Sống trong môi trường ồn ào lâu ngày có thể gây ra căng thẳng ở một vùng trong não bộ, kích thích phản ứng của mạch máu, cho nên làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, theo một bản nghiên cứu sơ khởi sắp được trình bày tại một hội nghị về tim mạch ở Chicago.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ở gần xa lộ và phi trường, nơi có tiếng động to thường trực, có vẻ như gặp phải rủi ro bệnh tim mạch cao hơn. Bác sĩ Azar Radfar từ bệnh viện Massachusetts General Hospital ở Boston, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tiếng động ồn ào và bệnh tim mạch, nhưng nguyên lý vận hành trong cơ thể gây ra phản ứng đó thì không rõ. Chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu này cho thấy cơ cấu sinh học tạo ra hiện tượng này”.
Nhóm nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa môi trường tiếng động ồn ào và bệnh tim mạch trong số 499 người, tuổi trung bình 56, không mắc bệnh tim mạch hoặc ung thư. Họ được chụp hình não bộ và mạch máu bằng PET và CT scan. Trong 5 năm sau đó, nhóm nghiên cứu theo dõi hồ sơ sức khỏe tim mạch của người tham dự, cũng như những sinh hoạt nơi hạch “amygdala” (hạch hạnh nhân), vốn tập trung những phản ứng đối phó với cảm xúc và căng thẳng. Dựa theo địa chỉ nhà của những người này, nhóm nghiên cứu đo được mức độ tiếng động quanh nhà họ.
Kết quả cho thấy, những ai sống ở nơi ồn ào nhất, hạch amygdala phải làm việc nhiều hơn hẳn và tim cũng phải làm việc nhiều hơn, vành tim dễ tổn thương hơn. Nhóm người này gặp nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc bệnh tim mạch khác cao hơn gấp ba lần nhóm người sống trong môi trường yên tĩnh hơn. Nguy cơ này vẫn cao kể cả khi đã tính vào những yếu tố khác như ô nhiễm không khí, cao mỡ trong máu, hút thuốc và tiểu đường.
Nghiên cứu này cũng cho thấy những sinh hoạt gia tăng nơi vùng hạch amygdala dường như tạo thêm nguy cơ bệnh tim do làm viêm mạch máu, một yếu tố thông thường dẫn tới các bệnh tim mạch.
Nhóm nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa môi trường tiếng động ồn ào và bệnh tim mạch trong số 499 người, tuổi trung bình 56, không mắc bệnh tim mạch hoặc ung thư. Họ được chụp hình não bộ và mạch máu bằng PET và CT scan. Trong 5 năm sau đó, nhóm nghiên cứu theo dõi hồ sơ sức khỏe tim mạch của người tham dự, cũng như những sinh hoạt nơi hạch “amygdala” (hạch hạnh nhân), vốn tập trung những phản ứng đối phó với cảm xúc và căng thẳng. Dựa theo địa chỉ nhà của những người này, nhóm nghiên cứu đo được mức độ tiếng động quanh nhà họ.
Kết quả cho thấy, những ai sống ở nơi ồn ào nhất, hạch amygdala phải làm việc nhiều hơn hẳn và tim cũng phải làm việc nhiều hơn, vành tim dễ tổn thương hơn. Nhóm người này gặp nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc bệnh tim mạch khác cao hơn gấp ba lần nhóm người sống trong môi trường yên tĩnh hơn. Nguy cơ này vẫn cao kể cả khi đã tính vào những yếu tố khác như ô nhiễm không khí, cao mỡ trong máu, hút thuốc và tiểu đường.
Nghiên cứu này cũng cho thấy những sinh hoạt gia tăng nơi vùng hạch amygdala dường như tạo thêm nguy cơ bệnh tim do làm viêm mạch máu, một yếu tố thông thường dẫn tới các bệnh tim mạch.