~ NGUYỄN-VÕ THU-HƯƠNG ~
Mùa này là mùa giỗ của mẹ tôi. Hôm qua chị dâu tôi vừa nhắc là giỗ thứ 10. Lúc trước khi mất, mẹ tôi bịnh Alzheimer’s, trí nhớ hay lẫn lộn. Có lần, mẹ tôi gọi điện nửa khuya giọng hoảng hốt: Ba vừa tắt thở đó con. Ba tôi lúc đó mất đã được hơn năm. Ở bất cứ giây phút nào, ba tôi đều có thể đang thở hay đang tắt thở. Tình trạng này của mẹ, tôi đọc được trong một bài thơ của Sherman Alexie.
Mùa này là mùa giỗ của mẹ tôi. Hôm qua chị dâu tôi vừa nhắc là giỗ thứ 10. Lúc trước khi mất, mẹ tôi bịnh Alzheimer’s, trí nhớ hay lẫn lộn. Có lần, mẹ tôi gọi điện nửa khuya giọng hoảng hốt: Ba vừa tắt thở đó con. Ba tôi lúc đó mất đã được hơn năm. Ở bất cứ giây phút nào, ba tôi đều có thể đang thở hay đang tắt thở. Tình trạng này của mẹ, tôi đọc được trong một bài thơ của Sherman Alexie.
Alexie là nhà thơ American Indian, sống trong lòng một quốc gia được dựng lên từ một lịch sử người di dân da trắng triệt tiêu các bộ lạc bản địa. Bài thơ mang tựa “Grief Calls Us to the Things of This World”, tạm dịch một cách văn vẻ là “Ngậm ngùi gọi ta về với trần gian”. Đây là câu nhại tựa một bài thơ khác của Richard Wilbur mang tựa “Tình yêu gọi ta về với trần gian” mà trong đó có câu: “The morning air is all awash with angels” tạm dịch là “Buổi sáng tràn ngập những thiên thần”, thiên thần đây là những cánh áo mới giặt phơi phất phơ trong gió.
Wilbur là nhà thơ da trắng. Trần gian của ông gọi ông về bằng tình yêu dù là “tình yêu cay đắng”. Tôi không biết tình yêu đó có che đậy những cuộc chém giết và cướp lãnh thổ từ những bộ lạc người Mỹ bản địa hay không. Nhưng tôi biết, trần gian gọi con cái còn sót lại của những bộ lạc này bằng nỗi ngậm ngùi để tang những mất mát. Đôi khi đó chỉ là mất một người cha, có nghĩa là mất mát riêng tư. Nhưng mất cha hay mất mẹ là mất một sợi chỉ cột mình vào lịch sử của chung. Và để tang, đôi khi lại kéo mình về những thứ ở đời.
Tôi xin đọc một đoạn từ bài thơ “Grief Calls Us to the Things of this World”, của Alexie. Trong đó, tác giả kể gọi điện về nhà xin nói chuyện với cha. Khi mẹ khựng lại thì anh mới nhớ cha đã mất gần năm. Khi anh xin lỗi, mẹ anh cười:
. . .
. . . My mother laughs
At the angels who wait for us to pause
During the most ordinary of days
And sing our praise to forgetfulness
Before they slap our souls with their cold wings.
Those angels burden and unbalance us.
Those fucking angels ride us piggyback.
Those angels, forever falling, snare us
And haul us, prey and praying, into dust.
(From Face, Hanging Loose Press, 2007)
Nguyễn Quốc Chánh dịch là:
. . . Má cười
Lũ thiên thần đợi
khi ta ngưng tay
Trong lúc thường nhật
Của ngày thường nhất
Và chúng hát ngợi ca
Thói đãng trí ở ta
Trước khi chúng bợp tai
linh hồn ta bằng đôi cánh lạnh
Lũ thiên thần chồng chất
Lên ta chông chênh
Lũ thiên thần chó chết
Cưỡi lưng ta
Lũ thiên thần không ngưng
rớt xuống, thộp lấy
Lôi ta, con mồi đang
Cầu nguyện, đi vào cát bụi
Tôi không biết có phải vì ký ức tị nạn mang theo mình tình trạng mất mát tương tự như tình trạng của một nhà thơ bản địa hay không mà tôi hay nhớ tới bài thơ này. Dù cảm xúc có chút lấn cấn nhưng tôi vẫn nghĩ đến nó sau khi Alexie gần đây bị phụ nữ tố trong đợt MeToo.
Lấn cấn hơn nữa là chỗ đứng của người tị nạn trên tiến trình hưởng sự bảo vệ của qui chế công dân Mỹ trong một quốc gia Tây Tiến ở mức độ qui mô hơn nước Việt Nam trong lịch sử Nam Tiến. Nên nhớ người bản địa không được qui chế công dân Mỹ cho tới năm 1925. Và cho đến ngày hôm nay, một số rất đông vẫn sống lây lất trong những vùng reservation mà họ bị nhà nước Mỹ dồn vào để dành đất cho người da trắng định cư. Sau này thì tị nạn chúng ta cũng được hưởng chiến phẩm của lịch sử đẫm máu này, với tất cả ngậm ngùi của nó.
Tôi nhắc đến điều này để làm gì khi chúng ta chỉ muốn để tang cho chính mình ở cuối tháng Tư, tháng “khắc nghiệt nhất” (“April is the cruellest month”) ở dòng đầu trường thi Wasteland của T.S. Eliot. Tôi nhắc đến để suy nghĩ về những mâu thuẫn của lịch sử trong tâm thức của chúng ta, những mâu thuẫn mà không lời lẽ nào, dù thơ mộng nhất, có thể hoá giải.
