~ VANN PHAN ~
Một câu hỏi lớn và nhức nhối được cộng đồng thế giới đặt ra không phải ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, mà là sau ngày Hoa Kỳ chính thức công nhận nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước cộng sản Đông Nam Á này, vào ngày 11 tháng Bảy năm 1995. Câu hỏi đó là: Phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vô ích sau gần 2 thập niên anh dũng chiến đấu để bảo vệ cho Miền Nam Tự Do khỏi bị phe Cộng Sản Quốc Tế thôn tính?
Một câu hỏi lớn và nhức nhối được cộng đồng thế giới đặt ra không phải ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, mà là sau ngày Hoa Kỳ chính thức công nhận nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước cộng sản Đông Nam Á này, vào ngày 11 tháng Bảy năm 1995. Câu hỏi đó là: Phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vô ích sau gần 2 thập niên anh dũng chiến đấu để bảo vệ cho Miền Nam Tự Do khỏi bị phe Cộng Sản Quốc Tế thôn tính?
Hóa ra, sau khi gần 59,000 quân nhân Mỹ đã bỏ mình trên chiến trường và sau khi quốc gia này đã hao tổn gần 200 tỉ Mỹ kim cho cuộc chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ đã phải muối mặt làm lành với kẻ thù cũ của mình vì họ không còn con đường nào khác để phục hận. Hóa ra, sau 21 năm tồn tại trong tư cách một quốc gia tự do, dân chủ non trẻ với sứ mạng “cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở Biển Đông” -- mà nay đã rõ chính là Trung Cộng, kẻ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng nô lệ hóa dân tộc Việt Nam -- nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng tại Á Châu, Việt Nam Cộng Hòa, qua hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, cuối cùng rồi cũng sụp đổ, và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lẽ sống của dân chúng Miền Nam Tự Do, đành buông súng, tan hàng trong đau thương và uất hận vì bị người bạn Đồng Minh bỏ rơi ngay chính lúc mình vừa đạt tới đỉnh cao của sức mạnh và tinh thần chiến đấu.
Câu trả lời là không, dứt khoát là không. Những hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- những người đã chết vì Tổ Quốc cũng như những kẻ còn sống trên quê hương mình hoặc nơi đất khách, quê người -- không hề vô ích chút nào, kể cả lúc quê hương Việt Nam chẳng may bị Trung Cộng thôn tính sau này -- bởi vì dù gì thì biến cố đó, một lần nữa, cũng chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng chỉ có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới là những người yêu nước chân chính và chịu xả thân để bảo vệ đất nước, là con cháu đích thực của Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, và Quang Trung, bởi vì chừng nào mà quân đội đó còn thì tổ quốc Việt Nam hãy còn.
Trước hết, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà tiền thân là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, đã là thành trì bảo vệ cho sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như tinh thần đoàn kết quốc gia thời Đệ Nhất Cộng Hòa khi quân đội Pháp rút về nước sau Hiệp Định Geneva 1954, để lại phần đất phía Nam Vĩ Tuyến 17 trong tình trạng bất an và hỗn loạn, với các cuộc xung đột võ trang giữa các đảng phái và tôn giáo để tranh giành quyền lợi, trong khi Miền Nam Việt Nam lúc đó phải đón nhận 1 triệu người từ bỏ chế độ cộng sản tại Miền Bắc để di cư vào Nam tìm tự do. Cho tới năm 1960, khi Cộng Sản Bắc Việt lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam để dùng làm tấm bình phong mà khởi sự cuộc xâm lược võ trang vào Miền Nam Việt Nam, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- lúc đó được gọi là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa -- lại trở thành chiếc xương sống của chính phủ và nhân dân Miền Nam Việt Nam trong nỗ lực bảo quốc và an dân, chống lại các cuộc tấn công của quân xâm nhập cộng sản từ Miền Bắc Việt Nam tiến vào. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhất là sau khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát trao lại quyền điều khiển quốc gia và lãnh đạo cuộc chiến chống Cộng Sản Bắc Việt từ ngày 19 tháng Sáu năm 1965, quân đội này đã thật sự trở thành chỗ dựa vũng chắc và không thể thay thế được của chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, với sứ mạng lèo lái con thuyền quốc gia Việt Nam và dắt đưa dân chúng Miền Nam Việt Nam vượt qua biết bao cơn sóng gió trong các trận chiến tàn bạo và khốc liệt trên các chiến trường gai lửa -- như Trận Bình Giả (1964), Trận Đồng Xoài (1965), Trận Đức Cơ (1966), Trận Lộc Ninh cùng Trận Đắk Tô (1977), Trận Tết Mậu Thân (1968), các Trận An Lộc, Kon Tum và Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Trận Tống Lê Chân (1972-1974), Trận Thường Đức cùng Trận Phước Long (1974), và Trận Xuân Lộc (1975) -- cũng như các cuộc hành quân vượt biên đầy máu lửa, như Cuộc Hành Quân Toàn Thắng 43 qua Căm-Bốt (1970) và cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 qua Hạ Lào (1971). Riêng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã liên tục xông pha tên đạn qua các phi vụ yểm trợ hỏa lực và tiếp tế cho quân bạn dưới đất trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật, đặc biệt là các cuộc hành quân Bắc Phạt trong năm 1965, đánh vào các căn cứ của Cộng Sản Bắc Việt tại Đông Hà và Hà Tĩnh. Và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã đổ không ít xương máu trong các trận truy quét những ghe, tàu tiếp tế vào các mật khu của Việt Cộng cũng như thực hiện các cuộc hành quân đánh vào những sào huyệt cộng sản từ Bến Hải cho đến Cà Mau, đặc biệt là vào các kênh, rạch chằng chịt và thâm u tại Vùng 4 Chiến Thuật. Hồi tháng Giêng năm 1974, các chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, dù không thành công, trong trận hải chiến khốc liệt nhằm bảo vệ Quần Đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công lấn chiếm biển đảo Việt Nam lần đầu tiên của Hải Quân Trung Cộng.
Thứ đến, nhờ có Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đứng mũi, chịu sào, mà chế độ tự do, dân chủ tại Miền Nam Việt Nam mới tồn tại được suốt 21 năm, từ 1954 tới 1975, và dân chúng Miền Nam Việt Nam mới có được cuộc sống khá ấm no, hạnh phúc và tương đối an bình, mặc dù đất nước đang đắm chìm trong khói lửa chiến chinh, ít ra thì cũng cho tới năm 1972 giữa “Mùa Hè Đỏ Lửa” khi Việt Cộng gây ra thảm cảnh “Đại Lộ Kinh Hoàng” cho dân trốn chạy chiến sự từ Đông Hà và Quảng Trị theo Quốc Lộ 1 xuôi về phía Nam, rồi sau đó là cuộc tấn công của Cộng Sản Bắc Việt vào Ban Mê Thuột trong kế hoạc tổng tấn công đánh chiếm Miền Nam Việt Nam của họ, kéo theo cuộc chạy loạn đẫm máu của quân và dân trên Liên Tỉnh Lộ 7B tại Vùng 2 Chiến Thuật trước khi các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật phải di tản, để rồi cuối cùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tan hàng sau lời kêu gọi buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, lúc bộ đội Cộng Sản Bắc Việt đã tiến vào Sài Gòn. Nếu không có sự bảo vệ và che chở cùng những hy sinh to lớn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa suốt bấy nhiêu năm đó thì Miền Nam Tự Do đã rơi vào vòng nô lệ cộng sản (như toàn bộ đất nước Việt Nam hiện nay) ngay từ sau Hiệp Định Geneva 1954, hay chậm nhất là 2 năm sau đó, với cuộc tổng tuyển cử bịp bợm và gian lận do Cộng Sản Quốc Tế bày ra để thống nhất hai miền đất nước Việt Nam, được dự trù diễn ra vào năm 1956.
