~ TRẦN GIA PHỤNG ~
Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.
Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.
Hoa Kỳ và Trung Hoa
Lúc mới đến, Hoa Kỳ chỉ chú trọng phát triển giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, khi các tòa công sứ các nước tây phương ở Bắc Knh bị quân Trung Hoa tấn công, thì Hoa Kỳ tham gia lực lượng tám nước, gọi là bát quốc liên quân, chống nhà Thanh. Liên quân (theo ABC) gồm Anh, Áo-Hung, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ý. Nhà Thanh thất bại, phải ký Điều Ước Tân Sửu ngày 7-9-1901, bồi thường chiến phí lên đến 450 triệu lượng bạc, tương đương 67 tr. Anh kim hay 333 tr. Mỹ kim lúc đó. (Jonathan D. Spence, The Search for Modern China, New York: W.W. Norton & Company, 1990, tr. 235.) (Xem thêm: John King Fairbank, China a New History, Cambridge: Harvard University Press, tr. 232.)
Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ năm 1939, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đứng về phe Đồng Minh, cùng Hoa Kỳ chống Nhật Bản. Trung Hoa được kể là nước thắng trận khi thế chiến kết thúc năm 1945 và trở nên thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), có quyền phủ quyết.
Tháng 7-1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng tái diễn ở Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ THDQ chống lại đảng cộng sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công, chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa, và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh (Beijing). Trung Hoa Dân Quốc thất bại, chạy ra hải đảo Đài Loan (Taiwan), đóng đô tại Đài Bắc (Taipei).
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ THDQ. Nhờ đó THDQ vẫn giữ ghế đại diện tại LHQ, có mặt trong Hội Đồng Bảo An LHQ và có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng. Chú ý là Trung Cộng rộng trên 9,640,000 Km2, trong khi Đài Loan là một hải đảo nhỏ, chỉ khoảng 35,980 Km2., ít tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc phân công trong khối Cộng Sản
Sau khi Trung Cộng được thành lập, thì vào tháng 1-1950, Hồ Chí Minh (HCM) bí mật sang Bắc Kinh cầu viện. Lúc đó, hai lãnh tụ CSTH là Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai đều đã qua Moscow. Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow. Tại đây, lãnh tụ cộng sản Liên Xô (CSLX) là Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại – Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.) Như thế, có nghĩa là Stalin uỷ nhiệm cho Trung Cộng viện trợ cho HCM. Sự ủy nhiệm nầy được hiểu ngầm là sự phân công trong khối CS: Liên Xô phụ trách các vấn đề CS ở Đông Âu, và Trung Cộng phụ trách các vấn đề CS ở Đông Á.
Stalin chết năm 1953. Sau cuộc tranh quyền, Nikita Khrushchev lên làm bí thư thứ nhất đảng CSLX. Năm 1956, Khrushchev đưa ra chủ trương ngoại giao mới là hòa dịu với các nước Tây phương, "sống chung hòa bình" (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng thể chế chính trị. Trung Cộng phản đối chủ trương nầy. Lúc đầu, chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng cuối cùng hai nước đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Cộng, trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang) tháng 3-1969. Từ nay, đối với Trung Cộng, Liên Xô không còn là “đồng chí anh em”, mà là một kẻ thù mới của Trung Cộng.
Hoa Kỳ và Trung Cộng tiếp tục đối đầu
Tại Đông Bắc Á, chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Triều Tiên (NTT). Trung Cộng ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT). Sau 3 năm đánh nhau, hai bên ký hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953. Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953.
Tháng 9-1954, Trung Cộng pháo kích hai quần đảo Kim Môn - Mã Tổ (Kinmen-Mazu) thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Trước sự đe dọa của Trung Cộng, Hoa Kỳ liền ký với THDQ Sino-American Mutual Defense Treaty còn gọi là Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China ngày 2-12-1955.
Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan (Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản) ngày 19-1-1960.
Các hiệp ước trên cho thấy Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ ba nước NTT, THDQ (Đài Loan) và Nhật Bản, đồng thời lập một vòng đai bao vây Trung Cộng trên Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai về việc ký kết hiệp định Genève (20-7-1954), khi về nước, theo đúng chủ trương của Trung Cộng, HCM đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.)
Trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam, tuy chống nhau, nhưng Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Bắc Việt Nam (BVN) chống Mỹ như lời Lê Duẩn phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp đỡ Nam Việt Nam (NVN) chống sự xâm nhập ào ạt của bộ đội BVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không tấn công ra BVN để chận đứng nguồn tiếp tế của BVN cho bộ đội CS ở NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công trong việc giúp Việt Nam Cộng Hòa đánh dẹp du kích CS ở NVN.
