Một cuộc nghiên cứu trong nhiều năm tại Thụy Sĩ vừa công bố trong tạp chí chuyên ngành Psychological Science, cho thấy người cao niên giảm khả năng lý luận trừu tượng thường có triệu chứng bị trầm cảm nặng hơn.
Các nhà nghiên cứu thuộc hai đại học University of Geneva và University of Edinburgh theo dõi dữ kiện của 1091 người tuổi 70 (sinh năm 1936) mỗi 3 năm một lần cho đến năm họ 79 tuổi.
Hầu hết những nghiên cứu khác tìm hiểu rủi ro trầm cảm qua những mối liên hệ với tình trạng mất trí nhớ hoặc những bệnh thoái hóa não. Riêng cuộc nghiên cứu này xem xét khả năng suy luận trừu tượng, một khả năng nhận biết liên quan mật thiết đến những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Người tham dự cuộc nghiên cứu hoàn tất một số bài tập ráp hình để đo khả năng suy luận của họ. Họ cũng trả lời một bản thăm dò để đo mức cảm giác bồn chồn, lo sợ và trầm cảm.
Trung bình thì khả năng suy luận và triệu chứng trầm cảm gia tăng theo suốt chiều dài cuộc nghiên cứu. Khả năng suy luận càng giảm thấp, triệu chứng trầm cảm càng mạnh hơn lên, theo tiến sĩ Stephen Aichele và các cộng sự viên cho biết. Phân tích dữ kiện cho thấy những ai khởi đầu có khả năng suy luận yếu thì càng dễ bị trầm cảm nhiều hơn về lâu về dài, nhưng ngược lại triệu chứng trầm cảm gia tăng không ảnh hưởng đến khả năng suy luận. Những yếu tố khác như hoàn cảnh xã hội kinh tế, tình trạng sức khỏe (cao máu, tiểu đường) dường như không ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa khả năng suy luận và triệu chứng trầm cảm.
Các cuộc nghiên cứu tương lai cần tìm hiểu tại sao khả năng suy luận yếu đi lại dẫn tới gia tăng triệu chứng trầm cảm, nhưng các nhà tâm lý học mong rằng kết quả sơ khởi sẽ thúc đẩy những biện pháp hỗ trợ người cao tuổi có cuộc sống lành mạnh hơn.
Hầu hết những nghiên cứu khác tìm hiểu rủi ro trầm cảm qua những mối liên hệ với tình trạng mất trí nhớ hoặc những bệnh thoái hóa não. Riêng cuộc nghiên cứu này xem xét khả năng suy luận trừu tượng, một khả năng nhận biết liên quan mật thiết đến những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Người tham dự cuộc nghiên cứu hoàn tất một số bài tập ráp hình để đo khả năng suy luận của họ. Họ cũng trả lời một bản thăm dò để đo mức cảm giác bồn chồn, lo sợ và trầm cảm.
Trung bình thì khả năng suy luận và triệu chứng trầm cảm gia tăng theo suốt chiều dài cuộc nghiên cứu. Khả năng suy luận càng giảm thấp, triệu chứng trầm cảm càng mạnh hơn lên, theo tiến sĩ Stephen Aichele và các cộng sự viên cho biết. Phân tích dữ kiện cho thấy những ai khởi đầu có khả năng suy luận yếu thì càng dễ bị trầm cảm nhiều hơn về lâu về dài, nhưng ngược lại triệu chứng trầm cảm gia tăng không ảnh hưởng đến khả năng suy luận. Những yếu tố khác như hoàn cảnh xã hội kinh tế, tình trạng sức khỏe (cao máu, tiểu đường) dường như không ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa khả năng suy luận và triệu chứng trầm cảm.
Các cuộc nghiên cứu tương lai cần tìm hiểu tại sao khả năng suy luận yếu đi lại dẫn tới gia tăng triệu chứng trầm cảm, nhưng các nhà tâm lý học mong rằng kết quả sơ khởi sẽ thúc đẩy những biện pháp hỗ trợ người cao tuổi có cuộc sống lành mạnh hơn.