Phải nói rằng, so với chiều dài của lịch sử dân tộc, 21 năm tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa tương đối khá ngắn ngủi. Tuy nhiên, nhờ vào sự đóng góp xương máu to lớn cùng những hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà nền tự do, dân chủ của Miền Nam Việt Nam mới được duy trì và phát triển, gieo mầm giống tốt trong tư duy của dân tộc Việt Nam từ Miền Nam ra tới Miền Bắc, ngay cả sau khi Miền Nam đã bị Miền Bắc thôn tính và đặt dưới quyền cai trị hà khắc của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính vì Việt Nam Cộng Hòa là tấm gương sáng ngời của một chế độ dân chủ non trẻ nhưng tuyệt vời, nền văn hóa và văn minh rực rỡ của miền đất Phương Nam này đã ảnh hưởng sâu xa đến nếp sống và suy nghĩ của dân chúng trên toàn thể đất nước Việt Nam, tiêu biểu là các kho tàng văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc do Miền Nam Tự Do để lại luôn được dân chúng Việt Nam ngày nay nâng niu, trân quý, cho dù chế độ cộng sản Hà Nội có muốn hay là không.
Thay lời kết
Có vài điều đáng nói chung quanh chủ đề sự hy sinh của Quân Lực Việt Nam sẽ không bao giờ là vô ích cho dẫu Việt Nam Cộng Hỏa đã bị bức tử từ năm 1975 trong thế kỷ trước:
Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dù mất đi, đã để lại tấm gương sáng chói về tinh thần anh dũng, khả năng chiến đấu tuyệt vời và tình chiến hữu thủy chung, cao quý cho quân đội các nước trên thế giới. Cái chết theo tàu của Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 trong cuộc hải chiến chống Trung Cộng tại Hoàng Sa hồi năm 1974 và cuộc tuẫn tiết của các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, và Lê Nguyên Vỹ cũng như cuộc tuẫn tiết của Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 và cuộc chiến đấu đến viên đạn cuối cùng để rồi bị địch bắt và xử tử của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Lê Phó ít lâu sau đó đã là những tấm gương kiêu hùng, bất khuất hiếm thấy trong quân sử thế giới. Những trận đánh long trời, lở đất tại An Lộc, Quảng Trị, Thường Đức và Long Khánh, với chiến thắng thuộc về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, luôn là niềm hãnh diện của Thế Giới Tự Do và đang là đề tài nghiên cứu và giảng dạy tại các học viện quân sự danh tiếng toàn cầu. Hơn ai hết, các quân nhân Đồng Minh Hoa Kỳ ắt hẳn đang cảm thấy thấm thía khi, trước kia, họ từng có được tình đồng đội thắm thiết với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- ngay cả khi họ đã thật sự bỏ rơi các chiến hữu đang phải tiếp tục xông pha tên đạn để một mình an toàn rút về nước trong cuộc di tản sau cùng của Hoa Kỳ khỏi Miền Nam Việt Nam hồi tháng Tư năm 1975 -- còn nay thì thỉnh thoảng binh lính Mỹ vẫn bị các chiến hữu quốc tế mà họ đến giúp đỡ phản bội và bắn giết không nương tay khi đôi bên có bất hòa, từ Iraq tới Afghanistan và những nơi khác, sau kinh nghiệm Việt Nam.
Thứ nhì, mầm mống tự do, dân chủ, một khi đã bén rễ, đâm chồi tại bất cứ vùng đất nào trên thế giới này, cũng có thể sẽ đơm hoa Tự Do và kết trái Dân Chủ trong tương lai, hoặc ít ra thì cũng gieo bất an cho các chế độ cai trị độc tài, độc đảng, như trường hợp của các nhà cầm quyền cộng sản tại Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay. Việc các quốc gia độc lập, như Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Singapore, không chịu để bị Trung Cộng thôn tính mặc dù đa số dân chúng tại những nơi này có cùng ngôn ngữ và văn hóa với người dân Hoa Lục là một tỉ dụ đã có từ lâu. Tỉ dụ mới nhất và sáng chói nhất chính là sức đối kháng mãnh liệt của hằng triệu dân chúng Hồng Kông yêu chuộng tự do, dân chủ (do Thực Dân Anh để lại cho họ khi nhượng địa này bị trao trả về cho Bắc Kinh) trước các chính sách độc tài và thất nhân tâm của Bắc Kinh qua dự luật dẫn độ tội phạm từ vùng tự trị này về Hoa Lục xét xử, khiến cho nhà cầm quyền Hồng Kông phải chùn bước.
