Bài Quan Điểm của THẮNG ĐỖ
Trong thời gian vừa qua, danh từ 'caravan' (nghĩa gốc là một đoàn người cùng đi với nhau, như các nhóm lái buôn hay hành hương xưa kia) xuất hiện hàng ngày trên các phương tiện truyền thông khắp nơi.
Trong thời gian vừa qua, danh từ 'caravan' (nghĩa gốc là một đoàn người cùng đi với nhau, như các nhóm lái buôn hay hành hương xưa kia) xuất hiện hàng ngày trên các phương tiện truyền thông khắp nơi.
Đây là đoàn người tị nạn từ vùng 'Tam Giác Bắc' của Trung Mỹ, gồm ba quốc gia: Honduras, Guatemala và El Salvador. Họ dắt díu nhau đi về hướng Bắc. Mục tiêu của nhiều người là biên giới Mễ-Mỹ để nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Mỹ.
Vài tuần lễ trước cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng Thống Donald Trump và phe ủng hộ ông thổi việc này lên để thành tin tức trang nhất: đây là một đoàn quân xâm lược, là bọn băng đảng, nhiều người là dân Trung Đông chứ không phải Trung Mỹ, một đe dọa trầm trọng cho an ninh quốc gia. Những cáo buộc này tuy không dựa trên bằng chứng nào, nhưng chúng đánh vào nỗi sợ hãi người nhập cư không giấy tờ và tính kỳ thị sẵn có của một thành phần trong xã hội Mỹ.
Cùng lúc, những nhà bảo vệ nhân quyền, những người phản đối chính sách chống tị nạn của chính phủ Trump, lên tiếng bảo vệ đoàn người tị nạn. Nhiều cơ quan truyền thông cũng điều tra và viết phóng sự về đoàn người này để tìm hiểu họ thật sự là ai và gia nhập đoàn với động lực gì.
Những người đi trong đoàn Caravan là ai, băng đảng, khủng bố hay chỉ là những người tị nạn bình thường?
Trong bài này, chúng tôi cố gắng đưa ra sự thật về vấn đề 'caravan', dựa trên thông tin của các cơ quan phi đảng phái và phi vụ lợi như Council on Foreign Relations và Pew Research Center, các đại học danh tiếng như Harvard University, cũng như các tổ chức truyền thông đáng tin cậy của Mỹ và Châu Âu, như tờ New York Times, Washington Post và The Guardian.
Những người đi theo Caravan là ai?
Vài câu chuyện được tờ báo The Guardian kể lại sau khi phỏng vấn một số người trong đoàn caravan:
Tuy cuộc sống ở Honduras rất khốn khổ, với nạn băng đảng tràn lan, thất nghiệp và lạm phát phi mã, bà Miriam Carranza vẫn cố gắng chịu đựng. Cùng với chồng làm thợ xây cất, bà nuôi gia đình bằng số lương ít ỏi của hai người, cho đến khi một băng đảng địa phương đòi vợ chồng bà đóng 'thuế chiến tranh', nhiều hơn tiền thu nhập của cả hai. Họ dọa sẽ giết con gái nếu ông bà không chịu trả. Sợ hãi, họ bỏ nhà, bỏ quê để sống lây lất, cho đến khi gia nhập đoàn đoàn caravan đang chuẩn bị đi sang Mexico.
Gerson Martinez, 22 tuổi, mặt còn búng ra sữa, bế đứa con sáu tháng, có ngọai hình thật sự không giống 'quân xâm lược' chút nào. Anh bỏ quê ở San Pablo Sula, một trong những thành phố với tỉ lệ giết người cao nhất thế giới. Thất nghiệp và tuyệt vọng, anh bị một băng đảng buộc để cho họ trữ súng trong nhà anh. Thay vì gia nhập băng đảng như họ kêu gọi, anh bế con chạy trốn và gia nhập đoàn caravan. "Nếu tôi gia nhập", anh vừa nói vừa khóc, "sau này đấy cũng là tương lai của con tôi".
Nhiều người tị nạn trong đoàn kể lại những kinh nghiệm tương tự. "Họ dọa sẽ cứa cổ tôi trong 24 giờ", cô Aida Acevedo nói trong khi đưa ngón tay trỏ đẩy ngang cổ mình. Cô lập tức bỏ trốn và tìm đường đi Mỹ khi cô khám phá có đoàn caravan và nhập vào với họ. Cô hiểu rằng đi một mình rất nguy hiểm và dễ dàng trở thành nạn nhân bị các băng đảng dọc đường cướp giật hay hãm hiếp.