Tháng Tư của Eliot được cựu Tổng Thống Ford lặp lại năm 1999 trong dịp ra mắt cầu thang cũ của toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn (1) được dời về triển lãm tại thư viện Tổng Thống Ford ở Michigan. Trong bài diễn văn, ông Ford bùi ngùi nhắc: “Tháng Tư năm 1975 quả thật là tháng khắc nghiệt nhất” (2). Ông Ford kể lại những ngày của tháng Tư khi ông phải gặp các Thượng Nghị Sĩ trong Tiểu Ban Ngoại Giao. Họ cảnh báo ông Ford đừng quan tâm đến những đồng minh Nam Việt Nam, đừng cố di tản họ, và Quốc Hội chi tiền để di tản chỉ người Mỹ mà thôi. Ông Ford từ chối, và cuối cùng thì ông cũng phục hồi được lương tâm và uy tín của nước Mỹ là vùng đất dung thân cho người di dân và người tị nạn (nhất là tị nạn cộng sản). Ông thành tâm cảm ơn những hoa tiêu trực thăng bay mỗi ngày 18 tiếng để cứu người Mỹ và đồng minh ở những ngày cuối. Ông nói chính nhờ những anh hùng này mà ngày nay, theo ông, “nỗi đau của tháng Tư xa xưa đó được xoa dịu bằng lòng hãnh diện về những người Mỹ gốc Việt đã tạo được cho mình đời sống mới trên một đất nước mới” vì ông đã vận động được sự ủng hộ của dân chúng để nhận 130,000 người tị nạn năm 1975. Ông đưa ra kết quả tốt đẹp bằng cách nhắc đến ông Lê, một người tị nạn có mặt trong buổi lễ, nhờ vào lương tâm của nước Mỹ.
Ngay khi người Mỹ để tang một tháng Tư thì họ cũng chỉ nhắc đến người tị nạn như những nạn nhân được họ cứu rỗi, phục hồi lòng kiêu hãnh của người Mỹ, uy tín của đế quốc Mỹ, lương tâm và nhân tính của dân tộc Mỹ sau một cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử của họ. Ông Ford nhắc đến ông Lê nào đó chịu ơn nước Mỹ nhờ vào sự vận động của những người như ông Ford, mà không nhắc đến một ông Lê khác đã tranh đấu cho người tị nạn. Tôi muốn nói đến ông Lê Xuân Khoa, người đã cùng bao nhiêu người Đông Dương khác vận động, giúp đỡ, tìm giải pháp định cư cho thuyền nhân bỏ chạy một nước Việt Nam vừa bị thống nhất bằng bạo lực. Trong một bài tường thuật về lịch sử tị nạn, ông Khoa đã kể đến các tổ chức như Boat People SOS do “Giáo sư Nguyễn Hữu Xương của Đại Học San Diego, cựu sĩ quan hải quân Phan Lạc Tiếp và một số nhân sĩ ở San Diego thành lập năm 1980”, Project Ngọc do một nhóm sinh viên Việt Nam tình nguyện tại đại học UC Irvine thành lập năm 1987, “LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) là tổ chức chuyên trợ giúp pháp lý cho tị nạn tạm trú ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á do luật sư Daniel Wolf cùng một nhóm chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập vào đầu thập niên 1990” (3). Ngoài ra, Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương (Indochina Resource Action Center, IRAC) -- sau đổi tên là Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center, SEARAC) mà ông Khoa là chủ tịch ở giai đoạn đầu đã đóng vai trò rất lớn trong cuộc vận động các nước dẫn đến một hội nghị quốc tế về người tị nạn vào năm 1988 tại Washington D.C. Để nhấn mạnh sự chủ động của chính người tị nạn, ông Khoa đã tuyên bố: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi (người tị nạn) đã bị coi là vấn đề (của nước Mỹ). Ngày nay, chúng tôi nhất quyết là một phần của giải pháp” (4). Hôm nay, SEARAC vẫn tiếp tục tranh đấu cho người gốc Đông Nam Á và những người da màu khác trong nhiều lãnh vực, kể cả việc chống nhà nước Mỹ trục xuất những người gốc Campuchia, Việt Nam, Lào, H’mong.
Cùng để tang một tháng Tư mà giữa đế quốc và đồng minh đã lấn cấn nhau như vậy. Lịch sử đầy những bẫy sập, những ổ gà trong cảm xúc. Tôi nhắc đến chúng không phải để thuyết phục chúng ta hãy tìm cách san bằng quá khứ, xoá bỏ hận thù, hoà giải dân tộc (Mỹ hay Việt). Tôi nhắc đến để chúng ta, ở tháng Tư, thử suy nghĩ về một loại đạo đức chính trị không lấp liếm với quá khứ khắc nghiệt nằm giữa người tị nạn và người bản địa, giữa người gốc Á gương mẫu làm ăn khấm khá và con cháu người nô lệ da đen trong những ghetto nghèo vẫn sợ bị cảnh sát bắn không có lý do, giữa công dân Mỹ gốc Việt và người tị nạn Trung Mỹ đang ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ, giữa Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh, hay giữa chúng ta là những người thua trận xuất thân từ Miền Nam và những người chiến thắng từ Miền Bắc vẫn đang hãnh tiến (trong từ ngữ của họ) cho đến ngày hôm nay. Họ hãnh tiến giàu có nhờ đặc quyền của kẻ chiến thắng sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dẫn đến một nền kinh tế tư bản tung hoành. Họ hãnh tiến là dân tộc yêu chuộng hoà bình sau khi nướng từ 2 đến 5 triệu người Việt Nam để thống nhất đất nước, với một thủ đô Hà Nội mang danh thành phố của hoà bình đón tiếp hoà đàm thượng đỉnh Trump-Un. Họ hãnh tiến cả trong cử chỉ hoà hợp hoà giải với người tị nạn từ phía nhà nước hay từ phía những người tiến bộ đối lập với nhà nước mà có lần Phạm thị Hoài đã tự gọi là con đẻ của chế độ.
Tôi không từ chối họ, những người chiến thắng. Vì họ cũng là những sinh linh với những vui khổ tương tự như tôi. Và quá khứ chém giết nhau thì là sự đã rồi. Người da trắng đã tàn sát những bộ lạc bản địa. Miền Bắc đã thắng Miền Nam. Vân vân. Nhưng tôi muốn ngừng lại để thở trong kẻ ngách của sự đã rồi. Tôi muốn lật lại cái chiều thời gian miệt mài tiến về phía trước mà đã dẫn đến sự áp bức của hiện tại.
