~ NGUYỄN HỮU PHƯỚC ~
Hằng năm, ở Hoa Kỳ giờ tiết kiệm ánh sáng (daylight saving time) bắt đầu vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng Ba và chấm dứt vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười Một. Do đó vào ngày Chủ Nhật 4 tháng 11 năm 2018, chúng ta phải vặn lui một giờ để chuyển từ giờ tiết kiệm ánh sáng sang giờ tiêu chuẩn (địa phương) (standard time) tại Hoa Kỳ. Giờ tiêu chuẩn có nguồn gốc từ giờ thiên nhiên và giờ quốc tế.
Hằng năm, ở Hoa Kỳ giờ tiết kiệm ánh sáng (daylight saving time) bắt đầu vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng Ba và chấm dứt vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười Một. Do đó vào ngày Chủ Nhật 4 tháng 11 năm 2018, chúng ta phải vặn lui một giờ để chuyển từ giờ tiết kiệm ánh sáng sang giờ tiêu chuẩn (địa phương) (standard time) tại Hoa Kỳ. Giờ tiêu chuẩn có nguồn gốc từ giờ thiên nhiên và giờ quốc tế.
Giờ thiên nhiên
Giờ thiên nhiên là giờ tính theo mặt trời. Khi mặt trời ở vị trí thiên đỉnh, điểm cao nhất của mặt trời trên bầu trời, ở một địa phương nào, thì nơi đó, vào lúc đó, được coi là lúc 12 giờ trưa, giờ thiên nhiên. Khi chưa có qui ước quốc tế về giờ, thì mỗi thành phố, hay mỗi địa hạt cứ theo giờ thiên nhiên của riêng nơi mình ở.
Nhưng cái rắc rối là quả đất tròn và cứ tiếp tục xoay tròn quanh trục của nó. Do đó nếu theo giờ thiên nhiên thì các thành phố gần nhau theo chiều Đông Tây hay ngược lại sẽ có nhiều giờ khác nhau. Và đâu là ranh giới giữa 12 giờ trưa và 1 giờ trưa, hay giữa 11 giờ và 12 giờ trưa. Nhiều quốc gia lại có chiều ngang trải dài qua nhiều kinh tuyến, và do đó có quá nhiều giờ thiên nhiên ở mỗi địa phương khác nhau. Nếu nói về tất cả các quốc gia trên thế giới, thì vấn đề giờ địa phương theo thiên nhiên nầy lại càng phức tạp hơn.
Giờ quốc tế
Vào năm 1884, một số quốc gia trên thế giới, nhứt là các quốc gia có nhiều đất đai rải rác nhiều nơi trên hoàn cầu, họp nhau ở Washington D.C. để qui định cách tính giờ cho dễ việc thông tin và chuyển vận. Địa cầu được chia ra 24 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 15 kinh tuyến (mỗi kinh tuyến cách nhau một độ, vì vòng tròn địa cầu có 360 độ) gọi là 24 múi giờ hay 24 vùng giờ. Họ công nhận vùng giờ đi ngang qua làng Greenwich thuộc Anh Quốc làm giờ quốc tế. Khi vùng giờ Greenwich vào lúc 12 giờ trưa, thì vùng giờ phía đông của nó là 1 giờ trưa, và vùng giờ phía tây là 11 giờ trưa. Lý do là vì quả đất quay theo chiều từ Tây sang Đông. Nói cách khác, mặt trời đi ngang qua thiên đỉnh của vùng Greenwich 1 giờ trước khi đi ngang qua thiên đỉnh của vùng phía tây của nó. Khi có một sự kiện có tính cách quốc tế, hay khi muốn biết giờ xảy ra của một sự kiện ở một quốc gia khác, các cơ quan thông tin có thể dùng hai loại giờ để diễn tả: dùng giờ quốc tế, hay dùng “giờ tiêu chuẩn địa phương” của thành phố, hay của quốc gia mà cơ quan đó tùy thuộc.