Ai là người tổ chức đoàn Caravan?
Có ai đứng sau xúi giục hay tổ chức đoàn người này không?
Tổng Thống Trump và nhiều người ủng hộ ông cáo buộc là George Soros, một trong những tỷ phú từng lên tiếng kịch liệt chống các chính sách của Trump, đã bỏ tiền ra hỗ trợ cho đoàn. Nhưng cho đến giờ, họ chưa đưa ra được bằng chứng nào để hỗ trợ cho cáo buộc đó.
Cũng theo tờ Guardian, một nghị viên Honduras, ông Barolo Fuentes, đã cùng với khoảng 160 người tuần hành từ Pedro Sula về hướng Bắc. Qua khỏi biên giới, ông bị an ninh của Guatemala bắt giữ và trục xuất trở về Honduras. Tuy bị các nhóm chống tị nạn cáo buộc ông là người tổ chức cho đoàn caravan, ông đã phủ nhận điều đó và chưa thấy ai đưa ra bằng chứng gì ngược lại.
Một tổ chức từ thiện của Mexico, Pueblo Sin Fronteras (Nhân Dân Không Biên Giới) có cung cấp thực phẩm và vật dụng cần thiết cho đoàn người, nhưng cũng phủ nhận đóng bất cứ vai trò lãnh đạo nào.
"Không có ai tổ chức cả", anh Alex Mensing, một phối hợp viên của tổ chức nói, "giống như những người tị nạn Syria, họ không cần ai tổ chức, thúc giục họ. Đây là một làn sóng tị nạn thật sự để thoát tình trạng nguy hiểm do bạo động và tìm nơi trú ẩn an toàn".
Còn sự liên hệ của George Soros? Nó bắt nguồn từ một "tin giả" - fake news, đăng trên Facebook; chính ông Jim Snyder, người đầu tiên loan tin này, đã ghi rõ nó là tin giả, nhưng người ta vẫn truyền bá khắp mạng xã hội như thể chuyện thật.
Tại sao họ lại bỏ xứ ra đi?
Theo Council on Foreign Relations (Hội Đồng Quan Hệ Quốc Tế), cả ba quốc gia của vùng 'Tam Giác Bắc' đều đã từng hứng chịu nạn tham nhũng tràn lan và có hệ thống, hỗ trợ bởi các băng đảng và bọn buôn lậu ma túy, hay có khi bởi chính lực lượng an ninh chính phủ.
Tình trạng này bắt nguồn từ cuộc nội chiến El Salvador và Guatamela trong thập niên 1980. Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến này khi viện trợ vũ khí cho phe chính phủ. Honduras không bị chiến tranh nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề do là nước láng giềng.
Hệ lụy của chiến tranh là rất nhiều người mất nhà cửa và bị thất nghiệp, và đất nước họ trở thành một kho súng đạn khổng lồ. Nạn buôn lậu ma túy tràn sang và dễ dàng phát triển, nhất là với sự toa rập của các quan chức tham nhũng. Hoàn toàn không có một thế lực nào bảo vệ cho những người dân bị kẹt ở giữa các lằn đạn.
Họ có làm gì phạm pháp không?
Luật Mỹ và Luật Quốc Tế cho phép bất cứ ai từ bất cứ quốc gia nào có quyền nộp đơn xin tị nạn vào một quốc gia khác, và quốc gia đó, trong trường hợp này là Mỹ, có quyền nhận hay từ chối những người này, sau khi xét đơn của họ một cách công bằng và theo qui chế tị nạn chính trị. Quốc gia đó cũng cần đối xử với những người xin tị nạn theo tiêu chuẩn nhân đạo tối thiểu.
Việc những người từ Trung Mỹ đến biên giới và mong nộp đơn xin tị nạn tại biên giới Mỹ hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp đoàn caravan, chính phủ Mỹ đã tạm thời đóng cửa biên giới và cắt giảm số hồ sơ thu nhận so với những năm trước đây. Chính hai điều đó đã vi phạm luật Mỹ và là nguyên nhân biến sự việc trở thành một biến cố căng thẳng.
