Thế Gian Lắm Chuyện do VANN PHAN phụ trách
Ngày 19/2/2019, cả hai tờ HuffPost và USA Today đều đưa tin bức tượng trong thành phố cảng Sarasota ở Florida, tạc từ một tấm hình danh tiếng hồi Thế Chiến II chụp cảnh một chàng thủy thủ Mỹ đè hôn một cô y tá chân dài lúc chàng vừa lên bến sau khi từ chiến trường Á Châu ca khúc khải hoàn về tới Mỹ, đã bị ai đó nhẫn tâm sơn lên nguệch ngoạc hàng chữ #MeToo, mà lại nhè quệt lên nhằm chỗ cái chân dài nõn nà của cô y tá mới là dễ điên chứ.
Ngày 19/2/2019, cả hai tờ HuffPost và USA Today đều đưa tin bức tượng trong thành phố cảng Sarasota ở Florida, tạc từ một tấm hình danh tiếng hồi Thế Chiến II chụp cảnh một chàng thủy thủ Mỹ đè hôn một cô y tá chân dài lúc chàng vừa lên bến sau khi từ chiến trường Á Châu ca khúc khải hoàn về tới Mỹ, đã bị ai đó nhẫn tâm sơn lên nguệch ngoạc hàng chữ #MeToo, mà lại nhè quệt lên nhằm chỗ cái chân dài nõn nà của cô y tá mới là dễ điên chứ.
Vụ bôi bẩn chiếc đùi thon của cô y tá xảy ra chỉ một ngày sau cái chết của chàng thủy thủ trong tượng, phương danh George Mendonsa, người đã đè xuống mà hôn một cách tham lam và dữ dội vào đôi môi mọng đỏ của nàng Greta Zimmer Friedman, một nữ trợ tá xinh như mộng sau khi quân Nhật đã đầu hàng quân Mỹ vào hồi tháng 8/1945.
Bức tượng này, được gọi là “Em Đầu Hàng Anh Vô Điều Kiện Đấy Nhé” (“Unconditional Surrender”), lúc đầu từng được xưng tụng là một biểu tượng của Tình Yêu Lãng Mạn nhưng sau dần dần, ở chỗ nhân gian không thể hiểu, người ta lại coi nó là dấu hiệu của một cuộc tấn công tình dục chỉ vì thấy nàng y tá trong tượng người cứ mềm rũ ra trước cái hôn tàn bạo Trời gầm không nhả kia của chàng trai lúc nào cũng cho rằng với biển cả anh là thủy thủ u, với lòng nàng anh là hoàng tử ư, bố ai cản nổi.
Chính vì thế mà một số thành viên trong phong trào #MeToo, sau khi đã thành công đưa hàng chục ông chủ hãng, chủ sô và bầu gánh ra tòa đền tội ác vì dê gái trong 2 năm 2017 và 2018 trên đất Mỹ, đã nhảy vào cuộc chơi để báo cho bàn dân thiên hạ biết rằng bức tượng này chỉ là bằng chứng cho thấy một gã đàn ông thô bạo đang đè xuống hôn ẩu -- mà dân Mít trong nước ưa kêu là “cưỡng hôn” -- một nàng con gái đáng thương ngay giữa ban ngày ban mặt, lúc chàng thủy thủ người dê mới dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai, từ xa thấp thoáng thấy tà áo em bay.
Ôi, nghệ thuật thiệt là muôn màu, muôn vẻ, bởi vì đang từ chỗ là biểu tượng của yêu đương tình tứ trong thế kỷ trước nhưng chỉ cần qua thế kỷ sau thì bức tượng này đã bị coi là bằng chứng của một tội ác dễ sợ đối với phụ nữ. Thôi rồi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, hỡi nàng nữ trợ tá yêu kiều trong bức tượng Unconditional Surrender!
Bức tượng này, được gọi là “Em Đầu Hàng Anh Vô Điều Kiện Đấy Nhé” (“Unconditional Surrender”), lúc đầu từng được xưng tụng là một biểu tượng của Tình Yêu Lãng Mạn nhưng sau dần dần, ở chỗ nhân gian không thể hiểu, người ta lại coi nó là dấu hiệu của một cuộc tấn công tình dục chỉ vì thấy nàng y tá trong tượng người cứ mềm rũ ra trước cái hôn tàn bạo Trời gầm không nhả kia của chàng trai lúc nào cũng cho rằng với biển cả anh là thủy thủ u, với lòng nàng anh là hoàng tử ư, bố ai cản nổi.
Chính vì thế mà một số thành viên trong phong trào #MeToo, sau khi đã thành công đưa hàng chục ông chủ hãng, chủ sô và bầu gánh ra tòa đền tội ác vì dê gái trong 2 năm 2017 và 2018 trên đất Mỹ, đã nhảy vào cuộc chơi để báo cho bàn dân thiên hạ biết rằng bức tượng này chỉ là bằng chứng cho thấy một gã đàn ông thô bạo đang đè xuống hôn ẩu -- mà dân Mít trong nước ưa kêu là “cưỡng hôn” -- một nàng con gái đáng thương ngay giữa ban ngày ban mặt, lúc chàng thủy thủ người dê mới dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai, từ xa thấp thoáng thấy tà áo em bay.
Ôi, nghệ thuật thiệt là muôn màu, muôn vẻ, bởi vì đang từ chỗ là biểu tượng của yêu đương tình tứ trong thế kỷ trước nhưng chỉ cần qua thế kỷ sau thì bức tượng này đã bị coi là bằng chứng của một tội ác dễ sợ đối với phụ nữ. Thôi rồi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, hỡi nàng nữ trợ tá yêu kiều trong bức tượng Unconditional Surrender!