Giờ tiêu chuẩn địa phương
Mỗi quốc gia, tùy theo khoảng cách tính bằng vùng giờ đối với vùng giờ quốc tế, thiết lập giờ tiêu chuẩn địa phương (gọi tắt là giờ tiêu chuẩn) cho quốc gia. Thí dụ Việt Nam nằm trong vùng giờ thứ bảy ở phía Đông của vùng Greenwich. Khi ở Greenwich là 12 giờ trưa thì ở Việt Nam là 7 giờ chiều. Tính theo qui ước nầy thì Việt Nam có giờ tiêu chuẩn là 7 giờ sau giờ quốc tế. Nói khác đi, nếu có một sự kiện xảy ra ở Việt Nam vào lúc 7 giờ tối thì một cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ có thể mô tả là sự kiện xảy ra vào lúc 12 giờ trưa, giờ quốc tế. Có một thời gian ngắn trong khoảng Thế Chiến Thứ Hai (1939-45), giờ tiêu chuẩn của Việt Nam sai biệt tám giờ so với giờ quốc tế. Lý do là vì lúc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, họ quyết định đổi giờ.
Việt Nam theo giờ tiêu chuẩn Tokyo, 8 giờ sau giờ quốc tế. Họ làm vậy để việc điều động quân đội và việc chỉ huy được thống nhất theo một loại giờ mà thôi. Sau khi Nhật rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam đã trở lại giờ tiêu chuẩn của Việt Nam.
Thí dụ vừa qua cho thấy tùy theo nhu cầu, một quốc gia có thể định một “giờ địa phương” khác hơn giờ tiêu chuẩn. Đây là trường hợp của giờ tiết kiệm ánh sáng mà chúng ta đang dùng ở Hoa Kỳ từ Chủ Nhật ngày 11 tháng 3 năm 2018 đến ngày 4 tháng 11 năm 2018 để trở lại giờ tiêu chuẩn.
Những quốc gia nào có chiều ngang nằm lọt trong một vùng giờ thì từ biên giới Đông sang biên giới Tây chỉ dùng có một loại giờ, thường là giờ tiêu chuẩn như Việt Nam hay Chile. Những nước có chiều ngang quá rộng trải dài trên nhiều chục kinh tuyến như Hoa Kỳ, Canada, hay Nga, thì chánh quyền mỗi nước chia lãnh thổ của họ ra làm nhiều vùng giờ tiêu chuẩn. Hiện nay việc phân chia nầy của các quốc gia đã rõ ràng nên việc tính giờ của các chuyến bay không có gì rắc rối trên bình diện quốc tế.
Chúng ta đi ngược dòng thời gian và dùng Hoa Kỳ làm thí dụ để thấy rõ sự quan trọng của việc xác định các vùng giờ tiêu chuẩn cho từng địa phương của một nước có chiều ngang quá rộng. Washington D.C. cách Los Angeles khoảng 60 kinh tuyến, do đó cách nhau 3 vùng giờ. Hồi mới lập quốc ở miền Đông và phát triển lần về miền Tây, các thành phố tân lập tự định giờ theo thiên nhiên. Do đó có quá nhiều giờ địa phương. Khi có đường xe lửa xuyên lục địa, vấn đề thông báo giờ đi và giờ đến càng ngày càng trở nên phức tạp. Giờ giấc các xe lửa tránh nhau ở các nhà ga là một mối quan tâm lớn cho nhân viên hỏa xa, vì việc thông báo và tính toán sai giờ có thể đưa đến những tai nạn thảm khốc khi hai xe lửa đụng nhau.
Vì vậy năm 1883 các hãng hỏa xa Hoa Kỳ đồng ý là chia lãnh thổ Hoa Kỳ (phần trên lục địa bắc Mỹ) ra làm 4 vùng giờ. Tất cả những thành phố trong một vùng giờ, dù nằm cách xa nhau đến 15 kinh tuyến (tức gần một giờ tính theo mặt trời) vẫn phải dùng giờ giống nhau, mặc dầu trước kia dùng hai giờ khác nhau. Nhờ việc qui định đó, trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, phần lục địa có bốn vùng giờ tiêu chuẩn: giờ Thái Bình Dương – Pacific Time; giờ Miền Núi – Mountain Time; giờ Miền Trung – Central Time; giờ Miền Đông – Eastern Time; và giờ Đại Tây Dương – Atlantic Time. Sau nầy Hoa Kỳ có thêm hai vùng giờ tiêu chuẩn nữa là giờ Alaska và giờ Hawaii. Vậy Hoa Kỳ có tổng cộng là 6 vùng giờ tiêu chuẩn.