Có thể nói, tôi muốn thử kỳ kèo với chiều thời gian đổ trút về phía trước của lịch sử bằng một loại thời tính của bi kịch.
Trong các bi kịch, Hegel cho là Antigone của Hy Lạp cổ thời là một trong những tuyệt tác của nhân loại, có lẽ vì ông ta sử dụng nó để minh hoạ cho thuyết biện chứng lịch sử của mình. Theo tuần tự của câu chuyện thì Antigone là vở cuối trong bộ ba bi kịch về gia đình cai trị thành Thebes được Sophocles viết vào giữa thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên. Hai vở kia theo dõi câu chuyện của Oedipus và ba thế hệ chịu hậu quả từ hành vi loạn luân của kẻ chinh phục thành Thebes. Oedipus vì bị lưu đầy từ nhỏ nên không biết nguồn gốc của mình. Ông vô tình giết cha và lấy mẹ trong cuộc cướp thành Thebes. Oedipus tự móc mắt lưu đày sau khi biết ra sự thật. Ông vừa là cha vừa là anh cùng mẹ của Antigone và anh em của cô. Trong vở cuối, hai người anh của Antigone là Eteocles and Polyneices đều bỏ mạng sau khi dẫn đầu hai phe đánh nhau trong cuộc nội chiến dành thành Thebes. Creon, vua mới của thành Thebes ra lệnh quốc táng Eteocles và phơi xác Polyneices để làm gương cho những kẻ phản loạn. Antigone chống lại lệnh vua để chôn cất người anh. Theo Hegel, Antigone dựa vào thần của nội tâm, tình yêu, cảm tính, máu mủ, gia tộc, để đối đầu lại thần của ánh sáng ban ngày, của ý chí tự do trong chính trị quốc gia (5). Trong công thức biện chứng của Hegel, nhân vật Antigone là phản đề lại trật tự của vua Creon. Nhưng cũng chính vì thế mà theo Hegel, Antigone thách đố một tổng đề chính trị nhà nước để nó có dịp đạt được tính phổ quát cao hơn khi nó phải hoá giải những đòi hỏi đặc thù sau những cuộc xung đột.
Tôi không đồng ý với diễn giải này của Hegel. Khi Antigone phân trần về quyết định của mình với em gái Ismene, cô nói:
It is the dead
Not the living, who make the longest demands
We die for ever. (6)
Không phải người sống
Mà là người chết
Đòi hỏi dài lâu nhất
Chúng tôi chết mãi kia mà
Antigone bảo em hãy sống đời mình, vì cô đã “trao mình cho cõi chết”. Cô coi mình thuộc về thời tính của người chết trong sự vĩnh hằng của nó. Vĩnh hằng không chảy vào chiều tiến từ quá khứ đến tương lai của một trật tự phổ quát hơn trong sử quan tiến bộ của cách mạng, của quốc gia, hay nhân loại. Vĩnh hằng thuộc về thế giới của lời nguyền rủa, của tiếng rống tang tóc. Nó không cần biết đến chiều tiến của nhân loại. Nó không cần biết đến sự phân định giữa phổ quát và đặc thù. Nó chỉ là chính nó, từ chối mọi sử quan.
Vậy thời tính của bi kịch là xung đột, vĩnh viễn, không hoá giải cho dù lịch sử là sự đã rồi. Creon ra lệnh nhốt Antigone xuống hầm để xây dựng một trật tự nhà nước phổ quát chồng lên, chôn dấu tính loạn luân của gia tộc bên dưới khái niệm quốc gia-dân tộc. Cuối cùng Antigone tự sát, kéo theo sự tự sát của con trai và vợ Creon. Bi kịch cho ta thấy không thể hoá giải những đòi hỏi trái ngược nhưng đều mang tính đạo đức. Creon muốn phép nước phân minh để củng cố tính chính đáng của nhà nước: nó phải tuyên dương kẻ chết vì nó và phỉ báng những kẻ nó giết. Antigone chết để toàn vẹn với người chết nằm ngoài phép nước. Con trai của Creon chết để toàn vẹn với Antigone là vợ sắp cưới. Và vợ Creon chết để nguyền rủa cái phép nước của chồng đã giết con. Ai cũng đòi đạo đức của mình. Mỗi hành vi đạo đức đều đặc thù, vô phương hoá giải bằng phổ quát.
Trong sự không thể hoá giải, thời gian không biện chứng, không chảy về phía trước. Thời tính bi kịch thuộc về vết rách không thể vá của lịch sử. Với trí nhớ Alzheimer’s, mẹ tôi có lần đã lôi tôi vào một quá khứ tuyệt đối từ chối chảy về phía trước.
Mẹ tôi cùng gia đình tị nạn ở Mỹ từ năm 1975. Đến năm 2005 thì về ở hẳn Việt Nam vì địa hình thành phố Garden Grove, nơi gia đình tôi sống từ ’75, đã biến thành xa lạ, và Mẹ bắt đầu quên cả tiếng Anh. Tuy không nhớ đã từng ở Mỹ, mẹ vẫn nhớ con cháu. Và mẹ vẫn nhớ một Việt Nam khác, một Vũng Tàu khác, những con đường mang tên Pháp, và những người trong thế giới thời mẹ còn là cô Hoá, con gái ông Võ Ngọc Chấn. Một hôm tôi hỏi về cha nuôi người Pháp của ông ngọai. Mẹ nói: Ông Portpoteau, nhà đường Lapoussière, sau này để lại cho ông ngọai. Tôi không biết viết những tên đó làm sao, hỏi: La poussière, như bụi? Mẹ nói: đường rạp hát đi xuống tới biển thì nhà bên góc trái.
Địa đồ của mẹ trái giờ, đọng vết như bụi.