Trước tình hình mới, Hoa Kỳ thay đổi sách lược, muốn làm thân với Trung Cộng nhằm chống Liên Xô, đồng thời nhờ Trung Cộng giúp Hoa Kỳ thảo luận với CSVN về việc rút quân khỏi Việt Nam. Đối với Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Xô đều là hai kẻ thù, nhưng Hoa Kỳ ở xa, ít nguy hiểm hơn Liên Xô là nước nằm sát bên biên giới, nên Trung Cộng cũng muốn liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô.
Hoa Kỳ và Trung Cộng hòa hoãn
Sau nhiều cuộc thăm dò và đàm phán bí mật, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều tỏ thiện chí xích lại gần nhau. Ngày 9-7-1971, trong một chuyến công du Pakistan, cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh, thủ đô Trung Cộng.
Trong cuộc gặp gỡ với Châu Ân Lai, ngoài những vấn đề song phương và thế giới, Kissinger còn thảo luận với Châu Ân Lai về vấn đề Việt Nam. Sau khi Kissinger về nước, Nixon lên đài truyền hình ngày 15-7-1971, công bố sẽ thăm Trung Cộng vào đầu năm tới.
Lót đường cho chuyến thăm viếng hữu nghị sắp đến, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết tại Đại Hội Đồng thứ 26 của LHQ ngày 25-10-1971, theo đó CHNDTH được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ thay cho THDQ (Đài Loan), là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ.
Tổng thống Nixon cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh ngày 21-2-1972, chủ yếu bàn về bang giao giữa hai nước, và Hoa Kỳ thông báo kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ. Trước khi về nước, tổng thống Nixon và thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai ký kết bản "Thông cáo chung" tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng bang giao giữa hai nước, gồm 16 điều:
Trung Cộng đưa ra quan điểm của Trung Cộng trong điều 6, Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ trong điều 7. Trong điều 8, hai bên đồng ý rằng, tuy hệ thống xã hội và chính sách ngoại giao khác nhau, nhưng hai bên đồng tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không xâm lăng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và chấp nhận sự sống chung hòa bình giữa các nước. Trong điều 9, Hoa Kỳ và Trung Cộng xác nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy. Quan trọng nhất đối với Trung Cộng trong bản thông cáo chung là điều 11 và điều 12. Theo điều 11, Trung Cộng nhấn mạnh rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa và CHNDTH là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa. Chính phủ CHNDTH phản đối mạnh mẽ tất cả những mưu toan nhằm tạo “một Trung Hoa một Đài Loan”, “một Trung Hoa hai chính quyền”, “hai Trung Hoa”, hay một “Đài Loan độc lập”. Trong điều 12, Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một Trung Hoa, và Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Đồng thời Hoa Kỳ tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Hoa Kỳ cam kết sẽ từ từ rút hết quân và thiết bị quân sự ra khỏi Đài Loan khi khu vực giảm dần căng thẳng.
Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng ngày 1-1-1979. Tuy vậy, ngay sau đó, Hoa Kỳ ban hành "Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act) ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan tuy không đặt nền ngoại giao, và vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan. Điều nầy làm cho Trung Cộng không vừa lòng, nhưng Hoa Kỳ cương quyết theo đuổi chủ trương nầy cho đến ngày nay.
Trung Cộng cải cách kinh tế và quân sự
Tháng 12-1978, hội nghị trung ương đảng CSTH quyết định cải cách và mở cửa, đưa ra 4 hiện đại hóa về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Trung Cộng vẫn duy trì cơ chế CS độc tài đảng trị, nhưng từ bỏ kinh tế chỉ huy và bước vào kinh tế tự do, phát triển rất nhanh chóng. Khi các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ trong các năm 1989-1990 và Liên Sô sụp đổ năm 1991, Trung Cộng trở thành nước CS lớn mạnh nhứt trong 5 nước CS còn lại. (Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba.)
Về kinh tế, Trung Cộng bước qua kinh tế thị trường, nhưng thực sự vẫn là nền kinh tế do nhà nước hoạch định và tư bản nằm trong tay các công ty do nhà nước kiểm soát, nghĩa là tư bản vẫn nằm trong tay nhà nước. Vì vậy, nhà nước Trung Cộng càng ngày càng giàu mạnh. Dựa vào đó Trung Cộng phát triển kinh tế, thương mãi, nghiên cứu võ khí, canh tân quân đội, hiện đại hóa Hải quân, bành trướng ngoại giao, thực hiện những kế hoạch chính trị đầy tham vọng, hào phóng cho các nước nhỏ khắp năm châu, nhứt là Đông Nam Á và châu Phi, gặp khó khăn về tài chánh, vay nợ rộng rãi để chờ cơ hội trục lợi…
Trong giai đoạn nầy, đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, 1916-2011)), tư lệnh Hải Quân Trung Cộng từ 1982, theo học thuyết của Alfred Thayer Mahan (Hoa Kỳ, 1840-1914), canh tân Hải Quân Trung Cộng. Theo Thayer Mahan, quyền lực trên biển là điều kiện tối quan trọng để phát triển quyền lực quốc gia trên thế giới trong thời hiện đại, nhất là những nước có nhiều biển. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt (cầm quyền 1901-1909), theo lý thuyết của Mahan, canh tân và hiện đại hóa Hải Quân Hoa Kỳ, rồi đưa Hải Quân chiếm đóng những hải đảo nhỏ trên Thái Bình Dương làm căn cứ. Từ đó Hải Quân Hoa Kỳ càng ngày càng mạnh, lên hàng đầu thế giới sau Thế Chiến I (1914-1918), và kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương sau Thế Chiến II (1939-1945).