Giờ thiên nhiên là giờ tính theo mặt trời. Khi mặt trời ở vị trí thiên đỉnh, điểm cao nhất của mặt trời trên bầu trời, ở một địa phương nào, thì nơi đó, vào lúc đó, được coi là lúc 12 giờ trưa, giờ thiên nhiên. Khi chưa có qui ước quốc tế về giờ, thì mỗi thành phố, hay mỗi địa hạt cứ theo giờ thiên nhiên của riêng nơi mình ở.
Nhưng cái rắc rối là quả đất tròn và cứ tiếp tục xoay tròn quanh trục của nó. Do đó nếu theo giờ thiên nhiên thì các thành phố gần nhau theo chiều Đông Tây hay ngược lại sẽ có nhiều giờ khác nhau. Và đâu là ranh giới giữa 12 giờ trưa và 1 giờ trưa, hay giữa 11 giờ và 12 giờ trưa. Nhiều quốc gia lại có chiều ngang trải dài qua nhiều kinh tuyến, và do đó có quá nhiều giờ thiên nhiên ở mỗi địa phương khác nhau. Nếu nói về tất cả các quốc gia trên thế giới, thì vấn đề giờ địa phương theo thiên nhiên nầy lại càng phức tạp hơn.
Giờ quốc tế
Vào năm 1884, một số quốc gia trên thế giới, nhứt là các quốc gia có nhiều đất đai rải rác nhiều nơi trên hoàn cầu, họp nhau ở Washington D.C. để qui định cách tính giờ cho dễ việc thông tin và chuyển vận. Địa cầu được chia ra 24 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 15 kinh tuyến (mỗi kinh tuyến cách nhau một độ, vì vòng tròn địa cầu có 360 độ) gọi là 24 múi giờ hay 24 vùng giờ. Họ công nhận vùng giờ đi ngang qua làng Greenwich thuộc Anh Quốc làm giờ quốc tế. Khi vùng giờ Greenwich vào lúc 12 giờ trưa, thì vùng giờ phía đông của nó là 1 giờ trưa, và vùng giờ phía tây là 11 giờ trưa. Lý do là vì quả đất quay theo chiều từ Tây sang Đông. Nói cách khác, mặt trời đi ngang qua thiên đỉnh của vùng Greenwich 1 giờ trước khi đi ngang qua thiên đỉnh của vùng phía tây của nó. Khi có một sự kiện có tính cách quốc tế, hay khi muốn biết giờ xảy ra của một sự kiện ở một quốc gia khác, các cơ quan thông tin có thể dùng hai loại giờ để diễn tả: dùng giờ quốc tế, hay dùng “giờ tiêu chuẩn địa phương” của thành phố, hay của quốc gia mà cơ quan đó tùy thuộc.
Giờ tiêu chuẩn địa phương
Mỗi quốc gia, tùy theo khoảng cách tính bằng vùng giờ đối với vùng giờ quốc tế, thiết lập giờ tiêu chuẩn địa phương (gọi tắt là giờ tiêu chuẩn) cho quốc gia. Thí dụ Việt Nam nằm trong vùng giờ thứ bảy ở phía Đông của vùng Greenwich. Khi ở Greenwich là 12 giờ trưa thì ở Việt Nam là 7 giờ chiều. Tính theo qui ước nầy thì Việt Nam có giờ tiêu chuẩn là 7 giờ sau giờ quốc tế. Nói khác đi, nếu có một sự kiện xảy ra ở Việt Nam vào lúc 7 giờ tối thì một cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ có thể mô tả là sự kiện xảy ra vào lúc 12 giờ trưa, giờ quốc tế. Có một thời gian ngắn trong khoảng Thế Chiến Thứ Hai (1939-45), giờ tiêu chuẩn của Việt Nam sai biệt tám giờ so với giờ quốc tế. Lý do là vì lúc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, họ quyết định đổi giờ.
Việt Nam theo giờ tiêu chuẩn Tokyo, 8 giờ sau giờ quốc tế. Họ làm vậy để việc điều động quân đội và việc chỉ huy được thống nhất theo một loại giờ mà thôi. Sau khi Nhật rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam đã trở lại giờ tiêu chuẩn của Việt Nam.
