Nguyên bản tiếng Anh của NGUYỄN THANH TÙNG Thắng Đỗ chuyển ngữ Chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1992 đã công nhận tháng Năm là Tháng Tuyên Dương Truyền Thống của Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương (APAHM). Đó là dịp để chúng ta ghi nhớ lịch sử của người gốc Châu Á sống tại Mỹ và tuyên dương văn hóa cũng như các thành tựu của họ. Điều tình cờ là thời điểm này đến ngay sau 30 tháng 4, ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và khởi đầu cuộc di dân của người Việt. Ở mức độ nào đó, người Mỹ Gốc Việt nên coi APAHM như là tháng tưởng niệm và tuyên dương sự có mặt và cống hiến của chúng ta cho đất nước vĩ đại này. | By NGUYỄN THANH TÙNG Since 1992, the month of May has been designated by the U.S. government as Asian Pacific American Heritage Month (APAHM). It is a time to remember the history of Asians in America and to celebrate their culture and accomplishments. Coincidentally, APAHM immediately follows April 30th, the anniversary of the end of the Vietnam War and the beginning of the Vietnamese diaspora. To some extent, Vietnamese Americans should feel that APAHM is a remembrance and celebration of our arrival to America and our contributions to this great country. |
Tuy thế, nhiều người Mỹ Gốc Việt cho rằng APAHM hoặc phong trào Người Mỹ Gốc Á không liên hệ gì đến mình. Điều này dễ hiểu vì thứ nhất, lịch sử Việt Nam đầy rẫy các xung đột với các quốc gia Châu Á khác. Thứ hai, danh từ “Người Mỹ Gốc Á”, cách gọi thống nhất cho tất cả người di dân và con cái của họ từ khắp Châu Á đã sinh ra từ phong trào này, một nhánh của phong trào phản chiến. Sau 43 năm có mặt tại nước Mỹ, đã đến lúc chúng ta cần xét lại quan hệ giữa người Mỹ Gốc Việt và phong trào Người Mỹ Gốc Á. Danh từ “Người Mỹ Gốc Á” bao gồm hơn 20 triệu người Mỹ đến từ hơn 20 quốc gia và nói hơn 50 ngôn ngữ. Từ năm 2000 đến 2015, dân số này đã gia tăng mạnh từ 11,9 triệu đến 20,4 triệu. Với hơn 2 triệu người, người Mỹ Gốc Việt là nhóm lớn thứ tư, sau người Trung Quốc, Ấn Độ và Phi Luật Tân. 13% trong số các người nhập cư không giấy tờ là người Gốc Á. Người Mỹ Gốc Việt chúng ta đương nhiên ghi nhớ lịch sử đau thương của mình, từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến kinh nghiệm tị nạn. Những nhóm Người Mỹ Gốc Á khác cũng đã hứng chịu nhiều tai ương. Vào thế kỷ 19, người Gốc Hoa đã bị bắt phải lao động trên đường xe lửa Xuyên Lục Địa dưới những điều kiện khắc nghiệt. Luật Cấm Người Hoa của năm 1882 tương tự như chính sách chống di dân của chính quyền Trump hiện nay. Điều đáng chú ý là người Mỹ Gốc Nhật đã cố tình lánh xa những người Gốc Hoa. Khi người Gốc Nhật bị bắt vào các trại tập trung trong Thế Chiến Thứ Hai, nhiều người Gốc Hoa và Hàn đã đeo nút trên áo với dòng chữ “tôi không phải là người Nhật”. Người Gốc Phi bị chèn ép dưới tư cách lao động nông nghiệp, và cùng với người Gốc Mễ, họ lãnh đạo phong trào Liên Hiệp Nhân Công Nông Nghiệp để đòi hỏi điều kiện tốt hơn cho những người làm công ở các nông trại. Như chúng ta, nhiều người Mỹ Gốc Châu Á đã rất thành đạt. Họ đã thắng giải Nobel, Pulitzer và huy chương vàng Thế Vận Hội. Đã có người Mỹ Gốc Châu Á là tỉ phú, chủ tịch các công ty lớn, và minh tinh màn bạc. Như chúng ta, nhiều người Mỹ Gốc Châu Á đã không thành đạt lắm. Tỉ lệ sở hữu nhà ở của người Gốc Á thấp hơn người da trắng. Người cao niên Gốc Á có nhiều xác suất thuộc vào thành phần nghèo hơn người Mỹ da trắng. Lương của phụ nữ Gốc Á thấp hơn lương đàn ông da trắng gần 20%. Phụ nữ Gốc Việt thuộc nhóm có lợi tức thấp nhất, vì họ chỉ kiếm được 64% so với lương của đàn ông da trắng. Hơn hết, người Gốc Á có khoảng cách biệt tài sản lớn nhất trong bất cứ nhóm chủng tộc nào. Sự tương phản giữa thành đạt và khó