~ THẮNG ĐỖ ~
Hôm Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019, Tổng Thống Donald Trump đã “túyt” là ông sẽ hủy thỏa thuận cho phép tiểu bang California đặt tiêu chuẩn riêng của mình về nhiên liệu và khí thải xe hơi. Thỏa thuận này đã có từ thời Tổng Thống Nixon hơn 50 năm trước, do tình trạng môi trường cá biệt của California với những thành phố bị ô nhiễm không khí ở mức cao nhất nước vào thời đó.
Hôm Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019, Tổng Thống Donald Trump đã “túyt” là ông sẽ hủy thỏa thuận cho phép tiểu bang California đặt tiêu chuẩn riêng của mình về nhiên liệu và khí thải xe hơi. Thỏa thuận này đã có từ thời Tổng Thống Nixon hơn 50 năm trước, do tình trạng môi trường cá biệt của California với những thành phố bị ô nhiễm không khí ở mức cao nhất nước vào thời đó.
Trong vài thập niên qua, California luôn luôn đứng đầu nước Mỹ trong vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều tiểu bang khác đã mượn tiêu chuẩn California để áp dụng cho chính mình, và ngay cả chính phủ Liên bang trong nhiều năm đã theo gương California và cải tiến tiêu chuẩn môi trường toàn quốc. Vì thế, ô nhiễm không khí tại các thành phố của California đã giảm hẳn xuống và tiểu bang đã bớt lệ thuộc vào dầu hỏa và khí đốt để sản xuất năng lượng. Hiện nay, khoảng hai phần ba điện lực của California được sản xuất từ các nguồn ‘sạch’ như ánh sáng mặt trời và gió. Do chính sách khuyến khích doanh nghiệp ‘sạch’ của chính quyền tiểu bang, nhiều công ty hàng đầu về xe hơi điện như Tesla đã phát xuất từ đây. Nỗ lực đi tiên phong về bảo vệ môi trường đã giúp California khôi phục lại ngành sản xuất, điều mà hầu hết các tiểu bang khác ở Mỹ chưa làm nổi.
Khi Tổng Thống Trump đắc cử năm 2016, ông đã dọa sẽ hủy bỏ các tiêu chuẩn nhiên liệu và khí thải xe hơi của Liên bang được chính quyền Obama đặt ra dựa theo tiêu chuẩn của California. Đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng về bảo vệ môi trường và khả năng cạnh tranh quốc tế của kỹ nghệ xe hơi Mỹ. Khí thải từ xe hơi là một nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và biến đổi khiến hậu. Các quốc gia trên thế giới, từ Liên Hiệp Âu Châu, cho đến Trung Quốc, Nhật, và cho đến gần đây, Hoa Kỳ, đều có chính sách giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng dầu hỏa để chuyển sang năng lượng sạch.
Sau hai giai đoạn khủng hoảng vào thập niên 1980 và 2000 dẫn đến các công ty xe hơi Mỹ bị vỡ nợ do chủ trương sản xuất các mẫu xe rất tốn xăng, ngành xe hơi đã khôi phục nhờ chuyển sang các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, kể cả xe chạy bằng điện. Chính sách hỗ trợ của chính phủ, liên bang lẫn tiểu bang, đã giúp California dẫn đầu thế giới về xe điện. Nhưng vị trí dẫn đầu này khá mong manh: Trung Quốc đã và đang theo đuổi một nỗ lực cấp quốc gia để thống trị ngành năng lượng sạch. California đặt ra chỉ tiêu sẽ có 1,5 triệu xe hơi điện vào năm 2025, con số cùng thời điểm đó của Trung Quốc là 5 triệu và các dự đoán là khoảng nửa số xe hơi bán trên thị trường nội địa của họ sẽ là xe điện.
