Sau 9 năm chu du vũ trụ thu lượm dữ kiện, khám phá hơn 2,600 hành tinh bên ngoài Thái Dương Hệ, ống kính thiên văn Kepler đã hết nhiên liệu, và NASA quyết định cho phi thuyền này bay luôn vào vũ trụ vô cùng, rời xa trái đất vĩnh viễn, theo thông báo của NASA hôm 31/10.
Một trong những khám phá gần đây nhất của Kepler là 20 đến 50% những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm có thể là những hành tinh đất đá lởm chởm cỡ khoảng trái đất và tọa lạc gần những hành tinh mẹ khả dĩ có nước, vốn là nguồn của sự sống.
William Borucki, nhà nghiên cứu đứng đầu công trình Kepler từ lúc khởi sự, nay đã về hưu, nói: “Khi chúng tôi bắt đầu chương trình này 35 năm về trước, chúng tôi không hề biết sự hiện diện của hành tinh nào ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta. Nay thì chúng ta biết hành tinh có mặt khắp nơi, Kepler đã nâng bước chúng ta vào một con đường tràn ngập hứa hẹn cho các thế hệ tương lai để khám phá dải thiên hà của chúng ta”.
Kepler được phóng lên vũ trụ ngày 6/9/2009, với những thiết bị thu hình lớn nhất và mới nhất thời đó bằng kỹ thuật số để liên tục quan sát 150,000 ngôi sao.
William Borucki, nhà nghiên cứu đứng đầu công trình Kepler từ lúc khởi sự, nay đã về hưu, nói: “Khi chúng tôi bắt đầu chương trình này 35 năm về trước, chúng tôi không hề biết sự hiện diện của hành tinh nào ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta. Nay thì chúng ta biết hành tinh có mặt khắp nơi, Kepler đã nâng bước chúng ta vào một con đường tràn ngập hứa hẹn cho các thế hệ tương lai để khám phá dải thiên hà của chúng ta”.
Kepler được phóng lên vũ trụ ngày 6/9/2009, với những thiết bị thu hình lớn nhất và mới nhất thời đó bằng kỹ thuật số để liên tục quan sát 150,000 ngôi sao.