Lưu Hoa Thanh đưa ra chiến lược xây dựng Hải Quân gồm ba giai đoạn: 2000-2010 (giai đoạn 1), 2010-2020 (giai đoạn 2), và 2020-2040 (giai đoạn 3). Đại tướng Lưu Hoa Thanh chủ trương Hải Quân Trung Cộng cần trang bị hàng không mẫu hạm để trở thành lực lượng Hải Quân toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Một học giả Hoa Kỳ, tiến sĩ Jonathan D. T. Ward, sau nhiều năm qua Trung Cộng nghiên cứu, đã trình bày lại đầy đủ cuộc cải cách và tham vọng của Trung Cộng trong sách China’s Vision of Victory, nxb. The Atlas Publishing and Media Company LLC, mới phát hành vào tháng 3-2019.
Sách gồm 5 phần, có 5 tiểu đề do tác giả viết nguyên văn chữ Hoa (chữ Tàu) của Trung Cộng như sau: Phần 1: Trung Hoa dân tộc vĩ đại phục hưng (Dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng (tr. 1); phần 2: Lam sắc quốc thổ (Đất nước màu xanh) (tr. 45); phần 3: Can thượng Mỹ Quốc, siêu quá Mỹ Quốc (Đuổi kịp nước Mỹ - Vượt qua nước Mỹ) (tr. 89); phần 4: Quốc gia lợi ích bất đoạn thác triển (Lợi ích quốc gia không ngừng khai thác và phát triển) (tr. 139); phần 5: Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể (Hình thức vận mệnh cộng đồng nhân loại) (tr. 177).
Các tiểu đề trên cho thấy rõ tham vọng lớn lao của Trung Cộng, nhưng người đọc sẽ càng thấy rõ hơn nữa tham vọng nầy khi đi vào phần 5 của quyển sách, gồm 5 mục là: (5.1) China’s Vision for World Order (tr. 180); (5.2) A Global “Middle Kingdom” (tr. 185); (5.3) “Interior Vassals” and “Exterior Vassals in the “Community of Common Destiny for Mankind” (tr. 196); (5.4) A World Transformed: A Day in the Life of Chinese Power (tr. 209); (5.5) 2049: China’s Vision of a New World Order (tr. 222).
Trung Cộng bành trướng
Trước đây, các vua chúa Trung Hoa, với tâm lý điền chủ, chỉ chú trọng đến việc chiếm thêm đất đai về phía tây và phía nam, mà không chú ý đến phía đông vì phía đông là vùng biển Thái Bình. Trung Cộng cũng thế. Khi mới cầm quyền năm 1949, giới lãnh đạo Trung Cộng liền tiến hành ngay “giải phóng hòa bình” [từ ngữ của Trung Cộng] tức thống trị các xứ Tân Cương, Tây Tạng.
Trong khi đó, về mặt biển, cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng, đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền của Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Trung Cộng quan niệm bất di bất dịch rằng đường lưỡi bò là của Trung Công, bất chấp luật biển của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Khi Trung Cộng xâm chiếm bãi Scarborough của Philippines, nước nầy kiện Trung Cộng năm 2013 ra trước Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Hague (Hòa Lan). Năm 2016, Tòa nầy phán quyết rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết tòa án La Haygue, chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa.
Như thế, sau khi xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Cộng còn chủ trương bành trướng bằng sức mạnh quân sự, và đe dọa đến trật tự thế giới, bất chấp luật lệ quốc tế, nhằm thực hiện giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mà các nhà lãnh đạo CS ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông.
Bên ngoài vùng Biển Đông, Trung Cộng áp dụng chiến thuật khác, dùng thế lực “mềm” về kinh tế lôi kéo các nước đang gặp khó khăn. Gần nhứt là các nước Đông Nam Á có nhiều Hoa Kiều như Lào, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia. Xa hơn một chút là Sri Lanka, Pakistan, rồi qua các nước Âu Châu còn chậm phát triển sau thời kỳ CS sụp đổ. Trung Cộng bành trướng mạnh ở những nước Phi Châu nghèo đói. Trung Cộng qua Peru ở Mỹ Châu, đầu tư khai thác dầu khí, sản xuất đồng và dự án đường hỏa xa Peru và Bolivia. Trung Cộng còn vươn xuống tận Úc Châu từ khoảng 10 năm nay, tăng cường đầu tư mạnh mẽ khiến Úc cũng lo ngại Trung Cộng can thiệp vào chính trị nội bộ của nước Úc.
Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp
Hoa Kỳ nhận ra tham vọng của Trung Cộng trong cuộc cải cách kinh tế và nhứt là cải cách quân đội, canh tân Hải Quân. Dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tại diễn đàn các ngoại trưởng ASEAN ở Hà Nội năm 2010, ngoại trưởng Hillary Clinton công bố Hoa Kỳ quyết định xoay trục qua Á Châu, và Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải trên Biển Đông. Kế hoạch nầy làm Trung Cộng quan ngại.
Đáp trả lại, năm 2013 Trung Cộng công khai dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ), phỏng theo “con đường tơ lụa” thời xưa. Trung Cộng cho rằng đây là kế hoạch phát triển kinh tế, mở rộng giao thương của Trung Cộng, nhưng các nước khác cho rằng đây là chương trình của Trung Cộng nhằm chinh phục thế giới. Trung Cộng bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, mở rộng ảnh hưởng khắp các châu lục, từ Đông Nam Á qua Nam Âu, Phi Châu, Úc Châu và cả Nam Mỹ.
Có một điểm đáng chú ý, là Việt Nam nằm ở địa đầu lộ trình “một vành đai một con đường” của Trung Cộng trên đường tiến xuống phía nam. Vì vậy, Trung Cộng tìm cách khuất phục cho được Việt Nam, vì nếu không khuất phục được Việt Nam, thì Trung Cộng khó khuất phục được các nước khác tại vùng nầy.
Tham vọng bành trướng của Trung Cộng, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn vùng Biển Đông, đi ngược hẳn với Hoa Kỳ, là nước chủ trương tự do hàng hải cho tất cả các nước trên thế giới, giao thương một cách hòa bình, công bằng, và minh bạch giữa các quốc gia, và tất cả các nước đều phải tôn trọng luật lệ hàng hải do Liên Hiệp Quốc quy định, không bắt nạt, áp chế nhau. Quan điểm giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược nhau, không thể dung hòa được, nên chẳng bao lâu, Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp. Có người cho rằng đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nước, nhưng vì đây là hai cường quốc kinh tế, nên ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
Ngoài Hoa Kỳ, chủ trương bành trướng của Trung Cộng làm cho cả thế giới quan ngại. Trong cuộc họp của khối ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok ngày 31-7-2019, các ngoại trưởng ASEAN đưa ra bản tuyên bố chung dài 23 trang, đã nhấn mạnh rằng “…Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực…” (BBC News Tiếng Việt, 1-8-2019.)
Gần đây, tại London, thủ đô nước Anh, hội nghị thượng đỉnh 29 nước khối NATO thông qua bản tuyên bố chung ngày 4-12-2019, gồm 9 điều, trong đó điều thứ 6 lưu ý đến sự thách thức của Trung Cộng được tạm dịch như sau: “Chúng tôi thừa nhận rằng ảnh hưởng đang mở rộng và chính sách quốc tế của Trung Quốc vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đem lại nhiều thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau ứng phó trong tư thế liên minh.”
Kết luận
Trên đây là sơ lược mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ khi Trung Cộng được thành lập năm 1949 cho đến ngày nay. Trước khi kết luận, xin ôn lại một kinh nghiệm lịch sử. Trước Thế Chiến Thứ Nhứt (1914-1918), và trước Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), nước Đức phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước, kèm theo tham vọng chính trị, bành trướng bằng quân sự nhằm nhanh chóng chinh phục quyền lực. Trước Thế Chiến Thứ Hai, Nhật Bản cũng chủ trương như thế. Chính sách của hai nước nầy đưa đến hai cuộc chiến thảm khốc trên thế giới.
Trái lại, sau Thế Chiến Thứ Hai, Tây Đức, Nhật Ban và Nam Triều Tiên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, tái xây dựng đất nước một cách hòa bình, phục hưng kinh tế, phát triển kỹ nghệ, mở rộng giao thương, tôn trọng luật pháp quốc tế, không tham vọng bành trướng chính trị và quân sự, không xâm phạm đất đai của các nước khác. Nhờ thế, hiện nay các nước nầy trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Như thế, nếu Trung Cộng cứ khăng khăng duy trì chủ trương hiện nay, coi thường luật pháp quốc tế, phát triển kinh tế, bành trướng quân sự, thì Trung Cộng có thể sẽ đi vào vết xe cũ của hai nước Đức và Nhật trước thế chiến. Thái độ khiêu khích bạo lực của Trung Cộng sẽ đụng độ nhiều nước, mà cuộc tranh chấp với Hoa Kỳ mới chỉ là điểm khởi đầu…
Dallas, 10-12-2019
Sử gia Trần Gia Phụng trước năm 1975 là giáo sư trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng, hiện định cư tại Toronto, Canada. Ông đã xuất bản hàng chục tựa sách về lịch sử Việt Nam.
