Cùng Vào Bếp với VŨ PHƯƠNG DUNG
Dưa Món thường được làm trong gia đình vào dịp Tết, dùng để ăn kèm với các món nhiều mỡ như giò thủ, thịt đông, nhất là không thể thiếu bên cạnh đĩa bánh chưng hay bánh tét. Tuy còn có nhiều loại dưa khác như: dưa hành, dưa kiệu, dưa cải chua, củ cải dầm... nhưng dưa món mang màu sắc đẹp đặc biệt Tết. Một lọ dưa món gồm có ớt đỏ, cà rốt, su hào, củ cải, đu đủ xanh cắt mỏng, tỉa hoa ngâm trong nước mắm. Đôi khi có thêm tỏi, dưa leo, kiệu chua tùy theo cách làm của từng miền Trung, Nam, Bắc. Nhờ vị mặn ngọt và giòn tan của dưa món, nên khi ăn với bánh chưng sẽ đậm đà thêm. Miếng bánh chưng chiên cũng sẽ ngon hơn và ăn hoài không chán.
Dưa Món thường được làm trong gia đình vào dịp Tết, dùng để ăn kèm với các món nhiều mỡ như giò thủ, thịt đông, nhất là không thể thiếu bên cạnh đĩa bánh chưng hay bánh tét. Tuy còn có nhiều loại dưa khác như: dưa hành, dưa kiệu, dưa cải chua, củ cải dầm... nhưng dưa món mang màu sắc đẹp đặc biệt Tết. Một lọ dưa món gồm có ớt đỏ, cà rốt, su hào, củ cải, đu đủ xanh cắt mỏng, tỉa hoa ngâm trong nước mắm. Đôi khi có thêm tỏi, dưa leo, kiệu chua tùy theo cách làm của từng miền Trung, Nam, Bắc. Nhờ vị mặn ngọt và giòn tan của dưa món, nên khi ăn với bánh chưng sẽ đậm đà thêm. Miếng bánh chưng chiên cũng sẽ ngon hơn và ăn hoài không chán.
Những năm gần đây, khu phố Little Sài Gòn nhộn nhịp thêm khi có phong trào nấu bánh chưng, bánh tét chay và mặn bán gây quỹ nơi các đoàn thể, nhà thờ, chùa, thánh thất. Ngày Tết đến, mỗi gia đình đều cần có một cặp bánh chưng, chưa kể những cặp bánh làm quà biếu nên số lượng tiêu thụ không nhỏ. Người làm giúp, kẻ mua dùm, mọi sinh hoạt cộng đồng mang tính cách thực tế đều được mọi người nhiệt tình ủng hộ. Có những năm “bánh ít đi, bánh quy lại”, bánh chưng mang biếu rộ ra khắp nơi để rồi cuối cùng mỗi nhà cất đầy bánh chưng trong tủ lạnh. Người xưa có câu: “Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết” thật đúng! Vì chẳng ai có thể ăn được bánh chưng khi còn nhiều món cỗ Tết ngon hơn đang bày ra trước mắt. Tôi đã nghĩ đến việc làm thêm lọ dưa món và đưa biếu thật sớm, để chiếc bánh chưng được gia chủ thưởng thức ngay trong bữa cơm chiều hôm ấy. Bánh chưng mới nấu thật ngon, gắp thêm miếng dưa món thơm giòn sẽ làm tăng hương vị của nếp, đậu, thịt.
Sắp đến Tết rồi. Một Năm Mới lại đến với người Việt hải ngoại. Ngoài kia pháo nổ rền vang, phố Bolsa tấp nập người mua sắm. Mong rằng món quà Tết tặng nhau năm nay sẽ là cặp bánh chưng xanh với lọ dưa món đẹp mắt, và chúng ta cùng đón mùa Xuân mới tràn đầy niềm vui và hy vọng.