khăn trong từng nhóm Gốc Á và trong tất cả người Gốc Á, đã đưa đến huyền thoại về “người thiểu số lý tưởng” và nhu cầu có các dữ liệu phân loại minh bạch. Huyền thoại “người thiểu số lý tưởng” không phải do người Gốc Châu Á đã hãnh diện mà tạo ra, mà là do giới bảo thủ xã hội da trắng đã sử dụng để phân ranh giới giữa những nhóm người da màu, kể cả các nhóm đang tranh đấu cho dân quyền. Giới bảo thủ dùng những người Gốc Á thành đạt để làm bằng chứng rằng không phải người da trắng hay guồng máy của họ đã tạo nên các bất công chủng tộc. Trong khi một số người Gốc Á hãnh diện về huyền thoại này, nó đồng thời gây hại cho người Gốc Á nói chung, vì nguồn tài nguyên chính phủ cho họ bị rút bớt. Để chống lại huyền thoại này, để hiểu rõ nhu cầu đưa đến sự hỗ trợ thích hợp cho các cộng đồng mình, người Mỹ Gốc Á đã đấu tranh để các dữ liệu được phân loại minh bạch, hoặc được thu thập từ các nhóm chủng tộc và giới tính Gốc Á, kể cả dựa trên tình trạng di trú. Là một trong những nhóm di dân mới nhất, người Mỹ Gốc Việt đã hưởng lợi từ các nỗ lực này vì chúng ta có nhiều nhu cầu và ít quyền lực chính trị hơn những nhóm khác. Thật ra, không nhóm Gốc Á nào có đủ quyền lực chính trị khi tẻ riêng ra, vì mỗi nhóm chỉ có dưới 1,2% dân số toàn quốc. Công việc phân loại các dữ kiện, tuyên dương lịch sử và văn hóa của từng nhóm một, và nhu cầu đoàn kết để tạo ra sức mạnh và quyền lực chính trị là vấn đề nan giải trong phong trào Người Mỹ Gốc Á. Khi nào thì chúng ta kết nối với nhau? Khi nào thì mỗi nhóm đi đường riêng của mình? Người Mỹ Gốc Việt cũng phải làm các lựa chọn này khi trở thành một phần của Người Gốc Á ở Nước Mỹ. Chúng ta nên nhớ đến câu ngạn ngữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là Chủ Tịch của Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT) và Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn Tổng Thống về người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương. Thắng Đỗ là thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT. | Yet, many Vietnamese Americans do not identify with either APAHM or the Asian American movement. This is understandable for several reasons. First, Vietnamese history is full of conflicts with other Asian countries. Second, the movement that created the term “Asian American” as a unifying term for immigrants and children of immigrants from East Asia, Southeast Asia, and South Asia in the late 1960s and early 1970s was a part of the anti-war movement[NT1] . But after being in the U.S. for 43 years, it is time that we re-examine how Vietnamese Americans should relate to the Asian American movement. The term “Asian American” covers more than 20 million Americans tracing their origins from more than 20 countries and speaking over 50 languages. From 2000 to 2015, the population grew from 11.9 million to 20.4 million, making it the fastest growing racial group[NT2] . With nearly 2 million people, Vietnamese Americans are the fourth largest group behind Chinese, Indian, and Filipino. Since 2010, more Asian Americans than Latinos have immigrated to the U.S., and 13% of all undocumented immigrants are Asian. Vietnamese Americans of course remember our history of trauma, from the Vietnam War to the refugee experience. Other Asian American groups have suffered as well. In the 1800s, Chinese Americans were forced to work for little pay under very dangerous condition on the Transcontinental Railroad, which was completed 150 years ago. The Chinese Exclusion Act of 1882 is similar to what we see in today’s anti-immigrant policies of the Trump Administration. Interestingly, Japanese Americans in the 1800s distanced themselves from the Chinese. When Japanese Americans were incarcerated during World