Lúc mới đến, Hoa Kỳ chỉ chú trọng phát triển giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, khi các tòa công sứ các nước tây phương ở Bắc Knh bị quân Trung Hoa tấn công, thì Hoa Kỳ tham gia lực lượng tám nước, gọi là bát quốc liên quân, chống nhà Thanh. Liên quân (theo ABC) gồm Anh, Áo-Hung, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ý. Nhà Thanh thất bại, phải ký Điều Ước Tân Sửu ngày 7-9-1901, bồi thường chiến phí lên đến 450 triệu lượng bạc, tương đương 67 tr. Anh kim hay 333 tr. Mỹ kim lúc đó. (Jonathan D. Spence, The Search for Modern China, New York: W.W. Norton & Company, 1990, tr. 235.) (Xem thêm: John King Fairbank, China a New History, Cambridge: Harvard University Press, tr. 232.)
Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ năm 1939, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đứng về phe Đồng Minh, cùng Hoa Kỳ chống Nhật Bản. Trung Hoa được kể là nước thắng trận khi thế chiến kết thúc năm 1945 và trở nên thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), có quyền phủ quyết.
Tháng 7-1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng tái diễn ở Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ THDQ chống lại đảng cộng sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công, chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa, và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh (Beijing). Trung Hoa Dân Quốc thất bại, chạy ra hải đảo Đài Loan (Taiwan), đóng đô tại Đài Bắc (Taipei).
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ THDQ. Nhờ đó THDQ vẫn giữ ghế đại diện tại LHQ, có mặt trong Hội Đồng Bảo An LHQ và có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng. Chú ý là Trung Cộng rộng trên 9,640,000 Km2, trong khi Đài Loan là một hải đảo nhỏ, chỉ khoảng 35,980 Km2., ít tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc phân công trong khối Cộng Sản
Sau khi Trung Cộng được thành lập, thì vào tháng 1-1950, Hồ Chí Minh (HCM) bí mật sang Bắc Kinh cầu viện. Lúc đó, hai lãnh tụ CSTH là Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai đều đã qua Moscow. Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow. Tại đây, lãnh tụ cộng sản Liên Xô (CSLX) là Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại – Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.) Như thế, có nghĩa là Stalin uỷ nhiệm cho Trung Cộng viện trợ cho HCM. Sự ủy nhiệm nầy được hiểu ngầm là sự phân công trong khối CS: Liên Xô phụ trách các vấn đề CS ở Đông Âu, và Trung Cộng phụ trách các vấn đề CS ở Đông Á.
Stalin chết năm 1953. Sau cuộc tranh quyền, Nikita Khrushchev lên làm bí thư thứ nhất đảng CSLX. Năm 1956, Khrushchev đưa ra chủ trương ngoại giao mới là hòa dịu với các nước Tây phương, "sống chung hòa bình" (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng thể chế chính trị. Trung Cộng phản đối chủ trương nầy. Lúc đầu, chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng cuối cùng hai nước đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Cộng, trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang) tháng 3-1969. Từ nay, đối với Trung Cộng, Liên Xô không còn là “đồng chí anh em”, mà là một kẻ thù mới của Trung Cộng.
Hoa Kỳ và Trung Cộng tiếp tục đối đầu
Tại Đông Bắc Á, chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Triều Tiên (NTT). Trung Cộng ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT). Sau 3 năm đánh nhau, hai bên ký hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953. Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953.
Tháng 9-1954, Trung Cộng pháo kích hai quần đảo Kim Môn - Mã Tổ (Kinmen-Mazu) thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Trước sự đe dọa của Trung Cộng, Hoa Kỳ liền ký với THDQ Sino-American Mutual Defense Treaty còn gọi là Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China ngày 2-12-1955.
Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan (Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản) ngày 19-1-1960.
Các hiệp ước trên cho thấy Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ ba nước NTT, THDQ (Đài Loan) và Nhật Bản, đồng thời lập một vòng đai bao vây Trung Cộng trên Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai về việc ký kết hiệp định Genève (20-7-1954), khi về nước, theo đúng chủ trương của Trung Cộng, HCM đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.)
Trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam, tuy chống nhau, nhưng Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Bắc Việt Nam (BVN) chống Mỹ như lời Lê Duẩn phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp đỡ Nam Việt Nam (NVN) chống sự xâm nhập ào ạt của bộ đội BVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không tấn công ra BVN để chận đứng nguồn tiếp tế của BVN cho bộ đội CS ở NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công trong việc giúp Việt Nam Cộng Hòa đánh dẹp du kích CS ở NVN.
Trước tình hình mới, Hoa Kỳ thay đổi sách lược, muốn làm thân với Trung Cộng nhằm chống Liên Xô, đồng thời nhờ Trung Cộng giúp Hoa Kỳ thảo luận với CSVN về việc rút quân khỏi Việt Nam. Đối với Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Xô đều là hai kẻ thù, nhưng Hoa Kỳ ở xa, ít nguy hiểm hơn Liên Xô là nước nằm sát bên biên giới, nên Trung Cộng cũng muốn liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô.