Một số người tị nạn đã tự động leo rào, có người ném đá, tức là làm những hành động phạm pháp. Nhưng đó chỉ là một số nhỏ trong con số khoảng 7.500 người trong đoàn.
Vả lại, sau một cuộc hành trình nhọc nhằn dắt díu nhau lội bộ và quá giang dài hơn hai nghìn dặm, rồi bị ngăn trở không cho nộp đơn, phản ứng của họ có lẽ không phải là điều không thể đoán trước được.
Họ sẽ trở thành gánh nặng cho Mỹ?
Các đoàn caravan của người di cư từ Trung Mỹ trước đây vẫn từng đến biên giới Hoa Kỳ, nhưng đây là số người đông nhất trong từ bao lâu nay.
Giống như một nhóm caravan đến biên giới Mỹ mùa Xuân năm ngoái, đoàn caravan này đã bị Tổng Thống Trump kết án, với những tuyên bố tại các cuộc vận động tranh cử cho cuộc bầu cử giữa kỳ, khiến họ trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình. Ông Trump lợi dụng tình cảnh của những người này để nhắc nhở phe ủng hộ về lời hứa cứng rắn với dân nhập cư của mình.
Vẫn theo tờ New York Times, ngay cả khi cả nhóm trên dưới 5.000 người này đến được biên giới, con số này chỉ đại diện cho một phần rất nhỏ của những người di cư đến biên giới Mỹ mỗi năm. Không có số liệu chính thức về tổng số người vượt biên giới bất hợp pháp, nhưng Cơ Quan Thuế Quan và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ đã giam giữ khoảng 396.579 người vượt biên giới Mexico phía Nam bất hợp pháp từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.
Có phải những người đi theo đoàn caravan nói trên chỉ nhắm đi Mỹ và sẽ trở thành gánh nặng cho Mỹ?
Nhiều người trong đoàn có người quen hoặc người thân ở Mỹ, và muốn xin tị nạn ở Mỹ. Nhưng theo tờ New York Times, đã có khoảng 1.500 người xin tị nạn tại Mexico. Mỹ từ trước đến giờ luôn luôn là miền đất hứa của người tị nạn khắp nơi, kể cả Việt Nam.
Caravan và người tị nạn Việt Nam
Gia đình chúng tôi rời Việt Nam cùng với khoảng 200 ngàn người Việt khác trong những ngày cuối cùng trước khi VNCH sụp đổ, trên một chiếc phi cơ vận tải của Không Quân Hoa Kỳ. Sau vài tuần ở đảo Guam, chúng tôi được cấp giấy tờ tạm trú và cho phép xin việc khi đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
Mãi 40 năm sau, tôi mới hiểu rằng chúng tôi đã là những người di dân bất hợp pháp vào thời điểm đó.
Theo cuốn phim tài liệu 'The Last Days of Vietnam', cho đến ngày 29 tháng Tư, 1975, chính phủ Mỹ không đưa ra một lệnh nào cho phép người Việt được tị nạn ở Mỹ.
Những nhân viên Mỹ có mặt tại Sài Gòn đã cố tình bất tuân lệnh cấp trên và hành động trái luật Mỹ để tổ chức 'chui' cuộc tị nạn đó. Chúng tôi chỉ thực sự có qui chế hợp pháp vào ngày 23 tháng 5, 1975, khi Tổng Thống Gerald Ford ký Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Sắc Lệnh Hỗ Trợ Người Di Dân và Tị Nạn Đông Dương.
Sau đó là làn sóng vượt biển của thuyền nhân. Tôi còn nhớ rất rõ các tranh cãi ở Mỹ về người Việt là tị nạn chính trị hay tị nạn kinh tế.
Người Mỹ nào hiểu được rằng chúng ta không dễ dàng tách rời chính trị và kinh tế. Nhiều người không đáp ứng được tiêu chuẩn tị nạn chính trị, nhưng họ bị ruồng bỏ hoặc không có cách kiếm sống do sự tồi tệ của chế độ nơi họ sống. Hơn nữa, nạn nhân chính trị hay nạn nhân kinh tế có khác gì nhau? Họ đều là những người cùng khốn, cần được sự giúp đỡ.
