Ngành công nghệ nấm truffle đen (Tuber melanosporum), còn gọi là hắc tùng lộ, ước tính trị giá hàng trăm triệu Mỹ kim sẽ biến mất trong khoảng năm 2071 và 2100 do biến đổi khí hậu, một nghiên cứu từ đại học University of Stirling và University of Cambridge ở Anh Quốc cho hay hôm 21/11.
Hắc tùng lộ hiện thời có giá bán hơn 1,000 bảng Anh (khoảng 1,300 Mỹ kim) một kilogram. Đây là loại nấm quý hiếm thu hoạch từ dưới lớp rễ cây sồi (oak) hoặc cây phỉ (hazelnut) vào mùa thu và mùa đông, có mùi vị độc đáo.
Giáo sư Paul Thomas, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết một số ước tính hiện thời cho rằng ngành công nghệ hắc tùng lộ hàng trăm triệu Mỹ kim có thể lên tới 4.5 tỷ bảng Anh (5.75 tỷ Mỹ kim) trong vòng 10 đến 20 năm tới vì ngày càng hiếm, nhưng với đà biến đổi khí hậu nhanh chóng, những đợt nóng, hạn hán, cháy rừng, bệnh dịch sẽ làm cho khối lượng nấm thu hoạch giảm nhanh hơn thế nhiều. Khoảng từ năm 2071 đến 2100, ngành công nghệ nấm truffle ở Âu Châu sẽ giảm từ 78 đến 100%, biến mất hoàn toàn, theo dự đoán của nghiên cứu mới xem xét tình hình thu hoạch nấm ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý trong 36 năm qua.
Đây là viễn ảnh rất đáng ngại về tình hình biến đổi khí hậu, không những ảnh hưởng nặng về mặt kinh tế mà còn là những dấu hiệu u ám về môi trường sinh sống của con người, giáo sư Thomas nói.
Giáo sư Paul Thomas, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết một số ước tính hiện thời cho rằng ngành công nghệ hắc tùng lộ hàng trăm triệu Mỹ kim có thể lên tới 4.5 tỷ bảng Anh (5.75 tỷ Mỹ kim) trong vòng 10 đến 20 năm tới vì ngày càng hiếm, nhưng với đà biến đổi khí hậu nhanh chóng, những đợt nóng, hạn hán, cháy rừng, bệnh dịch sẽ làm cho khối lượng nấm thu hoạch giảm nhanh hơn thế nhiều. Khoảng từ năm 2071 đến 2100, ngành công nghệ nấm truffle ở Âu Châu sẽ giảm từ 78 đến 100%, biến mất hoàn toàn, theo dự đoán của nghiên cứu mới xem xét tình hình thu hoạch nấm ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý trong 36 năm qua.
Đây là viễn ảnh rất đáng ngại về tình hình biến đổi khí hậu, không những ảnh hưởng nặng về mặt kinh tế mà còn là những dấu hiệu u ám về môi trường sinh sống của con người, giáo sư Thomas nói.