Hoa Kỳ và Trung Cộng hòa hoãn
Sau nhiều cuộc thăm dò và đàm phán bí mật, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều tỏ thiện chí xích lại gần nhau. Ngày 9-7-1971, trong một chuyến công du Pakistan, cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh, thủ đô Trung Cộng.
Trong cuộc gặp gỡ với Châu Ân Lai, ngoài những vấn đề song phương và thế giới, Kissinger còn thảo luận với Châu Ân Lai về vấn đề Việt Nam. Sau khi Kissinger về nước, Nixon lên đài truyền hình ngày 15-7-1971, công bố sẽ thăm Trung Cộng vào đầu năm tới.
Lót đường cho chuyến thăm viếng hữu nghị sắp đến, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết tại Đại Hội Đồng thứ 26 của LHQ ngày 25-10-1971, theo đó CHNDTH được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ thay cho THDQ (Đài Loan), là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ.
Tổng thống Nixon cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh ngày 21-2-1972, chủ yếu bàn về bang giao giữa hai nước, và Hoa Kỳ thông báo kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ. Trước khi về nước, tổng thống Nixon và thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai ký kết bản "Thông cáo chung" tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng bang giao giữa hai nước, gồm 16 điều:
Trung Cộng đưa ra quan điểm của Trung Cộng trong điều 6, Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ trong điều 7. Trong điều 8, hai bên đồng ý rằng, tuy hệ thống xã hội và chính sách ngoại giao khác nhau, nhưng hai bên đồng tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không xâm lăng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và chấp nhận sự sống chung hòa bình giữa các nước. Trong điều 9, Hoa Kỳ và Trung Cộng xác nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy. Quan trọng nhất đối với Trung Cộng trong bản thông cáo chung là điều 11 và điều 12. Theo điều 11, Trung Cộng nhấn mạnh rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa và CHNDTH là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa. Chính phủ CHNDTH phản đối mạnh mẽ tất cả những mưu toan nhằm tạo “một Trung Hoa một Đài Loan”, “một Trung Hoa hai chính quyền”, “hai Trung Hoa”, hay một “Đài Loan độc lập”. Trong điều 12, Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một Trung Hoa, và Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Đồng thời Hoa Kỳ tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Hoa Kỳ cam kết sẽ từ từ rút hết quân và thiết bị quân sự ra khỏi Đài Loan khi khu vực giảm dần căng thẳng.
Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng ngày 1-1-1979. Tuy vậy, ngay sau đó, Hoa Kỳ ban hành "Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act) ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan tuy không đặt nền ngoại giao, và vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan. Điều nầy làm cho Trung Cộng không vừa lòng, nhưng Hoa Kỳ cương quyết theo đuổi chủ trương nầy cho đến ngày nay.
Trung Cộng cải cách kinh tế và quân sự
Tháng 12-1978, hội nghị trung ương đảng CSTH quyết định cải cách và mở cửa, đưa ra 4 hiện đại hóa về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Trung Cộng vẫn duy trì cơ chế CS độc tài đảng trị, nhưng từ bỏ kinh tế chỉ huy và bước vào kinh tế tự do, phát triển rất nhanh chóng. Khi các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ trong các năm 1989-1990 và Liên Sô sụp đổ năm 1991, Trung Cộng trở thành nước CS lớn mạnh nhứt trong 5 nước CS còn lại. (Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba.)
Về kinh tế, Trung Cộng bước qua kinh tế thị trường, nhưng thực sự vẫn là nền kinh tế do nhà nước hoạch định và tư bản nằm trong tay các công ty do nhà nước kiểm soát, nghĩa là tư bản vẫn nằm trong tay nhà nước. Vì vậy, nhà nước Trung Cộng càng ngày càng giàu mạnh. Dựa vào đó Trung Cộng phát triển kinh tế, thương mãi, nghiên cứu võ khí, canh tân quân đội, hiện đại hóa Hải quân, bành trướng ngoại giao, thực hiện những kế hoạch chính trị đầy tham vọng, hào phóng cho các nước nhỏ khắp năm châu, nhứt là Đông Nam Á và châu Phi, gặp khó khăn về tài chánh, vay nợ rộng rãi để chờ cơ hội trục lợi…
Trong giai đoạn nầy, đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, 1916-2011)), tư lệnh Hải Quân Trung Cộng từ 1982, theo học thuyết của Alfred Thayer Mahan (Hoa Kỳ, 1840-1914), canh tân Hải Quân Trung Cộng. Theo Thayer Mahan, quyền lực trên biển là điều kiện tối quan trọng để phát triển quyền lực quốc gia trên thế giới trong thời hiện đại, nhất là những nước có nhiều biển. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt (cầm quyền 1901-1909), theo lý thuyết của Mahan, canh tân và hiện đại hóa Hải Quân Hoa Kỳ, rồi đưa Hải Quân chiếm đóng những hải đảo nhỏ trên Thái Bình Dương làm căn cứ. Từ đó Hải Quân Hoa Kỳ càng ngày càng mạnh, lên hàng đầu thế giới sau Thế Chiến I (1914-1918), và kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương sau Thế Chiến II (1939-1945).