Theo một nghiên cứu của Đại Học Harvard, khoảng 1.500 người tị nạn Việt Nam được định cư ở thành phố Niceville, Florida vào năm 1975. Những người này gặp phải sự chống đối dữ dội từ cộng đồng người da trắng. Theo một thống kê của đài truyền thanh địa phương, 80 phần trăm người bản xứ chống những cư dân mới.
Lý do?
Họ tin là người tị nạn mang theo bệnh truyền nhiễm; có Cộng Sản nằm vùng trong đám họ; và họ sẽ cướp việc làm của dân địa phương. Học sinh một trường trung học tổ chức hội Gook Klux Klan (gook là danh từ miệt thị của người da trắng dùng cho người Việt; tên nhái theo hội Ku Klux Klan hay KKK, một hội da trắng kỳ thị đã từng giết và đàn áp người da đen. Ở Galveston, Texas, họ cũng huy động người địa phương hăm dọa, đốt thuyền và đánh đập các ngư dân gốc Việt).
Nhìn một người tị nạn đói rách, thiếu vệ sinh, bơ vơ, chúng ta rất dễ dàng gán cho họ các động cơ gian dối, cho dù có thật hay không: họ tham tiền, họ bị giật dây, họ là thành phần của một âm mưu chính trị bẩn thỉu nào đó. Nhưng nếu cố nhìn qua cái bề ngoài tệ hại đó của họ: họ chỉ là những người cha, người mẹ mong tìm nơi trú ẩn cho gia đình; là những trẻ em đáng thương; là những người già yếu.
Trước năm 1975, học sinh nào ở VNCH cũng thuộc lòng vài câu thơ trong Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi:
...Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà...
Hãy mở rộng tấm lòng, giúp họ tùy theo sức của chúng ta, như người Mỹ tốt bụng đã giúp người tị nạn Việt Nam trên dưới 40 năm trước đây. Nước Mỹ, người Mỹ cũ và người Mỹ mới như chúng ta không thể nào tệ hại đến mức ngoảnh mặt với những người có cảnh ngộ không khác chúng ta.
Thắng Đỗ là một kiến trúc sư hành nghề tại San Jose, California, và là thành viên của Pivot (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).
Nguồn:
The Guardian
https://www.theguardian.com/world/2018/oct/23/caravan-migrants-mexico-guatemala-honduras-latest-trump-response
Council on Foreign Relations
https://www.cfr.org/backgrounder/central-americas-violent-northern-triangle
The New York Times
https://www.nytimes.com/2018/10/26/world/americas/what-is-migrant-caravan-facts-history.html
Harvard University
https://bulletin.hds.harvard.edu/articles/springsummer2018/not-all-rosy-religion-and-refugee-resettlement
Vài tuần lễ trước cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng Thống Donald Trump và phe ủng hộ ông thổi việc này lên để thành tin tức trang nhất: đây là một đoàn quân xâm lược, là bọn băng đảng, nhiều người là dân Trung Đông chứ không phải Trung Mỹ, một đe dọa trầm trọng cho an ninh quốc gia. Những cáo buộc này tuy không dựa trên bằng chứng nào, nhưng chúng đánh vào nỗi sợ hãi người nhập cư không giấy tờ và tính kỳ thị sẵn có của một thành phần trong xã hội Mỹ.
Cùng lúc, những nhà bảo vệ nhân quyền, những người phản đối chính sách chống tị nạn của chính phủ Trump, lên tiếng bảo vệ đoàn người tị nạn. Nhiều cơ quan truyền thông cũng điều tra và viết phóng sự về đoàn người này để tìm hiểu họ thật sự là ai và gia nhập đoàn với động lực gì.
Những người đi trong đoàn Caravan là ai, băng đảng, khủng bố hay chỉ là những người tị nạn bình thường?
Trong bài này, chúng tôi cố gắng đưa ra sự thật về vấn đề 'caravan', dựa trên thông tin của các cơ quan phi đảng phái và phi vụ lợi như Council on Foreign Relations và Pew Research Center, các đại học danh tiếng như Harvard University, cũng như các tổ chức truyền thông đáng tin cậy của Mỹ và Châu Âu, như tờ New York Times, Washington Post và The Guardian.
Những người đi theo Caravan là ai?