Những người Việt Nam yêu nước và yêu tự do, dân chủ từ quốc nội cho đến hải ngoại, qua những tấm gương phản chiếu từ Đài Loan, Singapore và Hồng Kông, có quyền hy vọng về một ngày mai tự do, dân chủ cho 100 triệu con dân Việt Nam trong nước, miễn là, trong tương lai gần, Việt Nam không bị Trung Cộng sáp nhập để trở thành chủng tộc thứ 6 trong khối đại dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt và Hán, dưới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tức là Hán tộc). Viễn ảnh này đang là niềm ưu tư và nỗi lo sợ của nhiều người Việt hải ngoại có lòng với đất nước, giữa lúc dường như đa số dân chúng tại Việt Nam hiện nay vẫn tỉnh bơ, cứ ngày đêm vui chơi và ca hát véo von, trong khi những kẻ đã thu gom, vơ vét đủ của cải và tiền bạc từ tệ nạn tham nhũng và bất công xã hội tràn lan thì lại đang âm thầm chờ dịp bỏ nước ra đi...
Câu trả lời là không, dứt khoát là không. Những hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- những người đã chết vì Tổ Quốc cũng như những kẻ còn sống trên quê hương mình hoặc nơi đất khách, quê người -- không hề vô ích chút nào, kể cả lúc quê hương Việt Nam chẳng may bị Trung Cộng thôn tính sau này -- bởi vì dù gì thì biến cố đó, một lần nữa, cũng chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng chỉ có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới là những người yêu nước chân chính và chịu xả thân để bảo vệ đất nước, là con cháu đích thực của Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, và Quang Trung, bởi vì chừng nào mà quân đội đó còn thì tổ quốc Việt Nam hãy còn.
Trước hết, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà tiền thân là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, đã là thành trì bảo vệ cho sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như tinh thần đoàn kết quốc gia thời Đệ Nhất Cộng Hòa khi quân đội Pháp rút về nước sau Hiệp Định Geneva 1954, để lại phần đất phía Nam Vĩ Tuyến 17 trong tình trạng bất an và hỗn loạn, với các cuộc xung đột võ trang giữa các đảng phái và tôn giáo để tranh giành quyền lợi, trong khi Miền Nam Việt Nam lúc đó phải đón nhận 1 triệu người từ bỏ chế độ cộng sản tại Miền Bắc để di cư vào Nam tìm tự do. Cho tới năm 1960, khi Cộng Sản Bắc Việt lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam để dùng làm tấm bình phong mà khởi sự cuộc xâm lược võ trang vào Miền Nam Việt Nam, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- lúc đó được gọi là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa -- lại trở thành chiếc xương sống của chính phủ và nhân dân Miền Nam Việt Nam trong nỗ lực bảo quốc và an dân, chống lại các cuộc tấn công của quân xâm nhập cộng sản từ Miền Bắc Việt Nam tiến vào. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhất là sau khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát trao lại quyền điều khiển quốc gia và lãnh đạo cuộc chiến chống Cộng Sản Bắc Việt từ ngày 19 tháng Sáu năm 1965, quân đội này đã thật sự trở thành chỗ dựa vũng chắc và không thể thay thế được của chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, với sứ mạng lèo lái con thuyền quốc gia Việt Nam và dắt đưa dân chúng Miền Nam Việt Nam vượt qua biết bao cơn sóng gió trong các trận chiến tàn bạo và khốc liệt trên các chiến trường gai lửa -- như Trận Bình Giả (1964), Trận Đồng Xoài (1965), Trận Đức Cơ (1966), Trận Lộc Ninh cùng Trận Đắk Tô (1977), Trận Tết Mậu Thân (1968), các Trận An Lộc, Kon Tum và Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Trận Tống Lê Chân (1972-1974), Trận Thường Đức cùng Trận Phước Long (1974), và Trận Xuân Lộc (1975) -- cũng như các cuộc hành quân vượt biên đầy máu lửa, như Cuộc Hành Quân Toàn Thắng 43 qua Căm-Bốt (1970) và cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 qua Hạ Lào (1971). Riêng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã liên tục xông pha tên đạn qua các phi vụ yểm trợ hỏa lực và tiếp tế cho quân bạn dưới đất trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật, đặc biệt là các cuộc hành quân Bắc Phạt trong năm 1965, đánh vào các căn cứ của Cộng Sản Bắc Việt tại Đông Hà và Hà Tĩnh. Và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã đổ không ít xương máu trong các trận truy quét những ghe, tàu tiếp tế vào các mật khu của Việt Cộng cũng như thực hiện các cuộc hành quân đánh vào những sào huyệt cộng sản từ Bến Hải cho đến Cà Mau, đặc biệt là vào các kênh, rạch chằng chịt và thâm u tại Vùng 4 Chiến Thuật. Hồi tháng Giêng năm 1974, các chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, dù không thành công, trong trận hải chiến khốc liệt nhằm bảo vệ Quần Đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công lấn chiếm biển đảo Việt Nam lần đầu tiên của Hải Quân Trung Cộng.
