Có đủ thực phẩm cho 9 tỷ người trên thế giới vào năm 2050 sẽ là một thách thức lớn, theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Na Uy, vì con người sẽ cao hơn, nặng cân hơn, và ăn nhiều hơn.
Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí chuyên ngành Sustainability số mới nhất tháng 10/2018, các tác giả Daniel B. Muller, Felipe Va1squez, và Gibran Vita xem xét sự thay đổi trong dân số tại 186 quốc gia từ năm 1975 đến 2014.
So với một người lớn trung bình vào năm 1975, một người cân nặng hơn 14%, cao hơn 1.3%, sống lâu hơn 6.2%, và cần thêm 6.1% năng lượng vào năm 2014. Và đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, một người ăn 2465 kilocalories mỗi ngày năm 1975 thì đến năm 2014 một người cùng tuổi trung bình ăn tới 2615 kilocalories. Mức tiêu thụ thực phẩm tăng 129% trong thời gian 1975 đến 2014, trong đó yếu tố gia tăng dân số chiếm 116%, còn gia tăng trọng lượng và chiều cao chiếm 15%.
Có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể cũng như mức tiêu thụ thực phẩm giữa các nước. Chẳng hạn, một người xứ Tonga trung bình nặng 93kg, trong khi một người Việt Nam nặng 52kg, như vậy một người Tonga cần ăn thêm 800 kilocalories mỗi ngày so với người Việt Nam.
Có những quốc gia thay đổi rất nhanh chóng, thí dụ Saint Lucia ở vùng biển Caribbean, trung bình số cân một người là 62kg năm 1975 thì 40 năm sau đã lên tới 82kg.
Người càng cao tuổi càng ăn ít đi, nhưng điều này chỉ giảm có 2% mức độ tiêu thụ toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu phân tích.
Dân số toàn cầu hiện nay là 7.6 tỷ người và sẽ chạm mức 9 tỷ người theo dự đoán trong vài năm tới.
So với một người lớn trung bình vào năm 1975, một người cân nặng hơn 14%, cao hơn 1.3%, sống lâu hơn 6.2%, và cần thêm 6.1% năng lượng vào năm 2014. Và đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, một người ăn 2465 kilocalories mỗi ngày năm 1975 thì đến năm 2014 một người cùng tuổi trung bình ăn tới 2615 kilocalories. Mức tiêu thụ thực phẩm tăng 129% trong thời gian 1975 đến 2014, trong đó yếu tố gia tăng dân số chiếm 116%, còn gia tăng trọng lượng và chiều cao chiếm 15%.
Có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể cũng như mức tiêu thụ thực phẩm giữa các nước. Chẳng hạn, một người xứ Tonga trung bình nặng 93kg, trong khi một người Việt Nam nặng 52kg, như vậy một người Tonga cần ăn thêm 800 kilocalories mỗi ngày so với người Việt Nam.
Có những quốc gia thay đổi rất nhanh chóng, thí dụ Saint Lucia ở vùng biển Caribbean, trung bình số cân một người là 62kg năm 1975 thì 40 năm sau đã lên tới 82kg.
Người càng cao tuổi càng ăn ít đi, nhưng điều này chỉ giảm có 2% mức độ tiêu thụ toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu phân tích.
Dân số toàn cầu hiện nay là 7.6 tỷ người và sẽ chạm mức 9 tỷ người theo dự đoán trong vài năm tới.