Vài câu chuyện được tờ báo The Guardian kể lại sau khi phỏng vấn một số người trong đoàn caravan:
Tuy cuộc sống ở Honduras rất khốn khổ, với nạn băng đảng tràn lan, thất nghiệp và lạm phát phi mã, bà Miriam Carranza vẫn cố gắng chịu đựng. Cùng với chồng làm thợ xây cất, bà nuôi gia đình bằng số lương ít ỏi của hai người, cho đến khi một băng đảng địa phương đòi vợ chồng bà đóng 'thuế chiến tranh', nhiều hơn tiền thu nhập của cả hai. Họ dọa sẽ giết con gái nếu ông bà không chịu trả. Sợ hãi, họ bỏ nhà, bỏ quê để sống lây lất, cho đến khi gia nhập đoàn đoàn caravan đang chuẩn bị đi sang Mexico.
Gerson Martinez, 22 tuổi, mặt còn búng ra sữa, bế đứa con sáu tháng, có ngọai hình thật sự không giống 'quân xâm lược' chút nào. Anh bỏ quê ở San Pablo Sula, một trong những thành phố với tỉ lệ giết người cao nhất thế giới. Thất nghiệp và tuyệt vọng, anh bị một băng đảng buộc để cho họ trữ súng trong nhà anh. Thay vì gia nhập băng đảng như họ kêu gọi, anh bế con chạy trốn và gia nhập đoàn caravan. "Nếu tôi gia nhập", anh vừa nói vừa khóc, "sau này đấy cũng là tương lai của con tôi".
Nhiều người tị nạn trong đoàn kể lại những kinh nghiệm tương tự. "Họ dọa sẽ cứa cổ tôi trong 24 giờ", cô Aida Acevedo nói trong khi đưa ngón tay trỏ đẩy ngang cổ mình. Cô lập tức bỏ trốn và tìm đường đi Mỹ khi cô khám phá có đoàn caravan và nhập vào với họ. Cô hiểu rằng đi một mình rất nguy hiểm và dễ dàng trở thành nạn nhân bị các băng đảng dọc đường cướp giật hay hãm hiếp.
Ai là người tổ chức đoàn Caravan?
Có ai đứng sau xúi giục hay tổ chức đoàn người này không?
Tổng Thống Trump và nhiều người ủng hộ ông cáo buộc là George Soros, một trong những tỷ phú từng lên tiếng kịch liệt chống các chính sách của Trump, đã bỏ tiền ra hỗ trợ cho đoàn. Nhưng cho đến giờ, họ chưa đưa ra được bằng chứng nào để hỗ trợ cho cáo buộc đó.
Cũng theo tờ Guardian, một nghị viên Honduras, ông Barolo Fuentes, đã cùng với khoảng 160 người tuần hành từ Pedro Sula về hướng Bắc. Qua khỏi biên giới, ông bị an ninh của Guatemala bắt giữ và trục xuất trở về Honduras. Tuy bị các nhóm chống tị nạn cáo buộc ông là người tổ chức cho đoàn caravan, ông đã phủ nhận điều đó và chưa thấy ai đưa ra bằng chứng gì ngược lại.
Một tổ chức từ thiện của Mexico, Pueblo Sin Fronteras (Nhân Dân Không Biên Giới) có cung cấp thực phẩm và vật dụng cần thiết cho đoàn người, nhưng cũng phủ nhận đóng bất cứ vai trò lãnh đạo nào.
"Không có ai tổ chức cả", anh Alex Mensing, một phối hợp viên của tổ chức nói, "giống như những người tị nạn Syria, họ không cần ai tổ chức, thúc giục họ. Đây là một làn sóng tị nạn thật sự để thoát tình trạng nguy hiểm do bạo động và tìm nơi trú ẩn an toàn".
Còn sự liên hệ của George Soros? Nó bắt nguồn từ một "tin giả" - fake news, đăng trên Facebook; chính ông Jim Snyder, người đầu tiên loan tin này, đã ghi rõ nó là tin giả, nhưng người ta vẫn truyền bá khắp mạng xã hội như thể chuyện thật.
Tại sao họ lại bỏ xứ ra đi?
Theo Council on Foreign Relations (Hội Đồng Quan Hệ Quốc Tế), cả ba quốc gia của vùng 'Tam Giác Bắc' đều đã từng hứng chịu nạn tham nhũng tràn lan và có hệ thống, hỗ trợ bởi các băng đảng và bọn buôn lậu ma túy, hay có khi bởi chính lực lượng an ninh chính phủ.
