~ ĐỆ TRẦN ~ Quận Hạt Santa Clara gần đây đã tổ chức lễ khởi công cho Trung Tâm Dịch Vụ Việt Mỹ. “Hôm nay là một phần của cuộc hành trình,” Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ-San Jose) đã phát biểu với khoảng 600 người Mỹ gốc Việt trong dịp này. “Bắt đầu từ một việc đau thương, tức là sự sụp đổ của Việt Nam vào tay cộng sản. Nhưng kết thúc là tin vui, với hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt nay là hàng xóm của chúng ta.” | By ĐỆ TRẦN Santa Clara County recently held the groundbreaking ceremony for the Vietnamese-American Service Center. “Today is part of a journey,” Rep. Zoe Lofgren (D-San Jose) told the estimated 600 Vietnamese-Americans at the event. “It started with a tragedy, which is the fall of Vietnam to the communists. But it ended up with good news, which is the hundreds of thousands of Vietnamese-Americans who are now our neighbors.” |
Biến cố Sài Gòn thất thủ là khởi điểm của cộng đồng người Việt tại Thung Lũng Điện Tử. Một số ít người tới đây từ giữa thập niên 1970, rồi sau đó hàng ngàn người đến để làm các công việc ráp nối và kỹ thuật cho một Thung Lũng Điện Tử còn đang hình thành. Cũng như các ‘đĩa mềm’ và máy in dùng bánh xoay, nhiều công ty điện tử như Shugart Associates và Qume nay đã không còn nữa, nhưng chúng đã cung cấp nền móng để những người nhập cư có thể nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái họ. Những người mới đến cải biến các cửa tiệm bỏ không dọc đường Santa Clara để phục vụ một cộng đồng khắc khoải nhớ nhà vì đã bị buộc phải lìa xa quê hương họ. Khu vực nay là Tòa Thị Chính San Jose đã từng là cái nôi của nền thương mại của người Việt: một tiệm thực phẩm bên đây, một tiệm bánh mì bên đó. Ba má tôi làm chủ một cửa tiệm nhỏ gần góc đường Số Năm và Santa Clara. Các nhà hàng và tiệm cà phê nối gót, mang đến cho thung lũng này đủ các món ăn ít tiền. Một cộng đồng hình thành. Nhiều doanh nhân nguyên thủy bây giờ không còn nữa, con cháu của họ đã tốt nghiệp đại học và nay gia nhập vào giới chuyên gia. Chương trình tái thiết kế trung tâm thành phố đã đẩy những cơ sở kinh doanh của người Việt sang bên East Side. Sinh hoạt thương mại của người di dân tiếp tục phát triển ở đó trong một kiểu hệ sinh thái riêng của họ. Gần 45 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, cộng đồng người Việt hầu hết đã hòa nhập vào xã hội Mỹ. Con cái họ sinh trưởng ở Mỹ, nhiều người không còn nói được tiếng Việt. Tuy thế, các khoảng cách về văn hóa và xã hội vẫn còn, nhất là với người cao niên và những người mới đến. Một nghiên cứu của Quận Hạt do Giám Sát Viên Dave Cortese khởi xướng, đã tìm thấy một số các dữ kiện bất ngờ: - Tỉ lệ phụ nữ Mỹ Gốc Việt bị ung thư cổ tử cung cao nhất trong toàn nước Mỹ - gấp năm lần các chủng tộc hay giống dân khác; - Một trong tám người Mỹ Gốc Việt mang vi khuẩn viêm gan B, so với một trong 1.000 người trong cộng đồng toàn diện; - Khoảng 13 phần trăm các gia đình gốc Việt có thu nhập dưới mức được coi là nghèo. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy là những khó khăn về văn hóa và ngôn ngữ vẫn cản trở nỗ lực của cộng đồng để giải quyết sự chênh lệch sức khỏe này. Giám Sát Viên Cortese và Cindy Chavez đã cho tiến hành xây dựng trung tâm. “Chúng tôi muốn các bạn biết rằng việc này biểu hiện cho sự tôn trọng thành tâm từ Quận Hạt Santa Clara,” bà Chavez phát biểu trước đám đông. “Trung tâm này sẽ phản ảnh các giá trị và tầm nhìn của quý vị cũng như các dịch vụ mà quý vị đã cho chúng tôi biết là cần thiết.” Trung tâm được dự trù sẽ khai trương vào năm 2021, với ngân sách xây dựng là 37 triệu đô-la và sẽ cung cấp các chương trình cho người cao niên cũng như các dịch vụ y tế. “Chính việc trung tâm này được thực hiện, tự nó đã là một sự kiện tuyệt vời,” ông Thắng Đỗ, kiến trúc sư của công trình, chia sẻ. “Tôi là người tị nạn đến Mỹ năm 1975 và đến Quận Hạt Santa Clara năm 1980, và cuộc đời của tôi đi song song với qúa trình phát triển của cộng đồng trong những năm đó, bắt đầu là những người mới đến, phải học lại tất cả mọi thứ, từ ngôn ngữ đến tập tục, và phải phấn đấu để tồn tại. Bây giờ chúng ta đã hòa nhập vào tất cả mọi lãnh vực của cộng đồng toàn diện. Nhìn vào ý nghĩa bao quát hơn, trung tâm này biểu tượng cho sự trưởng thành và hòa nhập của người di dân Việt