Người tị nạn và di dân đến từ Đông Nam Á vừa tới Hoa Kỳ là hệ thống vi sinh vật trong dạ dày của họ biến đổi ngay để thích ứng với môi trường mới, tức là Tây phương hóa nhanh chóng, theo một nghiên cứu về những cộng đồng này cho biết trong tạp chí chuyên ngành Cell số ra ngày 1/11.
Các nhà khoa học tại đại học University of Minnesota và tổ chức Somali, Latino, and H’mong Partnership for Health and Wellness vừa tìm ra chứng cứ rằng hệ thống vi sinh vật (microbiome) của người di dân và tị nạn thay đổi nhanh chóng ngay khi họ vừa đặt chân tới Mỹ. Điều này sẽ giúp hiểu rõ thêm về những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường và chứng béo phì, đang ảnh hưởng những người di dân.
Giáo sư Dan Knights cho biết: “Chúng tôi khám phá rằng người di dân bắt đầu tiến trình loại bỏ những vi sinh vật bản xứ hầu như ngay khi vừa tới Mỹ và cưu mang ngay những vi sinh vật mới lạ vốn thường thấy ở người Âu Mỹ. Nhưng thành phần vi sinh vật mới không nhiều đủ để thay thế những loại đã mất đi, do đó chúng ta thấy một sự mất mát lớn về mức đa dạng của vi sinh vật”.
Người tham dự cuộc nghiên cứu đến từ cộng đồng tị nạn và di dân Đông Nam Á đông đảo ở Minnesota, nhất là người H’mong và người Karen (từ Trung Quốc và Miến Điện, nay định cư ở Thái Lan). Các nhà khoa học so sánh hệ thống vi sinh vật trong dạ dày của thành phần người H’mong và Karen còn sống ở Thái Lan, nhóm đã định cư tại Hoa Kỳ, con cái của những người di dân tị nạn, và thành phần người Mỹ da trắng. Ngoài ra, họ còn theo dõi một nhóm 19 người tị nạn gốc Karen trong tiến trình di chuyển từ Thái Lan đến Hoa Kỳ, cho nên có thể thấy tiến trình biến đổi của hệ thống vi sinh vật trong dạ dày của họ trong 6 đến 9 tháng đầu tiên tại Mỹ.
Một trong những lý do có thể là thức ăn, nhưng điều này không giải thích hết được tại sao những vi sinh vật thông thường trong dạ dày người Âu Mỹ lại có thể thay thế nhanh chóng khi thành phần di dân vừa tới Hoa Kỳ trong vòng 6 đến 9 tháng đầu tiên. Đến đời con cháu họ thì vi sinh vật trong dạ dày lại càng giống của Âu Mỹ hơn.
Tuy chưa chứng minh được là nguyên nhân, có một mối liên hệ giữa việc Âu Mỹ hóa hệ thống vi sinh vật trong dạ dày và chứng béo phì gia tăng.
Giáo sư Dan Knights cho biết: “Chúng tôi khám phá rằng người di dân bắt đầu tiến trình loại bỏ những vi sinh vật bản xứ hầu như ngay khi vừa tới Mỹ và cưu mang ngay những vi sinh vật mới lạ vốn thường thấy ở người Âu Mỹ. Nhưng thành phần vi sinh vật mới không nhiều đủ để thay thế những loại đã mất đi, do đó chúng ta thấy một sự mất mát lớn về mức đa dạng của vi sinh vật”.
Người tham dự cuộc nghiên cứu đến từ cộng đồng tị nạn và di dân Đông Nam Á đông đảo ở Minnesota, nhất là người H’mong và người Karen (từ Trung Quốc và Miến Điện, nay định cư ở Thái Lan). Các nhà khoa học so sánh hệ thống vi sinh vật trong dạ dày của thành phần người H’mong và Karen còn sống ở Thái Lan, nhóm đã định cư tại Hoa Kỳ, con cái của những người di dân tị nạn, và thành phần người Mỹ da trắng. Ngoài ra, họ còn theo dõi một nhóm 19 người tị nạn gốc Karen trong tiến trình di chuyển từ Thái Lan đến Hoa Kỳ, cho nên có thể thấy tiến trình biến đổi của hệ thống vi sinh vật trong dạ dày của họ trong 6 đến 9 tháng đầu tiên tại Mỹ.
Một trong những lý do có thể là thức ăn, nhưng điều này không giải thích hết được tại sao những vi sinh vật thông thường trong dạ dày người Âu Mỹ lại có thể thay thế nhanh chóng khi thành phần di dân vừa tới Hoa Kỳ trong vòng 6 đến 9 tháng đầu tiên. Đến đời con cháu họ thì vi sinh vật trong dạ dày lại càng giống của Âu Mỹ hơn.
Tuy chưa chứng minh được là nguyên nhân, có một mối liên hệ giữa việc Âu Mỹ hóa hệ thống vi sinh vật trong dạ dày và chứng béo phì gia tăng.