Tình trạng này bắt nguồn từ cuộc nội chiến El Salvador và Guatamela trong thập niên 1980. Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến này khi viện trợ vũ khí cho phe chính phủ. Honduras không bị chiến tranh nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề do là nước láng giềng.
Hệ lụy của chiến tranh là rất nhiều người mất nhà cửa và bị thất nghiệp, và đất nước họ trở thành một kho súng đạn khổng lồ. Nạn buôn lậu ma túy tràn sang và dễ dàng phát triển, nhất là với sự toa rập của các quan chức tham nhũng. Hoàn toàn không có một thế lực nào bảo vệ cho những người dân bị kẹt ở giữa các lằn đạn.
Họ có làm gì phạm pháp không?
Luật Mỹ và Luật Quốc Tế cho phép bất cứ ai từ bất cứ quốc gia nào có quyền nộp đơn xin tị nạn vào một quốc gia khác, và quốc gia đó, trong trường hợp này là Mỹ, có quyền nhận hay từ chối những người này, sau khi xét đơn của họ một cách công bằng và theo qui chế tị nạn chính trị. Quốc gia đó cũng cần đối xử với những người xin tị nạn theo tiêu chuẩn nhân đạo tối thiểu.
Việc những người từ Trung Mỹ đến biên giới và mong nộp đơn xin tị nạn tại biên giới Mỹ hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp đoàn caravan, chính phủ Mỹ đã tạm thời đóng cửa biên giới và cắt giảm số hồ sơ thu nhận so với những năm trước đây. Chính hai điều đó đã vi phạm luật Mỹ và là nguyên nhân biến sự việc trở thành một biến cố căng thẳng.
Một số người tị nạn đã tự động leo rào, có người ném đá, tức là làm những hành động phạm pháp. Nhưng đó chỉ là một số nhỏ trong con số khoảng 7.500 người trong đoàn.
Vả lại, sau một cuộc hành trình nhọc nhằn dắt díu nhau lội bộ và quá giang dài hơn hai nghìn dặm, rồi bị ngăn trở không cho nộp đơn, phản ứng của họ có lẽ không phải là điều không thể đoán trước được.
Họ sẽ trở thành gánh nặng cho Mỹ?
Các đoàn caravan của người di cư từ Trung Mỹ trước đây vẫn từng đến biên giới Hoa Kỳ, nhưng đây là số người đông nhất trong từ bao lâu nay.
Giống như một nhóm caravan đến biên giới Mỹ mùa Xuân năm ngoái, đoàn caravan này đã bị Tổng Thống Trump kết án, với những tuyên bố tại các cuộc vận động tranh cử cho cuộc bầu cử giữa kỳ, khiến họ trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình. Ông Trump lợi dụng tình cảnh của những người này để nhắc nhở phe ủng hộ về lời hứa cứng rắn với dân nhập cư của mình.
Vẫn theo tờ New York Times, ngay cả khi cả nhóm trên dưới 5.000 người này đến được biên giới, con số này chỉ đại diện cho một phần rất nhỏ của những người di cư đến biên giới Mỹ mỗi năm. Không có số liệu chính thức về tổng số người vượt biên giới bất hợp pháp, nhưng Cơ Quan Thuế Quan và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ đã giam giữ khoảng 396.579 người vượt biên giới Mexico phía Nam bất hợp pháp từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.
Có phải những người đi theo đoàn caravan nói trên chỉ nhắm đi Mỹ và sẽ trở thành gánh nặng cho Mỹ?
Nhiều người trong đoàn có người quen hoặc người thân ở Mỹ, và muốn xin tị nạn ở Mỹ. Nhưng theo tờ New York Times, đã có khoảng 1.500 người xin tị nạn tại Mexico. Mỹ từ trước đến giờ luôn luôn là miền đất hứa của người tị nạn khắp nơi, kể cả Việt Nam.
Caravan và người tị nạn Việt Nam
Gia đình chúng tôi rời Việt Nam cùng với khoảng 200 ngàn người Việt khác trong những ngày cuối cùng trước khi VNCH sụp đổ, trên một chiếc phi cơ vận tải của Không Quân Hoa Kỳ. Sau vài tuần ở đảo Guam, chúng tôi được cấp giấy tờ tạm trú và cho phép xin việc khi đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
Mãi 40 năm sau, tôi mới hiểu rằng chúng tôi đã là những người di dân bất hợp pháp vào thời điểm đó.
