Chỉ số đo lường phẩm chất không khí và cuộc sống Air Quality Life Index do đại học University of Chicago công bố hôm 19/11 cho thấy ô nhiễm không khí là kẻ giết người số một trên thế giới. Những phần tử độc hại trong không khí vượt quá mức giới hạn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đang khiến cho một người trung bình giảm thọ 1.8 năm, còn hại hơn cả hút thuốc lá, uống rượu, bị nhiễm HIV/AIDS và chiến tranh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cứ tiếp tục đà này, dân số thế giới sẽ mất đi 12.8 tỷ năm cuộc sống. Có nhiều hơn, đương nhiên, sẽ tổn thất sinh mạng nhiều hơn những nơi khác. Thí dụ ở một số phần đất Ấn Độ, người ta có thể giảm thọ 11 tuổi chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm. Người ở Trung Quốc cũng bị giảm thọ đến 7 năm.
Năm 1998, khi không khí còn trong lành hơn một chút, mức độ giảm thọ do ô nhiễm trung bình là 1 năm, còn đến 2016 đã tăng lên 1.8 năm ở những nước đang phát triển Châu Phi và Châu Á.
Theo một bản phúc trình khác của viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khỏe Health Effects Institute về phẩm chất không khí toàn cầu, công bố ngày 17/4, có đến 95% dân số thế giới đang hít thở không khí dơ bẩn. Sống trong không khí ô nhiễm góp phần đưa đến trên 6 triệu cái chết năm 2016 qua những bệnh trạng như đột quỵ, bệnh phổi, ung thư phổ, nhồi máu cơ tim...
Ấn Độ có tổng số người chết vì ô nhiễm không khí cao nhất 1.61 triệu, sau đó là Trung Quốc ở mức 1.58 triệu. Nhưng nếu tính số người chết trên 100,000 người thì Afghanistan có tỷ lệ cao hơn nhiều so với Ấn Độ. Sau đây là biểu đồ so sánh giữa các quốc gia về số người chết do ô nhiễm không khí trên 100,000 người.
Năm 1998, khi không khí còn trong lành hơn một chút, mức độ giảm thọ do ô nhiễm trung bình là 1 năm, còn đến 2016 đã tăng lên 1.8 năm ở những nước đang phát triển Châu Phi và Châu Á.
Theo một bản phúc trình khác của viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khỏe Health Effects Institute về phẩm chất không khí toàn cầu, công bố ngày 17/4, có đến 95% dân số thế giới đang hít thở không khí dơ bẩn. Sống trong không khí ô nhiễm góp phần đưa đến trên 6 triệu cái chết năm 2016 qua những bệnh trạng như đột quỵ, bệnh phổi, ung thư phổ, nhồi máu cơ tim...
Ấn Độ có tổng số người chết vì ô nhiễm không khí cao nhất 1.61 triệu, sau đó là Trung Quốc ở mức 1.58 triệu. Nhưng nếu tính số người chết trên 100,000 người thì Afghanistan có tỷ lệ cao hơn nhiều so với Ấn Độ. Sau đây là biểu đồ so sánh giữa các quốc gia về số người chết do ô nhiễm không khí trên 100,000 người.