Thứ đến, nhờ có Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đứng mũi, chịu sào, mà chế độ tự do, dân chủ tại Miền Nam Việt Nam mới tồn tại được suốt 21 năm, từ 1954 tới 1975, và dân chúng Miền Nam Việt Nam mới có được cuộc sống khá ấm no, hạnh phúc và tương đối an bình, mặc dù đất nước đang đắm chìm trong khói lửa chiến chinh, ít ra thì cũng cho tới năm 1972 giữa “Mùa Hè Đỏ Lửa” khi Việt Cộng gây ra thảm cảnh “Đại Lộ Kinh Hoàng” cho dân trốn chạy chiến sự từ Đông Hà và Quảng Trị theo Quốc Lộ 1 xuôi về phía Nam, rồi sau đó là cuộc tấn công của Cộng Sản Bắc Việt vào Ban Mê Thuột trong kế hoạc tổng tấn công đánh chiếm Miền Nam Việt Nam của họ, kéo theo cuộc chạy loạn đẫm máu của quân và dân trên Liên Tỉnh Lộ 7B tại Vùng 2 Chiến Thuật trước khi các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật phải di tản, để rồi cuối cùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tan hàng sau lời kêu gọi buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, lúc bộ đội Cộng Sản Bắc Việt đã tiến vào Sài Gòn. Nếu không có sự bảo vệ và che chở cùng những hy sinh to lớn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa suốt bấy nhiêu năm đó thì Miền Nam Tự Do đã rơi vào vòng nô lệ cộng sản (như toàn bộ đất nước Việt Nam hiện nay) ngay từ sau Hiệp Định Geneva 1954, hay chậm nhất là 2 năm sau đó, với cuộc tổng tuyển cử bịp bợm và gian lận do Cộng Sản Quốc Tế bày ra để thống nhất hai miền đất nước Việt Nam, được dự trù diễn ra vào năm 1956.
Phải nói rằng, so với chiều dài của lịch sử dân tộc, 21 năm tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa tương đối khá ngắn ngủi. Tuy nhiên, nhờ vào sự đóng góp xương máu to lớn cùng những hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà nền tự do, dân chủ của Miền Nam Việt Nam mới được duy trì và phát triển, gieo mầm giống tốt trong tư duy của dân tộc Việt Nam từ Miền Nam ra tới Miền Bắc, ngay cả sau khi Miền Nam đã bị Miền Bắc thôn tính và đặt dưới quyền cai trị hà khắc của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính vì Việt Nam Cộng Hòa là tấm gương sáng ngời của một chế độ dân chủ non trẻ nhưng tuyệt vời, nền văn hóa và văn minh rực rỡ của miền đất Phương Nam này đã ảnh hưởng sâu xa đến nếp sống và suy nghĩ của dân chúng trên toàn thể đất nước Việt Nam, tiêu biểu là các kho tàng văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc do Miền Nam Tự Do để lại luôn được dân chúng Việt Nam ngày nay nâng niu, trân quý, cho dù chế độ cộng sản Hà Nội có muốn hay là không.