War II and lost their properties, some Chinese and Korean Americans wore buttons stating that they were not Japanese[NT3] . Filipino Americans were mistreated as farm laborers, and together with Latinos, they led the United Farm Worker movement to bring better conditions to the people harvesting our food. Like Vietnamese Americans, many Asian Americans have done well. They have won Nobel Prizes, Pulitzer Prizes, and Olympic gold medals. There are Asian American chief executive officers of major companies, billionaires, and movie stars. Like Vietnamese Americans, many Asian Americans have not done so well. Asian Americans are less likely than whites to own a home. Older Asian Americans are more likely to live in poverty than white Americans. Asian American women make nearly 20% less than white men, with Vietnamese American women among the lowest as they earn only 64% of what white men earn[NT4] . Most significantly, income equality has grown to the point that Asian Americans have the largest wealth gap of any racial or ethnic group[NT5] . This duality of successes and challenges, within each Asian American group and among all Asian Americans, led to the creation of the model minority myth and the need for disaggregated data. The model minority myth, which states that all Asian Americans are very successful, was not created by proud Asian Americans. Instead, this myth was created by white social conservatives to drive a wedge between the coalition of African Americans, Asian Americans, Latinos, and other people of color fighting for civil rights. By focusing on some successful Asian Americans, the conservatives argued that racial inequalities were not due to racism from white people or from institutions. While some Asian Americans were proud of this myth, it became detrimental to all Asian Americans, who ended up with less resources. In order to fight the myth, identify the needs, and obtain the appropriate resources for Asian American communities, Asian Americans have been fighting for disaggregated data, or collecting data by each Asian group and gender, and even immigration status. Vietnamese Americans have benefited from these efforts as we are among the most recent immigrants and thus had more needs and less political power. Indeed, no single Asian American group has sufficient political power because alone, each group constitutes less than 1.2% of the population. The disaggregation of data, the celebration of each group’s unique history and culture, and the the need for unity to create sufficient capacity and political power is emblematic of the yin and yang of the Asian American movement. When do we come together? When do we go our separate ways? Vietnamese Americans have to make these choices as well when it comes to being a part of Asian America. We would do well to remember the proverb “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” [NT1]https://www.nbcnews.com/news/asian-america/after-50-years-asian-american-advocates-say-term-more-essential-n875601 [NT2]https://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/09/08/key-facts-about-asian-americans/ [NT3]https://www.nbcnews.com/news/asian-america/after-50-years-asian-american-advocates-say-term-more-essential-n875601 [NT4]http://www.nationalpartnership.org/our-work/resources/workplace/fair-pay/asian-women-and-the-wage-gap.pdf [NT5]https://www.pewsocialtrends.org/2018/07/12/income-inequality-in-the-u-s-is-rising-most-rapidly-among-asians/ Dr. Nguyễn Thanh Tùng, MD, is President of PIVOT and has served on the U.S. President's Advisory Commission on Asian Americans and Pacific Islanders. The above piece was translated into Vietnamese by Thắng Đỗ, a board member of PIVOT. |