Tổng Thống Trump lập luận rằng các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải xe hơi làm tăng nạn thất nghiệp. Sự thật đi ngược lại thế. Ngành kỹ nghệ xe hơi của Mỹ, tập trung ở Michigan và sau này các tiểu bang miền Nam, đã khôi phục chỉ sau khi các công ty Mỹ chuyển sang sản xuất các mẫu xe tiết kiệm năng lượng hơn. Đặt ra một tiêu chuẩn quốc gia cao về nhiên liệu và khí thải như chính phủ Obama đã làm, tạo nên động cơ cho ngành xe hơi Mỹ cải tiến và cung cấp sản phẩm người tiêu dùng khắp thế giới đòi hỏi. Quay trở lại thời chế tạo những con khủng long bằng thép phí phạm nhiên liệu sẽ giết chết kỹ nghệ xe hơi Mỹ, nhất là khi có bất cứ giao động nào trong thị trường dầu hỏa, như những xung đột hiện nay giữa Mỹ, Iran, Ả Rập Saudi và các quốc gia khác. Đi theo hướng của Tổng Thống Trump trên đường dài sẽ tạo khó khăn cho kỹ nghệ xe hơi Mỹ và làm cho nhiều nhân công mất việc làm.
Chính vì thế, khi chính phủ liên bang rục rịch có triệu chứng ‘gây hấn’ với California, bốn công ty xe hơi hàng đầu thế giới, Ford, BMW, Volkswagen và Honda đã ký thỏa thuận với tiểu bang này, đồng ý sẽ tự nguyện tuân theo tiêu chuẩn của California, bất chấp chính phủ Liên bang có làm gì đi nữa. Họ quyết định thế vì đây là chiến lược đường dài đưa đến ưu thế cạnh tranh toàn cầu.
Tại sao Tổng Thống Trump lại có hành động đi ngược lại với quyền lợi của nước Mỹ, nhất là về bảo vệ môi trường? Tổng Thống không am hiểu về vấn đề môi trường và khả năng cạnh tranh của kỹ nghệ xe hơi Mỹ, hay có động lực nào khác?
Một câu trả lời có thể là do áp lực của các công ty và quốc gia sản xuất dầu hỏa, nhất là Ả Rập Saudi. Ông Trump gần gũi với chính quyền Ả Rập như thế nào, điều đó đã rất rõ ràng. Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí bênh vực thái tử Ả Rập khi ông này ra lệnh thủ tiêu nhà báo đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây nhất, kho dầu của Ả Rập bị tấn công bằng máy bay không người lái, và Tổng Thống đổ lỗi cho Iran rồi “túyt” rằng Mỹ sẵn sàng đánh Iran nhưng còn chờ xem phía Saudi có đưa ra điều kiện gì không. Câu “túyt” cho thấy giới lãnh đạo Saudi quan trọng đến thế nào với Tổng Thống, vì Mỹ không thể đơn phương quyết định việc trọng đại này nếu phía Saudi không bật đèn xanh.
Lý do dễ giải thích hơn là Tổng Thống trước nay vẫn ‘ghen ăn tức ở’ với California. Đây là tiểu bang có chính quyền hoàn toàn thuộc đảng Dân Chủ và là khu vực chính đối lập với Tổng Thống, Những chính sách của California, từ vấn đề di dân, môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế, thuế má, đều cấp tiến và đi ngược với chủ trương bảo thủ thụt lùi của Tổng Thống Trump. Nhưng trớ trêu thay, trong khi chính phủ liên bang phải đối diện với món nợ công và thâm thủng ngân quỹ kỷ lục, thì ngân quỹ California tạo ra số tiền thặng dư khoảng 6 tỉ. Trong khoảng một thập niên trở lại, California đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm của thế giới, nhảy hai hạng từ vị trí số bảy trước đó. Thu nhập bình quân đầu người của California đã vọt lên gần gấp đôi toàn quốc. Tổng Thống Trump tự phụ và hay khoe khoang tài sản của mình, nhưng California có hàng ngàn, nếu không nói hàng vạn người có tài sản nhiều hơn Tổng Thống. Sự ‘ghen ăn tức ở’ của Tổng Thống là điều có thể giải thích được.
