Công trình nghiên cứu về khí thải toàn cầu Global Carbon Project vừa công bố những dữ kiện mới nhất cho thấy khí thải carbon dioxide sẽ đạt tới mức cao nhất trong năm 2018, hậu quả trực tiếp từ những sinh hoạt của con người, các loại xe hơi dùng trên thế giới, và mức độ sử dụng than đốt ở Trung Quốc, ngoài những yếu tố khác. Mức khí thải tăng 1.7% năm 2017 và dự trù lên thêm 2.7% trong năm nay.
Tổng cộng có 37.1 gigaton khí carbon dioxide (CO2) thải vào bầu khí quyển trái đất năm 2018, và Trung Quốc là nước chịu trách nhiệm cho hơn một phần tư khối lượng này, tệ nhất trong các quốc gia. Nhà cầm quyền Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong những năm gần đây, khiến cho khối lượng than sử dụng tăng 3% năm 2018 và khí thải CO2 dự đoán sẽ lên 4.7%.
Tại Hoa Kỳ, sau nhiều năm giảm khí thải, năm nay sẽ tăng 2.5%. Đây là hậu quả của việc dùng nhiều năng lượng sưởi ấm vì mùa đông lạnh hơn và làm mát vào mùa hè vì nhiệt độ nóng hơn bình thường.
Các khoa học gia khuyến cáo, nếu khí thải toàn cầu không giảm vào năm 2020, thế giới sẽ không đạt được tiêu chuẩn đề ra trong hiệp ước khí hậu Paris. Khí thải tăng cao sẽ góp phần làm cho trái đất nóng lên, tạo ra những thay đổi bất thường về thời tiết, làm biến đổi môi trường sinh thái.
Tại Hoa Kỳ, sau nhiều năm giảm khí thải, năm nay sẽ tăng 2.5%. Đây là hậu quả của việc dùng nhiều năng lượng sưởi ấm vì mùa đông lạnh hơn và làm mát vào mùa hè vì nhiệt độ nóng hơn bình thường.
Các khoa học gia khuyến cáo, nếu khí thải toàn cầu không giảm vào năm 2020, thế giới sẽ không đạt được tiêu chuẩn đề ra trong hiệp ước khí hậu Paris. Khí thải tăng cao sẽ góp phần làm cho trái đất nóng lên, tạo ra những thay đổi bất thường về thời tiết, làm biến đổi môi trường sinh thái.