Thí dụ vừa qua cho thấy tùy theo nhu cầu, một quốc gia có thể định một “giờ địa phương” khác hơn giờ tiêu chuẩn. Đây là trường hợp của giờ tiết kiệm ánh sáng mà chúng ta đang dùng ở Hoa Kỳ từ Chủ Nhật ngày 11 tháng 3 năm 2018 đến ngày 4 tháng 11 năm 2018 để trở lại giờ tiêu chuẩn.
Những quốc gia nào có chiều ngang nằm lọt trong một vùng giờ thì từ biên giới Đông sang biên giới Tây chỉ dùng có một loại giờ, thường là giờ tiêu chuẩn như Việt Nam hay Chile. Những nước có chiều ngang quá rộng trải dài trên nhiều chục kinh tuyến như Hoa Kỳ, Canada, hay Nga, thì chánh quyền mỗi nước chia lãnh thổ của họ ra làm nhiều vùng giờ tiêu chuẩn. Hiện nay việc phân chia nầy của các quốc gia đã rõ ràng nên việc tính giờ của các chuyến bay không có gì rắc rối trên bình diện quốc tế.
Chúng ta đi ngược dòng thời gian và dùng Hoa Kỳ làm thí dụ để thấy rõ sự quan trọng của việc xác định các vùng giờ tiêu chuẩn cho từng địa phương của một nước có chiều ngang quá rộng. Washington D.C. cách Los Angeles khoảng 60 kinh tuyến, do đó cách nhau 3 vùng giờ. Hồi mới lập quốc ở miền Đông và phát triển lần về miền Tây, các thành phố tân lập tự định giờ theo thiên nhiên. Do đó có quá nhiều giờ địa phương. Khi có đường xe lửa xuyên lục địa, vấn đề thông báo giờ đi và giờ đến càng ngày càng trở nên phức tạp. Giờ giấc các xe lửa tránh nhau ở các nhà ga là một mối quan tâm lớn cho nhân viên hỏa xa, vì việc thông báo và tính toán sai giờ có thể đưa đến những tai nạn thảm khốc khi hai xe lửa đụng nhau.
Vì vậy năm 1883 các hãng hỏa xa Hoa Kỳ đồng ý là chia lãnh thổ Hoa Kỳ (phần trên lục địa bắc Mỹ) ra làm 4 vùng giờ. Tất cả những thành phố trong một vùng giờ, dù nằm cách xa nhau đến 15 kinh tuyến (tức gần một giờ tính theo mặt trời) vẫn phải dùng giờ giống nhau, mặc dầu trước kia dùng hai giờ khác nhau. Nhờ việc qui định đó, trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, phần lục địa có bốn vùng giờ tiêu chuẩn: giờ Thái Bình Dương – Pacific Time; giờ Miền Núi – Mountain Time; giờ Miền Trung – Central Time; giờ Miền Đông – Eastern Time; và giờ Đại Tây Dương – Atlantic Time. Sau nầy Hoa Kỳ có thêm hai vùng giờ tiêu chuẩn nữa là giờ Alaska và giờ Hawaii. Vậy Hoa Kỳ có tổng cộng là 6 vùng giờ tiêu chuẩn.
- Giờ tiêu chuẩn Hawaii nằm vào múi giờ thứ 10, bắt đầu bằng kinh tuyến 150 phía Tây của kinh Tuyến Greewich.
- Giờ tiêu chuẩn Alaska nằm vào múi giờ thứ 9, bắt đầu bằng kinh tuyến 135, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Pacific – Thái Bình Dương nằm vào múi giờ thứ 8, bắt đầu bằng kinh tuyến 120, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Mountain – Miền Núi, nằm vào múi giờ thứ 7, bắt đầu bằng kinh tuyến 105, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Central – Miền Trung, nằm vào múi giờ thứ 6, bắt đầu bằng kinh tuyến 90, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Eastern – Miền Đông nằm vào múi giờ thứ 5, bắt đầu bằng kinh tuyến 75, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
Có điều cần chú ý là những đường phân chia các vùng giờ không phải là những kinh tuyến vẽ thẳng bon trên bản đồ, mà đôi khi được vẽ hơi lệch một ít cho phù hợp với ranh giới của các tiểu bang, mà một phần đất của tiểu bang nầy nằm trên vùng giờ kế bên, để tránh tình trạng của phần nhỏ lãnh thổ nầy có giờ khác hơn giờ của tiểu bang đó. Tuy nhiên có vài tiểu bang có chiều ngang lãnh thổ rộng và nằm choàng trên hai vùng giờ, thì đành phải dùng hai giờ khác nhau. Các tiểu bang North Dakota, South Dakota, Nebraska thuộc trường hợp nầy.