Mẹ kể lúc Pháp trở lại, Phòng Nhì bắt ông ngoại vì họ nghĩ ông hẳn làm kinh tài cho kháng chiến. Ông ngoại bị tra tấn, xác quăng ra ngoài khoảng sân có đường mương. Nửa đêm mấy người phục dịch nghe tiếng rên, biết là còn sống nhưng không ai dám cho nước. Hôm sau họ chở ông ngoại ra vùi ngoài động cát. Hai mươi năm sau mẹ mới tìm ra chỗ. Tôi nhớ hồi mẹ lấy cốt ông ngoại, gió thổi phập phều miếng vải căng che nắng. Xương ông ngoại khô ráo. Mẹ nhận ra hàm răng.
Mẹ thân với ba lúc làm giao liên kháng chiến. Ba chỉ huy một đơn vị kháng chiến không Việt Minh ở Miền Nam. Năm 1948 ba sắp xếp cho mẹ dẫn bà ngoại đi thăm cậu Ba du học bên Tây về theo kháng chiến, đang chết ở một chiến khu khác vì bệnh ho lao mà lại từ chối vô nhà thương Tây.
Vào những ngày tháng cuối ở Vũng Tàu lúc ở nhờ nhà người cháu, trong cơn hoảng loạn giữa lỗ hổng của ký ức, mẹ khóc đòi về nhà. Tôi cho mẹ uống thuốc an thần nhưng không hiệu quả. Tôi nghĩ, hơi ác ôn, là nếu mẹ thấy nhà cũ, mẹ sẽ phải chấp nhận lịch sử theo tuần tự của tôi, của sách vở ghi chép, của sự đã rồi. Nửa khuya, tôi đẩy xe lăn cho mẹ đến trước cổng nhà đang khoá để chỉ cho mẹ thấy bảng đề Ban Tổ Chức Đảng, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Mẹ khóc như một đứa con nít, bập bẹ rằng mẹ phải vô, vì Ngoại đang đợi mẹ trong nhà. Tôi cố nói với mẹ là Ngoại không đang chờ mẹ vì Ngoại đã mất lâu rồi, và nhà mình không còn là nhà mình, vì thời gian trôi qua, và quá khứ đã xảy ra. “Nhưng mà. . . tối. . . trời tối. . . người ta cho mình. . . về. . . nhà ngủ”. Mẹ tôi van nài bằng những lời ngập ngừng, đứt quãng.
Bệnh nhân Alzheimer’s thường mất dần những ngôn từ. Aphasia được định nghĩa là sự hư hoại trong khả năng ngôn ngữ của một người -- khiếm ngôn. Freud nhận định tiếng khóc của đứa bé sơ sinh chỉ mang ý nghĩa diễn đạt khi được người khác đáp ứng. Vậy giữa tiếng kêu biểu hiện và sự truyền đạt ý nghĩa là một vết rách, khi không có sự đáp ứng của con người. Bệnh nhân khiếm ngôn bị trả về vết thương ở cội nguồn của ngôn ngữ. Một học giả cho đó không phải là sự khiếm khuyết tật nguyền của một cá nhân, mà là vết thương trong chính thân thể của ngôn ngữ (7).
Trong giây phút đó, tôi từ chối đáp ứng tiếng kêu của mẹ. Tôi đứng về phe lịch sử đã rồi. Tôi không biết có phải tôi tự nói với mình rằng trí nhớ suy hoại của mẹ đã không biết thừa nhận những điều đầy hy vọng ở cách mạng, giải phóng, thống nhất, những giá trị phổ quát trong sử quan tiến bộ. Hay tôi cho rằng mẹ đã cột tôi vào mẹ, ngoại, 3 đời đàn bà đứng trong bóng đêm cải lại câu chuyện kể về lịch sử chiến thắng của chế độ phụ quyền?
Nói thật thì mẹ đã làm tôi mất khả năng lý giải. Lúc đầu, tôi bực bội vì sự vô lý của mẹ. Nhưng sau đó thì tôi chỉ muốn đập khoá đẩy cổng để mẹ tôi về với Ngoại. Bằng tiếng khóc và những lời ngập ngừng khi nhớ khi quên, mẹ đã lôi tôi vào một thời tính trái giờ, vào vết thương ở cội nguồn của lịch sử.
Đêm 26 rạng 27 tháng Tư, quân đội nhân dân ôm AK lù lù đi ngập đường Lý Tự Trọng của một thành phố Hồ Chí Minh, dưới ánh đèn vàng và giữa những cây me đổ bóng đen. Tiếng lật AK nhấn đều nhịp giày họ nện trên đường. Họ tập dợt chuẩn bị cho cuộc diễn binh qua thành phố vào ngày 30. Họ tập dợt kịch bản của phe chiến thắng, để ăn mừng kết quả của thời gian chảy xuôi trong sử quan tiến bộ, để che đậy vết xé giữa đường Gia Long và đường Lý Tự Trọng, giữa Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh, giữa nhà của mẹ tôi và Ban Tổ Chức Đảng.
Trở về với tháng Tư không dễ. Tôi không muốn nhớ. Nó quá nhọc nhằn. Nhưng tôi cũng không thể đạp lên hay xử dụng những người đã mất cho vinh quang cách mạng, hoà hợp dân tộc, hay hùng cường đế quốc. Tôi không thể viết lại quá khứ, sắp xếp lại cảm xúc, để hoá giải mọi mâu thuẫn, mọi xung đột, mọi tương tàn, mọi bất công. Những người chết đã từng có mặt, trong đạo đức của họ. Tất cả đều đã xảy ra, không thể san bằng. Hãy để chúng, lũ ma quá khứ, được yên thân. Và tôi chúc chúng sống dài lâu, để thỉnh thoảng sà xuống ngày thường nhật nhất, trong giây lát, lôi ta vào cát bụi.
===============
(1) Có người, như Pierre Asselin, nói cầu thang này lấy từ building gần đó, nơi trực thăng di tản người Mỹ trong Operation Frequent Wind, chứ không phải cầu thang thật sự từ Toà Đại Sứ Mỹ. Xin xem bài viết của Dan Boyer tại http://humanitiesmoments.org/moment/the-saigon-staircase.
