Các kỹ sư MIT (Massachusetts Institute of Technology) vừa cho bay thử thành công một chiếc máy bay đầu tiên không động cơ, không dùng nhiên liệu, không có bộ phận nào chuyển động. Máy bay yên lặng cất cánh chỉ bằng “gió điện tích” (ionic wind) được tạo ra ngay trên máy bay.
Từ khi chiếc máy bay đầu tiên của nhân loại cất cánh hơn 100 năm trước, chiếc máy bay nào trên bầu trời cũng phải dùng những bộ phận máy móc có chuyển động như cánh quạt, turbine, và dùng nhiên liệu xăng dầu, tạo ra tiếng động ồn ào.
Riêng phát minh mới của giáo sư Steven Barrett và nhóm cộng tác viên tại MIT có thể là mô hình tương lai cho các máy bay dân sự và máy bay không người lái. Hệ thống gió điện tích đơn giản về mặt kỹ thuật, đỡ ồn, và không dựa vào nhiên liệu để hoạt động nên không tạo ra khí thải ô nhiễm. Kết quả phát minh đã được đăng trong tạp chí Nature số ra hôm nay 21/11.
Máy bay vừa phát minh nặng khoảng 5 pound, sải cánh 5 thước, trên đó có những sợi dây cước nhỏ đan hàng ngang dọc theo và bên dưới phía trước cánh máy bay. Những sợi dây cước dẫn điện tích dương, trong khi một màn dây cước tương tự như vậy ở phía sau cánh máy bay thì dẫn điện tích âm.
Thân máy bay có một khối pin lithium-polymer để bơm 40,000 volt điện lực vào các sợi dây cước đủ để máy bay cất cánh. Sau đó các màn dây cước tương tác với không khí tạo ra “gió điện tích” cho máy bay tiếp tục bay.
Nhóm kỹ sư Thomas Sebastian và Mark Woolston thuộc Lincoln Laboratory cùng giáo sư Barrett đã cho bay thử máy bay này 10 lần, mỗi lần được 60 thước, là chiều dài khuôn viên duPont Athletic Center có mái che.
Phát minh máy bay “gió điện tích” mất 9 năm để nghiên cứu thành công, giáo sư Barrett cho biết.
Riêng phát minh mới của giáo sư Steven Barrett và nhóm cộng tác viên tại MIT có thể là mô hình tương lai cho các máy bay dân sự và máy bay không người lái. Hệ thống gió điện tích đơn giản về mặt kỹ thuật, đỡ ồn, và không dựa vào nhiên liệu để hoạt động nên không tạo ra khí thải ô nhiễm. Kết quả phát minh đã được đăng trong tạp chí Nature số ra hôm nay 21/11.
Máy bay vừa phát minh nặng khoảng 5 pound, sải cánh 5 thước, trên đó có những sợi dây cước nhỏ đan hàng ngang dọc theo và bên dưới phía trước cánh máy bay. Những sợi dây cước dẫn điện tích dương, trong khi một màn dây cước tương tự như vậy ở phía sau cánh máy bay thì dẫn điện tích âm.
Thân máy bay có một khối pin lithium-polymer để bơm 40,000 volt điện lực vào các sợi dây cước đủ để máy bay cất cánh. Sau đó các màn dây cước tương tác với không khí tạo ra “gió điện tích” cho máy bay tiếp tục bay.
Nhóm kỹ sư Thomas Sebastian và Mark Woolston thuộc Lincoln Laboratory cùng giáo sư Barrett đã cho bay thử máy bay này 10 lần, mỗi lần được 60 thước, là chiều dài khuôn viên duPont Athletic Center có mái che.
Phát minh máy bay “gió điện tích” mất 9 năm để nghiên cứu thành công, giáo sư Barrett cho biết.