Nhịp tim và huyết áp không phải lúc nào cũng cố định, mà có thể thay đổi để thích ứng với nhu cầu xung quanh cũng như của cơ thể, theo một nghiên cứu mới nhất từ trường đại học Binghamton University, SUNY ở New York.
Các nhà khoa học ở Binghamton đo mức huyết áp và nhịp tim của các phụ nữ làm công việc ở yên một chỗ như việc văn phòng, việc lắp ráp kỹ thuật... trong vòng 3 tháng, từ lúc họ thức dậy đến lúc họ đi ngủ. Những công việc họ làm không thay đổi nhiều, khá đều đặn trong ngày nên có thể cho ra kết quả đo đạc nhịp tim và huyết áp tương đối ổn định, ít thay đổi.
Như đã biết, huyết là máu, áp là sức ép; huyết áp là sức ép của máu trên thành mạch máu. Huyết áp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính là thể tích của máu trong cơ thể, độ đậm đặc của máu, sự co giãn của thành các mạch máu. Huyết áp được ghi nhận bởi hai chỉ số, ví dụ như 120/80. Số trên (120), được gọi là huyết áp tâm thu, tức là sức ép của máu trên thành mạch máu lúc tim bóp để tống máu ra các động mạch. Số dưới (80) được gọi là huyết áp tâm trương, tức là sức ép của máu trên thành mạch máu lúc tim giãn ra để nhận máu về từ các tĩnh mạch. Đơn vị được dùng để đo sức ép của máu lên thành mạch máu là mili-mét thủy ngân (mmHg).
Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở Mỹ. Trong số các bệnh tim mạch, cao huyết áp là bệnh thường gặp nhất. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đột quị (do tai biến mạch não), các cơn kích tim (do cơ tim bị thiếu máu), suy tim, và suy thận. Đây đều là các vấn đề rất thường gặp dẫn đến tàn tật suốt đời hoặc tử vong.
Trong cuộc nghiên cứu vừa qua, các khoa học gia có thể quan sát sự biến chuyển của nhịp tim và huyết áp theo một chu kỳ lặp lại mỗi ngày, cho thấy nhịp tim và huyết áp thay đổi theo nhu cầu công việc hoặc lúc cơ thể nghỉ ngơi, chứ cơ thể không tìm cách giữ một điểm cố định nào cả. Ít nhất, kết quả nghiên cứu này cho thấy có thể quan sát hiện tượng nhịp tim và huyết áp thay đổi trong đời thường.
Giáo sư Gary D. James thuộc đại học SUNY Binghamton, một trong ba đồng tác giả cuộc nghiên cứu, chưa rõ những phản ứng đều đặn như thế của cơ thể sẽ ảnh hưởng thế nào về mặt sức khỏe về lâu về dài. Hai đồng tác giả kia là Alexandra M. Niclou và Dana H. Bovbjerg. Bài nghiên cứu được đăng trên American Journal of Human Biology, vol. 30 no. 5, năm 2018.
Như đã biết, huyết là máu, áp là sức ép; huyết áp là sức ép của máu trên thành mạch máu. Huyết áp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính là thể tích của máu trong cơ thể, độ đậm đặc của máu, sự co giãn của thành các mạch máu. Huyết áp được ghi nhận bởi hai chỉ số, ví dụ như 120/80. Số trên (120), được gọi là huyết áp tâm thu, tức là sức ép của máu trên thành mạch máu lúc tim bóp để tống máu ra các động mạch. Số dưới (80) được gọi là huyết áp tâm trương, tức là sức ép của máu trên thành mạch máu lúc tim giãn ra để nhận máu về từ các tĩnh mạch. Đơn vị được dùng để đo sức ép của máu lên thành mạch máu là mili-mét thủy ngân (mmHg).
Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở Mỹ. Trong số các bệnh tim mạch, cao huyết áp là bệnh thường gặp nhất. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đột quị (do tai biến mạch não), các cơn kích tim (do cơ tim bị thiếu máu), suy tim, và suy thận. Đây đều là các vấn đề rất thường gặp dẫn đến tàn tật suốt đời hoặc tử vong.
Trong cuộc nghiên cứu vừa qua, các khoa học gia có thể quan sát sự biến chuyển của nhịp tim và huyết áp theo một chu kỳ lặp lại mỗi ngày, cho thấy nhịp tim và huyết áp thay đổi theo nhu cầu công việc hoặc lúc cơ thể nghỉ ngơi, chứ cơ thể không tìm cách giữ một điểm cố định nào cả. Ít nhất, kết quả nghiên cứu này cho thấy có thể quan sát hiện tượng nhịp tim và huyết áp thay đổi trong đời thường.
Giáo sư Gary D. James thuộc đại học SUNY Binghamton, một trong ba đồng tác giả cuộc nghiên cứu, chưa rõ những phản ứng đều đặn như thế của cơ thể sẽ ảnh hưởng thế nào về mặt sức khỏe về lâu về dài. Hai đồng tác giả kia là Alexandra M. Niclou và Dana H. Bovbjerg. Bài nghiên cứu được đăng trên American Journal of Human Biology, vol. 30 no. 5, năm 2018.