Hôm 11/12, chủ và nhân viên một chiếc tàu đánh cá của Nhật bị tòa liên bang Hoa Kỳ cáo tội giúp buôn lậu 962 bộ vây cá mập ra vào tiểu bang Hawaii.
Theo cáo trạng, tàu M.V. Kyoshin Maru No. 20 chuyên đánh cá ngừ ở phía nam biển Thái Bình khoảng một năm trở lại đây. Thuyền trưởng, trưởng nhóm ngư phủ và kỹ sư trưởng là người Nhật, 10 nhân viên đánh cá người Indonesia. Trong chuyến hải hành dài ngày, họ bắt được khoảng 300 con cá mập còn sống, cắt lấy vây cá rồi ném xác trở lại xuống biển. Mọi người chia nhau số vây cá mập đem về nhà.
Vào khoảng ngày 6/11, tàu Kyoshin Maru đến một địa điểm hơn 12 dặm ngoài khơi Honolulu, Hawaii, để gặp một chiếc thuyền do một công ty hàng hải địa phương gửi ra. Những ngư phủ Indonesia nhảy lên thuyền, trong khi tàu lớn đưa thuyền trưởng, trưởng nhóm ngư phủ, và kỹ sư trưởng về lại Nhật với các bộ vây cá đã chia phần. Ngư phủ Indonesia thì cặp bến, vào Hoa Kỳ để ra phi trường Honolulu bay về nước.
Trong lúc khám xét hành lý của các ngư phủ người Indonesia tại phi trường, nhân viên an ninh phát giác ra các bộ vây cá nặng 190 pound, liền báo cho cơ quan quản lý cá và thú rừng US Fish and Wildlife Service. Trị giá chợ đen của số vây cá có thể lên tới gần 58 ngàn Mỹ kim.
Những ngư phủ Indonesia bị buộc tội và thả ra với sự theo dõi, đồng thời tòa liên bang cũng buộc tội công ty chủ tàu Hamada Suisan Co., Ltd, và JF Zengyoren cùng với thuyền trưởng Hiroyuki Kasagami, trưởng nhóm ngư phủ Toshiyuki Komatsu, kỹ sư trưởng Hiroshi Chiba. Ba người này chưa bị bắt vì họ không vào Hoa Kỳ.
Súp vây cá mập là một món ăn được người Á Châu ưa chuộng, nhưng cách chặt lấy vây cá rồi quăng xác cá xuống biển bị lên án là độc ác. Hàng năm có hàng triệu con cá mập còn sống bị chặt vây để bán.
Hoa Kỳ có luật cấm chặt lấy vây cá mập từ năm 2000, riêng Hawaii là một trong 12 tiểu bang có luật cấm mua bán, phân phối vây cá mập. Một số loài cá mập cũng được luật pháp bảo vệ vì có nguy cơ tuyệt chủng. Đang có một dự luật được bàn thảo khoảng một năm nay tại Quốc Hội để cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển vây cá mập và các sản phẩm liên hệ trên toàn Hoa Kỳ.
Nếu bị tòa án Hoa Kỳ kết tội liên quan đến vây cá mập, bị can có thể lãnh tối đa từ 5 cho đến 20 năm tù tùy tội danh và phạt tiền lên tới nửa triệu Mỹ kim mỗi tội danh.
Vào khoảng ngày 6/11, tàu Kyoshin Maru đến một địa điểm hơn 12 dặm ngoài khơi Honolulu, Hawaii, để gặp một chiếc thuyền do một công ty hàng hải địa phương gửi ra. Những ngư phủ Indonesia nhảy lên thuyền, trong khi tàu lớn đưa thuyền trưởng, trưởng nhóm ngư phủ, và kỹ sư trưởng về lại Nhật với các bộ vây cá đã chia phần. Ngư phủ Indonesia thì cặp bến, vào Hoa Kỳ để ra phi trường Honolulu bay về nước.
Trong lúc khám xét hành lý của các ngư phủ người Indonesia tại phi trường, nhân viên an ninh phát giác ra các bộ vây cá nặng 190 pound, liền báo cho cơ quan quản lý cá và thú rừng US Fish and Wildlife Service. Trị giá chợ đen của số vây cá có thể lên tới gần 58 ngàn Mỹ kim.
Những ngư phủ Indonesia bị buộc tội và thả ra với sự theo dõi, đồng thời tòa liên bang cũng buộc tội công ty chủ tàu Hamada Suisan Co., Ltd, và JF Zengyoren cùng với thuyền trưởng Hiroyuki Kasagami, trưởng nhóm ngư phủ Toshiyuki Komatsu, kỹ sư trưởng Hiroshi Chiba. Ba người này chưa bị bắt vì họ không vào Hoa Kỳ.
Súp vây cá mập là một món ăn được người Á Châu ưa chuộng, nhưng cách chặt lấy vây cá rồi quăng xác cá xuống biển bị lên án là độc ác. Hàng năm có hàng triệu con cá mập còn sống bị chặt vây để bán.
Hoa Kỳ có luật cấm chặt lấy vây cá mập từ năm 2000, riêng Hawaii là một trong 12 tiểu bang có luật cấm mua bán, phân phối vây cá mập. Một số loài cá mập cũng được luật pháp bảo vệ vì có nguy cơ tuyệt chủng. Đang có một dự luật được bàn thảo khoảng một năm nay tại Quốc Hội để cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển vây cá mập và các sản phẩm liên hệ trên toàn Hoa Kỳ.
Nếu bị tòa án Hoa Kỳ kết tội liên quan đến vây cá mập, bị can có thể lãnh tối đa từ 5 cho đến 20 năm tù tùy tội danh và phạt tiền lên tới nửa triệu Mỹ kim mỗi tội danh.