vào xứ sở này…” Nước Mỹ là một phát minh đã không xảy ra nếu như không có di dân, từ những người tị nạn tôn giáo lúc ban đầu cho tới ông Elon Musk (chủ tịch công ty Tesla). Thế nhưng nghịch lý là quốc gia này vẫn chưa thực sự chấp nhận người di dân. Người Việt là những người tị nạn được tái định cư hàng loạt cuối cùng tại nước Mỹ. Gần nửa thế kỷ sau, trung tâm này là dấu hiệu cho thấy người Việt nay đã là người Mỹ, và họ thuộc về xứ sở này. Đệ Trần là cựu phóng viên của nhật báo Mercury News và đã di tản từ Việt Nam vào năm 1975. Ông cũng từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ Viet Mercury, tuần báo tiếng Việt do Mercury News phát hành. Nguyên bản tiếng Anh đã được đăng trên tờ Mercury News vào ngày 18 tháng 12, 2019. | The fall of Saigon formed the genesis of the Vietnamese community in Silicon Valley. From the mid-70s, a few arrived at first, then thousands came to become assemblers and technicians for a nascent Silicon Valley. Tech manufacturers like Shugart Associates and Qume have gone the way of the floppy disks and daisy-wheel printers, but companies like theirs provided the foundation for the émigrés to house, feed and educate their children. The newcomers converted empty storefronts on Santa Clara Street to serve a population still homesick from its forced exile. The neighborhood where San Jose City Hall now sits was the cradle of Vietnamese commerce: a grocery store here, a sandwich shop there. My parents had a small shop near Fifth and Santa Clara streets. Restaurants and cafes followed, introducing the valley to a mélange of cheap exotic dishes. A community formed. Many of the original merchants are now gone, with their children and grandchildren having gone to college and entering the professional ranks. Redevelopment forced many Vietnamese businesses to leave for the East side, where the émigré commerce thrives today in its own quasi-ecosystem. Almost 45 years after the fall of Saigon, the Vietnamese community for the most part has assimilated, many of its American-born children no longer speaking Vietnamese. Still, cultural and social gaps remain, especially for the elders and the newer arrivals. A county health study, conducted at the behest of Supervisor Dave Cortese, revealed some surprising statistics: • Vietnamese-American women have the highest cervical cancer rate in the United States – five times more than any other ethnic and racial group; • One in eight Vietnamese-Americans carry the Hepatitis B virus, compared to one in 1,000 of the general population; • About 13 percent of Vietnamese families live below the poverty line. The study also found that cultural and language barriers prevent the community from addressing these health disparities. Supervisors Cortese and Cindy Chavez led the effort to build the center. “We really want you to know that this is a sign of genuine respect from the county of Santa Clara,” Chavez told the crowd. “This center will reflect your values and your vision and the services that you told us you wanted.” Scheduled to open in 2021, the $37-million center will offer senior programs and health services. “It’s quite amazing that this center is happening at all,” said Thang Do, the project’s architect. “As a refugee who came to this country in 1975 and to Santa Clara County in 1980, my own life mirrors how our community (has) evolved over those years, beginning as complete newcomers who had to learn everything from language to customs and struggle just to survive. We are now integrated in every aspect of the larger community… In the larger sense, (the center) symbolizes the maturity and integration of the Vietnamese diaspora into this country…” The United States is an invention that would not have been possible without immigration, from the Pilgrims to Elon Musk. Yet, the paradox is that it’s never fully embraced immigration. The Vietnamese was the last mass refugee resettlement in the United States. Almost half a century later, the center is a symbol that the Vietnamese are American, that they belong. Former Mercury News staff writer Đệ Trần emigrated from Vietnam as a refugee in 1975. He also was publisher and editor of Viet Mercury, the Vietnamese-language newspaper published by the Mercury News. |