(2) Gerald R. Ford, “Remarks at the Opening of the Saigon Staircase Exhibit 04/10/1999,” online https://www.fordlibrarymuseum.gov/library/speeches/990410.asp
(3) Lê Xuân Khoa, “40 năm tị nạn và hội nhập: Từ tị nạn đến công dân Mỹ gốc Việt.”
(4) Như trên.
(5) G. W. F. Hegel, Aesthetics: Lectures on Fine Arts, trans. T. M. Knox, Volume One, NY: Oxford University Press, p. 464.
(6) Sophocles, Antigone, in Classical Tragedy, Greek and Roman: 8 Plays in Authoritative Modern Translations Accompanied by Critical Essays, ed. Robert Willoughby Corrigan, NY: Applause Theatre Book Pubishers, 1990 p. 257.
(7) Ilit Ferber, “A Wound without Pain: Freud on Aphasia,” Naharaim, vol. 4 (2010), pp. 133–151.
Wilbur là nhà thơ da trắng. Trần gian của ông gọi ông về bằng tình yêu dù là “tình yêu cay đắng”. Tôi không biết tình yêu đó có che đậy những cuộc chém giết và cướp lãnh thổ từ những bộ lạc người Mỹ bản địa hay không. Nhưng tôi biết, trần gian gọi con cái còn sót lại của những bộ lạc này bằng nỗi ngậm ngùi để tang những mất mát. Đôi khi đó chỉ là mất một người cha, có nghĩa là mất mát riêng tư. Nhưng mất cha hay mất mẹ là mất một sợi chỉ cột mình vào lịch sử của chung. Và để tang, đôi khi lại kéo mình về những thứ ở đời.
Tôi xin đọc một đoạn từ bài thơ “Grief Calls Us to the Things of this World”, của Alexie. Trong đó, tác giả kể gọi điện về nhà xin nói chuyện với cha. Khi mẹ khựng lại thì anh mới nhớ cha đã mất gần năm. Khi anh xin lỗi, mẹ anh cười:
. . .
. . . My mother laughs
At the angels who wait for us to pause
During the most ordinary of days
And sing our praise to forgetfulness
Before they slap our souls with their cold wings.
Those angels burden and unbalance us.
Those fucking angels ride us piggyback.
Those angels, forever falling, snare us
And haul us, prey and praying, into dust.
(From Face, Hanging Loose Press, 2007)
Nguyễn Quốc Chánh dịch là:
. . . Má cười
Lũ thiên thần đợi
khi ta ngưng tay
Trong lúc thường nhật
Của ngày thường nhất
Và chúng hát ngợi ca
Thói đãng trí ở ta
Trước khi chúng bợp tai
linh hồn ta bằng đôi cánh lạnh
Lũ thiên thần chồng chất
Lên ta chông chênh
Lũ thiên thần chó chết
Cưỡi lưng ta
Lũ thiên thần không ngưng
rớt xuống, thộp lấy
Lôi ta, con mồi đang
Cầu nguyện, đi vào cát bụi
Tôi không biết có phải vì ký ức tị nạn mang theo mình tình trạng mất mát tương tự như tình trạng của một nhà thơ bản địa hay không mà tôi hay nhớ tới bài thơ này. Dù cảm xúc có chút lấn cấn nhưng tôi vẫn nghĩ đến nó sau khi Alexie gần đây bị phụ nữ tố trong đợt MeToo.
Lấn cấn hơn nữa là chỗ đứng của người tị nạn trên tiến trình hưởng sự bảo vệ của qui chế công dân Mỹ trong một quốc gia Tây Tiến ở mức độ qui mô hơn nước Việt Nam trong lịch sử Nam Tiến. Nên nhớ người bản địa không được qui chế công dân Mỹ cho tới năm 1925. Và cho đến ngày hôm nay, một số rất đông vẫn sống lây lất trong những vùng reservation mà họ bị nhà nước Mỹ dồn vào để dành đất cho người da trắng định cư. Sau này thì tị nạn chúng ta cũng được hưởng chiến phẩm của lịch sử đẫm máu này, với tất cả ngậm ngùi của nó.
Tôi nhắc đến điều này để làm gì khi chúng ta chỉ muốn để tang cho chính mình ở cuối tháng Tư, tháng “khắc nghiệt nhất” (“April is the cruellest month”) ở dòng đầu trường thi Wasteland của T.S. Eliot. Tôi nhắc đến để suy nghĩ về những mâu thuẫn của lịch sử trong tâm thức của chúng ta, những mâu thuẫn mà không lời lẽ nào, dù thơ mộng nhất, có thể hoá giải.
Tháng Tư của Eliot được cựu Tổng Thống Ford lặp lại năm 1999 trong dịp ra mắt cầu thang cũ của toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn (1) được dời về triển lãm tại thư viện Tổng Thống Ford ở Michigan. Trong bài diễn văn, ông Ford bùi ngùi nhắc: “Tháng Tư năm 1975 quả thật là tháng khắc nghiệt nhất” (2). Ông Ford kể lại những ngày của tháng Tư khi ông phải gặp các Thượng Nghị Sĩ trong Tiểu Ban Ngoại Giao. Họ cảnh báo ông Ford đừng quan tâm đến những đồng minh Nam Việt Nam, đừng cố di tản họ, và Quốc Hội chi tiền để di tản chỉ người Mỹ mà thôi. Ông Ford từ chối, và cuối cùng thì ông cũng phục hồi được lương tâm và uy tín của nước Mỹ là vùng đất dung thân cho người di dân và người tị nạn (nhất là tị nạn cộng sản). Ông thành tâm cảm ơn những hoa tiêu trực thăng bay mỗi ngày 18 tiếng để cứu người Mỹ và đồng minh ở những ngày cuối. Ông nói chính nhờ những anh hùng này mà ngày nay, theo ông, “nỗi đau của tháng Tư xa xưa đó được xoa dịu bằng lòng hãnh diện về những người Mỹ gốc Việt đã tạo được cho mình đời sống mới trên một đất nước mới” vì ông đã vận động được sự ủng hộ của dân chúng để nhận 130,000 người tị nạn năm 1975. Ông đưa ra kết quả tốt đẹp bằng cách nhắc đến ông Lê, một người tị nạn có mặt trong buổi lễ, nhờ vào lương tâm của nước Mỹ.
Ngay khi người Mỹ để tang một tháng Tư thì họ cũng chỉ nhắc đến người tị nạn như những nạn nhân được họ cứu rỗi, phục hồi lòng kiêu hãnh của người Mỹ, uy tín của đế quốc Mỹ, lương tâm và nhân tính của dân tộc Mỹ sau một cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử của họ. Ông Ford nhắc đến ông Lê nào đó chịu ơn nước Mỹ nhờ vào sự vận động của những người như ông Ford, mà không nhắc đến một ông Lê khác đã tranh đấu cho người tị nạn. Tôi muốn nói đến ông Lê Xuân Khoa, người đã cùng bao nhiêu người Đông Dương khác vận động, giúp đỡ, tìm giải pháp định cư cho thuyền nhân bỏ chạy một nước Việt Nam vừa bị thống nhất bằng bạo lực. Trong một bài tường thuật về lịch sử tị nạn, ông Khoa đã kể đến các tổ chức như Boat People SOS do “Giáo sư Nguyễn Hữu Xương của Đại Học San Diego, cựu sĩ quan hải quân Phan Lạc Tiếp và một số nhân sĩ ở San Diego thành lập năm 1980”, Project Ngọc do một nhóm sinh viên Việt Nam tình nguyện tại đại học UC Irvine thành lập năm 1987, “LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) là tổ chức chuyên trợ giúp pháp lý cho tị nạn tạm trú ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á do luật sư Daniel Wolf cùng một nhóm chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập vào đầu thập niên 1990” (3). Ngoài ra, Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương (Indochina Resource Action Center, IRAC) -- sau đổi tên là Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center, SEARAC) mà ông Khoa là chủ tịch ở giai đoạn đầu đã đóng vai trò rất lớn trong cuộc vận động các nước dẫn đến một hội nghị quốc tế về người tị nạn vào năm 1988 tại Washington D.C. Để nhấn mạnh sự chủ động của chính người tị nạn, ông Khoa đã tuyên bố: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi (người tị nạn) đã bị coi là vấn đề (của nước Mỹ). Ngày nay, chúng tôi nhất quyết là một phần của giải pháp” (4). Hôm nay, SEARAC vẫn tiếp tục tranh đấu cho người gốc Đông Nam Á và những người da màu khác trong nhiều lãnh vực, kể cả việc chống nhà nước Mỹ trục xuất những người gốc Campuchia, Việt Nam, Lào, H’mong.
Cùng để tang một tháng Tư mà giữa đế quốc và đồng minh đã lấn cấn nhau như vậy. Lịch sử đầy những bẫy sập, những ổ gà trong cảm xúc. Tôi nhắc đến chúng không phải để thuyết phục chúng ta hãy tìm cách san bằng quá khứ, xoá bỏ hận thù, hoà giải dân tộc (Mỹ hay Việt). Tôi nhắc đến để chúng ta, ở tháng Tư, thử suy nghĩ về một loại đạo đức chính trị không lấp liếm với quá khứ khắc nghiệt nằm giữa người tị nạn và người bản địa, giữa người gốc Á gương mẫu làm ăn khấm khá và con cháu người nô lệ da đen trong những ghetto nghèo vẫn sợ bị cảnh sát bắn không có lý do, giữa công dân Mỹ gốc Việt và người tị nạn Trung Mỹ đang ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ, giữa Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh, hay giữa chúng ta là những người thua trận xuất thân từ Miền Nam và những người chiến thắng từ Miền Bắc vẫn đang hãnh tiến (trong từ ngữ của họ) cho đến ngày hôm nay. Họ hãnh tiến giàu có nhờ đặc quyền của kẻ chiến thắng sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dẫn đến một nền kinh tế tư bản tung hoành. Họ hãnh tiến là dân tộc yêu chuộng hoà bình sau khi nướng từ 2 đến 5 triệu người Việt Nam để thống nhất đất nước, với một thủ đô Hà Nội mang danh thành phố của hoà bình đón tiếp hoà đàm thượng đỉnh Trump-Un. Họ hãnh tiến cả trong cử chỉ hoà hợp hoà giải với người tị nạn từ phía nhà nước hay từ phía những người tiến bộ đối lập với nhà nước mà có lần Phạm thị Hoài đã tự gọi là con đẻ của chế độ.
Tôi không từ chối họ, những người chiến thắng. Vì họ cũng là những sinh linh với những vui khổ tương tự như tôi. Và quá khứ chém giết nhau thì là sự đã rồi. Người da trắng đã tàn sát những bộ lạc bản địa. Miền Bắc đã thắng Miền Nam. Vân vân. Nhưng tôi muốn ngừng lại để thở trong kẻ ngách của sự đã rồi. Tôi muốn lật lại cái chiều thời gian miệt mài tiến về phía trước mà đã dẫn đến sự áp bức của hiện tại.
Có thể nói, tôi muốn thử kỳ kèo với chiều thời gian đổ trút về phía trước của lịch sử bằng một loại thời tính của bi kịch.
Trong các bi kịch, Hegel cho là Antigone của Hy Lạp cổ thời là một trong những tuyệt tác của nhân loại, có lẽ vì ông ta sử dụng nó để minh hoạ cho thuyết biện chứng lịch sử của mình. Theo tuần tự của câu chuyện thì Antigone là vở cuối trong bộ ba bi kịch về gia đình cai trị thành Thebes được Sophocles viết vào giữa thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên. Hai vở kia theo dõi câu chuyện của Oedipus và ba thế hệ chịu hậu quả từ hành vi loạn luân của kẻ chinh phục thành Thebes. Oedipus vì bị lưu đầy từ nhỏ nên không biết nguồn gốc của mình. Ông vô tình giết cha và lấy mẹ trong cuộc cướp thành Thebes. Oedipus tự móc mắt lưu đày sau khi biết ra sự thật. Ông vừa là cha vừa là anh cùng mẹ của Antigone và anh em của cô. Trong vở cuối, hai người anh của Antigone là Eteocles and Polyneices đều bỏ mạng sau khi dẫn đầu hai phe đánh nhau trong cuộc nội chiến dành thành Thebes. Creon, vua mới của thành Thebes ra lệnh quốc táng Eteocles và phơi xác Polyneices để làm gương cho những kẻ phản loạn. Antigone chống lại lệnh vua để chôn cất người anh. Theo Hegel, Antigone dựa vào thần của nội tâm, tình yêu, cảm tính, máu mủ, gia tộc, để đối đầu lại thần của ánh sáng ban ngày, của ý chí tự do trong chính trị quốc gia (5). Trong công thức biện chứng của Hegel, nhân vật Antigone là phản đề lại trật tự của vua Creon. Nhưng cũng chính vì thế mà theo Hegel, Antigone thách đố một tổng đề chính trị nhà nước để nó có dịp đạt được tính phổ quát cao hơn khi nó phải hoá giải những đòi hỏi đặc thù sau những cuộc xung đột.
Tôi không đồng ý với diễn giải này của Hegel. Khi Antigone phân trần về quyết định của mình với em gái Ismene, cô nói:
It is the dead
Not the living, who make the longest demands
We die for ever. (6)
Không phải người sống
Mà là người chết
Đòi hỏi dài lâu nhất
Chúng tôi chết mãi kia mà
Antigone bảo em hãy sống đời mình, vì cô đã “trao mình cho cõi chết”. Cô coi mình thuộc về thời tính của người chết trong sự vĩnh hằng của nó. Vĩnh hằng không chảy vào chiều tiến từ quá khứ đến tương lai của một trật tự phổ quát hơn trong sử quan tiến bộ của cách mạng, của quốc gia, hay nhân loại. Vĩnh hằng thuộc về thế giới của lời nguyền rủa, của tiếng rống tang tóc. Nó không cần biết đến chiều tiến của nhân loại. Nó không cần biết đến sự phân định giữa phổ quát và đặc thù. Nó chỉ là chính nó, từ chối mọi sử quan.
Vậy thời tính của bi kịch là xung đột, vĩnh viễn, không hoá giải cho dù lịch sử là sự đã rồi. Creon ra lệnh nhốt Antigone xuống hầm để xây dựng một trật tự nhà nước phổ quát chồng lên, chôn dấu tính loạn luân của gia tộc bên dưới khái niệm quốc gia-dân tộc. Cuối cùng Antigone tự sát, kéo theo sự tự sát của con trai và vợ Creon. Bi kịch cho ta thấy không thể hoá giải những đòi hỏi trái ngược nhưng đều mang tính đạo đức. Creon muốn phép nước phân minh để củng cố tính chính đáng của nhà nước: nó phải tuyên dương kẻ chết vì nó và phỉ báng những kẻ nó giết. Antigone chết để toàn vẹn với người chết nằm ngoài phép nước. Con trai của Creon chết để toàn vẹn với Antigone là vợ sắp cưới. Và vợ Creon chết để nguyền rủa cái phép nước của chồng đã giết con. Ai cũng đòi đạo đức của mình. Mỗi hành vi đạo đức đều đặc thù, vô phương hoá giải bằng phổ quát.
Trong sự không thể hoá giải, thời gian không biện chứng, không chảy về phía trước. Thời tính bi kịch thuộc về vết rách không thể vá của lịch sử. Với trí nhớ Alzheimer’s, mẹ tôi có lần đã lôi tôi vào một quá khứ tuyệt đối từ chối chảy về phía trước.
Mẹ tôi cùng gia đình tị nạn ở Mỹ từ năm 1975. Đến năm 2005 thì về ở hẳn Việt Nam vì địa hình thành phố Garden Grove, nơi gia đình tôi sống từ ’75, đã biến thành xa lạ, và Mẹ bắt đầu quên cả tiếng Anh. Tuy không nhớ đã từng ở Mỹ, mẹ vẫn nhớ con cháu. Và mẹ vẫn nhớ một Việt Nam khác, một Vũng Tàu khác, những con đường mang tên Pháp, và những người trong thế giới thời mẹ còn là cô Hoá, con gái ông Võ Ngọc Chấn. Một hôm tôi hỏi về cha nuôi người Pháp của ông ngọai. Mẹ nói: Ông Portpoteau, nhà đường Lapoussière, sau này để lại cho ông ngọai. Tôi không biết viết những tên đó làm sao, hỏi: La poussière, như bụi? Mẹ nói: đường rạp hát đi xuống tới biển thì nhà bên góc trái.
Địa đồ của mẹ trái giờ, đọng vết như bụi.
Mẹ kể lúc Pháp trở lại, Phòng Nhì bắt ông ngoại vì họ nghĩ ông hẳn làm kinh tài cho kháng chiến. Ông ngoại bị tra tấn, xác quăng ra ngoài khoảng sân có đường mương. Nửa đêm mấy người phục dịch nghe tiếng rên, biết là còn sống nhưng không ai dám cho nước. Hôm sau họ chở ông ngoại ra vùi ngoài động cát. Hai mươi năm sau mẹ mới tìm ra chỗ. Tôi nhớ hồi mẹ lấy cốt ông ngoại, gió thổi phập phều miếng vải căng che nắng. Xương ông ngoại khô ráo. Mẹ nhận ra hàm răng.
Mẹ thân với ba lúc làm giao liên kháng chiến. Ba chỉ huy một đơn vị kháng chiến không Việt Minh ở Miền Nam. Năm 1948 ba sắp xếp cho mẹ dẫn bà ngoại đi thăm cậu Ba du học bên Tây về theo kháng chiến, đang chết ở một chiến khu khác vì bệnh ho lao mà lại từ chối vô nhà thương Tây.
Vào những ngày tháng cuối ở Vũng Tàu lúc ở nhờ nhà người cháu, trong cơn hoảng loạn giữa lỗ hổng của ký ức, mẹ khóc đòi về nhà. Tôi cho mẹ uống thuốc an thần nhưng không hiệu quả. Tôi nghĩ, hơi ác ôn, là nếu mẹ thấy nhà cũ, mẹ sẽ phải chấp nhận lịch sử theo tuần tự của tôi, của sách vở ghi chép, của sự đã rồi. Nửa khuya, tôi đẩy xe lăn cho mẹ đến trước cổng nhà đang khoá để chỉ cho mẹ thấy bảng đề Ban Tổ Chức Đảng, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Mẹ khóc như một đứa con nít, bập bẹ rằng mẹ phải vô, vì Ngoại đang đợi mẹ trong nhà. Tôi cố nói với mẹ là Ngoại không đang chờ mẹ vì Ngoại đã mất lâu rồi, và nhà mình không còn là nhà mình, vì thời gian trôi qua, và quá khứ đã xảy ra. “Nhưng mà. . . tối. . . trời tối. . . người ta cho mình. . . về. . . nhà ngủ”. Mẹ tôi van nài bằng những lời ngập ngừng, đứt quãng.
Bệnh nhân Alzheimer’s thường mất dần những ngôn từ. Aphasia được định nghĩa là sự hư hoại trong khả năng ngôn ngữ của một người -- khiếm ngôn. Freud nhận định tiếng khóc của đứa bé sơ sinh chỉ mang ý nghĩa diễn đạt khi được người khác đáp ứng. Vậy giữa tiếng kêu biểu hiện và sự truyền đạt ý nghĩa là một vết rách, khi không có sự đáp ứng của con người. Bệnh nhân khiếm ngôn bị trả về vết thương ở cội nguồn của ngôn ngữ. Một học giả cho đó không phải là sự khiếm khuyết tật nguyền của một cá nhân, mà là vết thương trong chính thân thể của ngôn ngữ (7).
Trong giây phút đó, tôi từ chối đáp ứng tiếng kêu của mẹ. Tôi đứng về phe lịch sử đã rồi. Tôi không biết có phải tôi tự nói với mình rằng trí nhớ suy hoại của mẹ đã không biết thừa nhận những điều đầy hy vọng ở cách mạng, giải phóng, thống nhất, những giá trị phổ quát trong sử quan tiến bộ. Hay tôi cho rằng mẹ đã cột tôi vào mẹ, ngoại, 3 đời đàn bà đứng trong bóng đêm cải lại câu chuyện kể về lịch sử chiến thắng của chế độ phụ quyền?
Nói thật thì mẹ đã làm tôi mất khả năng lý giải. Lúc đầu, tôi bực bội vì sự vô lý của mẹ. Nhưng sau đó thì tôi chỉ muốn đập khoá đẩy cổng để mẹ tôi về với Ngoại. Bằng tiếng khóc và những lời ngập ngừng khi nhớ khi quên, mẹ đã lôi tôi vào một thời tính trái giờ, vào vết thương ở cội nguồn của lịch sử.
Đêm 26 rạng 27 tháng Tư, quân đội nhân dân ôm AK lù lù đi ngập đường Lý Tự Trọng của một thành phố Hồ Chí Minh, dưới ánh đèn vàng và giữa những cây me đổ bóng đen. Tiếng lật AK nhấn đều nhịp giày họ nện trên đường. Họ tập dợt chuẩn bị cho cuộc diễn binh qua thành phố vào ngày 30. Họ tập dợt kịch bản của phe chiến thắng, để ăn mừng kết quả của thời gian chảy xuôi trong sử quan tiến bộ, để che đậy vết xé giữa đường Gia Long và đường Lý Tự Trọng, giữa Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh, giữa nhà của mẹ tôi và Ban Tổ Chức Đảng.
Trở về với tháng Tư không dễ. Tôi không muốn nhớ. Nó quá nhọc nhằn. Nhưng tôi cũng không thể đạp lên hay xử dụng những người đã mất cho vinh quang cách mạng, hoà hợp dân tộc, hay hùng cường đế quốc. Tôi không thể viết lại quá khứ, sắp xếp lại cảm xúc, để hoá giải mọi mâu thuẫn, mọi xung đột, mọi tương tàn, mọi bất công. Những người chết đã từng có mặt, trong đạo đức của họ. Tất cả đều đã xảy ra, không thể san bằng. Hãy để chúng, lũ ma quá khứ, được yên thân. Và tôi chúc chúng sống dài lâu, để thỉnh thoảng sà xuống ngày thường nhật nhất, trong giây lát, lôi ta vào cát bụi.
===============
(1) Có người, như Pierre Asselin, nói cầu thang này lấy từ building gần đó, nơi trực thăng di tản người Mỹ trong Operation Frequent Wind, chứ không phải cầu thang thật sự từ Toà Đại Sứ Mỹ. Xin xem bài viết của Dan Boyer tại http://humanitiesmoments.org/moment/the-saigon-staircase.
(2) Gerald R. Ford, “Remarks at the Opening of the Saigon Staircase Exhibit 04/10/1999,” online https://www.fordlibrarymuseum.gov/library/speeches/990410.asp
(3) Lê Xuân Khoa, “40 năm tị nạn và hội nhập: Từ tị nạn đến công dân Mỹ gốc Việt.”
(4) Như trên.
(5) G. W. F. Hegel, Aesthetics: Lectures on Fine Arts, trans. T. M. Knox, Volume One, NY: Oxford University Press, p. 464.
(6) Sophocles, Antigone, in Classical Tragedy, Greek and Roman: 8 Plays in Authoritative Modern Translations Accompanied by Critical Essays, ed. Robert Willoughby Corrigan, NY: Applause Theatre Book Pubishers, 1990 p. 257.
(7) Ilit Ferber, “A Wound without Pain: Freud on Aphasia,” Naharaim, vol. 4 (2010), pp. 133–151.