Thay lời kết
Có vài điều đáng nói chung quanh chủ đề sự hy sinh của Quân Lực Việt Nam sẽ không bao giờ là vô ích cho dẫu Việt Nam Cộng Hỏa đã bị bức tử từ năm 1975 trong thế kỷ trước:
Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dù mất đi, đã để lại tấm gương sáng chói về tinh thần anh dũng, khả năng chiến đấu tuyệt vời và tình chiến hữu thủy chung, cao quý cho quân đội các nước trên thế giới. Cái chết theo tàu của Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 trong cuộc hải chiến chống Trung Cộng tại Hoàng Sa hồi năm 1974 và cuộc tuẫn tiết của các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, và Lê Nguyên Vỹ cũng như cuộc tuẫn tiết của Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 và cuộc chiến đấu đến viên đạn cuối cùng để rồi bị địch bắt và xử tử của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Lê Phó ít lâu sau đó đã là những tấm gương kiêu hùng, bất khuất hiếm thấy trong quân sử thế giới. Những trận đánh long trời, lở đất tại An Lộc, Quảng Trị, Thường Đức và Long Khánh, với chiến thắng thuộc về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, luôn là niềm hãnh diện của Thế Giới Tự Do và đang là đề tài nghiên cứu và giảng dạy tại các học viện quân sự danh tiếng toàn cầu. Hơn ai hết, các quân nhân Đồng Minh Hoa Kỳ ắt hẳn đang cảm thấy thấm thía khi, trước kia, họ từng có được tình đồng đội thắm thiết với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- ngay cả khi họ đã thật sự bỏ rơi các chiến hữu đang phải tiếp tục xông pha tên đạn để một mình an toàn rút về nước trong cuộc di tản sau cùng của Hoa Kỳ khỏi Miền Nam Việt Nam hồi tháng Tư năm 1975 -- còn nay thì thỉnh thoảng binh lính Mỹ vẫn bị các chiến hữu quốc tế mà họ đến giúp đỡ phản bội và bắn giết không nương tay khi đôi bên có bất hòa, từ Iraq tới Afghanistan và những nơi khác, sau kinh nghiệm Việt Nam.
Thứ nhì, mầm mống tự do, dân chủ, một khi đã bén rễ, đâm chồi tại bất cứ vùng đất nào trên thế giới này, cũng có thể sẽ đơm hoa Tự Do và kết trái Dân Chủ trong tương lai, hoặc ít ra thì cũng gieo bất an cho các chế độ cai trị độc tài, độc đảng, như trường hợp của các nhà cầm quyền cộng sản tại Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay. Việc các quốc gia độc lập, như Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Singapore, không chịu để bị Trung Cộng thôn tính mặc dù đa số dân chúng tại những nơi này có cùng ngôn ngữ và văn hóa với người dân Hoa Lục là một tỉ dụ đã có từ lâu. Tỉ dụ mới nhất và sáng chói nhất chính là sức đối kháng mãnh liệt của hằng triệu dân chúng Hồng Kông yêu chuộng tự do, dân chủ (do Thực Dân Anh để lại cho họ khi nhượng địa này bị trao trả về cho Bắc Kinh) trước các chính sách độc tài và thất nhân tâm của Bắc Kinh qua dự luật dẫn độ tội phạm từ vùng tự trị này về Hoa Lục xét xử, khiến cho nhà cầm quyền Hồng Kông phải chùn bước.
Những người Việt Nam yêu nước và yêu tự do, dân chủ từ quốc nội cho đến hải ngoại, qua những tấm gương phản chiếu từ Đài Loan, Singapore và Hồng Kông, có quyền hy vọng về một ngày mai tự do, dân chủ cho 100 triệu con dân Việt Nam trong nước, miễn là, trong tương lai gần, Việt Nam không bị Trung Cộng sáp nhập để trở thành chủng tộc thứ 6 trong khối đại dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt và Hán, dưới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tức là Hán tộc). Viễn ảnh này đang là niềm ưu tư và nỗi lo sợ của nhiều người Việt hải ngoại có lòng với đất nước, giữa lúc dường như đa số dân chúng tại Việt Nam hiện nay vẫn tỉnh bơ, cứ ngày đêm vui chơi và ca hát véo von, trong khi những kẻ đã thu gom, vơ vét đủ của cải và tiền bạc từ tệ nạn tham nhũng và bất công xã hội tràn lan thì lại đang âm thầm chờ dịp bỏ nước ra đi...