Vật liệu gồm có:
- 1 trái đu đủ xanh
- 1 củ su hào
- 2 củ cà rốt
- 3 củ cải trắng dài khoảng 2 gang tay
- 10 tép tỏi nhỏ, lột vỏ
- 10 trái ớt hiểm đỏ
- 1 cup giấm gạo loại của Nhật (hiệu Marukan nắp xanh)
- 1 cup đường trắng
- 1 ½ cups nước mắm ngon
- 3 cups nước
- 2 hoặc 3 lọ thủy tinh sạch, có nắp đậy kín để đựng dưa món
- dao cắt hình lượn sóng
- có thể thêm dưa leo nếu muốn
Sắp đến Tết rồi. Một Năm Mới lại đến với người Việt hải ngoại. Ngoài kia pháo nổ rền vang, phố Bolsa tấp nập người mua sắm. Mong rằng món quà Tết tặng nhau năm nay sẽ là cặp bánh chưng xanh với lọ dưa món đẹp mắt, và chúng ta cùng đón mùa Xuân mới tràn đầy niềm vui và hy vọng.
Vật liệu gồm có:
- 1 trái đu đủ xanh
- 1 củ su hào
- 2 củ cà rốt
- 3 củ cải trắng dài khoảng 2 gang tay
- 10 tép tỏi nhỏ, lột vỏ
- 10 trái ớt hiểm đỏ
- 1 cup giấm gạo loại của Nhật (hiệu Marukan nắp xanh)
- 1 cup đường trắng
- 1 ½ cups nước mắm ngon
- 3 cups nước
- 2 hoặc 3 lọ thủy tinh sạch, có nắp đậy kín để đựng dưa món
- dao cắt hình lượn sóng
- có thể thêm dưa leo nếu muốn
Cách làm:
- Để cho dưa món ngày Tết được ngon, khi đi chợ chúng ta nên mua những loại củ tươi non theo cách thức như sau: Đu đủ xanh hơi chín vàng một phía sẽ mềm và ngọt, đừng dùng trái xanh quá ăn cứng lắm. Su hào lựa củ non để ít xơ (nhiều người không thích ngâm su hào trong dưa món vì hay bị nhũn và không để được lâu). Củ cải chọn loại trắng, lớn vừa phải, còn non, không có lớp vỏ dầy chung quanh (gọi là 2 da) và không bị nhiều vết thâm đen. Cà rốt cũng lựa củ vừa, nếu tỉa hoa nên mua thêm vì sẽ vất bỏ khá nhiều. Ớt đỏ cay cần để nguyên trái còn đủ cuống xanh. Tỏi tươi mua loại trồng tại Mỹ sau này sẽ không bị mốc. Có thể thêm dưa leo nếu muốn đẹp, nhưng cũng sẽ giống như su hào là hay bị chảy nước.
- Tất cả các loại củ khi mua về nên để ngoài tủ lạnh và làm ngay lúc trời có nắng. Cách làm dưa món còn tùy theo từng miền Trung, Nam, Bắc, nhưng hầu hết đều phải phơi héo (khô khoảng 8/10) trước khi ngâm vào nước mắm. Cách phơi khô cổ truyền giúp cho dưa món trắng, giòn và giữ được lâu trong tháng Tết.
- Cà rốt rửa sạch, bào vỏ rồi cắt từng khúc để tỉa hoa hình tròn, vuông hay chữ nhật. Sau khi tỉa hoa sẽ cắt mỏng chừng ¼ cm là vừa. Có thể dùng dao hình lượn sóng ấn xuống cho nhanh.
- Đu đủ xanh gọt vỏ, cắt làm hai, bỏ hột rồi chia đều để cắt mỏng bằng cà rốt. Có thể tỉa hoa nếu muốn.
- Su hào gọt vỏ, bỏ hết phần cứng, cắt giống như đu đủ.
- Củ cải trắng rửa sạch, bào vỏ, cắt từng khoanh dài 2 inches rồi mới cắt dọc làm 6 hay 8 miếng tùy củ lớn hay nhỏ.
- Dưa leo chọn loại thật nhỏ, rửa sạch, để vỏ, cắt bỏ phần ruột, cắt miếng hơi dầy và bằng củ cải. Dưa leo phải dùng khăn vải vắt nhẹ cho ra bớt nước.
- Tất cả những loại củ trên đây khi cắt xong phải xếp ngay vào khay bọc giấy thiếc (hay rổ thưa) rồi mang ra sân phơi nắng. Nắng phải đủ nóng và chiếu thẳng vào như lúc giữa trưa thì củ cải mới không bị thâm đen (nên coi chừng ruồi hay bụi bay vào). Nếu làm vào dịp Tết, tại những vùng lạnh không có nắng thì dùng máy sấy khô (dehydrator) hoặc để vào lò vặn 150 độ, nhớ mở hé cửa. Tuy nhiên, 2 cách sau là làm thành dưa góp, ăn ngay chứ không để lâu và giòn như dưa món.
- Khi phơi cũng như khi sấy chỉ để khô khoảng 8/10, nghĩa là còn dẻo là được. Khô quá ăn rất cứng.
- Trong lúc phơi dưa món thì nấu nước mắm. Nước mắm ngâm dưa món mua loại ngon, màu nhạt, ít mặn. Giấm hòa chung với nước mắm chọn loại giấm gạo của Nhật (hiệu Marukan nắp xanh) ít chua hơn những loại khác thì dưa món mới giòn và lúc ăn không cảm thấy mùi giấm trong đó.
- Công thức nước mắm ngâm dưa món gồm: 1 cup giấm gạo + 1 cup đường trắng + 1 ½ cups nước mắm ngon + 3 cups nước. Tất cả cho vào nồi đun sôi và để nguội.
- Khi các loại củ làm dưa món đã khô nhỏ lại thì đem rửa sơ qua nước nóng rồi lấy giấy thấm hay vắt thật khô nước.
- Trộn tất cả vào với nước mắm trong một tô lớn, đậy kín nắp lại và để 1 ngày cho nở rồi mới gắp vào lọ sạch.
- Khi gắp dưa món vào lọ nhớ xếp nhẹ tay để có chỗ còn nở tiếp, cho thêm vài tép tỏi và ớt đỏ vào cùng. Đậy kín lọ rồi cất vào tủ lạnh.
- Hai ngày sau kiểm lại các lọ dưa món thấy cạn nước mắm thì cho thêm. Nước mắm luôn luôn phải ngập trong lọ dưa món.
- Dưa món phải 5 ngày mới ăn được – 7 ngày là vừa ngon – có thể để được một tháng trong tủ lạnh.
Chúc các bạn thành công với những lọ Dưa Món trong ngày Tết.
- Để cho dưa món ngày Tết được ngon, khi đi chợ chúng ta nên mua những loại củ tươi non theo cách thức như sau: Đu đủ xanh hơi chín vàng một phía sẽ mềm và ngọt, đừng dùng trái xanh quá ăn cứng lắm. Su hào lựa củ non để ít xơ (nhiều người không thích ngâm su hào trong dưa món vì hay bị nhũn và không để được lâu). Củ cải chọn loại trắng, lớn vừa phải, còn non, không có lớp vỏ dầy chung quanh (gọi là 2 da) và không bị nhiều vết thâm đen. Cà rốt cũng lựa củ vừa, nếu tỉa hoa nên mua thêm vì sẽ vất bỏ khá nhiều. Ớt đỏ cay cần để nguyên trái còn đủ cuống xanh. Tỏi tươi mua loại trồng tại Mỹ sau này sẽ không bị mốc. Có thể thêm dưa leo nếu muốn đẹp, nhưng cũng sẽ giống như su hào là hay bị chảy nước.
- Tất cả các loại củ khi mua về nên để ngoài tủ lạnh và làm ngay lúc trời có nắng. Cách làm dưa món còn tùy theo từng miền Trung, Nam, Bắc, nhưng hầu hết đều phải phơi héo (khô khoảng 8/10) trước khi ngâm vào nước mắm. Cách phơi khô cổ truyền giúp cho dưa món trắng, giòn và giữ được lâu trong tháng Tết.
- Cà rốt rửa sạch, bào vỏ rồi cắt từng khúc để tỉa hoa hình tròn, vuông hay chữ nhật. Sau khi tỉa hoa sẽ cắt mỏng chừng ¼ cm là vừa. Có thể dùng dao hình lượn sóng ấn xuống cho nhanh.
- Đu đủ xanh gọt vỏ, cắt làm hai, bỏ hột rồi chia đều để cắt mỏng bằng cà rốt. Có thể tỉa hoa nếu muốn.
- Su hào gọt vỏ, bỏ hết phần cứng, cắt giống như đu đủ.
- Củ cải trắng rửa sạch, bào vỏ, cắt từng khoanh dài 2 inches rồi mới cắt dọc làm 6 hay 8 miếng tùy củ lớn hay nhỏ.
- Dưa leo chọn loại thật nhỏ, rửa sạch, để vỏ, cắt bỏ phần ruột, cắt miếng hơi dầy và bằng củ cải. Dưa leo phải dùng khăn vải vắt nhẹ cho ra bớt nước.
- Tất cả những loại củ trên đây khi cắt xong phải xếp ngay vào khay bọc giấy thiếc (hay rổ thưa) rồi mang ra sân phơi nắng. Nắng phải đủ nóng và chiếu thẳng vào như lúc giữa trưa thì củ cải mới không bị thâm đen (nên coi chừng ruồi hay bụi bay vào). Nếu làm vào dịp Tết, tại những vùng lạnh không có nắng thì dùng máy sấy khô (dehydrator) hoặc để vào lò vặn 150 độ, nhớ mở hé cửa. Tuy nhiên, 2 cách sau là làm thành dưa góp, ăn ngay chứ không để lâu và giòn như dưa món.
- Khi phơi cũng như khi sấy chỉ để khô khoảng 8/10, nghĩa là còn dẻo là được. Khô quá ăn rất cứng.
- Trong lúc phơi dưa món thì nấu nước mắm. Nước mắm ngâm dưa món mua loại ngon, màu nhạt, ít mặn. Giấm hòa chung với nước mắm chọn loại giấm gạo của Nhật (hiệu Marukan nắp xanh) ít chua hơn những loại khác thì dưa món mới giòn và lúc ăn không cảm thấy mùi giấm trong đó.
- Công thức nước mắm ngâm dưa món gồm: 1 cup giấm gạo + 1 cup đường trắng + 1 ½ cups nước mắm ngon + 3 cups nước. Tất cả cho vào nồi đun sôi và để nguội.
- Khi các loại củ làm dưa món đã khô nhỏ lại thì đem rửa sơ qua nước nóng rồi lấy giấy thấm hay vắt thật khô nước.
- Trộn tất cả vào với nước mắm trong một tô lớn, đậy kín nắp lại và để 1 ngày cho nở rồi mới gắp vào lọ sạch.
- Khi gắp dưa món vào lọ nhớ xếp nhẹ tay để có chỗ còn nở tiếp, cho thêm vài tép tỏi và ớt đỏ vào cùng. Đậy kín lọ rồi cất vào tủ lạnh.
- Hai ngày sau kiểm lại các lọ dưa món thấy cạn nước mắm thì cho thêm. Nước mắm luôn luôn phải ngập trong lọ dưa món.
- Dưa món phải 5 ngày mới ăn được – 7 ngày là vừa ngon – có thể để được một tháng trong tủ lạnh.
Chúc các bạn thành công với những lọ Dưa Món trong ngày Tết.