗ tai heo cắt to vuông hình quân cờ khìa lên với nước đường đặc quánh, làm vội vàng trong trại tị nạn (kẻo bị phạt) vẫn còn cứng ngắc, vậy mà vẫn thấy ngon hơn tất cả những món đang ăn bây giờ.
Hôm nay ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lại trở về bỗng ngậm ngùi nhớ món thịt heo khìa nước dừa và viết lại trên trang báo như một kỷ niệm không bao giờ quên trên bước đường tị nạn...
Vật liệu gồm có:
- 2 cái tai heo
- 1 lb thịt nạc đùi
- 1 trái dừa tươi (hay 1 cup nước dừa Coco)
- nước màu
- 1 củ tỏi
- 4 củ hành hương
- 1 bó hành lá
- 1 trái chanh, 2 trái ớt đỏ
- 2 trái dưa leo, 1 bó rau xà lách, rau thơm
- muối, tiêu, đường, giấm, dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Tai heo lúc mua nên chọn tai trắng, mỏng, nhỏ, đã cạo sạch sẽ cho dễ làm. Phần thịt heo nên dùng loại nạc như thịt nạc đùi, thịt thăn hay loại thăn chuột cho mềm. Tuy nhiên cũng có thể dùng thịt chân giò lóc xương nhưng sẽ hơi nhiều “nhựa”, nhiều mỡ khìa cùng với lỗ tai heo.
- Rửa sạch 2 cái tai heo bằng muối và nước nhiều lần rồi cho vào nồi nước lạnh, đặt lên bếp luộc chín. Trong nồi nước luộc, nhớ cắt 1 trái chanh xanh bỏ vào cùng với 1 muỗng canh giấm cho tai heo được trắng.
- 4 củ hành hương lột vỏ, cắt mỏng. Tỏi lột vỏ, đập dập. Hành lá cắt khúc. Dừa chặt ra lấy nước.
- Thịt heo rửa sạch, dùng giấy thấm khô. Cắt thịt thành từng miếng mỏng vừa ăn, dài 2 đốt ngón tay để khìa cho mau chín.
- Ướp thịt với hành, tỏi, hạt tiêu + 2 muỗng cà phê nước mắm + ½ muỗng cà phê nước màu.
- Tai heo luộc chín đem xả nước lạnh. Cắt phần mềm phía ngoài cùng của tai heo thành sợi mỏng, phần giữa cứng thì chỉ lạng lấy da, riêng phần trong (gần đầu heo) thì cắt giống như thịt.
- Ướp tai heo đã cắt với 1 muỗng cà phê nước mắm, tiêu, tỏi.
- Đặt chảo lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn. Chờ chảo nóng thì phi hết chỗ hành tỏi cho thơm rồi bỏ thịt vào khìa. Cho thêm 1 muỗng canh nước mắm và chén nước dừa trái vào đun xâm xấp với thịt.
- Khi thịt mềm và nước trong chảo gần cạn thì mới cho tai heo vào khìa chung. Lúc này mới cho thêm 1 muỗng canh đường + chút hạt tiêu và nêm lại cho có vị vừa mặn vừa ngọt.
- Vặn lửa lớn thêm và khìa nhanh tay cho mau cạn nước và sẽ thấy đường cháy thành màu đỏ đẹp và tai heo ra nhựa dẻo.
- Khi thịt khìa cháy cạnh và bay mùi thơm thì cho hết chỗ hành lá cắt sẵn vào chảo, nêm lại lần cuối rồi tắt bếp.
- Gắp thịt và tai heo khìa nước dừa ra đĩa trũng, rắc nhiều hạt tiêu lên trên. Món này ăn với cơm nóng kèm thêm ớt cay và dưa leo cắt miếng lớn, hoặc cuốn với rau thơm cùng xà lách.
Chúc các bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon miệng
- 2 cái tai heo
- 1 lb thịt nạc đùi
- 1 trái dừa tươi (hay 1 cup nước dừa Coco)
- nước màu
- 1 củ tỏi
- 4 củ hành hương
- 1 bó hành lá
- 1 trái chanh, 2 trái ớt đỏ
- 2 trái dưa leo, 1 bó rau xà lách, rau thơm
- muối, tiêu, đường, giấm, dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Tai heo lúc mua nên chọn tai trắng, mỏng, nhỏ, đã cạo sạch sẽ cho dễ làm. Phần thịt heo nên dùng loại nạc như thịt nạc đùi, thịt thăn hay loại thăn chuột cho mềm. Tuy nhiên cũng có thể dùng thịt chân giò lóc xương nhưng sẽ hơi nhiều “nhựa”, nhiều mỡ khìa cùng với lỗ tai heo.
- Rửa sạch 2 cái tai heo bằng muối và nước nhiều lần rồi cho vào nồi nước lạnh, đặt lên bếp luộc chín. Trong nồi nước luộc, nhớ cắt 1 trái chanh xanh bỏ vào cùng với 1 muỗng canh giấm cho tai heo được trắng.
- 4 củ hành hương lột vỏ, cắt mỏng. Tỏi lột vỏ, đập dập. Hành lá cắt khúc. Dừa chặt ra lấy nước.
- Thịt heo rửa sạch, dùng giấy thấm khô. Cắt thịt thành từng miếng mỏng vừa ăn, dài 2 đốt ngón tay để khìa cho mau chín.
- Ướp thịt với hành, tỏi, hạt tiêu + 2 muỗng cà phê nước mắm + ½ muỗng cà phê nước màu.
- Tai heo luộc chín đem xả nước lạnh. Cắt phần mềm phía ngoài cùng của tai heo thành sợi mỏng, phần giữa cứng thì chỉ lạng lấy da, riêng phần trong (gần đầu heo) thì cắt giống như thịt.
- Ướp tai heo đã cắt với 1 muỗng cà phê nước mắm, tiêu, tỏi.
- Đặt chảo lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn. Chờ chảo nóng thì phi hết chỗ hành tỏi cho thơm rồi bỏ thịt vào khìa. Cho thêm 1 muỗng canh nước mắm và chén nước dừa trái vào đun xâm xấp với thịt.
- Khi thịt mềm và nước trong chảo gần cạn thì mới cho tai heo vào khìa chung. Lúc này mới cho thêm 1 muỗng canh đường + chút hạt tiêu và nêm lại cho có vị vừa mặn vừa ngọt.
- Vặn lửa lớn thêm và khìa nhanh tay cho mau cạn nước và sẽ thấy đường cháy thành màu đỏ đẹp và tai heo ra nhựa dẻo.
- Khi thịt khìa cháy cạnh và bay mùi thơm thì cho hết chỗ hành lá cắt sẵn vào chảo, nêm lại lần cuối rồi tắt bếp.
- Gắp thịt và tai heo khìa nước dừa ra đĩa trũng, rắc nhiều hạt tiêu lên trên. Món này ăn với cơm nóng kèm thêm ớt cay và dưa leo cắt miếng lớn, hoặc cuốn với rau thơm cùng xà lách.
Chúc các bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon miệng