Theo cuốn phim tài liệu 'The Last Days of Vietnam', cho đến ngày 29 tháng Tư, 1975, chính phủ Mỹ không đưa ra một lệnh nào cho phép người Việt được tị nạn ở Mỹ.
Những nhân viên Mỹ có mặt tại Sài Gòn đã cố tình bất tuân lệnh cấp trên và hành động trái luật Mỹ để tổ chức 'chui' cuộc tị nạn đó. Chúng tôi chỉ thực sự có qui chế hợp pháp vào ngày 23 tháng 5, 1975, khi Tổng Thống Gerald Ford ký Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Sắc Lệnh Hỗ Trợ Người Di Dân và Tị Nạn Đông Dương.
Sau đó là làn sóng vượt biển của thuyền nhân. Tôi còn nhớ rất rõ các tranh cãi ở Mỹ về người Việt là tị nạn chính trị hay tị nạn kinh tế.
Người Mỹ nào hiểu được rằng chúng ta không dễ dàng tách rời chính trị và kinh tế. Nhiều người không đáp ứng được tiêu chuẩn tị nạn chính trị, nhưng họ bị ruồng bỏ hoặc không có cách kiếm sống do sự tồi tệ của chế độ nơi họ sống. Hơn nữa, nạn nhân chính trị hay nạn nhân kinh tế có khác gì nhau? Họ đều là những người cùng khốn, cần được sự giúp đỡ.
Theo một nghiên cứu của Đại Học Harvard, khoảng 1.500 người tị nạn Việt Nam được định cư ở thành phố Niceville, Florida vào năm 1975. Những người này gặp phải sự chống đối dữ dội từ cộng đồng người da trắng. Theo một thống kê của đài truyền thanh địa phương, 80 phần trăm người bản xứ chống những cư dân mới.
Lý do?
Họ tin là người tị nạn mang theo bệnh truyền nhiễm; có Cộng Sản nằm vùng trong đám họ; và họ sẽ cướp việc làm của dân địa phương. Học sinh một trường trung học tổ chức hội Gook Klux Klan (gook là danh từ miệt thị của người da trắng dùng cho người Việt; tên nhái theo hội Ku Klux Klan hay KKK, một hội da trắng kỳ thị đã từng giết và đàn áp người da đen. Ở Galveston, Texas, họ cũng huy động người địa phương hăm dọa, đốt thuyền và đánh đập các ngư dân gốc Việt).
Nhìn một người tị nạn đói rách, thiếu vệ sinh, bơ vơ, chúng ta rất dễ dàng gán cho họ các động cơ gian dối, cho dù có thật hay không: họ tham tiền, họ bị giật dây, họ là thành phần của một âm mưu chính trị bẩn thỉu nào đó. Nhưng nếu cố nhìn qua cái bề ngoài tệ hại đó của họ: họ chỉ là những người cha, người mẹ mong tìm nơi trú ẩn cho gia đình; là những trẻ em đáng thương; là những người già yếu.
Trước năm 1975, học sinh nào ở VNCH cũng thuộc lòng vài câu thơ trong Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi:
...Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà...
Hãy mở rộng tấm lòng, giúp họ tùy theo sức của chúng ta, như người Mỹ tốt bụng đã giúp người tị nạn Việt Nam trên dưới 40 năm trước đây. Nước Mỹ, người Mỹ cũ và người Mỹ mới như chúng ta không thể nào tệ hại đến mức ngoảnh mặt với những người có cảnh ngộ không khác chúng ta.
Thắng Đỗ là một kiến trúc sư hành nghề tại San Jose, California, và là thành viên của Pivot (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).
Nguồn:
The Guardian
https://www.theguardian.com/world/2018/oct/23/caravan-migrants-mexico-guatemala-honduras-latest-trump-response
Council on Foreign Relations
https://www.cfr.org/backgrounder/central-americas-violent-northern-triangle
The New York Times
https://www.nytimes.com/2018/10/26/world/americas/what-is-migrant-caravan-facts-history.html
Harvard University
https://bulletin.hds.harvard.edu/articles/springsummer2018/not-all-rosy-religion-and-refugee-resettlement