Quyết định của Tổng Thống Trump chắc chắn sẽ đưa đến sự hỗn loạn trong kỹ nghệ xe hơi Mỹ, vì họ không biết phải theo phía nào. California không đứng lẻ loi. Mười ba tiểu bang khác, hầu hết các tiểu bang đông dân và đại diện cho gần nửa số xe hơi tiêu thụ hàng năm, đã mượn tiêu chuẩn năng lượng và khí thải của California làm tiêu chuẩn cho mình. California đã tuyên bố sẽ kiện chính phủ liên bang về quyết định phi lý và tổn hại này. Trong cùng ngày, tiểu bang Washington cũng tuyên bố sẽ nôp đơn kiện tương tự như California.
Thắng Đỗ là một kiến trúc sư thuộc Học Viện Hàn Lâm, Kiến Trúc Đoàn Hoa Kỳ (College of Fellows, American Institute of Architects) và là thành viên hội đồng quản trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến.
Khi Tổng Thống Trump đắc cử năm 2016, ông đã dọa sẽ hủy bỏ các tiêu chuẩn nhiên liệu và khí thải xe hơi của Liên bang được chính quyền Obama đặt ra dựa theo tiêu chuẩn của California. Đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng về bảo vệ môi trường và khả năng cạnh tranh quốc tế của kỹ nghệ xe hơi Mỹ. Khí thải từ xe hơi là một nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và biến đổi khiến hậu. Các quốc gia trên thế giới, từ Liên Hiệp Âu Châu, cho đến Trung Quốc, Nhật, và cho đến gần đây, Hoa Kỳ, đều có chính sách giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng dầu hỏa để chuyển sang năng lượng sạch.
Sau hai giai đoạn khủng hoảng vào thập niên 1980 và 2000 dẫn đến các công ty xe hơi Mỹ bị vỡ nợ do chủ trương sản xuất các mẫu xe rất tốn xăng, ngành xe hơi đã khôi phục nhờ chuyển sang các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, kể cả xe chạy bằng điện. Chính sách hỗ trợ của chính phủ, liên bang lẫn tiểu bang, đã giúp California dẫn đầu thế giới về xe điện. Nhưng vị trí dẫn đầu này khá mong manh: Trung Quốc đã và đang theo đuổi một nỗ lực cấp quốc gia để thống trị ngành năng lượng sạch. California đặt ra chỉ tiêu sẽ có 1,5 triệu xe hơi điện vào năm 2025, con số cùng thời điểm đó của Trung Quốc là 5 triệu và các dự đoán là khoảng nửa số xe hơi bán trên thị trường nội địa của họ sẽ là xe điện.
Tổng Thống Trump lập luận rằng các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải xe hơi làm tăng nạn thất nghiệp. Sự thật đi ngược lại thế. Ngành kỹ nghệ xe hơi của Mỹ, tập trung ở Michigan và sau này các tiểu bang miền Nam, đã khôi phục chỉ sau khi các công ty Mỹ chuyển sang sản xuất các mẫu xe tiết kiệm năng lượng hơn. Đặt ra một tiêu chuẩn quốc gia cao về nhiên liệu và khí thải như chính phủ Obama đã làm, tạo nên động cơ cho ngành xe hơi Mỹ cải tiến và cung cấp sản phẩm người tiêu dùng khắp thế giới đòi hỏi. Quay trở lại thời chế tạo những con khủng long bằng thép phí phạm nhiên liệu sẽ giết chết kỹ nghệ xe hơi Mỹ, nhất là khi có bất cứ giao động nào trong thị trường dầu hỏa, như những xung đột hiện nay giữa Mỹ, Iran, Ả Rập Saudi và các quốc gia khác. Đi theo hướng của Tổng Thống Trump trên đường dài sẽ tạo khó khăn cho kỹ nghệ xe hơi Mỹ và làm cho nhiều nhân công mất việc làm.