Tóm lại:
- Vào 2 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 4 tháng 11 năm 2018, chúng ta vặn lui đồng hồ 1 giờ, và kim sẽ chỉ là 1 giờ sáng. Trên thực tế, không ai ngồi chờ đến 2 giờ sáng để vặn kim lui lại 1 giờ. Ai cũng biết là nên làm chuyện vặn lui một giờ trước khi đi ngủ vào tối Thứ Bảy 3 tháng 11 năm 2018.
- Chiều ngày Chủ Nhật, chúng ta nhận thấy trời tối sớm hơn thường lệ. Và sau đó rồi cũng quen, chờ đến ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng Ba năm 2019, làm công chuyện vặn đồng hồ thêm một giờ.
Tại sao chúng ta phải làm vậy? Thưa đó là luật, phải thi hành, trừ những nơi được luật cho hưởng ngoại lệ vì điều kiện đặc biệt của địa thế/hình dáng và chiều rộng của tiểu bang. Bộ Giao Thông – Chuyên Chở của chánh quyền Liên Bang là cơ quan thi hành luật về đổi giờ, và có thẩm quyền trong việc phân định ranh giới chia giờ.
Chú thích thêm về Canada, Mexico, và Nga
Quốc gia Canada, tiếp giáp miền Bắc của Hoa Kỳ, và có chiều ngang trải dài trên nhiều kinh tuyến như Hoa Kỳ, Canada chấp nhận bốn tên gọi y như tên của các vùng giờ lục địa Hoa Kỳ. Canada còn có thêm một vùng giờ nữa là giờ Newfoundland ở Đại Tây Dương.
Quốc gia Mexico, tiếp giáp miền Nam Hoa Kỳ chấm dứt “daylight saving time” và bắt đầu giờ tiêu chuẩn vào ngày Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018, đúng một tuần trước ngày của Hoa Kỳ, trên hầu hết các tiểu bang của Mexico. Ngoại lệ: Hai thành phố Tijuana và Juarez City, chấm dứt giờ tiết kiệm ánh sáng, và bắt đầu giờ dùng giờ tiêu chuẩn cùng ngày với Hoa Kỳ do biên giới tiếp giáp.
Liên Bang Nga là quốc gia có nhiều vùng giờ tiêu chuẩn nhất trên thế giới: 11 vùng giờ, vì lãnh thổ liên bang nầy có chiều ngang trải từ Đông Âu sang đến bờ Thái Bình Dương.
Có một sự kiện ngạc nhiên cho thế giới là vào mùa xuân năm 1991, Russia công bố là họ nhìn nhận họ đã dùng giờ tiêu chuẩn sai một tiếng đồng hồ so với giờ quốc tế. Họ đổ lỗi cho một sự thiếu sót trong thời đại Stalin. Lúc đó theo lẽ họ ra lệnh vặn lui một giờ, nhưng lại quên đi và dân chúng cũng không nhắc đến. Do đó mùa xuân 1991, khỏi phải lo vặn giờ tiết kiệm để điều chỉnh sự sai giờ đã có từ 6 thập niên qua. Và họ nói họ chỉ cần nhớ là vào cuối thu 1991 vặn lui một giờ cho đúng theo giờ tiêu chuẩn là được. Họ đã làm như thế. (NHP)
- Giờ tiêu chuẩn Alaska nằm vào múi giờ thứ 9, bắt đầu bằng kinh tuyến 135, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Pacific – Thái Bình Dương nằm vào múi giờ thứ 8, bắt đầu bằng kinh tuyến 120, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Mountain – Miền Núi, nằm vào múi giờ thứ 7, bắt đầu bằng kinh tuyến 105, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Central – Miền Trung, nằm vào múi giờ thứ 6, bắt đầu bằng kinh tuyến 90, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
- Giờ tiêu chuẩn Eastern – Miền Đông nằm vào múi giờ thứ 5, bắt đầu bằng kinh tuyến 75, phía Tây của kinh tuyến Greenwich.
Có điều cần chú ý là những đường phân chia các vùng giờ không phải là những kinh tuyến vẽ thẳng bon trên bản đồ, mà đôi khi được vẽ hơi lệch một ít cho phù hợp với ranh giới của các tiểu bang, mà một phần đất của tiểu bang nầy nằm trên vùng giờ kế bên, để tránh tình trạng của phần nhỏ lãnh thổ nầy có giờ khác hơn giờ của tiểu bang đó. Tuy nhiên có vài tiểu bang có chiều ngang lãnh thổ rộng và nằm choàng trên hai vùng giờ, thì đành phải dùng hai giờ khác nhau. Các tiểu bang North Dakota, South Dakota, Nebraska thuộc trường hợp nầy.
Tóm lại:
- Vào 2 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 4 tháng 11 năm 2018, chúng ta vặn lui đồng hồ 1 giờ, và kim sẽ chỉ là 1 giờ sáng. Trên thực tế, không ai ngồi chờ đến 2 giờ sáng để vặn kim lui lại 1 giờ. Ai cũng biết là nên làm chuyện vặn lui một giờ trước khi đi ngủ vào tối Thứ Bảy 3 tháng 11 năm 2018.
- Chiều ngày Chủ Nhật, chúng ta nhận thấy trời tối sớm hơn thường lệ. Và sau đó rồi cũng quen, chờ đến ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng Ba năm 2019, làm công chuyện vặn đồng hồ thêm một giờ.
Tại sao chúng ta phải làm vậy? Thưa đó là luật, phải thi hành, trừ những nơi được luật cho hưởng ngoại lệ vì điều kiện đặc biệt của địa thế/hình dáng và chiều rộng của tiểu bang. Bộ Giao Thông – Chuyên Chở của chánh quyền Liên Bang là cơ quan thi hành luật về đổi giờ, và có thẩm quyền trong việc phân định ranh giới chia giờ.
Chú thích thêm về Canada, Mexico, và Nga
Quốc gia Canada, tiếp giáp miền Bắc của Hoa Kỳ, và có chiều ngang trải dài trên nhiều kinh tuyến như Hoa Kỳ, Canada chấp nhận bốn tên gọi y như tên của các vùng giờ lục địa Hoa Kỳ. Canada còn có thêm một vùng giờ nữa là giờ Newfoundland ở Đại Tây Dương.
Quốc gia Mexico, tiếp giáp miền Nam Hoa Kỳ chấm dứt “daylight saving time” và bắt đầu giờ tiêu chuẩn vào ngày Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018, đúng một tuần trước ngày của Hoa Kỳ, trên hầu hết các tiểu bang của Mexico. Ngoại lệ: Hai thành phố Tijuana và Juarez City, chấm dứt giờ tiết kiệm ánh sáng, và bắt đầu giờ dùng giờ tiêu chuẩn cùng ngày với Hoa Kỳ do biên giới tiếp giáp.
Liên Bang Nga là quốc gia có nhiều vùng giờ tiêu chuẩn nhất trên thế giới: 11 vùng giờ, vì lãnh thổ liên bang nầy có chiều ngang trải từ Đông Âu sang đến bờ Thái Bình Dương.
Có một sự kiện ngạc nhiên cho thế giới là vào mùa xuân năm 1991, Russia công bố là họ nhìn nhận họ đã dùng giờ tiêu chuẩn sai một tiếng đồng hồ so với giờ quốc tế. Họ đổ lỗi cho một sự thiếu sót trong thời đại Stalin. Lúc đó theo lẽ họ ra lệnh vặn lui một giờ, nhưng lại quên đi và dân chúng cũng không nhắc đến. Do đó mùa xuân 1991, khỏi phải lo vặn giờ tiết kiệm để điều chỉnh sự sai giờ đã có từ 6 thập niên qua. Và họ nói họ chỉ cần nhớ là vào cuối thu 1991 vặn lui một giờ cho đúng theo giờ tiêu chuẩn là được. Họ đã làm như thế. (NHP)