Lưu Hoa Thanh đưa ra chiến lược xây dựng Hải Quân gồm ba giai đoạn: 2000-2010 (giai đoạn 1), 2010-2020 (giai đoạn 2), và 2020-2040 (giai đoạn 3). Đại tướng Lưu Hoa Thanh chủ trương Hải Quân Trung Cộng cần trang bị hàng không mẫu hạm để trở thành lực lượng Hải Quân toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Một học giả Hoa Kỳ, tiến sĩ Jonathan D. T. Ward, sau nhiều năm qua Trung Cộng nghiên cứu, đã trình bày lại đầy đủ cuộc cải cách và tham vọng của Trung Cộng trong sách China’s Vision of Victory, nxb. The Atlas Publishing and Media Company LLC, mới phát hành vào tháng 3-2019.
Sách gồm 5 phần, có 5 tiểu đề do tác giả viết nguyên văn chữ Hoa (chữ Tàu) của Trung Cộng như sau: Phần 1: Trung Hoa dân tộc vĩ đại phục hưng (Dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng (tr. 1); phần 2: Lam sắc quốc thổ (Đất nước màu xanh) (tr. 45); phần 3: Can thượng Mỹ Quốc, siêu quá Mỹ Quốc (Đuổi kịp nước Mỹ - Vượt qua nước Mỹ) (tr. 89); phần 4: Quốc gia lợi ích bất đoạn thác triển (Lợi ích quốc gia không ngừng khai thác và phát triển) (tr. 139); phần 5: Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể (Hình thức vận mệnh cộng đồng nhân loại) (tr. 177).
Các tiểu đề trên cho thấy rõ tham vọng lớn lao của Trung Cộng, nhưng người đọc sẽ càng thấy rõ hơn nữa tham vọng nầy khi đi vào phần 5 của quyển sách, gồm 5 mục là: (5.1) China’s Vision for World Order (tr. 180); (5.2) A Global “Middle Kingdom” (tr. 185); (5.3) “Interior Vassals” and “Exterior Vassals in the “Community of Common Destiny for Mankind” (tr. 196); (5.4) A World Transformed: A Day in the Life of Chinese Power (tr. 209); (5.5) 2049: China’s Vision of a New World Order (tr. 222).
Trung Cộng bành trướng
Trước đây, các vua chúa Trung Hoa, với tâm lý điền chủ, chỉ chú trọng đến việc chiếm thêm đất đai về phía tây và phía nam, mà không chú ý đến phía đông vì phía đông là vùng biển Thái Bình. Trung Cộng cũng thế. Khi mới cầm quyền năm 1949, giới lãnh đạo Trung Cộng liền tiến hành ngay “giải phóng hòa bình” [từ ngữ của Trung Cộng] tức thống trị các xứ Tân Cương, Tây Tạng.
Trong khi đó, về mặt biển, cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng, đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền của Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Trung Cộng quan niệm bất di bất dịch rằng đường lưỡi bò là của Trung Công, bất chấp luật biển của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Khi Trung Cộng xâm chiếm bãi Scarborough của Philippines, nước nầy kiện Trung Cộng năm 2013 ra trước Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Hague (Hòa Lan). Năm 2016, Tòa nầy phán quyết rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết tòa án La Haygue, chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa.
Như thế, sau khi xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Cộng còn chủ trương bành trướng bằng sức mạnh quân sự, và đe dọa đến trật tự thế giới, bất chấp luật lệ quốc tế, nhằm thực hiện giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mà các nhà lãnh đạo CS ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông.
Bên ngoài vùng Biển Đông, Trung Cộng áp dụng chiến thuật khác, dùng thế lực “mềm” về kinh tế lôi kéo các nước đang gặp khó khăn. Gần nhứt là các nước Đông Nam Á có nhiều Hoa Kiều như Lào, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia. Xa hơn một chút là Sri Lanka, Pakistan, rồi qua các nước Âu Châu còn chậm phát triển sau thời kỳ CS sụp đổ. Trung Cộng bành trướng mạnh ở những nước Phi Châu nghèo đói. Trung Cộng qua Peru ở Mỹ Châu, đầu tư khai thác dầu khí, sản xuất đồng và dự án đường hỏa xa Peru và Bolivia. Trung Cộng còn vươn xuống tận Úc Châu từ khoảng 10 năm nay, tăng cường đầu tư mạnh mẽ khiến Úc cũng lo ngại Trung Cộng can thiệp vào chính trị nội bộ của nước Úc.
Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp
Hoa Kỳ nhận ra tham vọng của Trung Cộng trong cuộc cải cách kinh tế và nhứt là cải cách quân đội, canh tân Hải Quân. Dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tại diễn đàn các ngoại trưởng ASEAN ở Hà Nội năm 2010, ngoại trưởng Hillary Clinton công bố Hoa Kỳ quyết định xoay trục qua Á Châu, và Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải trên Biển Đông. Kế hoạch nầy làm Trung Cộng quan ngại.
Đáp trả lại, năm 2013 Trung Cộng công khai dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ), phỏng theo “con đường tơ lụa” thời xưa. Trung Cộng cho rằng đây là kế hoạch phát triển kinh tế, mở rộng giao thương của Trung Cộng, nhưng các nước khác cho rằng đây là chương trình của Trung Cộng nhằm chinh phục thế giới. Trung Cộng bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, mở rộng ảnh hưởng khắp các châu lục, từ Đông Nam Á qua Nam Âu, Phi Châu, Úc Châu và cả Nam Mỹ.
Có một điểm đáng chú ý, là Việt Nam nằm ở địa đầu lộ trình “một vành đai một con đường” của Trung Cộng trên đường tiến xuống phía nam. Vì vậy, Trung Cộng tìm cách khuất phục cho được Việt Nam, vì nếu không khuất phục được Việt Nam, thì Trung Cộng khó khuất phục được các nước khác tại vùng nầy.
Tham vọng bành trướng của Trung Cộng, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn vùng Biển Đông, đi ngược hẳn với Hoa Kỳ, là nước chủ trương tự do hàng hải cho tất cả các nước trên thế giới, giao thương một cách hòa bình, công bằng, và minh bạch giữa các quốc gia, và tất cả các nước đều phải tôn trọng luật lệ hàng hải do Liên Hiệp Quốc quy định, không bắt nạt, áp chế nhau. Quan điểm giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược nhau, không thể dung hòa được, nên chẳng bao lâu, Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp. Có người cho rằng đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nước, nhưng vì đây là hai cường quốc kinh tế, nên ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
Ngoài Hoa Kỳ, chủ trương bành trướng của Trung Cộng làm cho cả thế giới quan ngại. Trong cuộc họp của khối ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok ngày 31-7-2019, các ngoại trưởng ASEAN đưa ra bản tuyên bố chung dài 23 trang, đã nhấn mạnh rằng “…Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực…” (BBC News Tiếng Việt, 1-8-2019.)
Gần đây, tại London, thủ đô nước Anh, hội nghị thượng đỉnh 29 nước khối NATO thông qua bản tuyên bố chung ngày 4-12-2019, gồm 9 điều, trong đó điều thứ 6 lưu ý đến sự thách thức của Trung Cộng được tạm dịch như sau: “Chúng tôi thừa nhận rằng ảnh hưởng đang mở rộng và chính sách quốc tế của Trung Quốc vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đem lại nhiều thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau ứng phó trong tư thế liên minh.”
Kết luận
Trên đây là sơ lược mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ khi Trung Cộng được thành lập năm 1949 cho đến ngày nay. Trước khi kết luận, xin ôn lại một kinh nghiệm lịch sử. Trước Thế Chiến Thứ Nhứt (1914-1918), và trước Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), nước Đức phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước, kèm theo tham vọng chính trị, bành trướng bằng quân sự nhằm nhanh chóng chinh phục quyền lực. Trước Thế Chiến Thứ Hai, Nhật Bản cũng chủ trương như thế. Chính sách của hai nước nầy đưa đến hai cuộc chiến thảm khốc trên thế giới.
Trái lại, sau Thế Chiến Thứ Hai, Tây Đức, Nhật Ban và Nam Triều Tiên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, tái xây dựng đất nước một cách hòa bình, phục hưng kinh tế, phát triển kỹ nghệ, mở rộng giao thương, tôn trọng luật pháp quốc tế, không tham vọng bành trướng chính trị và quân sự, không xâm phạm đất đai của các nước khác. Nhờ thế, hiện nay các nước nầy trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Như thế, nếu Trung Cộng cứ khăng khăng duy trì chủ trương hiện nay, coi thường luật pháp quốc tế, phát triển kinh tế, bành trướng quân sự, thì Trung Cộng có thể sẽ đi vào vết xe cũ của hai nước Đức và Nhật trước thế chiến. Thái độ khiêu khích bạo lực của Trung Cộng sẽ đụng độ nhiều nước, mà cuộc tranh chấp với Hoa Kỳ mới chỉ là điểm khởi đầu…
Dallas, 10-12-2019
Sử gia Trần Gia Phụng trước năm 1975 là giáo sư trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng, hiện định cư tại Toronto, Canada. Ông đã xuất bản hàng chục tựa sách về lịch sử Việt Nam.