Chính vì thế, khi chính phủ liên bang rục rịch có triệu chứng ‘gây hấn’ với California, bốn công ty xe hơi hàng đầu thế giới, Ford, BMW, Volkswagen và Honda đã ký thỏa thuận với tiểu bang này, đồng ý sẽ tự nguyện tuân theo tiêu chuẩn của California, bất chấp chính phủ Liên bang có làm gì đi nữa. Họ quyết định thế vì đây là chiến lược đường dài đưa đến ưu thế cạnh tranh toàn cầu.
Tại sao Tổng Thống Trump lại có hành động đi ngược lại với quyền lợi của nước Mỹ, nhất là về bảo vệ môi trường? Tổng Thống không am hiểu về vấn đề môi trường và khả năng cạnh tranh của kỹ nghệ xe hơi Mỹ, hay có động lực nào khác?
Một câu trả lời có thể là do áp lực của các công ty và quốc gia sản xuất dầu hỏa, nhất là Ả Rập Saudi. Ông Trump gần gũi với chính quyền Ả Rập như thế nào, điều đó đã rất rõ ràng. Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí bênh vực thái tử Ả Rập khi ông này ra lệnh thủ tiêu nhà báo đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây nhất, kho dầu của Ả Rập bị tấn công bằng máy bay không người lái, và Tổng Thống đổ lỗi cho Iran rồi “túyt” rằng Mỹ sẵn sàng đánh Iran nhưng còn chờ xem phía Saudi có đưa ra điều kiện gì không. Câu “túyt” cho thấy giới lãnh đạo Saudi quan trọng đến thế nào với Tổng Thống, vì Mỹ không thể đơn phương quyết định việc trọng đại này nếu phía Saudi không bật đèn xanh.
Lý do dễ giải thích hơn là Tổng Thống trước nay vẫn ‘ghen ăn tức ở’ với California. Đây là tiểu bang có chính quyền hoàn toàn thuộc đảng Dân Chủ và là khu vực chính đối lập với Tổng Thống, Những chính sách của California, từ vấn đề di dân, môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế, thuế má, đều cấp tiến và đi ngược với chủ trương bảo thủ thụt lùi của Tổng Thống Trump. Nhưng trớ trêu thay, trong khi chính phủ liên bang phải đối diện với món nợ công và thâm thủng ngân quỹ kỷ lục, thì ngân quỹ California tạo ra số tiền thặng dư khoảng 6 tỉ. Trong khoảng một thập niên trở lại, California đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm của thế giới, nhảy hai hạng từ vị trí số bảy trước đó. Thu nhập bình quân đầu người của California đã vọt lên gần gấp đôi toàn quốc. Tổng Thống Trump tự phụ và hay khoe khoang tài sản của mình, nhưng California có hàng ngàn, nếu không nói hàng vạn người có tài sản nhiều hơn Tổng Thống. Sự ‘ghen ăn tức ở’ của Tổng Thống là điều có thể giải thích được.
Quyết định của Tổng Thống Trump chắc chắn sẽ đưa đến sự hỗn loạn trong kỹ nghệ xe hơi Mỹ, vì họ không biết phải theo phía nào. California không đứng lẻ loi. Mười ba tiểu bang khác, hầu hết các tiểu bang đông dân và đại diện cho gần nửa số xe hơi tiêu thụ hàng năm, đã mượn tiêu chuẩn năng lượng và khí thải của California làm tiêu chuẩn cho mình. California đã tuyên bố sẽ kiện chính phủ liên bang về quyết định phi lý và tổn hại này. Trong cùng ngày, tiểu bang Washington cũng tuyên bố sẽ nôp đơn kiện tương tự như California.
Thắng Đỗ là một kiến trúc sư thuộc Học Viện Hàn Lâm, Kiến Trúc Đoàn Hoa Kỳ (College of Fellows, American Institute of Architects) và là thành viên hội đồng quản trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến.